Đẹp Mà Không Đẹp: Nội Dung Câu Chuyện + Ý Nghĩa + Tập Đọc

Đẹp Mà Không Đẹp ❤️️ Nội Dung Câu Chuyện, Ý Nghĩa, Tập Đọc ✅ Tổng Hợp Cho Bạn Tóm Tắt, Giáo Án, Bố Cục, Đọc Hiểu Truyện.

Nội Dung Câu Chuyện Đẹp Mà Không Đẹp

Đẹp mà không đẹp đó là tựa đề của một bài đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1. Đầu tiên, cùng Thohay.vn đọc nội dung câu chuyện Đẹp mà không đẹp sau đây nhé.

Thấy bác Thành đi qua, Hùng liền hỏi: “Bác Thành ơi bác xem con ngựa của cháu vẽ có đẹp không?”

Trên bức tường trắng hiện lên hình một con ngựa đang leo núi….

Bác Thành xem xong rồi bảo: “Cháu vẽ đẹp đấy nhưng còn có chỗ chưa đẹp”.

“Chỗ nào chưa đẹp hả bác”.

“Chỗ không đẹp là bức tường của nhà trường đã bị vẽ bẩn cháu ạ”

(Lục Văn Vận)

Cập nhật cho bạn đọc 🌺 Cánh Đồng Quê Em 🌺 Nội Dung Bài Thơ, Giáo Án, Giải Bài Tập

Tóm Tắt Câu Chuyện Đẹp Mà Không Đẹp

Đừng bỏ qua bản tóm tắt câu chuyện Đẹp mà không đẹp bên dưới.

Câu chuyện kể về cậu bé Hùng dùng than đen vẽ lên bức tường vôi trắng của nhà trường hình con ngựa đang leo núi. Thấy bác Thành đi qua, Hùng liền gọi, hỏi bác nhìn xem con ngựa của mình vẽ có đẹp không. Và câu trả lời mà cậu bé nhận được từ người bác có ngụ ý “đẹp mà không đẹp”. Đẹp ở tranh, còn không đẹp ở chỗ bức tường đã bị Hùng vẽ bẩn.

Ý Nghĩa Câu Chuyện Đẹp Mà Không Đẹp

Tiết lộ cho các bạn ý nghĩa câu chuyện Đẹp mà không đẹp.

  • Một hành động có đẹp đến đâu nhưng nếu đặt không đúng chỗ và đúng lúc thì sẽ trở nên không đẹp, thiếu văn minh.
  • Vì thế, trước khi quyết định làm một việc gì đó, mỗi chúng ta cần đặt việc mình sẽ làm vào nhiều ngữ cảnh khác nhau để kỹ lưỡng suy xét, tránh tạo nên hình ảnh “đẹp mà không đẹp” trong mắt cộng đồng.

Tổng hợp cho bạn đọc nội dung 🔰 Chuyện Quả Bầu 🔰 Nội Dung Câu Chuyện, Ý Nghĩa, Tóm Tắt

Giới Thiệu Câu Chuyện Đẹp Mà Không Đẹp

Xem thêm thông tin giới thiệu câu chuyện Đẹp mà không đẹp.

  • Đây là một câu chuyện được viết bởi tác giả Lục Văn Vận, được đưa vào tìm hiểu trong sách Tiếng Việt lớp 1.
  • Bài học về chuyện một em bé vẽ một con ngựa lên bức tường mới. Hình ảnh thì rất đẹp nhưng làm mất vẻ đẹp của bức tường.

Bố Cục Câu Chuyện Đẹp Mà Không Đẹp

Bố cục câu chuyện Đẹp mà không đẹp bao gồm 2 phần chính như sau:

  • Phần 1: Từ đầu đến “một con ngựa đang leo núi….”
  • Phần 2: Còn lại.

Tham khảo thông tin về bài 💚 Kể Chuyện Thánh Gióng 💚 Nội Dung, Tóm Tắt, Soạn Bài

Hướng Dẫn Tập Đọc Đẹp Mà Không Đẹp

Tham khảo hướng dẫn tập đọc Đẹp mà không đẹp nhé.

  • Đọc lưu loát được cả bài.
  • Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: leo núi, hiện lên, bẩn.
  • Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

Đọc Hiểu Truyện Đẹp Mà Không Đẹp

Đừng bỏ qua phần đọc hiểu truyện Đẹp mà không đẹp sau đây.

👉Câu 1: Nhân vật nào xuất hiện trong bài đọc Đẹp mà không đẹp?

A. Bạn Nam và bác Thành

B. Bạn Hùng và bác Năm

C. Bạn Hùng và bác Thành

D. Bạn Nam và bác Thịnh

👉Câu 2: Bạn Hùng vẽ lên chỗ nào?

A. Bức tường của trường

B. Bức tưởng của nhà hàng xóm

C. Bức tưởng nhà bác Thành

D. Bức tường của nhà bạn Hùng

👉Câu 3: Bạn Hùng vẽ gì lên bức tường?

A. Một con gà

B. Một con mèo

C. Một con chó

D. Một con ngựa

👉Câu 4: Bác Thành đã phản ứng thế nào với bức vẽ của Hùng?

A. Bác Thành chê bức vẽ

B. Bác Thành khen bạn Hùng

C. Bác Thành vừa khen vừa chê

Chia sẻ cho bạn đọc nội dung 🌟 Bóp Nát Quả Cam Trần Quốc Toản 🌟 Nội Dung, Ý Nghĩa, Tóm Tắt

Soạn Bài Đẹp Mà Không Đẹp Lớp 1

Chia sẻ cho các bạn gợi ý soạn bài Đẹp mà không đẹp lớp 1.

👉Câu 1: Hùng vẽ gì trên tường?

Đáp án:

Bạn Hùng vẽ một con ngựa đang leo núi.

👉Câu 2: Tại sao bác Thành vừa khen lại vừa chê? Khen gì? Chê gì?

Đáp án:

Bác Thành vừa khen lại vừa chế bởi vì bạn Hùng vẽ đẹp đấy nhưng còn có chỗ chưa đẹp. Bác khen Hùng vẽ đẹp. Và chê bức tường đã bị làm xấu đi.

👉Câu 3: Em hãy tìm từ trái nghĩa với: đẹp, bẩn, trắng.

Đáp án:

Từ trái nghĩa với đẹp là xấu.

Từ trái nghĩa với bẩn là sạch.

Từ trái nghĩa với trắng là đen.

Khám phá nội dung bài 🔰 Thư Gửi Bố Ngoài Đảo 🔰 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Phân Tích

Giáo Án Đẹp Mà Không Đẹp Lớp 1

Cùng tham khảo nội dung giáo án Đẹp mà không đẹp lớp 1.

I. Mục tiêu:

– Đọc trơn cả bài tập đọc: Vẽ ngựa. Đọc các từ ngữ: Bao giờ, sao em biết, bức tranh.

– Hiểu nội dung bài: Hùng vẽ lên bức tường một con ngựa đang leo núi. Thấy bác Thành đi qua, Hùng hỏi xem bức vẽ có đẹp không. Thế nhưng bác Thành bảo rằng cháu vẽ đẹp đấy nhưng có chỗ chưa đẹp đó chính là bức tường đã bị vẽ bẩn.

Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 ( SGK )

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

– Bảng phụ ghi sẵn các bài tập SGK/51.

2. Học sinh:

– Sách giáo khoa, vở bài tập, …

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên.Hoạt động của học sinh.
I. Kiểm tra bài cũ: (4′).

– Gọi học sinh đọc lại bài cũ.
– Trả lời các câu hỏi trong SGK.
– Nhận xét, bổ sung.

II. Bài mới: (29′).

Tiết 1.

1. Giới thiệu bài:

– Hôm nay các con được học một chuyện ý nghĩa có tên gọi “đẹp hay không đẹp”. Câu chuyện kể về bạn Hùng vẽ chú ngựa lên bức tường…
– Ghi đầu bài lên bảng.
– Gọi học sinh nhắc lại đầu bài.

2. Luyện đọc:

– Giáo viên đọc mẫu 1 lần.
– Gọi học sinh đọc bài.

Luyện đọc tiếng, từ:

=> Trong bài chúng ta cần chú ý các từ:
Leo núi, trắng, bẩn.
– Cho học sinh đọc các tiếng, từ.
– Phân tích tiếng, từ.
? Nêu cấu tạo tiếng: leo núi


– Cho học sinh đọc tiếng hay lẫn.
– Đọc tiếng tương tự với các tiếng còn lại.
– Nhận xét, chỉnh sửa phát âm.

Luyện đọc câu:
– Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
– Cho học sinh đọc trơn từng câu.
– Cho học sinh đọc từng dòng.
– Theo dõi, nhận xét, chỉnh sửa phát âm.

Luyện đọc đoạn, bài:

*Luyện đọc từ câu.
– Cho học sinh quan sát bài và hỏi:
? Bài gồm có mấy đoạn?
– Chia thành từng đoạn cho học sinh đánh dấu.
– Cho học sinh đọc nối tiếp theo đoạn.
– Cho học sinh đọc toàn bài.
– Nhận xét, chỉnh sửa cho học sinh.

3. Ôn vần: ua – ưa.

Tìm tiếng trong bài có vần: ua- ưa.

? Tìm trong bài các tiếnửatong bài có vần ua – ưa?
? Tìm tiếng ngoài bài có vần ua – ưa?
– Cho học sinh đánh vần, đọc trơn.
– Nhận xét, chỉnh sửa cho học sinh.

Nói câu chứa tiếng:

+ Có vần: ua.
+ Có vần: ưa.
– Nhận xét, bổ sung.
– Cho học sinh quan sát tranh.
– Cho học sinh đọc câu mẫu:
Trận mưa rất to.
Mẹ mua bó hoa rất đẹp.
? Nói câu có tiếng chứa vần ua – ưa?
– Nhận xét, chỉnh sửa.

IV. Củng cố, dặn dò: (5′).

– Cho học sinh đọc lại toàn bài.
– Nhận xét giờ học.
– Đọc lại bài và trả lời câu hỏi.

– Nhận xét, bổ sung ý cho bạn.

Tiết 1.

– Học sinh lắng nghe.
– Nhắc lại đầu bài.
– Nghe giáo viên đọc bài.
– Đọc lại bài.

Luyện đọc tiếng, từ:

– Đọc thầm các từ.
=> Âm L đứng trước vần eo đứng sau, núi: âm n đứng trước, âm úi đứng sau và dấu sắc trên âm ui.
– Đọc: CN – N – Đ.
– Nhận xét, chỉnh sửa phát âm.

Luyện đọc câu:

– Lắng nghe, theo dõi.
– Đọc trơn từng câu: CN – ĐT.
– Đọc từng dòng: CN – ĐT.
– Nhận xét, chỉnh sửa phát âm.

Luyện đọc đoạn, bài:

*Luyện đọc từng câu.
– Học sinh quan sát
=> Bài gồm 4 đoạn.
– Đánh dấu các đoạn.
– Đọc nối tiếp theo đoạn.
– Đọc toàn bài: ĐT.
– Nhận xét, chỉnh sửa phát âm.

Tìm tiếng trong bài có vần: ua- ưa.

– Lên bảng tìm và gạch chân.
– Đánh vần, đọc trơn: CN – ĐT.
– Nhận xét, chỉnh sửa phát âm.

Nói câu chứa tiếng:

VD: Con chim đậu trên cành chanh.
Bố em mua cho em chiếc cặp sách rất đẹp.
– Nhận xét, bổ sung.
– Quan sát và nhận xét tranh.
– Đọc câu mẫu trong sách: CN – ĐT.
– Thực hiện yêu cầu.
– Nhận xét, sửa cách phát âm.

Cùng xem thêm về 🌱 Cảm Ơn Anh Hà Mã 🌱 Nội Dung Câu Chuyện, Giáo Án Kể Chuyện

Viết một bình luận