Câu Chuyện Chiếc Đèn Lồng Lớp 2 [Nội Dung Truyện + Ý Nghĩa]

Câu Chuyện Chiếc Đèn Lồng Lớp 2 ❤️️ Nội Dung Truyện, Ý Nghĩa ✅ Chia Sẻ Chi Tiết Về Nội Dung, Bố Cục, Ý Nghĩa, Cách Đọc Hiểu Và Soạn Bài.

Nội Dung Câu Chuyện Chiếc Đèn Lồng Lớp 2

Thohay.vn chia sẻ nội dung câu chuyện Chiếc đèn lồng lớp 2 cho các em học sinh cùng phụ huynh tham khảo.

Chiếc đèn lồng

Bác đom đóm già ngồi nhìn bầy đom đóm nhỏ tuổi rước đèn lồng làm sáng rực cả con đường. Trông chúng giống như những ngôi sao nhỏ lấp lánh.

– Ôi chao! Mình thực sự già rồi! – Bác đom đóm thở dài.

Chợt bác nghe thấy tiếng khóc từ dưới bãi cỏ. Bác bay tới và nhận ra đó là chú ong non. Anh bạn nhỏ này bị lạc đường.

– Đừng quá lo lắng, ta sẽ đưa cháu về.

Bác đom đóm an ủi ong non, rồi bác thắp chiếc đèn lồng của mình lên, dắt cu cậu bay đi. Bác bay mãi, bay mãi, cuối cùng cũng đưa được ong non về bên ong mę.

Bác đom đóm quay trở về. Nhưng chiếc đèn lồng của bác cứ tối dần, tối dần rồi tắt hẳn. Chao ôi! Tuổi già thật phiền phức! Nhưng bác thấy vui vì chút ánh sáng cuối cùng của mình thật có ích. Bác đom đóm đập nhẹ đôi cánh, chậm chạp bay trong bóng tối…

Đột nhiên, có những chiếc đèn lồng lung linh tiến về phía bác:

– Bác ơi! Bác đã đưa bạn ong về nhà. Chúng cháu tới để soi đường cho bác ạ!

Thì ra là bầy đom đóm nhỏ.

– Các cháu ngoan lắm! – Bác đom đóm cảm động nói. Giọt nước mắt hạnh phúc trào ra trên khuôn mặt nhăn nheo của bác.

(Theo 101 Truyện mẹ kể con nghe)

Chia sẻ thêm bài 🌿Hạt Thóc Lớp 2 🌿 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án

Tóm Tắt Truyện Chiếc Đèn Lồng

Chia sẻ thêm cho bạn đọc bản tóm tắt truyện Chiếc đèn lồng, cùng xem ngay nhé!

Câu chuyện kể vê Bác đom đóm già có lòng tốt giúp đỡ chú ong non bị lạc đường, tuy nhiên sau khi đưa được chú ong non về nhà thì chiếc đèn lồng của bác đom đóm già lại tối dần, dù không thấy đường nhưng bác vẫn rất vui vì mình đã làm việc tốt. Sau đó bầy đom đóm nhỏ đã bay đến soi đường giúp bác đom đóm bay về nhà

Giới Thiệu Câu Chuyện Chiếc Đèn Lồng

Đừng nên bỏ qua các thông tin giới thiệu về câu chuyện Chiếc đèn lồng dưới đây.

  • Câu chuyện Chiếc đèn lồng nằm trong chương trình kể chuyện lớp 2 tập 2 SGK Tiếng Việt Kết nối tri thức với cuộc sống trang 25
  • Nội dung chính: Câu chuyện kể về lòng tốt của bác đom đóm già khi có công giúp chú ong non lạc mẹ về nhà mặc dù chiếc đèn lồng của bác gần hết sáng. Kết quả bác đóm đóm già lại được bầy đom đóm nhỏ giúp đỡ lại.

Gửi thêm cho bạn bài 🌱 Cảm Ơn Anh Hà Mã 🌱 Nội Dung, Giáo Án Chi Tiết

Bố Cục Câu Chuyện Chiếc Đèn Lồng

Bố cục câu chuyện Chiếc đèn lồng có thể được chia thành 4 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “Bác đom đóm thở dài.”: Bác đom đóm nhận ra mình đã già
  • Phần 2: Tiếp theo đến “bên ong mę.”: Bác đom đóm giúp chú ong non về nhà
  • Phần 3: Tiếp theo đến “trong bóng tối”: Chiếc đèn lồng của bác đom đóm bị tắt
  • Phần 4: Còn lại: Bầy đom đóm nhỏ giúp đỡ bác đom đóm

Hướng Dẫn Kể Chuyện Chiếc Đèn Lồng

Xem ngay hướng dẫn kể chuyện Chiếc đèn lồng sau đây nhé!

  • Lắng nghe giáo viên kể chuyện, kết hợp với tranh, sau đó kể lại
  • Giọng kể phải phù hợp với từng nhân vật, từng hoàn cảnh
  • Có thể phân vai cùng bạn bè kể lại câu chuyện cho thật truyền cảm

Đọc hiểu bài 🍀Thư Gửi Bố Ngoài Đảo Lớp 2 🍀 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Phân Tích

Ý Nghĩa Câu Chuyện Chiếc Đèn Lồng

Câu chuyện Chiếc đèn lồng mang ý nghĩa giáo dục các bạn nhỏ hãy biết giúp đỡ người khác khi thấy họ gặp khó khăn trong cuộc sống. Đồng thời cũng muốn truyền đi thông điệp, hãy cứ làm việc tốt rồi những điều tốt đẹp sẽ đến với mình.

Đọc Hiểu Truyện Chiếc Đèn Lồng

Gợi ý cách đọc hiểu truyện Chiếc đèn lồng theo các câu hỏi như sau:

👉Câu 1: Câu chuyện Chiếc đèn lồng có nhắc đến bao nhiêu nhân vật?

A. Một nhân vật

B. Hai nhân vật

C. Ba nhân vật

👉Câu 2: Nhân vật chính trong câu chuyện là ai?

A. Bác đom đóm già

B. Bầy đom đóm nhỏ

C. Chú ong non

👉Câu 3: Tại sao chú ong non lại khóc?

A. Chú ong non bị lạc đường

B. Chú ong non bị đói

C. Chú ong non không thể bay được

👉Câu 4: Bác đom đóm già đã làm gì để giúp ong non

A. Thắp đèn lồng cho ong non bay về

B. Thắp đèn lồng của mình và dẫn chú nong non về với mẹ

C. Nhờ mọi người dẫn ong non về nhà

👉Câu 5: Khi đèn lồng của mình dần tắt, ai đã giúp đỡ bác đom đóm

A. Bầy đom đóm nhỏ

B. Mẹ chú ong non

C. Bác đom đóm già tự bay về mà không cần ai giúp

Đừng nên bỏ qua bài 🌿Lũy Tre Lớp 2 🌿 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án

Soạn Bài Chiếc Đèn Lồng Lớp 2

Tham khảo ngay đáp án của phần soạn bài Chiếc đèn lồng lớp 2 mà Thohay.vn chia sẻ sau đây.

👉Câu 1 trang 25 sgk Tiếng Việt lớp 2: Nghe kể chuyện

Tranh chuyện Chiếc Đèn Lồng Lớp 2
Tranh chuyện Chiếc Đèn Lồng Lớp 2

Gợi ý: Lắng nghe giáo viên kể chuyện, chú ý các bức tranh

👉Câu 2 trang 25 sgk Tiếng Việt lớp 2: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.

Gợi ý:

  • Tranh 1: Khi nhìn bầy đom đóm nhỏ rước đèn lồng, bác đom đóm già nghĩ: Trông chúng giống như những ngôi sao nhỏ lấp lánh. Ôi chao! Mình thực sự già rồi!
  • Tranh 2: Khi thấy ong non bị lạc đường, bác đom đóm già đã an ủi: “Đừng quá lo lắng, ta sẽ đưa cháu về”. Rồi bác thắp chiếc đèn lồng của mình lên đưa ong non về bên ong mẹ.  
  • Tranh 3: Bác đom đóm quay trở về nhưng chiếc đèn lồng của bác cứ tối dần rồi tắt hẳn. Bác đập nhẹ đôi cánh, chậm chạp bay trong bóng tối.  
  • Tranh 4: Đột nhiên, bầy đom đóm nhỏ xuất hiện soi đường cho bác đom đóm già. Bác cảm động, hạnh phúc.  

* Vận dụng: 

👉Câu hỏi trang 25 Tiếng Việt lớp 2: Kể cho người thân về bác đom đóm già trong câu chuyện “Chiếc đèn lồng” 

Gợi ý:

Khi nhìn bầy đom đóm nhỏ rước đèn lồng, bác đom đóm già nghĩ: Trông chúng giống như những ngôi sao nhỏ lấp lánh. Ôi chao! Mình thực sự già rồi! Khi thấy ong non bị lạc đường, bác đom đóm già đã an ủi: “Đừng quá lo lắng, ta sẽ đưa cháu về”. Rồi bác thắp chiếc đèn lồng của mình lên đưa ong non về bên ong mẹ. Bác đom đóm quay trở về nhưng chiếc đèn lồng của bác cứ tối dần rồi tắt hẳn. Bác đập nhẹ đôi cánh, chậm chạp bay trong bóng tối. Đột nhiên, bầy đom đóm nhỏ xuất hiện soi đường cho bác đom đóm già. Bác cảm động, hạnh phúc.  

Giáo Án Kể Chuyện Chiếc Đèn Lồng Lớp 2

Chia sẻ mẫu giáo án kể chuyện Chiếc đèn lồng lớp 2 cho các giáo viên tham khảo.

I.  MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt:

  • Nghe hiểu được câu chuyện Chiếc đèn lồng; kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện theo lời cô kể).

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

b. Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (trí tưởng tượng về các hiện tượng trong tự nhiên).

3. Phẩm chất: Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên khi khám phá những sự vật trong tự nhiên; có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên:

  • Giáo án.
  • Tranh ảnh về giọt mưa, suối, sông, biển.
  • Mẫu chữ viết hoa S cỡ vừa và cỡ nhỏ, vở Tập viết 2 tập hai.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh:

  • Vở Tập viết 2 tập hai.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Nghe kể chuyện
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát các bức tranh minh họa trong sgk, đoán xem câu chuyện nói về nhân vật nào, tranh vẽ những gì, cảnh vật trong tranh ở thời điểm nào trong ngày,…; nghe GV giới thiệu và kể câu chuyện Chiếc đèn lồng.
b. Cách thức tiến hành:
– GV yêu HS quan sát 4 bức tranh minh họa và trả một số câu hỏi:
Câu 1: Tranh vẽ những gì?
Câu 2: Cảnh vật trong tranh ở thời điểm nào trong ngày?
– GV giới thiệu câu chuyện: Câu chuyện kể về bác đom đóm già, chú ong non và bầy đom đóm nhỏ.
– GV hướng dẫn HS tập nói lời nhân vật bác đom đóm già và bầy đom đóm nhỏ.
– GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi dưới mỗi bức tranh trong sgk.
+ Câu 1: Bác đom đóm già nghĩ gì khi nhìn bầy đom đóm nhỏ rước đèn lồng?
+ Câu 2: Bác đom đóm làm gì khi nghe thấy tiếng khóc của ong non?
+ Câu 3: Chuyện gì xảy ra với bác đom đóm khi đưa ong non về nhà?
+ Câu 4: Điều gì khiến bác đom đóm cảm động?
Hoạt động 2: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát các bức tranh minh họa trong sgk, sau khi đã được nghe GV kể chuyện, dựa vào các câu hỏi gợi ý trong từng bức tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
b. Cách thức tiến hành:
– GV yêu cầu HS làm việc cá nhân theo cặp, nhìn tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh để tập kể từng đoạn câu chuyện, cố gắng kể đúng lời nói của các nhân vật (nhắc HS không phải kể đúng từng câu từng chữ mà GV đã kể).
– GV động viên HS xung phong kể nối tiếp các đoạn của câu chuyện trước lớp.
– Cả lớp nhận xét, GV động viên, khen ngợi.
Hoạt động 3: Kể cho người thân về bác đom đóm già trong câu chuyện Chiếc đèn lồng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chuẩn bị tập nói tại lớp, sau đó về nhà kể cho người thân về bác đom đóm già trong câu chuyện Chiếc đèn lồng
b. Cách thức tiến hành:
– GV yêu cầu HS nhớ lại nội dung câu chuyện, có thể đóng vai một bạn đom đóm nhỏ trong câu chuyện để kể về suy nghĩ, việc làm, cảm xúc của bác đom đóm.
– GV gợi ý cho HS tập nói tại lớp trước, sau đó về nhà kể cho người thân về bác đom đóm già trong câu chuyện Chiếc đèn lồng.
– HS trả lời:

+Câu 1: Tranh vẽ nhân vật đóm đóm, ong, bầy ong thắm đèn cho đom đóm.
+Câu 2: Cảnh vật trong tranh ở thời điểm ban đêm, tối.

– HS nghe câu chuyện để biết chuyện gì xảy ra với các nhân vật trong câu chuyện.

– HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

– HS trả lời:

+ Câu 1: Bác đom đóm nghĩ mình đã già thật rồi.
+ Câu 2: Bác đom đóm an ui ong non đừng lo lắng, bác sẽ đưa ong về nhà.
+ Câu 3: Khi đưa ong non về nhà, bác đom đóm quay trở về. Nhưng chiếc đèn lồng của bác cứ tối dần, tối dần rồi tắt hẳn.
+ Câu 4: Bác đom đóm cảm động vì bầy đom đỏm nhỏ đã soi đường cho bác.

– HS tập kể chuyện theo cặp (kể nối tiếp từng đoạn/ mỗi HS kể 2 đoạn câu chuyện rồi góp ý cho nhau).
– HS kể chuyển.
– HS lắng nghe, thực hiện.
– HS kể cho người thân về bác đom đóm già trong câu chuyện Chiếc đèn lồng:
+ Bác tuy đã già, yếu nhưng khi gặp sự việc ong non bị lạc đường bác vẫn quyết định đưa ong non về nhà.
+ Việc làm của bác đáng để mọi người noi theo.

Đón đọc bài 🌿Tết Đến Rồi Lớp 2 🌿 Nội Dung, Soạn Bài, Giáo Án

2 Mẫu Kể Chuyện Chiếc Đèn Lồng Ngắn Hay

Sưu tầm các mẫu kể chuyện Chiếc đèn lồng ngắn hay không nên bỏ lỡ.

Mẫu Kể Chuyện Chiếc Đèn Lồng Ngắn – Mẫu 1

Một buổi tối, bác đom đóm nhìn bầy đom đóm rước đèn lồng. Bác buồn thiu nghĩ thì ra mình đã già thật rồi. Chợt bác nghe thấy trong khóm cây, có tiếng khóc của ai đó. Thì ra, là một chú ong non. Ong non nhìn bác đom đóm khóc mếu máo:

– Bác đom đóm ơi, cháu bị lạc đường rồi.

Bác đom đóm vội vã dỗ dành ong non

– Cháu nín đi, để ta đưa cháu về

Bác đom đóm đưa ong non về nhà. Nhưng sức tàn lực kiệt, bác đom đóm không thể bay về được trong đêm tối. Đang loay hoay không biết làm sao. Bỗng từ đâu xuất hiện bầy đom đóm vừa rước đèn lồng đi qua. Thế là bác đom đóm cùng bầy đom đóm về nhà trong an toàn.

Mẫu Kể Chuyện Chiếc Đèn Lồng Hay – Mẫu 2

Tối đến, bầy đom đóm nhỏ tuổi lại rước đèn lồng làm sáng rực cả con đường. Mỗi chú đom đóm nhỏ thật giống một ngôi sao lấp lánh. Bác đom đóm già ngồi nhìn bầy đom đóm rồi buồn rầu thở dài:

– Ôi chao! Mình thực sự già rồi.

Chợt bác nghe thấy tiếng khóc thút thít từ đâu phát ra. Lại gần chút nữa thì phát hiện ra dưới bãi cỏ có một chú ong non đang ôm mặt khóc. Có lẽ chú ta đang bị lạc đường. Bác đom đóm nhẹ nhàng vỗ về chú ong non:

– Đừng quá lo lắng, ta sẽ đưa cháu về.

Bác đom đóm an ủi ong non, rồi bác thắp chiếc đèn lồng của mình lên. Dùng đèn soi sáng đường đi để tìm đường về nhà cho ong non. Bay mãi, bay mãi, cuối cùng bác đom đóm cũng đưa được ong non về nhà.

Thế nhưng, trên đường bác đom đóm trở về nhà lại xảy ra chuyện. Chiếc đèn lồng của bác cứ từ từ tối dần rồi tắt hẳn. Chao ôi! Tuổi già thật phiền phức! Tuy nhiên, bác cũng rất vui vì chút ánh sáng cuối của mình cũng có thể giúp chú ong non tìm đường về bên mẹ. Bác đập nhẹ đôi cánh, chậm chạp bay trong bóng tối…

Đột nhiên, có những chiếc đèn lồng lung linh tiến về phía bác:

– Bác ơi! Bác đã đưa bạn ong về nhà. Chúng cháu đến đây để soi đường cho bác ạ!

Thì ra là bầy đom đóm nhỏ. Giọt nước mắt hạnh phúc tràn ra trên khuôn mặt nhăn nheo của bác đom đóm, bác cảm động nói:

– Các cháu ngoan lắm!

Thế rồi, những chú đom đóm nhỏ cùng nhau chiếu ánh đèn lồng đưa bác đom đóm già về tới tận nhà.

Tìm hiểu bài đọc 🌊Mùa Nước Nổi Lớp 2 🌊Nội dung, ý nghĩa

Viết một bình luận