Lũy Tre Lớp 2: Nội Dung Bài Thơ + Soạn Bài + Giáo Án

Lũy Tre Lớp 2 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án ✅ Chia Sẻ Bố Cục, Ý Nghĩa, Cách Soạn Bài, Soạn Giáo Án Cực Chi Tiết.

Nội Dung Bài Thơ Lũy Tre Lớp 2

Cùng tìm hiểu nội dung bài thơ Lũy tre lớp 2 của tác giả Nguyễn Công Dương trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Lũy tre
Tác giả: Nguyễn Công Dương

Mỗi sớm mai thức dậy
Lũy tre xanh rì rào
Ngọn tre cong gọng vó
Kéo mặt trời lên cao.

Những trưa đồng đầy nắng
Trâu nằm nhai bóng râm
Tre bần thần nhớ gió
Chợt về đầy tiếng chim.

Mặt trời xuống núi ngủ
Tre nâng vầng trăng lên
Sao, sao treo đầy cành
Suốt đêm dài thắp sáng.

Bỗng gà lên tiếng gáy
Xôn xao ngoài luỹ tre
Đêm chuyển dần về sáng
Mầm măng đợi nắng về.

Đọc thêm bài 🌿Tết Đến Rồi Lớp 2 🌿 Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Giới Thiệu Bài Thơ Lũy Tre

Xem thêm một số thông tin giới thiệu về bài thơ Lũy tre sau đây.

  • Bài thơ Lũy tre lớp 2 được sáng tác bởi tác giả Nguyễn Công Dương, được in trong SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 2 trang 34, 35
  • Nội dung chính: Bài thơ Luỹ tre lớp 2 miêu tả vẻ đẹp của luỹ tre làng vào các buổi trong ngày, hình ảnh luỹ tre như gắn liền với cuộc sống hằng ngày của người dân nơi thôn quê, trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam.

Bố Cục Bài Thơ Lũy Tre

Bố cục bài thơ Lũy tre lớp 2 có thể được chia thành 4 đoạn,mỗi khổ một đoạn:

  • Đoạn 1: Khổ 1: Hình ảnh luỹ tre vào buổi sáng
  • Đoạn 2: Khổ 2: Hình ảnh luỹ tre vào buổi trưa
  • Đoạn 3: Khổ 3: Hình ảnh luỹ tre vào buổi tối
  • Đoạn 4: Khổ cuối: Hình ảnh luỹ tre vào buổi sáng sớm, chuẩn bị sang ngày mới

Tìm hiểu chi tiết bài đọc 🌊Mùa Nước Nổi Lớp 2 🌊 Nội Dung Bài Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Hướng Dẫn Tập Đọc Bài Thơ Lũy Tre

Hướng dẫn tập đọc bài thơ Lũy tre lớp 2 chi tiết, cùng tham khảo nhé!

  • Đọc trôi chảy, lưu loát cả bài, không vấp chữ
  • Đọc đúng các từ ngữ khó như: lũy tre, gọng vó, lên cao, nắng, bóng râm, bần thần,…
  • Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ , khổ thơ .

Chú thích:

  • Bần thần: chỉ tâm trạng nhớ thương, lưu luyến, nghĩ ngợi.

Ý Nghĩa Bài Thơ Lũy Tre

Bài thơ nhấn mạnh lũy tre là một biểu tượng đẹp của làng quê Việt Nam, đất nước Việt Nam, gắn bó với cuộc sống con người Việt Nam và là một phần không thể thiếu.

Hướng dẫn soạn bài🌷Chuyện Bốn Mùa Lớp 2 🌷Nội Dung, Ý Nghĩa

Đọc Hiểu Bài Thơ Lũy Tre

Đừng nên bỏ qua các gợi ý đọc hiểu bài thơ Lũy tre lớp 2 dưới đây nhé!

👉Câu 1: Bài thơ Luỹ tre có mấy khổ

A. Hai khổ

B. Ba khổ

C. Bốn khổ

👉Câu 2: Luỹ tre phát ra âm thanh gì vào mỗi buổi sáng

A. Rì rào

B. Rầm rì

C. Ào ào

👉Câu 3: Ở khổ thơ thứ 4, luỹ tre được miêu tả vào buổi nào

A. Buổi trưa

B. Buổi sáng

C. Buổi khuya gần sáng

👉Câu 4: Ở khổ thơ thứ ba, tác giả miêu tả luỹ tre như thế nào?

A. Tre nâng vầng trăng lên

B. Tre bần thần nhớ gió

C. Luỹ tre xanh rì rào

Soạn Bài Lũy Tre Lớp 2

Thohay.vn hướng dẫn cách soạn bài Lũy tre lớp 2 theo các câu hỏi trong sách như sau:

* Khởi động: Câu hỏi trang 34 Tiếng Việt lớp 2Giải câu đố:

Cây gì mang dáng quê hương
Thân chia từng đốt,rợp đường em đi
Mầm non dành tặng thiếu nhi
Gắn trên huy hiệu em ghi tạc lòng.
(Là cây gì?)

Đáp án : Cây tre

*Câu hỏi soạn bài

👉Câu 1 trang 35 Tiếng Việt lớp 2: Tìm những câu thơ miêu tả cây tre vào lúc mặt trời mọc.

Đáp án:

Lũy tre xanh rì rào 
Ngọn tre cong gọng vó. 

👉Câu 2 trang 35 Tiếng Việt lớp 2: Câu thơ nào ở khổ thơ thứ hai cho thấy tre cũng giống như người?

Đáp án: Tre bần thần nhớ gió. 

👉Câu 3 trang 35 Tiếng Việt lớp 2: Ở khổ thơ thứ ba, hình ảnh luỹ tre được miêu tả vào những lúc nào?

Đáp án: Ở khổ thơ thứ ba, hình ảnh luỹ tre được miêu tả vào lúc chiều tối và đêm. 

👉Câu 4 trang 35 Tiếng Việt lớp 2: Em thích hình ảnh nào nhất trong bài thơ?

Em thích nhất hình ảnh: “Tre bần thần nhớ gió/Chợt về đầy tiếng chim” trong bài thơ. Vì tre cũng có tâm trạng giống như con người.

* Luyện tập theo văn bản đọc: 

👉Câu 1 trang 35 Tiếng Việt lớp 2: Tìm từ ngữ chỉ thời gian trong bài thơ.

Đáp án : 

Những từ: sớm mai, trưa, đêm, sáng. 

👉Câu 2 trang 35 Tiếng Việt lớp 2: Tìm thêm những từ ngữ chỉ thời gian mà em biết. 

Đáp án:

Những từ chỉ thời gian khác: Ngày, tháng, năm,… 

Đón đọc❤️️ Sự Tích Quả Dưa Hấu ❤️️Nội Dung Truyện, Hình Ảnh, Ý Nghĩa

Tranh + Hình Ảnh Bài Thơ Lũy Tre

Cuối cùng là các tranh, hình ảnh về bài thơ Lũy tre lớp 2 của tác giả Nguyễn Công Dương.

Lời thơ vần Thơ bờ lũy tre
Lời thơ vần Thơ bờ lũy tre
Trang Thơ bờ lũy tre
Trang Thơ bờ lũy tre
Thơ bờ lũy tre mới nhất
Thơ bờ lũy tre mới nhất
Thơ bờ lũy tre hay nhất
Thơ bờ lũy tre hay nhất
Tranh Thơ bờ lũy tre
Tranh Thơ bờ lũy tre

Giáo Án Lũy Tre Lớp 2

Đừng nên bỏ qua nội dung giáo án Lũy tre lớp 2 mà chúng tôi chia sẻ cho bạn sau đây nhé!

I. Mục tiêu:

  • Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Luỹ tre, rì rào, gọng vó, bóng râm. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
  • Hiểu nội dung bài: Vẻ đẹp của luỹ tre vào những lúc khác nhau trong ngày.
  • Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)

II. Đồ dùng dạy học:

  • Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
  • Bộ chữ của GV và học sinh.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp
2. Kiểm trả bào cũ: Hỏi bài trước
– Gọi 2 học sinh đọc bài: “Hồ Gươm” và trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK.
+Hồ Gươm là cảnh đẹp ở đâu
+Từ trên cao nhìn xuống mặt Hồ Gươm như thế nào?
– GV nhận xét chung.
3. Bài mới
* Giáo viên giới thiệu làng quê ở các tỉnh phía Bắc thường có luỹ tre bao bọc. Bài thơ chúng ta học hôm nay tả vẻ đẹp của luỹ tre làng vào buổi sáng sớm và buổi trưa
– Hướng dẫn học sinh luyện đọc
+Đọc mẫu bài thơ lần 1 (nhấn giọng các từ ngữ: sớm mai, rì rào, cong, kéo, trưa, nắng, nằm, nhai, bần thần, đầy). Tóm tắt nội dung bài.
+Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng).
+Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên viết bảng các tiếng , từ ngữ HS đã nêu: Luỹ tre, rì rào, gọng vó, bóng râm.
– Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
+ Em hiểu thế nào là luỹ tre ?
+ Em hiểu thế nào là bóng râm ?
– Luyện đọc câu:
+ Gọi em đầu bàn đọc hai dòng thơ (dòng thứ nhất và dòng thứ hai). Các em sau tự đứng dậy đọc các dòng thơ nối tiếp (mỗi em 2 dòng thơ cho trọn 1 ý).
– Luyện đọc đoạn và cả bài thơ:
Đọc nối tiếp từng khổ thơ (mỗi em đọc 4 dòng thơ)
-Thi đọc cả bài thơ.
-Giáo viên đọc diễn cảm lại bài thơ.
-Đọc đồng thanh cả bài.
*Luyện tập:
– ôn vần iêng:
+Bài tập 1: Tìm tiếng trong bài có vần iêng ?
+ Bài tập 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần iêng ?
+ Bài tập 3: Điền vần iêng hoặc yêng ?
– Gọi học sinh đọc 2 câu chưa hoàn thành trong bài
Cho học sinh thi tìm và điền vào chỗ trống vần iêng hoặc yêng để thành các câu hoàn chỉnh.
– Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
– Hôm nay chúng ta học bài gì?
– Gọi HS đọc lại bài.
– Cho HS đọc nội dung bài.
* Liên hệ GDHS:
+ Để có bóng mát chúng ta cần phải có ý thức chăm sóc bảo vệ cây ; thực hiện trồng nhiều cây xanh quanh nhà và trong sân trường để giúp cải tạo môi trường sống , xanh sạch đẹp .
– Nhận xét chung tiết học.
– Dặn dò:Về xem lại bài chuẩn bị tiết học sau.
– Học sinh nêu tên bài trước Hồ Gươm.

– 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Hồ Gươm là cảnh đẹp ở Hà Nội.
+ Từ trên cao nhìn xuống mặt Hồ Gươm như chiếc gương hình bầu dục, khổng lồ, sáng long lanh

-Lắng nghe

-Nhắc tựa bài luỹ tre.

.-Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.

-Cả lớp đọc theo GV.

-HS nêu tiếng từ ngữ khó đọc,

-Vài em đọc các từ trên bảng.
+ Bụi tre được trồng mọc nhiều , dầy , thành hàng dọc theo bờ .
+ Là tán cây cao , rộng dày dưới ánh nắng rợp bóng mát

– Đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ bắt đầu em ngồi đầu bàn dãy bàn bên trái.

– Đọc nhóm đôi ( nối tiếp 2 em.)

– Mỗi nhóm cử đại diện 1 học sinh đọc thi đua giữa các nhóm.

-1-2 em đọc.

– Lớp đọc đồng thanh

Tiếng.

-Các nhóm thi tìm tiếng và ghi vào bảng con, thi đua giữa các nhóm.
Iêng: bay liệng, của riêng, chiêng trống,

– Các từ cần điền: chiêng (cồng chiêng), yểng (chim yểng)

-Bài Lũy tre.

– 1-2 em đọc lại bài thơ.

– Cả lớp đọc.

+ Gọi học sinh nêu lại ý giáo dục .
– Để có bóng mát chúng ta cần phải có ý thức chăm sóc bảo vệ cây ; thực hiện trồng nhiều cây xanh quanh nhà và trong sân trường để giúp cải tạo môi trường sống , xanh sạch đẹp
-Lắng nghe ,ghi nhớ ,thực hiện.

2 Mẫu Cảm Nhận Về Bài Thơ Lũy Tre Hay

Sưu tầm các mẫu cảm nhận về bài thơ Lũy tre hay, mời bạn cùng đón đọc.

Mẫu Cảm Nhận Về Bài Thơ Lũy Tre Hay Nhất – Mẫu 1

Nếu hỏi là hình ảnh nào gắn liền với làng quê Việt Nam đó có thể là cánh đồng lúa bát ngát, có thể là ngôi đình làng cổ xưa, nhưng mà lũy tre làng lại là điểm in đậm dấu ấn trong lòng nhiều người, đối với nhà thơ Nguyễn Công Dương cũng vậy, từ hình ảnh này ông đã sáng tác nên bài thơ ” Lũy tre” của mình.

Trong bài thơ Luỹ tre, hình ảnh của lũy tre xanh bình dị ở nông thôn trong vòng tuần hoàn giữa ngày và đêm. Song dưới con mắt của nhà thơ (mà lúc này đã hóa thân thành một bạn nhỏ) lũy tre xanh không chỉ đơn thuần là thiên nhiên vô tâm vô tính nữa. Nó đã được nhân cách hóa, đã mang tâm tính của con người biết vui buồn, biết nhớ nhung và có những hành động tinh tế phù hợp trong mỗi hoàn cảnh.

Lũy tre cũng như người bạn thân của chúng ta, mỗi sáng khi thức dậy đều nghe thấy tiếng của lũy tre. Hình ảnh tre cong gọng vó là hình ảnh quen thuộc nhưng cũng rất giàu tính hình tượng của tác giả. Đọc đến đây ta sẽ liên tưởng đến công việc của những người kéo vó, kéo lưới, cộng thêm với câu thơ ” kéo mặt trời lên cao” không chỉ nói lũy tre mà ta còn thấy được ngụ ý của tác giả.

Bức tranh buổi trưa ở nông thôn trước đây phải nói là hết sức êm ả, im lìm. Sau một buổi sáng lao động cật lực cả người cả vật đều đang trong những phút giây nghỉ ngơi, tạm quên đi bao mệt nhọc. Những con trâu có thể nằm dưới lũy tre để nghỉ ngơi sau một buổi làm việc vất vả. Gió với tre, tre với gió lúc nào chả như đôi bạn thân, lúc nào chả bên nhau.

Mặt trời xuống núi ngủ
Tre nâng vầng trăng lên
Sao, sao treo đầy cành
Suốt đêm dài thắp sáng.

Nếu như ở buổi sáng, tre thể hiện sự dứt khoát, mạnh mẽ “kéo Mặt trời lên cao” thì vào thời khắc của buổi chiều tối, nó lại mang đến cái cảm giác khá êm đềm, nhẹ nhàng “tre nâng vầng trăng lên”.

Và cứ như thế, nhanh chóng đến đêm, rồi đêm chuyển dần về sáng, lũy tre vẫn ở đó đợi nắng lên nhưng lúc này đã có thêm một mầm măng mới đang chuẩn bị phát triển lên cao, lại bắt đầu một chu kỳ mới. Sớm thôi, mầm măng kia sẽ trở thành tre cao vút, lại tiếp tục gắn bó với con người Việt Nam.

Nhà thơ đã khắc họa được một bức tranh làng quê thật sinh động và phần nào mang đến cho chúng ta những bài học về lao động.

Mẫu Cảm Nhận Về Bài Thơ Lũy Tre Hay Đặc Sắc – Mẫu 2

Bài thơ Lũy tre của tác giả Nguyễn Công Dương là một tác phẩm thơ viết cho thiếu nhi khá đặc sắc. Đặc sắc trong cấu tứ theo một trình tự logic hợp lý, trong cách chọn lựa hình ảnh tiêu biểu cho mỗi quãng thời gian trong ngày. Và đặc sắc ngay trong cách dùng câu, chữ hết sức linh hoạt, sống động.

Nói “ngọn tre cong gọng vó” thì đã là một cách ví von rất giàu hình tượng. Đặc biệt lại có thêm động từ “kéo Mặt trời lên cao” được bổ trợ ở câu dưới thì chắc là khó có hình ảnh so sánh nào đắt hơn.

Câu thơ gợi cho người đọc hình dung thật rõ nét công việc lao động thường ngày của người dân nông thôn với động tác cất vó, kéo vó vốn rất tự nhiên mà cũng rất thơ lại giàu tính hội họa.

Khổ thơ thứ hai tả về thời gian buổi trưa. Bức tranh buổi trưa ở nông thôn trước đây phải nói là hết sức êm ả, im lìm. Sau một buổi sáng lao động cật lực cả người cả vật đều đang trong những phút giây nghỉ ngơi, tạm quên đi bao mệt nhọc.

Đồng đầy nắng không một bóng người, trâu nằm nhai bóng râm dưới lũy tre trùm mát. Và hình như gió cũng trốn ngủ nơi nào? “Tre bần thần nhớ gió” là phải quá còn gì. Gió với tre, tre với gió lúc nào chả như đôi bạn thân, lúc nào chả bên nhau. Bạn gió đi vắng. Nếu không có đàn chim chợt bay về khuấy động buổi trưa tĩnh mịch hẳn là tre buồn lắm đấy, gió ơi!

“Mặt trời xuống núi ngủ
Tre nâng vầng trăng lên”. 

Hai câu thơ như cặp vế đối khá chỉnh cả về hình ảnh cũng như các dấu thanh, một lần nữa cho thấy sự dụng công của tác giả. Nếu ở thời gian buổi sáng, tre thể hiện cho sự dứt khoát, mạnh mẽ “kéo Mặt trời lên cao” thì vào thời khắc của buổi chiều tối, nó lại mang đến cái cảm giác hết sức êm đềm, nhẹ nhàng “tre nâng vầng trăng lên”.

Hình ảnh “sao, sao treo đầy cành” cũng là một hình ảnh đẹp, lung linh, vừa thực vừa ảo, tạo cho bạn đọc nhỏ tuổi cảm giác băn khoăn: Hình như lũy tre chỉ chợp mắt được một chút vào cái thời khắc “đêm chuyển dần về sáng” thì phải? Còn suốt cả đêm nó không ngủ, mải mê giúp các bạn sao treo những chiếc đèn xinh xinh, nhấp nháy thắp sáng cho màn đêm.

“Bỗng gà lên tiếng gáy
…..
Mầm măng đợi nắng về”.

Đợi nắng của một ngày mới lên lúc này là những mầm măng đang vươn thẳng như biểu tượng cho một sức sống mới hết sức khỏe khoắn. Tre già thì măng mọc. Ngày mai kia mầm măng lại sẽ lớn thành tre xanh, lại rì rào hát ca, lại cần mẫn ngày đêm giúp ích cho đời.

Bài thơ kết thúc song hình ảnh “Mầm măng đợi nắng về” đã giúp bài thơ có thêm độ mở, vượt ra khỏi lũy tre làng. Ngỡ chỉ nói về lũy tre, tả về lũy tre bình dị nhưng bài thơ Lũy tre của nhà thơ Nguyễn Công Dương đã ít nhiều khắc họa được những nét tiêu biểu cho bức tranh của nông thôn, chuyển tải được những bài học về lao động, về sự tiếp bước đi lên cho các bạn nhỏ một cách rất nhẹ nhàng và lí thú.

Gợi ý bài viết liên quan 🌸Mai An Tiêm🌸 Nội Dung Câu Chuyện, Giáo Án Kể Chuyện

Viết một bình luận