Đồng Đăng Có Phố Kỳ Lừa ✅ Nội Dung, Giải Thích, Phân Tích Bài Ca Dao Đồng Đăng Có Phố Kỳ Lừa
NỘI DUNG CHÍNH
Bài Đồng Dao Đồng Đăng Có Phố Kỳ Lừa
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Ai lên xứ Lạng cùng anh,
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
Chia sẻ bạn bài ca dao Công Cha Như Núi Thái Sơn ❤️️5 Mẫu bài phân tích hay nhất.
Các Dị Bản Bài Ca Dao Đồng Đăng Có Phố Kỳ Lừa
Dị bản 1
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.
Em lên xứ Lạng cùng anh,
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
Tay cầm bầu rượu nắm nem,
Khi vui quên hết lời em dặn dò.
Dị bản 2
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.
Ai lên xứ Lạng cùng anh,
Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em.
Tay cầm bầu rượu nắm nem,
Mải vui quên hết lời em dặn dò.
Gánh vàng đi đổ sông Ngô,
Đêm nằm tơ tưởng đi mò sông Tương.
Dị bản 3
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Huệ, có chùa Tam Thanh.
Ai lên thú Lạng cùng anh,
Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em.
Tay cầm bầu rượu nắm nem,
Mảng vui quên cả lời em dặn dò.
Gánh vàng đem đổ sông Ngô,
Đêm nằm tơ tưởng đi mò sông Thương.
Lên chùa thắp một tuần hương,
Chắp tay khấn vái bốn phương chùa này.
Dị bản 4
Thứ nhất thời bầu Chi Lăng, Thứ hai cây khế Đồng Đăng Kỳ Lừa. Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh. Em lên xứ Lạng cùng anh, Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em. Tay cầm bầu rượu nắm nem, Cơn vui quên mất lời em dặn dò. Gánh vàng đi đổ sông Ngô, Đêm nằm tơ tưởng đi mò sông Thương. Lên chùa thắp một tuần hương, Khấn cùng Trời Bụt, bốn phương chùa này. Tôi đi tìm bạn tôi đây, Bạn rày thấy khổ bạn nay không chào. Chắp tay vái lạy con sào, Nông sâu đã biết, thấp cao đã từng. Chân đi ba bước lại dừng, Thương em còn bé chưa từng đi buôn.
Dị bản 5
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh. Em lên xứ Lạng cùng anh, Tiếc công bác mẹ sinh thành ra em. Tay cầm bầu rượu nắm nem, Mảng vui quên hết lời em dặn dò. Gánh vàng đi trả nước Ngô, Đêm nằm tơ tưởng đi đò sông Thương. Vào chùa thắp một nén hương, Miệng khấn tay vái bốn phương chùa này. Tôi đi tìm bạn tôi đây, Bạn rầy thấy khó bạn nay chẳng chào. Chắp tay vái lạy con sào, Nông sâu đã biết thấp cao đã từng. Chân đi ba bước lại dừng, Thương em còn bé chưa từng đi buôn. Đi buôn có dáng đi buôn, Đi buôn cau héo cũng buồn cùng chăng.
Dị bản 6
Thứ nhất thì bầu Chi Lăng, Thứ nhì cây khế Đồng Đăng Kỳ Lừa. Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh. Chân đi ba bước lại dừng, Thương em còn bé chưa từng đi buôn. Đi buôn có dáng đi buôn, Đi buôn cau héo có buồn cùng chăng?
Dị bản 7
Cái cò bay bổng bay cao,
Bay qua cửa phủ bay vào Đồng Đăng.
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.
Ai lên xứ Lạng cùng anh,
Tiếc công bác mệ sinh thành ra em.
Tay cầm bầu rượu nắm nem,
Mảng vui quên hết lời em dặn dò.
Gánh vàng đi đổ sông Ngô,
Nằm đêm tơ tưởng đi mò sông Thương.
Nếu bạn đang tìm hiểu về ca dao dân ca thì không nên bỏ qua bài👉 Hôm Qua Tát Nước Đầu Đình tại trang thohay.vn nhé.
Đồng Đăng Có Phố Kỳ Lừa Ở Tỉnh Nào
Không ít người trong chúng ta từ nhỏ đã được nghe câu ca dao:
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”.
Vậy Đồng Đăng là ở đâu? Nàng Tô Thị là ai, và phố Kỳ Lừa, chùa Tam Thanh là những địa danh như thế nào? Chúng tôi xin được làm rõ trong bài viết lần này.
Thực tế, những chi tiết được đề cập tại đây đều xoay quanh tỉnh Lạng Sơn. ĐỒNG ĐĂNG là một thị trấn thuộc huyện Cao Lộc, cách thành phố Lạng Sơn 14km về phía Đông Bắc. Đây là một cứ điểm trọng yếu tại biên giới Việt Nam – Trung Quốc, nổi tiếng với di tích Pháo đài Đồng Đăng. “Đồng Đăng” trong tiếng Hán được viết bởi hai chữ 同登,trong đó “Đồng” (同) có nghĩa là “cùng nhau” như trong “đồng lòng”, “đồng ý”… còn “đăng” (登) có nghĩa là “leo lên”, “trình lên”, cũng là gốc của “đăng” trong “đăng bài”. Vậy Đồng Đăng có thể hiểu là “cùng leo lên”, “cùng vượt lên”. Tên này có lẽ dựa trên địa đồi núi khúc khuỷu tại đây.
PHỐ KỲ LỪA, hay phố chợ Kỳ Lừa là một trung tâm giao thương tấp nập tại Lạng Sơn, được manh nha hình thành từ rất sớm, khoảng thế kỷ XI – XII. Tên gọi của phố này bắt nguồn từ một câu chuyện thú vị. Ngày ấy, người dân Lạng Sơn thường dùng lừa để chuyển chở hàng hoá vào mùa cạn, trong đó cặp lừa của viên tổng trấn được cho là “kỳ lạ nhất vùng” vì rất tinh khôn, lại chở hàng khoẻ và luôn chung thuỷ với chủ. Tại đây có một ngọn đồi mà đàn lừa thường hay gặm cỏ gọi là Đồi Lừa. Sau Đồi Lừa bị phạt mất để dựng chợ, người dân phải di chuyển lừa đến xa để kiếm cỏ ăn. Có lẽ vì không quen đường mà cặp lừa của viên tổng trấn bị mất tích, dân trong vùng đổ ra tìm mà cũng không thấy tăm hơi. Vì tiếc thương chúng, người ta đã gọi chợ là Kỳ Lừa, tức “giống lừa kỳ lạ”.
NÀNG TÔ THỊ là nhân vật trong câu chuyện sự tích Hòn Vọng Phu. Ngày ấy có hai anh em, người anh tên Tô Văn và người em tên Tô Thị. Khi còn nhỏ, có lần Tô Văn nghịch ngợm ném đá trúng Tô Thị, để lại một vết sẹo trên đầu em gái. Sau do biến cố gia đình nên hai anh em lưu lạc mỗi người một phương. Khi họ lớn lên, do nhân duyên đưa đẩy mà gặp lại nhau, nhưng cả hai đều thay đổi quá nhiều nên chẳng ai nhận được kia là anh/ em của mình cả. Dần dần, Tô Văn, Tô Thị nảy sinh tình cảm rồi kết nghĩa vợ chồng và có với nhau một người con. Ngày nọ, Tô Văn phát hiện ra vết sẹo trên đầu vợ, đâm nghi ngờ liền hỏi, Tô Thị không hiểu nên hồn nhiên kể lại chuyện xưa. Nghe xong, biết mình đã lấy nhầm em gái, quá đau đớn, Tô Văn quyết định bỏ đi. Từ đó ngày ngày Tô Thị bồng con ra đứng trông chồng, đến nỗi hoá đá thành Hòn Vọng Phu. Về sau, người ta dùng danh từ Hòn Vọng Phu để chỉ những tảng đá có dạng mẹ bồng con, và Lạng Sơn cũng có một khối đá như vậy.
Còn CHÙA TAM THANH là một ngôi chùa nằm trong động Tam Thanh có từ thời Lê, là một điểm tham quan nổi tiếng của xứ Lạng. Các nhà nghiên cứu cho rằng sở dĩ gọi là Tam Thanh vì nơi đây xưa kia vốn thờ đạo giáo, và Tam Thanh chính là Ngọc Thanh, Thượng Thanh và Thái Thanh, tức ba cõi tiên. Về sau Đạo giáo phai mờ dần, người ta mới đưa Phật giáo vào để thờ cúng.
Nói về LẠNG SƠN, thì “Sơn” chắc chắn là “núi” còn “Lạng” đã được tác giả Nguyễn Duy Hinh chỉ ra là phiên âm Hán Việt của chữ “Lũng” trong tiếng Tày – Nùng với nghĩa “thung lũng”. Và như vậy “Lạng Sơn” là xứ sở của những đồi núi và thung lũng.
Chia sẻ thêm bạn bài ca dao 🌼Tháng Chạp Là Tháng Trồng Khoai🌼
Giải Thích Câu Ca Dao Đồng Đăng Có Phố Kỳ Lừa
Kho tàng ca dao dân ca của nước ta có rất nhiều bài viết về đề tài ca ngợi vẻ đẹp quê hương đất nước. Tiêu biểu chính là bài ca dao:
“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em”
Ngay ở câu đầu tiên chúng ta có thể dễ dàng nhận ra ông cha ta đang muốn nói đến về vùng đất Đồng Đăng một mảnh đất địa đầu của tổ quốc. Đây là những tên phố tên chùa nổi tiếng ở nước ta xưa và nay. Bài ca dao không chỉ ca ngợi cảnh đẹp của quê hương đất nước mà còn mang ý nghĩa viết về tình yêu đôi lứa. Điều này được thể hiện rõ hơn ở hai câu cuối. Lời ca dao giống như lời bày tỏ tình yêu chân thành, nồng nhiệt nhưng vẫn hết sức kín đáo tế nhị của chàng trai đối với cô gái.
Anh và em chính là chủ thể và đối tượng trữ tình của bài ca dao. Tình yêu đôi lứa hòa quyện vào cùng với tình yêu quê hương đất nước. Tác giả dân gian đã sử dụng điệp từ một cách lên tiếp. Khẳng định vẻ đẹp thiên nhiên với đầy đủ từ núi đến con phố Kỳ Lừa sầm uất nằm ở bên sông Kỳ Cùng.
Hình ảnh tượng đá nàng Tô Thị ở trên đỉnh núi đã tồn tại từ lâu đời như thẩm định sự thủy chung son sắt của nàng Tô Thị đã dầm mưa dãi nắng mấy nghìn năm để chờ chồng. Câu ca dao còn làm nổi bật lên một không gian Phật giáo đó chính là chùa Tam Thanh. Đây là một ngôi chùa nhưng ẩn sâu trong hang đá mang dáng vẻ u tịch tự ngàn xưa. Điệp từ có ở hai câu ca dao đầu đã khẳng định niềm xem em hứng thú và tự hào không chỉ của người dân xứ Lạng mà còn cả của những du khách khi đứng trước những vẻ đẹp cũng như những di tích văn hóa ở nơi đây.
Trong lịch sử chiến đấu của dân tộc đã ghi lại bao trang sử Anh hùng của người xứ Lạng. Ải Chi Lăng, Quỷ Môn Quan đã gắn liền với những giai thoại làm khiếp sợ lũ quân xâm lược phong kiến phương Bắc. Đó là lịch sử đáng tự hào của người dân xứ Lạng. Chính vì vậy nên nhân vật trữ tình anh mới tha thiết và có lòng mời những ai yêu cái đẹp đến với xứ Lạng cùng anh.
Hai câu tiếp theo là lời nhắn gọi của chàng trai:
“Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em”
Đại từ phiếm chỉ “ai” để nói về tất cả mọi người, để nói về cô gái mà chàng trai đang muốn gửi lời nhớ thương. Đó chính là cô gái được chàng trai mời lên xứ Lạng để thăm những cảnh vật nơi đó. Cách gọi em bằng ai khiến cho đối tượng tỏ tình trở thành gián tiếp là từ xác định trở thành không xác định được. Đây chính là các chàng trai bày tỏ tình cảm của mình khiến cho nó không trở nên đường đột khó chấp nhận mà có ý tứ sâu xa.
Hai từ “bõ công” có nghĩa là đáng công sức và khỏi uổng công. Công lao ở đây không phải là công của chàng trai mà là công của đấng sinh thành cha mẹ. Ý nghĩa của câu ca dao này chính là à muốn nhắn nhủ tới cô gái nếu như bỏ lỡ dịp lên xứ Lạng lần này thì thật là uổng phí.
Xứ Lạng đi xa xôi nhưng có nhiều cảnh đẹp có nhiều người hùng với những chiến công làm rạng rỡ non sông đất nước. Và nhân vật trữ tình anh tin rằng khi em đến với nơi đây thì thì cảnh vật và tình cảm sẽ càng nên đẹp và quyến rũ. Trên quê hương tươi đẹp ấy chúng ta sẽ thành đôi và chung tay xây dựng cuộc đời chung làm cho sự sống sinh sôi mãi mãi.
Quê hương đẹp là vậy thân thiết là vậy, con người đáng yêu như thế thì hỏi làm sao không yêu thương, không quý trọng và hãnh diện tự hào. Bài ca dao đã kết thành tình yêu quê hương sâu nặng nghĩa tình và tình yêu đôi lứa. Lời ca dao không chỉ giới thiệu về vẻ đẹp kỳ thú của xứ Lạng mà còn là lời tỏ tình chân thành say đắm của chàng trai với người thương.
Có thể xem đây là một trong những bài ca dao hay nhất trong chùm bài về đề tài ca ngợi cảnh đẹp quê hương, đất nước. Thật không khó có thể nhận ra hai câu đầu giới thiệu Đồng Đăng, đó chính là mảnh đất địa đầu Tổ quốc với những tên núi, tên phố, tên chùa nổi tiếng xưa nay. Với hai câu thơ sau chính như là lời mời mọc du khách lên thăm xứ Lạng. Và khi thoạt nghe tưởng như đây chi là bài ca dao ca ngợi cảnh đẹp của chính quê hương đất nước nhưng dường như khi đã đọc kĩ thì thấy nó còn là một bài ca dao về tình yêu đôi lứa. Và với việc thông qua việc giới thiệu cảnh đẹp của quê hương, thì dường như chàng trai bày tỏ tình yêu chân thành, nồng nhiệt mà vẫn hết sức kín đáo, tế nhị của mình.
Thật dễ có thể nhận thấy hai nhân vật anh và em chính là chủ thể và đối tượng trữ tình của bài ca dao này. Ta như thấy ở đây, chính tình yêu quê hương đất nước và tình yêu đối lứa cũng như đã gắn bó hòa quyện làm một và tình yêu đôi lứa giữ vai trò là cảm xúc chủ đạo trong bài thơ đặc sắc này:
Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh…
Sử dụng đặc sắc và tài tình điệp từ có được nhắc lại ba lần liên tiếp (có phố, có nàng, có chùa). Và chính những sự kết hợp với nhịp thơ như đã trở lên dồn dập thể hiện sự hứng khởi cao độ cùng với những tình cảm gắn bó thiết tha của chàng trai đối với quê hương. Có thể thấy được xứ Lạng tuy xa xôi một chút, núi rừng một chút nhưng rất đẹp và rất đáng tự hào biết bao nhiêu.
Có thể nói rằng thiên nhiên nơi đây kì thú hiếm nơi nào có. Và cả con phố Kì Lừa sầm uất ở bên sông Kỳ Cùng, và như của ngon vật lạ chẳng thiểu thứ gì cả. Có thể nói rằng hình ảnh tượng đá nàng Tô Thị ờ trên đỉnh núi, như nói lên sự thủy chung son sắt chờ chồng nắng mưa dãi dầu mấy nghìn năm. Vẫn còn đó chính là ngôi chùa Tam Thanh cũng như đã ẩn sâu trong hang đá, cõi Phật lùi vào chốn u tịch, và dường như cũng chỉ nghe thấy tiếng nước từ những nhũ đá nhỏ giọt thánh thót, đếm thời gian, tự ngàn xưa.
Ta như thấy được chính xứ Lạng của anh đẹp như vậy đó. Có cả những hình sông dáng núi, phố thị, chùa chiền và các danh thắng liên kết với nhau, tạc nên một khung cảnh tuyệt vời khiến cho những văn nhân, cũng như các tài tử đã từng tới đây đều để trái tim mình rung động thành thơ.
Vẫn còn đó những trang lịch sử giữ nước của dân tộc Việt đã ghi lại bao trang sử anh hùng của người xứ Lạng. Vẫn còn sừng sững một ải Chi Lăng hiểm trở, một cái tên Quỷ Môn Quan dường như cũng đã gắn liền với giai thoại thập nhân khứ, nhất nhân hoan (mười người đi chỉ có một người trở về) cũng như đã làm khiếp sợ đời đời lũ quân xâm lược phong kiến phương Bắc, và như cũng đã đáng tự hào lắm thay. Và vậy nên anh tha thiết mời đối với những ai có lòng yêu cái Đẹp, hãy lên xứ Lạng cùng anh!
Ta như thấy được hai câu ca dao trên không chi nhằm giới thiệu về cảnh đẹp xứ Lạng mà còn là lời bày tỏ tình yêu quê hương thắm thiết của chàng trai. Và dường như đúng là có cả hai ý ấy nhưng đó mới chỉ là cơ sở và điều kiện, còn nguyên nhân và cũng đúng với mục đích của sự giới thiệu hào hứng say mê ấy lại thuộc về chỗ khác. Điều này dường như ta đã được bài ca dao thể hiện một cách kín đáo, tế nhị:
Ai lên xứ Lạng cùng anh,
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
Có thể thấy được đại từ phiếm chỉ Ai nhiều lần xuất hiện trong ca dao, nhất là trong ca dao tỏ tình. Và từ “ai” ở đây chính là em, là cô gái được chàng trai tha thiết mời lên xứ Lạng. Có thể thấy được chính cách gọi em bằng “ai” làm cho đối tượng tỏ tình trực tiếp trở thành gián tiếp, xác định trở thành không xác định. Đây là cái “mẹo” giúp chàng trai tránh được sự đường đột khó nói mà vẫn ngỏ được ý mình và khiến cho cách tỏ bày càng thêm tình tứ.
Chỉ với hai từ bõ công có nghĩa là xứng công hay là sự đáng công, khỏi uổng công. Mà từ công ờ đây là công sinh thành của bác mẹ đó chính là cách gọi theo lối xưa – tức là cha mẹ). Và ta như thấy được theo suy nghĩ của chàng trai, nếu như mà cô gái bỏ lỡ dịp may lên xứ Lạng thì quả là uổng phí biết bao nhiêu.
Câu thơ “Em hãy lên xứ Lạng cùng anh, cho Bõ công bác mẹ sinh thành ra em” như cũng đã nói người con gái nết na xinh đẹp mà anh thầm yêu trộm nhớ. Và khii em bên anh, chúng ta dường như cũng sẽ cùng nhau thưởng thức những hương vị lạ lùng của nhiều sản vật bày bán ở phố chợ Kì Lừa sầm uất, và dường như cũng cùng thấm thía bài học nghĩa tình thủy chung ẩn chứa trong bức tượng nàng Tô Thị bồng con ngóng chồng. Hai ta như cũng sẽcùng lắng nghe cho thấu tận tâm linh cái không khí thiêng liêng của cảnh chùa Tam Thanh u tịch.
Và dường như chính xứ Lạng tuy xa xôi nhưng cảnh đẹp, và cả con người hùng với nhiều chiến công làm rạng rỡ non sông. Thì lúc này anh luôn tin rằng, nếu như có em bên cạnh thì cảnh ấy, thì chính tình này sẽ cảng đẹp đẽ hơn nó như sẽ quyến rũ bội phần. Và trên quê hương yêu dấu đẹp đẽ, đẹp như gấm như hoa, chúng ta sẽ cùng với nhau chung tay xây dựng cuộc đời làm cho sự sống mãi mãi sinh sôi.
Quê hương là như thế đó ta như thấy được con người như thế, hỏi làm sao không thương, không quý, không hãnh điện tự hào sao được cơ chứ. Có thể nói tất cả cảm xúc trong bài ca dao trên đã kết thành một tình yêu mênh mông, sâu nặng nghĩa tình. Vfa đây chính là lời giới thiệu về vẻ đẹp kì thú của quê hương xứ Lạng thú vị thay lại là lời tỏ tình say đắm, chân thành của chàng trai với người yêu. Và có thể nói trong thơ ca, ý ở ngoài lời là vậy.
Nhất định đừng bỏ qua bài ca dao 🍁Trong Đầm Gì Đẹp Bằng Sen🍁 với những nội dung đặc sắc nhất.
4 Mẫu Phân Tích Bài Thơ Đồng Đăng Có Phố Kỳ Lừa Hay Nhất
Mẫu 1
Đây là một trong những bài ca dao hay nhất trong chùm bài về đề tài ca ngợi cảnh đẹp đất nước. Hai câu đầu giới thiệu Đồng Đăng – mảnh đất địa đầu Tổ quốc với những tên núi, tên phố, tên chùa nổi tiếng xưa nay. Hai câu thơ sau là lời mời mọc du khách lên thăm xứ Lạng. Thoạt nghe tưởng như đây chỉ là bài ca dao ca ngợi cảnh đẹp quê hương đất nước nhưng đọc kĩ thì thấy nó còn là một bài ca dao về tình yêu đôi lứa. Thông qua việc giới thiệu cảnh đẹp của quê hương, chàng trai bày tỏ tình yêu chân thành, nồng nhiệt mà vẫn hết sức kín đáo, tế nhị của mình.
Hai nhân vật anh và em chính là chủ thể và đối tượng trữ tình của bài ca dao này. Ở đây, tình yêu quê hương đất nước và tình yêu đối lứa đã gắn bó hòa quyện làm một và tình yêu đôi lứa giữ vai trò là cảm xúc chủ đạo trong bài thơ:
Đồng Đăng có phố Kì Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh Ai lên xứ Lạng cùng anh…
Điệp từ có được nhắc lại ba lần liên tiếp (có phố, có nàng, có chùa), kết hợp với nhịp thơ dồn dập thể hiện sự hứng khởi cao độ cùng tình cảm gắn bó thiết tha của chàng trai đối với quê hương. Xứ Lạng tuy xa xôi một chút, núi rừng một chút nhưng rất đẹp và rất đáng tự hào!
Thiên nhiên nơi đây kì thú hiếm nơi nào có. Phố Kì Lừa sầm uất ở bên sông Kỳ Cùng; của ngon vật lạ chẳng thiểu thứ chi. Tượng đá nàng Tô Thị ờ trên đỉnh núi, Thủy chung son sắt chờ chồng nắng mưa dãi dầu mấy nghìn năm. Chùa Tam Thanh ẩn sâu trong hang đá, cõi Phật lùi vào chốn u tịch, chỉ nghe thấy tiếng nước từ những nhũ đá nhỏ giọt thánh thót, đếm thời gian, tự ngàn xưa.
Xứ Lạng của anh đẹp như vậy đó! Sông núi, phố thị, chùa chiền, danh thắng liên kết với nhau, tạc nên một khung cảnh tuyệt vời khiến cho những văn nhân, tài tử đã từng tới đây đều để trái tim mình rung động thành thơ.
Lịch sử giữ nước của dân tộc Việt đã ghi lại bao trang sử anh hùng của người xứ Lạng. Một ải Chi Lăng hiểm trở, một cái tên Quỷ Môn Quan gắn liền với giai thoại thập nhân khứ, nhất nhân hoan (mười người đi chỉ có một người trở về) đã làm khiếp sợ đời đời lũ quân xâm lược phong kiến phương Bắc, cũng đáng tự hào lắm thay! Vậy nên anh tha thiết mời những ai có lòng yêu cái Đẹp, hãy lên xứ Lạng cùng anh!
Hai câu ca dao trên không chỉ nhằm giới thiệu về cảnh đẹp xứ Lạng mà còn là lời bày tỏ tình yêu quê hương thắm thiết của chàng trai. Đúng là có cả hai ý ấy nhưng đó mới chỉ là cơ sở và điều kiện, còn nguyên nhân và mục đích của sự giới thiệu hào hứng say mê ấy lại thuộc về chỗ khác. Điều này được bài ca dao thể hiện một cách kín đáo, tế nhị:
Ai lên xứ Lạng cùng anh,
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
Đại từ phiếm chỉ Ai nhiều lần xuất hiện trong ca dao, nhất là trong ca dao tỏ tình. Ai ở đây chính là em, là cô gái được chàng trai tha thiết mời lên xứ Lạng. Cách gọi em bằng Ai làm cho đối tượng tỏ tình trực tiếp trở thành gián tiếp, xác định trở thành không xác định. Đây là cái “mẹo” giúp chàng trai tránh được sự đường đột khó nói mà vẫn ngỏ được ý mình và khiến cho cách tỏ bày càng thêm tình tứ.
Hai từ bõ công có nghĩa là xứng công, đáng công, khỏi uổng công. Mà công ờ đây là công sinh thành của bác mẹ (cách gọi theo lối xưa – tức là cha mẹ). Theo suy nghĩ của chàng trai, nếu cô gái bỏ lỡ dịp may lên xứ Lạng thì quả là uổng phí!
Em hãy lên xứ Lạng cùng anh, cho Bõ công bác mẹ sinh thành ra em – người con gái nết na xinh đẹp mà anh thầm yêu trộm nhớ. Em bên anh, chúng ta sẽ cùng nhau thưởng thức những hương vị lạ lùng của nhiều sản vật bày bán ở phố chợ Kì Lừa sầm uất, cùng thấm thía bài học nghĩa tình thủy chung ẩn chứa trong bức tượng nàng Tô Thị bồng con ngóng chồng, cùng lắng nghe cho thấu tận tâm linh cái không khí thiêng liêng của cảnh chùa Tam Thanh u tịch.
Xứ Lạng tuy xa xôi nhưng cảnh đẹp, người hùng với nhiều chiến công làm rạng rỡ non sông. Anh tin rằng, nếu có em bên cạnh thì cảnh ấy, tình này sẽ cảng đẹp đẽ, quyến rũ bội phần. Trên quê hương yêu dấu đẹp như gấm như hoa, chúng ta sẽ chung tay xây dựng cuộc đời làm cho sự sống mãi mãi sinh sôi.
Quê hương như thế, con người như thế, hỏi làm sao không thương, không quý, không hãnh điện tự hào? Tất cả cảm xúc trong bài ca dao trên đã kết thành một tình yêu mênh mông, sâu nặng nghĩa tình. Thì ra lời giới thiệu về vẻ đẹp kì thú của quê hương xứ Lạng thú vị thay lại là lời tỏ tình say đắm, chân thành của chàng trai với người yêu. Trong thơ ca, ý ở ngoài lời là vậy.
Mẫu 2
“Đồng Đăng có phố Kì Lừa” là một bài ca dao cổ. Có điều kì diệu là hầu như người Việt Nam nào, ngay từ thủa ấu thơ cũng đều thuộc và hát bài ca dao này. Trong tập thơ chữ Hán “Quế Sơn thi tập”, Nguyễn Khuyến đã dịch bài ca dao nào ra thơ chữ Hán, theo thể hành trường thiên, gồm 28 câu thứ tự :
Đồng Đăng hữu phố
Kỳ Lừa quyết danh
Thạch hữu Tô Thị
Tự hữu Tam Thanh
Dư giã giai hĩ
Vô thiếm sơ sinh….
Đối chiếu thơ chữ Hán của Tam Nguyên Yên Đổ, ta có thể xác định được diện mạo bài ca dao gồm có 14 câu lục bát. Bài ca dao là lời nhắn gửi bạn tình phương xa, cùng anh lên xứ Lạng, nói như thi sĩ Tản Đà, đó là ” Thư đưa người tình không quen biết” nghe mênh mang. Hai câu cuối máng như một lời sấm kí truyền kì :
Bao giờ chùa lở xuống sông
Đá tảng trôi mất, ngô đồng chơ vơ
Bốn câu trong đoạn đầu là hay nhất, dễ hiểu nhất :
Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em…
Hai câu đầu với cách ngắt nhịp 2/4/4/4/bằng 3 nét vẽ, nhà thơ dân gian đã giới thiệu một cách khái quát cảnh sắc Đồng Đăng thuộc tỉnh Lạng Sơn của đất nước ta :
Đồng Đăng /có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị /có chùa Tam Thanh
Phố Kỳ Lừa có chợ Kỳ Lừa nổi tiếng phồn hoa đô hội. Đó là một chợ biên giới Việt – Trung, không chỉ phong phú về hàng hóa, về lâm thổ sản mà còn nổi tiếng về chợ tình vùng cao. Giai điệu dân ca miền núi lửng lơ, chơi vơi, với sắc phục màu chàm, với những ngựa thồ sa nhân, hồi, măng khô, mộc nhĩ, những cô gái, chàng trai Nùng, Thổ, Tày….quấn quýt bên nhau đã trở thành nếp sông vật chất tinh thần, một nét đẹp văn hóa giầu bản sắc đã bao đời nay. Mấy trăm năm trước đã thế, ngày nay vẫn thế, tuy màu sắc có hiện đại hơn. Ai một lần trong đời mình đi đến thăm phố Kỳ Lừa, đi xem chợ Kì Lừa ? Kì Lừa tiếng Thổ là Khău Lừ. Đồng bào Thổ Lạng Sơn gọi chợ Kỳ Lừa là háng Khău Lừ (háng : Chợ, khau : núi đất, lừ : lửa). Chợ Kỳ Lừa nằm gần bờ sông Kỳ Cùng ngày nay.
Đồng Đăng ” có nàng Tô Thị ” còn gọi là núi Vọng Phu, một huyền tích đầy lệ về bi kịch vợ chồng, về tình nghĩa thủy chung của người phụ nữ Việt Nam. Ở Lạng Sơn, núi Vọng Phu còn gọi là núi Tam Thanh. Núi có động lớn còn gọi là động Tam Thanh; trong động có chùa thờ Phật,nhiều tượng Phật được đục vào đá. Tương truyền nàng Tô Thị đã ôm con thơ, đứng trên núi này ngón chồng và hóa đá.
Hai câu ca dao đã giới thiệu và ca ngợi cảnh sắc kì thú hữu tình của Đồng Đăng, là “nơi phên dậu thứ ba về phía bắc” (Dư địa chí – Nguyễn Trãi) của Đại Việt. Nó như dẫn hồn người gần xa, những du khách chìm sâu vào huyền tích, huyền thoại, tìm thấy bao niềm vui, bao nỗi buồn man mác, bâng khuâng về một địa danh trên ải Bắc, giàu truyền thống lịch sử và có nền văn hóa lâu đời.
Chữ “có” được điệp lại 3 lần diễn tả niềm say mê, hứng thú và tự hào của người dân xứ Lạng, của du khách khi đứng trước bao cảnh đẹp, bao di tích văn hóa. Cũng là lối tả ít mà gợi nhiều, hai câu ca đã mở ra một không gian nghệ thuật, như một cuộn phim mầu. Cảnh vật từ từ xuất hiện : Phố Kì Lừa, nàng Tô Thị, chùa Tam Thanh….có biết bao liên tưởng đồng hiện về cảnh vật, con người nơi đây.
Vê mặt cấu trúc, hai câu ca dao này mang tính định hình cho những bài nói về quê hương đất nước :
– Bắc Cạn có suối đãi vàng
Có hồ Ba Bể có nàng áo xanh
– Bình Định có núi Vọng Phu
Có đầm Thị Nại có cù lao xanh
Hai câu tiếp theo là lời nhắn gọi, vẫy gọi :
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em…
Mẫu 3
“Ai” là đại từ phiếm chỉ, nói về tất cả mọi người. Đọc ca dao, nghe hát dân ca nhiều lúc ta cảm nhận có mình trong đó. Trong ca dao dân ca, trong văn cảnh này, chữ “ai” thường hướng vế những cô gái xinh đẹp trên mọi miền đất nước. “Ai lên xứ Lạng cùng anh” để có đôi, có bạn tình cùng san sẻ niềm vui nơi phồn hoa đô hội. Được ” cùng anh” hành hương đến vãn cảnh chùa Tam Thanh, đến chiêm ngưỡng nàng Tô Thị, em sẽ “cùng anh” đi chơi phố, chơi chợ Kỳ Lừa. Hai chữ “cùng anh” – cùng sánh vai anh, thể hiện chất phong tình, hào hoa của chàng trai đang nhắn gọi, vẫy gọi trong du xuân, trẩy hội :
Dập dìu đôi lứa thanh xuân
Cùng đi trẩy hội chùa gần chùa xa.
Có đi lên xứ Lạng ” cùng anh” mới thỏa nỗi ước mong, mới ” bõ công bác mẹ sinh thành ra em”, kẻo phí đi, kẻo hoài đi một thời xuân trẻ. “Bõ công” nghĩa là đáng công, xứng công. Công ở đây là công sinh thành của cha mẹ đã sinh đẻ, bú mớm, nâng niu, nuôi dưỡng, dạy bảo em nên người. “Công cha nghĩa mẹ đức cù lao”. Chữ ” bác mẹ” nghĩa là cha mẹ, một cách gọi tôn kính người cha. Với phong cách phong tình hào hoa, với lối nói thậm xưng, tác giả đã ca ngợi cảnh đẹp Đồng Đăng là một cảnh đẹp hiếm có trên đời. Một cách tỏ tình bâng quơ thế mà đã làm xao xuyến tâm hồn bao thiếu nữ gần xa xưa nay.
Những tiếng ” ai về”, ” ai lên”, “ai qua”… trong ca dao, dân ca rất tình tứ, ý vị. Tình non nước, tình yêu lứa đôi được diễn tả một cách nồng nàn, say mê :
– Ai lên Đồng Tỉnh, Huê Cầu
Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm
Nào ai đi chợ Thanh lâm
Mua anh một áo vải thâm hạt dền
-Ai về Tuy Phước ăn nem
Ghé qua Hưng Thịnh mà xem Tháp Chàm
Đoạn ca dao trên đây đã phản ảnh một nét đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam: Đó là tình yêu quê hương đất nước, là niềm khao khát được sống trong tình duyên hạnh phúc khi lễ hội mùa xuân về
Chất dân dã với chất phong tình hào hoa, vẻ đẹp văn hóa với sinh hoạt đời thường kết hợp một cách hài hòa nên thơ. Phép liệt kê, cách nói thậm xưng đã tạo nên sức hấp dẫn hồn nhiên, tình tứ, gợi cảm.
Đọc đoạn ca dao trên, ta như được sống lại trong không khí lễ hội mùa xuân, tưởng như đang được cùng “ai” hành hương về Đồng Đăng xứ Lạng, cùng đến chơi phố, chơi chợ Kì Lừa, cùng say mê ngắm nàng Vọng Phu, cùng thăm hang động, chùa Tam Thanh. Để rồi cùng ai trầm ngâm :
” Ai ơi đứng lại mà trông
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”
Đây là một trong những bài ca dao hay nhất trong chùm bài về đề tài ca ngợi cảnh đẹp đất nước. Hai câu đầu giới thiệu Đồng Đăng – mảnh đất địa đầu Tổ quốc với những tên núi, tên phố, tên chùa nổi tiếng xưa nay. Hai câu thơ sau là lời mời mọc du khách lên thăm xứ Lạng. Thoạt nghe tưởng như đây chi là bài ca dao ca ngợi cảnh đẹp quê hương đất nước nhưng đọc kĩ thì thấy nó còn là một bài ca dao về tình yêu đôi lứa. Thông qua việc giới thiệu cảnh đẹp của quê hương, chàng trai bày tỏ tình yêu chân thành, nồng nhiệt mà vẫn hết sức kín đáo, tế nhị của mình.
Hai nhân vật anh và em chính là chủ thể và đối tượng trữ tình của bài ca dao này. Ở đây, tình yêu quê hương đất nước và tình yêu đối lứa đã gắn bó hòa quyện làm một và tình yêu đôi lứa giữ vai trò là cảm xúc chủ đạo trong bài thơ:
Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh…
Điệp từ có được nhắc lại ba lần liên tiếp (có phố, có nàng, có chùa), kết hợp với nhịp thơ dồn dập thể hiện sự hứng khởi cao độ cùng tình cảm gắn bó thiết tha của chàng trai đối với quê hương. Xứ Lạng tuy xa xôi một chút, núi rừng một chút nhưng rất đẹp và rất đáng tự hào!
Thiên nhiên nơi đây kì thú hiếm nơi nào có. Phố Kì Lừa sầm uất ở bên sông Kỳ Cùng; của ngon vật lạ chẳng thiểu thứ chi. Tượng đá nàng Tô Thị ờ trên đỉnh núi, Thủy chung son sắt chờ chồng nắng mưa dãi dầu mấy nghìn năm. Chùa Tam Thanh ẩn sâu trong hang đá, cõi Phật lùi vào chốn u tịch, chỉ nghe thấy tiếng nước từ những nhũ đá nhỏ giọt thánh thót, đếm thời gian, tự ngàn xưa.
Xứ Lạng của anh đẹp như vậy đó! Sông núi, phố thị, chùa chiền, danh thắng liên kết với nhau, tạc nên một khung cảnh tuyệt vời khiến cho những văn nhân, tài tử đã từng tới đây đều để trái tim mình rung động thành thơ.
Lịch sử giữ nước của dân tộc Việt đã ghi lại bao trang sử anh hùng của người xứ Lạng. Một ải Chi Lăng hiểm trở, một cái tên Quỷ Môn Quan gắn liền với giai thoại thập nhân khứ, nhất nhân hoan (mười người đi chỉ có một người trở về) đã làm khiếp sợ đời đời lũ quân xâm lược phong kiến phương Bắc, cũng đáng tự hào lắm thay! Vậy nên anh tha thiết mời những ai có lòng yêu cái Đẹp, hãy lên xứ Lạng cùng anh!
Hai câu ca dao trên không chi nhằm giới thiệu về cảnh đẹp xứ Lạng mà còn là lời bày tỏ tình yêu quê hương thắm thiết của chàng trai. Đúng là có cả hai ý ấy nhưng đó mới chỉ là cơ sở và điều kiện, còn nguyên nhân và mục đích của sự giới thiệu hào hứng say mê ấy lại thuộc về chỗ khác. Điều này được bài ca dao thể hiện một cách kín đáo, tế nhị:
Ai lên xứ Lạng cùng anh,
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
Đại từ phiếm chỉ Ai nhiều lần xuất hiện trong ca dao, nhất là trong ca dao tỏ tình. Ai ở đây chính là em, là cô gái được chàng trai tha thiết mời lên xứ Lạng. Cách gọi em bằng Ai làm cho đối tượng tỏ tình trực tiếp trở thành gián tiếp, xác định trở thành không xác định. Đây là cái “mẹo” giúp chàng trai tránh được sự đường đột khó nói mà vẫn ngỏ được ý mình và khiến cho cách tỏ bày càng thêm tình tứ.
Hai từ bõ công có nghĩa là xứng công, đáng công, khỏi uổng công. Mà công ờ đây là công sinh thành của bác mẹ (cách gọi theo lối xưa – tức là cha mẹ). Theo suy nghĩ của chàng trai, nếu cô gái bỏ lỡ dịp may lên xứ Lạng thì quả là uổng phí!Em hãy lên xứ Lạng cùng anh, cho Bõ công bác mẹ sinh thành ra em – người con gái nết na xinh đẹp mà anh thầm yêu trộm nhớ. Em bên anh, chúng ta sẽ cùng nhau thưởng thức những hương vị lạ lùng của nhiều sản vật bày bán ở phố chợ Kì Lừa sầm uất, cùng thấm thía bài học nghĩa tình thủy chung ẩn chứa trong bức tượng nàng Tô Thị bồng con ngóng chồng, cùng lắng nghe cho thấu tận tâm linh cái không khí thiêng liêng của cảnh chùa Tam Thanh u tịch.
Xứ Lạng tuy xa xôi nhưng cảnh đẹp, người hùng với nhiều chiến công làm rạng rỡ non sông. Anh tin rằng, nếu có em bên cạnh thì cảnh ấy, tình này sẽ cảng đẹp đẽ, quyến rũ bội phần. Trên quê hương yêu dấu đẹp như gấm như hoa, chúng ta sẽ chung tay xây dựng cuộc đời làm cho sự sống mãi mãi sinh sôi.
Quê hương như thế, con người như thế, hỏi làm sao không thương, không quý, không hãnh điện tự hào?! Tất cả cảm xúc trong bài ca dao trên đã kết thành một tình yêu mênh mông, sâu nặng nghĩa tình. Thì ra lời giới thiệu về vẻ đẹp kì thú của quê hương xứ Lạng thú vị thay lại là lời tỏ tình say đắm, chân thành của chàng trai với người yêu. Trong thơ ca, ý ở ngoài lời là vậy.
Mẫu 4
Ca dao nằm trong kho tàng dân gian của Việt Nam, nó thể hiện những suy nghĩ trăn trở của người dân thời xưa. Thể hiện những tâm tư tình cảm gắn liền với đời sống lứa đôi, đời sống lao động của người dân ta
Bài ca dao này nhằm ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người của dân tộc ta. Bài ca dao nằm trong đề tài ca ngợi vẻ đẹp của quê hương Việt Nam từ Bắc tới Nam từ Đông sang Tây. Khắp nơi trên khắp mọi miền của tổ quốc.
Thông qua những vẻ đẹp của thiên nhiên người xưa muốn gửi gắm tình cảm thầm kín sâu sắc của người con trai dành cho người con gái mà mình yêu thương một cách kín đáo, thông qua việc giới thiệu vẻ đẹp của quê hương mình để mời gọi cô gái tới làm dâu
Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh?
Trong bài thơ này “điệp từ” có được tác giả nhắc tới nhiều lần thể hiện sự trù phú, giàu đẹp của quê hương chàng trai. Nhịp bài thơ nhanh chậm khác nhau thể hiện tâm trạng phấn khởi, của chàng trai khi giới thiệu với cô gái mình yêu thương về quê hương của mình.
Một vùng quê giáp biên giới xa xôi “Xứ Lạng” nhưng có nhiều danh lam thắng cảnh tươi thắm. Có những di tích đáng tự hào như tượng nàng Tô Thị- một người phụ nữ tượng trưng cho sự thủy chung son sắc, ôm con chờ chồng tới hóa đá.
Chùa Tam Thanh là một ngôi chùa cổ kính nằm sâu trong hang đó, là một chốn thanh tịnh chỉ nghe được tiếng nước từ thạch nghĩ nhỏ xuống đất du dương thánh thót như những tiếng hát.
Người dân xứ Lạng là những con anh hùng để lại nhiều chiến công hiển hách như trận ải Chi Lăng, Quỷ Môn Quan đã để lại nhiều chiến công lẫy lừng, tạo nên nỗi khiếp sợ cho nhiều tên giặc
Ai lên xứ Lạng cùng anh,
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
Trong câu hỏi của mình người con trai như ám chỉ sự mời gọi đầy yêu thương, với người con gái. Hãy đi cùng anh chúng ta lên với xứ Lạng tươi đẹp, để một lần được ngắm tận mắt những di tích lịch sử nổi tiếng kia. Một lần được tới xứ Lạng xứng đáng một kiếp người sống trên đời.
Hai câu thơ thể hiện sự mời gọi tha thiết của người con trai với cô gái của mình. Xứ Lạng tuy có xa xôi nhưng cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp, con người ở đây cũng vô cùng mến khách. Xứ Lạng còn giáp cửa khẩu với Trung Quốc là nơi buôn bán giao thương vô cùng sầm uất, có thể mang lại nhiều kinh nghiệm sống cho con người.
Một quê hương đáng tự hào hỏi làm sao mà chúng ta không yêu mến, quý trọng và hãnh diện về nó. Lời bài ca dao thể hiện sự mời gọi của chàng trai đối với cô gái của mình hãy cùng anh về thăm quê hương xứ Lạng thăm những di tích nổi tiếng, thăm con người thân thiện, mộc mạc nơi đây.
Thông qua lời mời gọi này ta thấy được tình cảm chân thành thiết tha của chàng trai dành cho người con gái mình yêu thương.
Mời bạn đọc tham khảo thêm bài ca dao 💚Cao Su Đi Dễ Khó Về💚 và các mẫu bài phân tích hay.