Đường Vô Xứ Nghệ Quanh Quanh [Nội Dung Bài Thơ + Cảm Nhận]

Bài Thơ Đường Vô Xứ Nghệ Quanh Quanh ✅ Những Dị Bản và Cảm Nhận Bài Ca Dao Đường Vô Xứ Nghệ Quanh Quanh.

Bài Thơ Đường Vô Xứ Nghệ Quanh Quanh

“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.”

Chia sẻ bạn chùm ❤️️Thơ Về Nghệ An ❤️️55+ Bài Thơ, Ca Dao Tục Ngữ Về Quảng Bình hay.

Những Dị Bản Bài Ca Dao Đường Vô Xứ Nghệ Quanh Quanh

Dị bản 1

Đường vô xứ Nghệ rành rành,
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Ai vô xứ Nghệ thì vô…

Dị bản 2

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng.

Dị bản 3

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang
Phá Tam Giang ngày rày đã cạn
Truông Nhà Hồ nội tán phá tan
Đường vô muôn dặm quan san
Anh vô anh được bình an em mừng

Dị bản 4

Đường vô xứ Quảng quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Có thể bạn sẽ thích 👉Thơ Về Hà Tĩnh ❤️️50+ Bài Thơ, Ca Dao Về Hà Tĩnh Hay Nhất 

Cảm Nhận Bài Ca Dao Đường Vô Xứ Nghệ Quanh Quanh

Trong kho tàng ca dao, dân ca, mảng đề tài về quê hương, đất nước chiếm một số lượng không hề nhỏ. Tình yêu quê hương, đất nước, con người và niềm tự hào là cảm xúc chủ đạo trong kho tàng ca dao, dân ca. Một trong số đó chính là hai câu ca dao:

“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.”

Hai câu ca dao ngắn ngủi nhưng đã thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp của xứ Nghệ nói riêng và vẻ đẹp của đất nước Việt Nam nói chung.

Khung cảnh thiên nhiên mở ra trước mắt đọc giả như một bức tranh với nhiều gam màu sắc khác nhau: “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh”. Con đường đến với xứ Nghệ quê Bác “quanh quanh”. Điệp từ “quanh” như đang nhấn mạnh đến con đường quanh co đến với xứ Nghệ.

Ai trong chúng ta đều biết đến xứ Nghệ với vẻ đẹp thiên nhiên lẫn con người. Thiên nhiên hữu tình còn con người nơi đây luôn thân thiết, gần gũi, trìu mến. Họ sống bằng tất cả những tình cảm chân thành, họ trao cho nhau những hành động, lời nói đầy thân mật. Với người dân nơi đây, họ coi trọng chữ tình hơn bao giờ hết. Không chỉ trọng chữ tình mà con người xứ Nghệ cũng vô cùng tài giỏi, tri thức. Đến với xứ Nghệ là đến với mảnh đất tình yêu, đến với mảnh đất của sự gần gũi. Bất kỳ ai khi đến Nghệ An đều cảm thấy không có cảm giác một chút xa lạ nào.

Câu ca dao như một lời nhắn nhủ, mời mọc các du khách hãy đến thăm xứ Nghệ để trải nghiệm, tận hưởng xứ sở của những câu thơ ca, của nhạc họa, của tình người đằm thắm, ngọt ngào. Đây cũng chính là cách thể hiện tình yêu và niềm tự hào về quê hương của người dân nơi đây.

Tiếp theo là đến câu ca dao “Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa đầy mơ mông. “Non xanh nước biếc” – một bức tranh có đầy đủ cả núi, cả sông, có cả màu xanh của cây cối, núi rừng, có cả màu xanh của nước biếc. Ngoài việc sử dụng biện pháp nghệ thuật ra, câu ca dao đã có một sự kết hợp màu sắc vô cùng hoàn hảo. Có lẽ chúng ta sẽ hiếm thấy một bức tranh nào có cả hai màu xanh pha trộn vào nhau đến thế. Mỗi màu xanh tượng trưng cho một không gian khác nhau nhưng tựu chung lại vẫn là một bức tranh về xứ Nghệ vô cùng hoàn chỉnh.

Việc sử dụng biện pháp so sánh “như tranh họa đồ” cho thấy thiên nhiên xứ Nghệ đang hiện ra trước mắt người đọc giống như một bức tranh được họa lên, bức tranh “họa đồ”. Đây là một bức tranh đặc biệt bởi nó không chỉ được họa bằng màu sắc giữa cả những gam màu nóng và lạnh mà còn được họa bằng cả những câu từ mĩ miều, những biện pháp so sánh, nhân hóa, các tính từ miêu tả. Tất cả đã kết hợp cùng nhau để tạo nên một bức tranh họa đồ.

Chỉ với hai câu ca dao chúng ta đã có thể tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của xứ Nghệ thân thương. Nơi mà con người tài giỏi, trọng tình nghĩa. Nơi mà thiên nhiên là sự pha trộn giữa những gam màu sắc khác nhau. Bên cạnh đó, thông qua hai câu ca dao trên chúng ta cũng có thể thấy được vẻ đẹp của đất nước Việt Nam. Phong cảnh của mảnh đất hình chữ S vô cùng nên thơ trữ tình.

Dải đất hình chữ S này luôn mang cho mình những nét rất riêng, khung cảnh thiên nhiên dù ở bất kỳ tỉnh thành nào cũng đẹp tựa như một bức tranh với nhiều màu sắc pha trộn vào nhau và điểm xuyết trong mỗi bức tranh hữu tình ấy chính là sự xuất hiện của con người. Thông qua câu ca dao trên nói riêng và kho tàng dân ca nói chung, chúng ta đều thấy vẻ đẹp của con người Việt Nam hiện lên một cách đẹp lạ thường nhưng lồng trong đó vẫn là những nét giản dị vốn có. Con người Việt Nam vẫn luôn hiện lên với vẻ đẹp khiêm tốn, là những người trọng tình nghĩa.

Bên cạnh bài ca dao Đường Vô Xứ Nghệ Quanh Quanh, mời bạn đọc thư giãn với những bài thơ vui 👉Quốc Ca Thanh Hoá tại thohay.vn nhé!

Phân Tích Bài Ca Dao Đường Vô Xứ Huế Quanh Quanh

Bài ca dao ba câu lục bát, dừng lại ở câu lục, một hiện tượng độc đáo, ít thấy trong thơ ca dân gian:

“Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc nhu tranh họa đồ.
Ai vô xứ Huế thì vô…”

Có nhiều người cho rằng bài ca dao này nói về cảnh đẹp xứ Huế. Chưa đầy đủ. Không gian địa lí và không gian nghệ thuật được nói trong bài ca dao rộng lớn hơn nhiều.

Câu thứ nhất nói về “đường vô xứ Huế”, đó là con đường rất dài phải qua chí ít sáu tỉnh miền Trung (từ Bắc đi vào): Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Hai chữ “quanh quanh” gợi tả sự uốn lượn, khúc khuỷu, hiểm trở, gập ghềnh xa xôi. Ngày xưa vô Huế phải vượt qua “Hoành Sơn nhất đái” (một dải Hoành Sơn), phải vượt qua bao sông suối, núi đèo; sông Mã, sông Lam, sông La, sông Gianh, sông Thạch Hãn… đến sông Hương núi Ngự. Phải qua núi Hồng Lĩnh, đèo Ngang, lũy Thầy, truông Nhà Hồ, phá Tam Giang…

Hồng Sơn cao ngất mấy tầng,
Đò Cài mấy trượng là lòng bấy nhiêu !
(Nguyễn Du)
“Yêu em anh cũng muốn vô,
Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”
(Ca dao)

Câu thứ hai nêu lên một ấn tượng khái quát về cảnh sắc thiên nhiên trên “đường vô xứ Huê”. “Non xanh nước biếc” vừa là thành ngữ vừa là hình ảnh rất đẹp, có màu “xanh” bất tận của non, có màu “biếc” mê hồn của nước. Đó là cảnh sông núi tráng lệ, hùng vĩ, hữu tình, nên thơ… “Non xanh nước biếc” ấy lại được so sánh “như tranh họa đồ” gợi lên trong lòng người niềm tự hào về giang sơn gấm vóc, về quê hương đất nước kì thú, xinh đẹp, mến yêu.

Câu cuối là lời chào mời chân tinh, như một tiếng lòng vẫy gọi: “Ai vô xứ Huế thì vô“… Vô xứ Nghệ hay vô xứ Huế là đến với một miền quê rất đẹp, rất đáng yêu có “Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Bởi thế, nhà thơ Huy Cận mới viết:

… “Ai đi vô nơi đây
Xin dừng chân xứ Nghệ
Ai đi ra nơi này
Xin chân dừng xứ Nghệ.
Nghe câu hò ví giặm
Càng lắng lại càng sâu
Như sông La chảy chậm
Đọng bao thủa vui sầu”
(“Gởi bạn người Nghệ Tĩnh”)

Bài ca dao “Đường Vớ xứ Huế quanh quanh” đích thực là một viên ngọc trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam. Nó là bài ca về tình yêu và niềm tự hào đối với quê hương đất nước. Hình tượng mĩ lệ, vần điệu nhạc điệu du dương. Ba chữ “vô” rất mộc mạc đậm đà. Vần chân, vần lưng, điệp thanh phối hợp hài hòa: “quanh quanh – xanh – tranh”, “vô – đồ – vổ – vô“, gợi lên sự ân cần tha thiết. “Ai” là đại từ nhân xưng phiếm chỉ, nhưng người đọc, dù quê hương ở đâu vẫn cảm thấy mình đang được mời gọi.

Viết một bình luận