Giữa Sự Sống Và Cái Chết Tôi Chọn Sự Sống ❤️️ Bài Thơ Chọn ✅ Tìm Hiểu Chi Tiết Về Nội Dung, Ý Nghĩa, Hoàn Cảnh Ra Đời Của Bài Thơ.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Chọn Của Văn Cao
Văn Cao đã vĩnh biệt chúng ta, về với Thiên thai, Suối mơ, gần 30 năm rồi! Thiên tài ấy đã đi qua trần gian và đã để lại những kiệt tác đích thực, sáng chói, không bao giờ bị lãng quên. Một trong số những bài thơ ngắn, ý nghĩa của Văn Cao được nhiều người yêu thích phải kể đến đó là bài thơ Chọn. Dưới đây là nội dung bài thơ:
Chọn
Tác giả: Văn Cao
Giữa sự sống và sự chết
Tôi chọn sự sống
Để bảo vệ sự sống
Tôi chọn sự chết.
Chia sẻ bài thơ ❤️️Viên Xúc Xắc Mùa Thu ❤️️ Bên Cạnh Tìm Hiểu Câu Thơ Giữa Sự Sống Và Cái Chết Tôi Chọn Sự Sống
Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Chọn
Bài thơ “Chọn” được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Đây là một bài thơ ngắn được Văn Cao viết trong những ngày buồn của thời kỳ sau Nhân văn-Giai phẩm, theo thời gian được ghi chép lại thì vào 26-8-1957, nhạc sĩ Văn Cao đã viết nên bài thơ “Chọn” như một cách bày tỏ một ứng xử với đời.
Ý Nghĩa Giữa Sự Sống Và Cái Chết Tôi Chọn Sự Sống
Câu thơ Giữa sự sống và cái chết tôi chọn sự sống mang ý nghĩa gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Bài thơ Chọn của Văn cao rất ngắn, chỉ 19 từ. Trong đó có câu “Giữa sự sống và cái chết tôi chọn sự sống” thể hiện thái độ rõ ràng và dứt khoát giữa hai cái “sự”: sự sống và sự chết, thể hiện một thái độ triết học, một lựa chọn ngay thẳng, một ứng xử kẻ sĩ của Văn Cao.
Ngoài Bình Giảng Câu Giữa Sự Sống Và Cái Chết Tôi Chọn Sự Sống, Xem Thêm 🔰Bài Thơ Thời Gian [Văn Cao] 🔰Hay Đặc Sắc
Bình Giảng Giữa Sự Sống Và Cái Chết Tôi Chọn Sự Sống
Cùng Thohay.vn bình giảng về Giữa sự sống và cái chết tôi chọn sự sống và bài thơ Chọn của nhạc sĩ/ thi sĩ Văn Cao nhé!
Văn Cao được mệnh danh là nghệ sĩ trên nghệ sĩ. Một mình ôm mấy vùng ánh sáng. Sẽ có rượu và hoa trong mỗi lần nhớ – nghĩ đến ông. Ông là người đã yêu nhân dân, yêu Tổ quốc mình đến độ đớn đau, quặn thắt :
Tất cả tình yêu khát khao hy vọng
Bốc lên trong lòng
Rơi xuống những giọt nước mắt…
(Trường ca Những người trên cửa biển)
Tuy nhiên, mặc dù luôn hết mình cho các nhiệm vụ của Việt Minh nhưng cảm hứng lý tưởng Cách mạng này không tồn tại lâu với Văn Cao. Ông đã sớm nhận thức được các nhiệm vụ ấy khiến mình đau đớn như thế nào.
Theo như lời nhạc sĩ Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao kể lại thì ông đã rất hối hận với hành vi giết người của mình: “Với Văn Cao việc phải trừ khử một người là điều ông không hề muốn. Nhưng vì nhiệm vụ cách mạng, vì sự sống của muôn người nên bắt buộc ông phải ra tay tiêu diệt những tên Việt gian ngoan cố.”
Ta có thể hiểu ông qua những câu thơ ông để lại:
“Giữa sự sống và cái chết
Tôi chọn sự sống
Để bảo vệ sự sống
Tôi chọn sự chết”.
Trong Văn Cao có hai con người. Con người của nghệ thuật và con người làm cách mạng. Nhiều người muốn tìm hiểu phần con người thứ hai của ông, nhất là những sự kiện mọi người gọi là “thành tích phi thường” ông đã làm trong thời gian phụ trách Đội trừ gian những ông thường né tránh và ít khi nhắc đến.
Văn Cao yêu đất nước này bằng một tình yêu thiết tha, cháy bỏng. Ông phẫn nộ trước cảnh Đồng không nhà trống tan hoang. Chiều khi quân Pháp qua, chiều vắng tiếng chuông ngân, phá tan nhà thờ xưa và hân hoan, ngợi ca Làng tôi theo đoàn quân du kích, tước ngay súng quân thù trả thù xưa (Làng tôi).
Âm nhạc kháng chiến của ông đậm sắc màu dân tộc. Đây là sự hóa thân của tác giả vào dáng núi, hình sông của Tổ quốc. Những nẻo đường trung du, những đồi cọ đồi chè, những cánh đồng ngày mùa vàng thơm lúa chín, những dòng sông thắm đỏ phù sa… trong các ca khúc hay bài thơ đều biểu hiện khát vọng, niềm tin của ông vào sự nghiệp chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc. Đó là cách ông thể hiện rằng mình chọn sự sống cho dân tộc, cho đất nước.
Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chi có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.
Sự sống ở đây là những giá trị hiện sinh, đó là sự sống của con người, cỏ cây, chim muông. Đó cũng có thể hiểu là sự sống trong tâm hồn, trong nhận thức. Sự sống và cái chết; hạnh phúc và hy sinh gian khổ là những khái niệm trái ngược nhau, thế nhưng “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết , hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ” là quy luật muôn thuở không thể thay đổi được.
Vai trò của con người đã được khẳng định: con người phải chiến đấu, luôn chiến đấu để vượt qua ranh giới – ranh giới của sự sống và cái chết, hạnh phúc và hy sinh, đau khổ.
Vâng, ở đời này không có con đường cùng chỉ có những ranh giới. Sự sống, hạnh phúc chưa và sẽ không bao giờ đi đến tận diệt cả, có chăng đó chỉ là những thử thách, ranh giới đòi hỏi con người vượt qua, phải chiến thắng nó. Đó mới là vai trò, sứ mệnh của con người “điều cốt yếu” là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.
Từ câu thơ của Văn Cao, ta có thể liên hệ mở rộng ra. Rằng trong cái chết, trong gian khổ hy sinh vẫn có thể nảy sinh, hiện hình hạnh phúc và sự sống, nếu bạn thực sự muốn chọn sự sống và bảo vệ nó thì nhất định sự sống sẽ nảy nở từ những nơi khó khăn nhất.
Xung quanh chúng ta cũng có biết bao tấm gương như vậy. Những học sinh hoàn cảnh khó khăn, mất bố mẹ, gia đình nghèo khó mà vẫn có thể học tốt không phải là những tấm gương cho ta học tập sao? Những người thương binh hy sinh một phần máu thịt cho Tổ quốc, những người không còn sức khoẻ mà vẫn vươn lên làm kinh tế giỏi,….
Cuộc sống dường như đã đẩy họ đến bước đường cùng, nhưng họ đã chứng minh cho ta thấy đó chỉ là những ranh giới và thực tế ý chí, quyết tâm, sức mạnh sẽ giúp họ đã vượt qua cái ranh giới khó khăn ấy, rằng từ trong cái chết sự sống vẫn hiện hình. Nó thôi thúc ta hy vọng, chiến đấu để vượt qua tất cả. Hạnh phúc, sự sống nảy sinh hiện hình từ trong đau khổ và cái chết mới khiến ta trân trọng biết bao!
Trở lại với nhạc sĩ, thi sĩ Văn Cao, ông sinh ra và lớn lên ở Hải Phòng, một vùng đất vừa hiền hòa, êm dịu của phù sa bờ bãi sông Hồng, vừa dữ dội của sóng biển thét gào, ông yêu vô cùng mảnh đất ấy.
Lớn lên, quần đảo với áo cơm, những đám mây, những ngày biển động, những thân phận bèo bọt nổi trôi của thời nước mất sao buồn bã đến vậy! Văn Cao vào đời gay gắt và quyết liệt là thế, mộng mơ hy vọng cũng là thế.
Chính vì yêu mảnh đất quê hương của mình nên dù ông rất sợ cầm súng giết người nhưng cuối cùng ông vẫn chọn theo Cách mạng cầm súng chống lại Việt gian, chống lại quân xâm lược để bảo vệ sự sống cho quê hương, cho dân tộc.
Giữa sự sống và sự chết của dân tộc, ông chọn sự sống. Và để bảo vệ sự sống cho dân tộc, cho mảnh đất quê hương yêu quý thì bắt buộc ông phải cho những kẻ Việt gian bán nước chọn sự chết vì chúng làm tổn hại đến sự sống của tổ quốc ông.
Văn Cao, cây đại thụ đó đã nằm xuống. Song, ngọn núi sáng tạo và tấm lòng với quê hương, đất nước ấy vẫn sừng sững soi bóng xuống cuộc đời. Đời vẫn mãi mãi thương tiếc và nhớ Văn Cao.
Đừng nên bỏ qua tác phẩm 🔰 Gửi Hương Cho Gió [Xuân Diệu] 🔰Ngoài Bình Giảng Về Giữa Sự Sống Và Cái Chết Tôi Chọn Sự Sống