Thơ Văn Cao: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay

Thơ Văn Cao ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Hay ✅ Cùng Tìm Hiểu Về Cuộc Đời Và Phong Cách Sáng Tác Của Nhạc Sĩ, Thi Sĩ Văn Cao.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Văn Cao

Văn Cao là một nghệ sĩ đa tài, ông thử sức trên mọi lĩnh vực: âm nhạc, truyện, thơ, hội họa… và là tác giả của “Tiến quân ca” – quốc ca Việt Nam. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Thohay.vn tìm hiểu chi tiết về tiểu sử cuộc đời tác giả Văn Cao nhé!

  • Văn Cao (15/11/1923 – 10/7/1995), tên thật là Nguyễn Văn Cao, là một nhạc sĩ, nhà thơ Việt Nam nổi tiếng.
  • Quê quán: ông sinh ra tại Lạch Tray (nay là phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền), thành phố Hải Phòng, nhưng quê gốc ở thôn An Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
  • Ông là tác giả của Tiến quân ca – quốc ca của nước Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những gương mặt quan trọng nhất của Tân nhạc Việt Nam.
  • Thuở nhỏ, Văn Cao hoc ở trường tiểu học Bonnal, sau lên học trung học tại trường dòng Saint Josef, là nơi ông bắt đầu học âm nhạc.
  • Năm 1938, khi mới 15 tuổi, vì gia đình sa sút, Văn Cao bỏ học sau khi kết thúc năm thứ hai bậc thành trung. Ông làm điện thoại viên ở sở Bưu điện tại Hải Phòng, nhưng được một tháng thì bỏ việc.
  • Cuối những năm 1930, tân nhạc Việt Nam ra đời. Ở Hải Phòng khi đó tập trung nhiều nhạc sĩ tiên phong như Đinh Nhu, Lê Thương, Hoàng Quý… Văn Cao tham gia vào nhóm Đồng Vọng của Hoàng Quý cùng Tô Vũ, Canh Thân, Đỗ Nhuận… và bắt đầu sáng tác ca khúc đầu tay là “Buồn tàn thu” vào năm 16 tuổi.
  • Năm 1942, nghe theo lời khuyên của Phạm Duy, Văn Cao rời Hải Phòng lên Hà Nội. Ông thuê căn gác nhỏ số 171 phố Mongrant – nay là 45 Nguyễn Thượng Hiền – và theo học dự thính tại Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Sau đó Văn Cao còn làm thơ, viết truyện đăng trên Tiểu thuyết Thứ Bảy.
  • Năm 1943 và 1944, Văn Cao hai lần xuất hiện trong triển lãm Salon Unique tổ chức tại nhà Khai trí Tiến Đức, Hà Nội với các bức tranh sơn dầu: “Cô gái dậy thì”, “Sám hối”, “Nửa đêm”. Đặc biệt tác phẩm “Cuộc khiêu vũ những người tự tử” ược đánh giá cao và gây chấn động dư luận.
  • 1956-1957: ông có liên quan đến vụ Nhân văn – Giai phẩm nên ngừng bút một thời gian.
  • Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Văn Cao sáng tác ca khúc Mùa xuân đầu tiên vào dịp Tết Bính Thìn, dạt dào cảm xúc vì đất nước thống nhất.
  • Cuối năm 1976, Mùa xuân đầu tiên được in trên báo Sài Gòn Giải phóng. Năm 1977 bài hát Mùa xuân đầu tiên đã được dịch và in ở Nga. Đến năm 1996 bài hát mới được dàn dựng và phát sóng.
  • Năm 1981, Việt Nam phát động phong trào cả nước thi sáng tác quốc ca nhưng không công bố kết quả, cuộc thi cũng không được nhắc tới nữa. Bài Tiến quân ca vẫn là quốc ca của Việt Nam.
  • Văn Cao qua đời khi đang điều trị tại Bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội vào ngày 10 tháng 7 năm 1995.

Tìm hiểu thêm về 🔰Thơ Hàn Mặc Tử 🔰 Tiểu Sử Tác Giả + Tuyển Tập Thơ Hay

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Văn Cao

Tổng quan về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ Văn Cao.

  • Cuộc đời và sự nghiệp của Văn Cao vốn gắn liền và hoà trộn với dòng chảy của lịch sử đất nước nói chung và tân nhạc Việt Nam nói riêng, với rất nhiều khúc quanh và những biến đổi lớn lao của thời cuộc.
  • Được nhiều người xem là một hình mẫu thiên tài trong lịch sử văn nghệ Việt Nam,tài năng nghệ thuật đa dạng mang tính tổng hợp cao giữa văn chương (thi ca) – âm nhạc – hội họa của Văn Cao đã sớm có những thành tựu đột khởi ngay từ độ tuổi mười tám đôi mươi.
  • Văn Cao sáng tác không nhiều, nhưng những tác phẩm của ông đều được thính giả đón nhận rất say mê nhiệt tình bởi tính lãng mạn và giá trị nghệ thuật sâu sắc trong từng lời ca, điệu nhạc. 
  • Dù những sáng tác của ông không thực dồi dào về số lượng nhưng về mặt chất lượng chúng có ảnh hưởng mang tính định hướng và đặt nền cho sự phát triển của đời sống văn nghệ Việt Nam hiện đại.
  • Văn Cao còn viết truyện ngắn, phóng sự và kịch; ông cũng là một nhà thơ với những cách tân trong thi ca, với những thi phẩm mang âm hưởng lạ và có phần mới hơn Thơ Mới như “Đêm mưa”, “Một đêm đàn lạnh trên sông Huế”, “Ai về Kinh Bắc”, “Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc”,…
  • Với “chữ tâm – chữ tài” dành cho quê hương, đất nước, Văn Cao xứng đáng là một tác gia lớn của nền âm nhạc nước nhà, là niềm tự hào vô bờ của quê hương, dân tộc, với những giai điệu đi cùng năm tháng…
  • Năm 1996, một năm sau khi mất, Văn Cao được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh trong đợt trao giải đầu tiên. Ông cũng đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Hồ Chí Minh.

Phong Cách Sáng Tác Của Văn Cao

Cùng tìm hiểu chi tiết về các đặc điểm trong phong cách sáng tác của Văn Cao ngay sau đây.

  • Trong giai đoạn sáng tác đầu tiên, giống như các nhạc sĩ tiền chiến khác, Văn Cao viết nhạc phẩm trữ tình, mang nặng âm hưởng phương Đông như Buồn tàn thu, Suối Mơ, Thu cô liêu, Trương Tri, Cung đàn xưa, Bến Xuân, Thiên Thai…được đánh giá là “cực điểm của lãng mạn tính trong ca nhạc Việt Nam”.
  • Với hùng ca, ngay từ khi còn trong nhóm Đồng Vọng của Hải Phòng, Văn Cao đã viết các ca khúc hướng đạo khỏe khoắn. Ông thường sử dụng đề tài lịch sử để thể hiện tình ái quốc trong Gò Đống Đa, Hò kéo gỗ Bạch Đằng Giang…Sau đó là lần lượt các tác phẩm Tiến quân ca, Tiến về Hà Nội, Thăng Long hành khúc…ra đời.
  • Về thơ ca, chính cuộc sống chiến đấu và lao động mới sau cách mạng Tháng 8 đã giúp nhào nặn lại ngôn ngữ thơ của Văn Cao và đưa ông lên tuyến đầu với những ước mơ và khát vọng sáng tạo mới cho thơ.
  • Thơ Văn Cao tiến những bước dài trong sự chiêm nghiệm về thân phận con người, về những nghịch lý của thời đại và trong nghệ thuật biểu hiện, ông đã chọn lối ẩn dụ, tượng trưng như một phương thức biểu đạt chính, tạo ra những bài thơ trùng điệp các tầng ngữ nghĩa, gợi liên tưởng và ngẫm suy không dứt.
  • Thời kỳ những năm 60, 70 của thế kỷ trước, thơ Văn Cao trở nên ngắn gọn, cô đúc. Hình ảnh trong thơ ông thường biến nghĩa, cấu trúc câu cũng linh hoạt khơi gợi sự ngẫm ngợi. Hầu hết thơ ông quãng sau nghiêng về nghĩa bóng, mỗi bài thơ đặt ra những thách thức bí ẩn khiến người đọc phải giải mã điều thực sự nhà thơ muốn nói phía sau mỗi câu từ.

=> Từ một nhà lãng mạn, Văn Cao đã nỗ lực để trở thành một nhà thơ hiện thực, từ một nhà hiện thực, Văn Cao đã tiến thêm một bước vào lãnh địa của thơ tượng trưng. Trong thơ ông người ta tìm thấy cả dấu ấn thân phận nhà thơ, những thăng trầm gấp khúc.

Chia sẻ những thông tin thú vị về 🍃Thơ Hoàng Nhuận Cầm 🍃 Tuyển Tập Thơ

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Văn Cao

Tuyển tập các tác phẩm của nhạc sĩ, nhà thơ Văn Cao không nên bỏ lỡ.

Tuyển Tập Thơ

  • Ai về Kinh Bắc
  • Anh có nghe thấy không
  • Bài thơ bên suối
  • Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc
  • Con vẹt
  • Đêm mưa
  • Đêm ngàn
  • Đồng chí của tôi
  • Giấc mơ
  • Huế xưa
  • Không có hai mùa xuân
  • Không đề
  • Khuôn mặt em
  • Linh cầm tiến
  • Ly khách
  • Một đêm đàn lạnh trên sông Huế
  • Một đêm Hà Nội
  • Mùa xuân không nở
  • Năm buổi sáng không có trong sự thật
  • Những người trên cửa biển
  • Thời gian
  • Trong mùa xuân đời tôi
  • Trôi
  • Đường rừng
  • Tuổi già đến
  • Về một người
  • Những ngày báo hiệu mùa xuân
  • Phố Phái
  • Có lúc
  • Chọn

Nhạc

  • Anh em khá cầm tay
  • Bài ca biên giới
  • Buồn tàn thu (1939)
  • Thiên Thai (1941)
  • Đêm sơn cước
  • Đêm xuân
  • Gió núi
  • Chiều buồn trên sông Bạch Đằng
  • Hò kéo gỗ Bạch Đằng Giang (1941)
  • Bến xuân (viết chung với Phạm Duy)
  • Đàn chim Việt (1942)
  • Suối mơ (viết chung với Phạm Duy)
  • Thu cô liêu (1942)
  • Cung đàn xưa (1942)
  • Gò Đống Đa (1942)
  • Trương Chi (1943)
  • Tiến quân ca (1944)
  • Hải quân Việt Nam (1945)
  • Không quân Việt Nam (1945)
  • Công nhân Việt Nam
  • Bắc Sơn (1945)
  • Chiến sĩ Việt Nam (1945)
  • Làng tôi (1947)
  • Thăng Long hành khúc ca
  • Tiến về Hà Nội
  • Tình ca Trung du
  • Trường ca sông Lô (1947)
  • Ngày mùa (1948)
  • Ca ngợi Hồ Chủ tịch (1950)
  • Dưới ngọn cờ giải phóng (1962)
  • Ta đi làm con suối (những năm 1970)
  • Mùa xuân đầu tiên (1976)

Đừng vội bỏ qua các thông tin thú vị về 🔰 Nguyễn Tuân 🔰Tuyển Tập Thơ Hay Nhất

15 Bài Thơ Hay Nhất Của Văn Cao

Mời bạn cùng thưởng thức 15 bài thơ hay nhất của Văn Cao vừa được sưu tầm sau đây:

Đêm Mưa

Sông chầm chậm chảy trong mưa
Nghe chừng cô gái đã thưa nhát chèo

Mưa trong trăng tiếng nhỏ đều
Bến mở mịt: mấy mái lều bơ vơ

Thuyền vào nằm ngủ trong mưa
Trên con sông vắng lập lờ bóng trăng

Khuya rồi ốc giục trong làng
Thuyền ai vơ vẩn trôi sang bến này

Ai Về Kinh Bắc

Có ai cưỡi ngựa về Kinh Bắc
Tôi gửi nhờ đem hộ lá thư?
Trời hỡi! ốm nằm trong quán trọ
Bạn bè còn lại mấy bài thơ…

Trông qua song cửa: trời vàng úa
Mấy lá bàng rơi nhắc nhở thu!
Chiều ốm cũng đang chầm chậm xuống
Sương mù chìm lẫn lá vàng thưa.

Hỡi người cưỡi ngựa về Kinh Bắc
Tôi gửi thư đưa hộ mẹ già
Cố thét song lời tôi yếu quá
Ngựa đều chân chạy, nhạc càng xa.

Một Đêm Đàn Lạnh Trên Sông Huế

Nẩy nẩy tơ đồng nhịp nhịp đôi
Lòng nâng ngòn ngọt lại đầu môi
Này em hát khúc tương tư nhé
Ngâm khẽ em ơi nhẹ nhẹ lời

Sao đàn u hoài gì mùa thu?
Sao đàn u hoài gì mùa thu?
Tri âm nghe thử dây đồng vọng
Lạc lõng đêm vàng khi nhạc ru

Như Tử Kỳ nghe nhạc Bá Nha
Em nghe anh dạo khúc thu xa
Thuyền xuôi về bến mô thuyền bỉ
Sông trắng bờ xa lộ bóng nhà

Giọng hát sầu chi phấn nữ ơi
Từng canh trời điểm một sao rơi
Tà tà trăng lặn hiu hiu gió
Ánh lửa chài xa thấp thoáng trôi

Tay nhấn tơ chùng đã ngấm sương
Hò ngân cung Bắc lướt cung Thương
Dòng Tiêu Kim Thuỷ gà xao xác
Ngẩng thấy kinh kỳ khói vấn vương

Em cạn lời thôi anh dứt nhạc
Biệt ly đôi phách ngó đàn tranh
Một đêm đàn lạnh trên sông Huế
Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh.

Huế Xưa

Về Huế xưa
Đường phố mưa dài
Về lối xưa
Nhìn phố mưa buồn
Từng mặt gương đau
Từng mảnh gương tan
Lòng phố lòng người
Giọt người chia ly
Giọt người yêu thương
Giọt nào không vương
Giọt người bơ vơ
Giọt người theo mưa về phố
Tiếng mưa đang đổ
Về Huế xưa
Nhìn đường phố xưa
Mưa phủ dòng Hương.

Đêm Ngàn

Vi vu… Rừng lại sang rừng
Xa xôi tiếng đáp cũng ngừng xa xôi

Nương nương qua tiếng đồi đồi
Áo chàm nàng thổ pha phôi sắc chàm

Cầu mây treo giữa gió ngàn
Mây bông giăng giữa trăng ngàn đêm sương

Sương buông chừng núi vấn vương
Tiếng chim lạ cất tiêu thương buồn trời

Cái gì cũng thấy chơi vơi…

Giấc Mơ

Dưới mái nhà
Một người đang ngủ
Với giấc mơ của những vì sao
Những vì sao đang kể chuyện
Giấc mơ của mái nhà
Giấc mơ của một người đang ngủ.

Về Một Người

Tôi gặp lại anh
Im lặng như bức ảnh
Người anh dẹt như một con dao
Gây nhiều vết thương cho bạn hữu

Anh mang trong tôi nhiều bộ mặt
Đâu là cái cuối cùng
Chỉ riêng hai con mắt
Trắng dã không thể dối lừa.

Không Có Hai Mùa Xuân

Không có hai mùa xuân
trong một đời người
Ôm những cây đời thay lá
Một mùa xuân trong những chuỗi ngọc
Sâu những tháng năm
những giấc mơ khát vọng
những niềm tin
Không bao giờ thay đổi
Sự vĩnh cửu của con người
chỉ khao khát tình yêu
Giữa anh và em
Không gian nhỏ lại
Thời gian khép lại
Một mùa xuân
Không có hai lần.

Mùa Xuân Không Nở

Mười năm qua tôi đã mất một mùa xuân
Tuổi thanh xuân nơi tôi không bao giờ được nở
Như tiếng họa mi vẫn lanh lảnh vang lên
Giữa tiếng ríu rít của muôn loài chim
Mùa xuân trong lòng tôi giục giã tươi lên
Dù tuổi đời đã trôi hết mùa xuân cũ
Có bao giờ tôi thật sống mùa xuân của tôi
Khi tuổi hai mươi đã qua đi mất
Nhưng các mùa xuân không nở được hoa
Còn ươm mãi
Vẫn rạo rực tươi lên bên những tuổi trẻ muôn người
Ở những tuổi thanh niên mùa xuân lên từng nếp áo
Từng nụ cười, từng đôi mắt, từng bàn tay
Ở trong tôi mùa xuân như thầm lặng
Cháy ở trong tim, cháy ở đầu tôi những ánh sáng phi thường
Mà những người con gái tuổi hai mươi không bao giờ biết
Mùa xuân qua đi không nở được
Còn giữ lại mãi cái mầm trong suốt đời tôi
Như một màu luyến tiếc
Nhưng một ngọn lửa nhen cứ bùng lên mãi mãi
Cho đến khi nào chết đi nó vẫn chưa nở được
Để phải mọc lên trên mồ hôi những bông hoa trắng nhất
Cho tuổi trẻ ngày sau thấy một mùa xuân đã mất
Trong một chiến tranh
Để xây ngày mai hạnh phúc
Họ hái mãi những bông hoa trắng đó
Và sống thêm phần hạnh phúc của tôi.

Thời Gian

Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỷ niệm trong tôi
Rơi như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn.

Riêng những câu thơ còn xanh
Riêng những bài hát còn xanh
Và đôi mắt em như hai giếng nước.

Một Đêm Hà Nội

Xa xa xa
Đêm đông tiếng còi tàu
Hà Nội càng thêm cũ
Gió cuối năm luồn vào phố hẹp
Ruột phố Hà Nội cũ
Nhớ một cánh buồm
Xa ngoài sông Hồng thấp thoáng
Nhớ một điệu đàn
Vũng sao khuya sóng sánh.

Khuôn Mặt Em

Giữa những ngày dài dằng dặc
Chỉ còn khuôn mặt em
Sáng trong và bình lặng

Dù hai đứa chúng ta
Chưa lúc nào sung sướng
Những ngày đau khổ ấy
Khuôn mặt em
Như mảnh trăng những đêm rừng cháy

Trên đường đi
Anh đặt em trên đồng cỏ
Thấy đẹp mãi màu xanh cỏ dại

Trên đường đi
Anh đặt em trên dốc núi
Ðể tìm lại những đường mềm của núi

Trên đường đi
Khuôn mặt em làm giếng
Ðể anh tìm lấy đáy ngọc châu
ôi khuôn mặt sáng trong và bình lặng
Tôi được đầu tiên và còn lại cuối cùng.

Chiếc Xe Xác Qua Phường Dạ Lạc

Ngã tư nghiêng nghiêng đốm lửa
Chập chờn ảo hoá tà ma…
Đôi dãy hồng lâu cửa mở phấn sa
Rũ rượi tóc những hình hài địa ngục
Lạnh ngắt tiếng ca nhi phách giục
Tình tang… Não nuột khóc tàn sương
Áo thế hoa rũ rượi lượn đêm trường
Từng mỹ thể rạc hơi đèn phù thể
Ta đi giữa đường dương thế
Bóng tối âm thầm rụng xuống chân cây…
Tiếng xe ma chở vội một đêm gầy
Xác truỵ lạc rũ bên thềm lá phủ
Ai hát khúc thanh xuân hờ ơi phấn nữ
Thanh xuân hờ thanh xuân
Bước gần ta chút nữa thêm gần
Khoảng giữa tuổi thanh xuân nghe loạn trùng hút tuỷ

Ai huỷ đời trên tang trống nhỉ?
Hay ác thần gõ quách nạo mồ khuya!
Đảo điên… mê say… Thể phách chia lìa
Nghe reo mạnh, chuỗi tiền cười lạnh lẽo!
Tiền rơi! Tiền rơi! chùm sao huyền diệu
Lấp lánh hằng hà gạo rơi! Tiền rơi!
– Vàng mấy lá thừa đãi mây phủ chiếu

Ngã tư nghiêng nghiêng chia nẻo
Dặt dìu cung bậc âm dương
Tàn xuân nhễ nhại mưa cô tịch
Đầm đìa rả rích phương Đông
Mang mang thở dài hồn đất trích
Lưỡi thép trùng trùng khép cố đô
Cửa ô đau khổ
Bốn ngả âm u
(Nhà ta thuê mái gục tự mùa thu
Gác cô độc hướng về phường Dạ Lạc)
Đêm đêm, dài canh tan tác
Bốn vực nhạc động, vẫy người
Giãy đèn chao thắp đỏ quạnh máu đời
Ta về gác chiếu chăn gào tự tử
Trên đường tối đêm khoả thân khiêu vũ
Kèn nhịp xa điệu múa vô luân

Run rẩy giao duyên khối nhạc trầm trầm
Hun hút gió nâng cầm ca nặng nhọc
Kiếp người tang tóc
Loạn lạc đòi xương chất lên xương
Một nửa kêu than, ma đói sa trường
Còn một nửa lang thang tìm khoái lạc

Ngã tư nghiêng nghiêng xe xác
Đi vào ngõ khói công yên
Thấy bâng khuâng lối cỏ hư huyền
Hương nha phiến chập chờn mộng ảo
Bánh nghiến nhựa đường nghe sào sạo
– Ai vạc xương đổ sọ xuống lòng xe
Chiếc quỷ xa qua bốn ngả ê chề
Chở vạn kiếp đi hoang ra khỏi vực
Mưa, mưa hằng thao thức
Trong phố lội đìu hiu
Mưa, mưa tràn trên vực
– Hang tối gục tiêu điều
Mang linh hồn cô liêu
Tiếng xe càng ám ảnh
Tiếng xa dần xa lánh
Khi gà đầu ô kêu.

Trôi

Tôi thả con thuyền giấy
con thuyền giấy trôi.

Tôi thả một bông hoa
bông hoa trôi.

Tôi thả một chiếc lá
chiếc lá trôi.

Tôi giữ chặt em
em vẫn trôi…

Ly Khách

Mắt sáng ngời lên như ánh dương
Rượu hồ da đỏ khách li hương
Thiên bôi đối ẩm nhìn qua ải
Quằn quại cờ bay trong gió sương

Lắng nghe dòng máu ta đang sôi
Say nữa, say lên, tráng sĩ ơi!
Lòng thép vang rền xương gãy rạn
Sa trường, than ơi là tơi bời!

Chuyện thê nhỉ? – Bẻ trâm vàng đi!
Khăn lụa người cho? – Lau máu đi!
Ảnh tặng? – Giấu vào trong ngực áo!
Trở về? – Không! Chỉ có ra đi

Xót đời lính thú không tên tuổi
Cả một nghìn thây đổi lấy thành
Nói đến cuộc đời còn chẳng tiếc
Tiếc gì nước mắt đón đưa anh!

Giới thiệu cho bạn về 🔰Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường 🔰 Tác Giả, Tác Phẩm

Viết một bình luận