Lời Nói Dối Nhân Ái ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Ý Nghĩa, Phân Tích ✅ Chia Sẻ Chi Tiết Về Hoàn Cảnh Sáng Tác, Ý Nghĩa, Cách Phân Tích Bài Thơ.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Lời Nói Dối Nhân Ái
Trong bài viết hôm nay, Thohay.vn xin chia sẻ cho bạn đọc một bài thơ rất hay, rất ý nghĩa viết về lời nói dối có ích. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về nội dung và ý nghĩa bài thơ Lời nói dối nhân ái ngay dưới đây nhé!
Lời nói dối nhân ái
Tác giả: Trang Thế Hy
Gió nói với chiếc lá úa:
“Trong vòng tuần hoàn bất tận của chiếc lá,
Màu vàng của mi trong khoảnh khắc này
Là sắc đẹp vĩnh hằng của nhan sắc mùa Thu tàn phai nhanh;
Đừng buồn cái đẹp nào cũng phù du vì chỉ có cái phù du mới đẹp”
Lá biết gió nói dối nhưng lá vẫn vui vẻ bay vèo theo gió.
“CHÀNG thấy NÀNG đẹp rồi chàng mới yêu
Anh thì ngược lại, anh yêu trước rồi sau đó mới biết rằng em đẹp”
Lời nói dối ngược ngạo luật phản xạ của anh chồng làm ửng hồng đôi má cô vợ trẻ.
Cô gái nói với ông già:
“Bố đẹp lão quá! Hồi còn trai chắc bố có số đào hoa”
Ông già – héo queo như cây kiểng còi – uống lời nói dối cực kỳ khó tin của cô gái như uống
giọt nước thần có dược chất hồi xuân
Tiếc thay! những lời nói dối ta phải nghe hằng ngày lại là những lời nói dối không nhân ái.
Đọc thêm bài🍃Hai Sắc Hoa Tigôn🍃Nội Dung Bài Thơ, Ý Nghĩa, Phân Tích
Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Thơ Lời Nói Dối Nhân Ái
Nhà thơ Trang Thế Hy sau bao trải nghiệm cuộc đời thì cũng đã rút ra được triết lý không phải lời nói dối nào cũng xấu, đôi khi có những lời nói dối mang lại điều tốt đẹp cho nhiều người khác. Từ đó tác giả đã góp thêm một tâm sự của mình về lời nói thông qua bài thơ Lời nói dối nhân ái được sáng tác vào năm 1989.
Ý Nghĩa Bài Thơ Lời Nói Dối Nhân Ái
Thông điệp ý nghĩa của bài thơ: Lời nói dối luôn được xem là không tốt nhưng lời nói dối nhân ái thì khác, đó là lời nói dối có ý nghĩa lớn lao, đưa ra sự thật không chính xác vì mục đích tốt đẹp, là hành động mang lại lợi ích, mang yêu thương trao đi và mang điều tốt đến mọi người.
Đọc hiểu 🌿Bài Thơ Trở Về Quê Nội🌿Các mẫu phân tích hay
Lời Nói Dối Nhân Ái Đọc Hiểu
Gợi ý cách đọc hiểu bài thơ thông qua việc trả lời các câu hỏi dưới đây.
👉 Câu 1. Trong văn bản xuất hiện những lời nói dối của những đối tượng nào?
Đáp án: Trong văn bản xuất hiện những lời nói dối của:
- Lời nói dối của gió với lá
- Lời nói dối của anh chồng với vợ
- Lời nói dối của cô gái với bố
👉 Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?
Đáp án: Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật
👉Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ:
Ông già – héo queo như một cây kiếng còi – uống lời nói dổi cực kỳ khó tin của cô gái như uống giọt nước thần có dược chất hồi xuân.
Đáp án:
- BPTT so sánh: héo queo như một cây kiếng còi, như uống giọt nước thần có dược chất hồi xuân
- Tác dụng: : Diễn đạt cụ thể, sinh động vẻ ngoài già yếu, gầy guộc của ông lão và trạng thái hạnh phúc của ông khi nghe lời khen của cô con gái.
👉Câu 4. Anh (chị) hãy giải thích ý nghĩa “lời nói dối nhân ái”?
Đáp án: Mọi lời nói dối ở đây đều xuất phát từ thiện chí, từ mong muốn động viên, mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho người nghe. Nói dối nhân ái không có hại, không có ý lừa lọc, dối trá. Vì nói dối như một biểu hiện của thấu hiểu, đồng cảm và thương yêu. Lời nói dối nhưng nhằm mục đích cao đẹp: đem niềm vui, tiếng cười, động lực tinh thần đến cho người khác; tránh đi cảm giác ảm đạm hoặc tổn thương vì sự thật.
Đón đọc tác phẩm🌿Giục Giã [Xuân Diệu]🌿 Nội Dung, Đọc Hiểu
Nghệ Thuật Bài Thơ Lời Nói Dối Nhân Ái
Tổng hợp các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ:
- Bài thơ viết theo thể tự do, nhịp điệu thơ đa dạng.
- Phương thức biểu đạt là biểu cảm kết hợp tự sự.
- Tác giả sử dụng biện pháp so sánh nhằm nhấn mạnh tác dụng của lời nói dối nhân ái.
- Sử dụng cuộc đối thoại trong bài thơ gây ấn tượng mạnh với người đọc.
Những Cảm Nhận, Phân Tích Bài Thơ Lời Nói Dối Nhân Ái Hay Nhất
Dưới đây là những bài văn mẫu cảm nhận, phân tích về bài thơ Lời nói dối nhân ái hay nhất, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Phân Tích Bài Thơ Lời Nói Dối Nhân Ái Hay
Cha ông ta xưa đã dạy con cháu rằng: “Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, lại cũng nhắn nhủ rằng: “Chuông kêu thử tiếng người ngoan thử lời”. Như thế đủ biết, lời nói có vai trò quan trọng đến nhường nào trong cuộc sống. Nhà thơ Trang Thế Hy, sau bao trải nghiệm cuộc đời, cũng đã góp thêm một tâm sự về lời nói bằng bài thơ rút ruột “Lời nói dối nhân ái.”
Gió nói với chiếc lá úa:
“Trong vòng tuần hoàn bất tận của chiếc lá,
…….
Ông già – héo queo như cây kiểng còi – uống lời nói dối cực kỳ khó tin của cô gái như uống
giọt nước thần có dược chất hồi xuân
Khi chiếc lá úa rụng là khi nó thấu hiểu đến tận cùng sự phù du của đời sống, khi người phụ nữ trở thành vợ là khi mối lo âu về sự tàn phai nhan sắc, nhạt phai tình cảm bắt đầu nhen nhóm, khi người đàn ông đã về già là khi sự tự tin vào sức mạnh và sức hấp dẫn đàn ông của mình sút kém. Tình thế ấy dễ tạo cảm giác bi quan, buồn nản hoặc có thể hình thành tâm lý buông xuôi, bất mãn.
Tất cả những lời nói mà lá, người vợ trẻ và ông già được nghe đều là lời nói dối: cái phù du mới đẹp, yêu rồi mới phát hiện ra em đẹp (đồng nghĩa với yêu không phải vì nhan sắc), đẹp lão – hồi còn trai chắc có số đào hoa.
Song mọi lời nói dối ở đây đều xuất phát từ thiện chí, từ mong muốn động viên, mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho người nghe. “Nhân ái” chính là vì lẽ đó. Vì nói dối như một biểu hiện của thấu hiểu, đồng cảm và thương yêu. Vì lời nói dối ở đây đẹp ở cả cách nói và mục đích nói.
“Tiếc thay! những lời nói dối ta phải nghe hằng ngày lại là những lời nói dối không nhân ái.”
Ở cuối bài thơ lại là nỗi ngậm ngùi của tác giả khi tiếc nuối cho thực tế có quá nhiều lời nói dối không nhân ái chính là biểu hiện của mong muốn con người biết nghĩ cho nhau, vì nhau để tránh làm nhau bị tổn thương hoặc mê muội, nhầm lẫn trước những lời nói dối không nhân ái.
Thông qua bài thơ, ta nhận thấy Trang Thế Hy là một người rất nhân ái trong cách nhìn nhận một hiện tượng của đời sống: hiện tượng nói dối.
Nhân ái ở chỗ đã nhìn ra mặt tích cực của những lời nói dối: nó có thể đem lại niềm vui – chứ không phải sự nhầm lẫn, nó là sự động viên cần thiết – chứ không phải sự lừa mị, nó nâng đỡ con người để tiếp thêm sức sống – chứ không phải là sự nịnh bợ xuất phát từ nhu cầu lợi dụng hay từ thói giả tạo tầm thường.
Nhân ái cả trong lời kết luận đầy ngậm ngùi về thực trạng (lời nói dối ta phải nghe hàng ngày là lời nói dối không nhân ái).
Tác giả đã rất sâu sắc khi đánh giá cao vai trò của lời nói trên cơ sở xác định rõ động cơ, mục đích và cách thức của những lời nói ấy. Thực tế cho thấy, đôi khi nói điều gì không quan trọng bằng nói với mục đích gì, nói như thế nào, lúc nào và với ai. Hiểu được những điểu này lời nói mói có tác dụng tích cực và đạt hiệu quả mong muốn.
Tác giả cũng rất thâm thúy trong cách phê phán một hiện tượng của đời sống con người: nói dối vì những mục đích không tốt đẹp (để lừa dối, để lợi dụng, để hãm hại người khác). Phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía bởi khi nói dối không nhân ái vừa là hại người, vừa làm mình trở nên tồi tệ.
Thông qua bài thơ, ta rút ra được nhiều bài học cho bản thân. Cần thận trọng, cân nhắc từng lời nói vì lời nói ra không chỉ có tác dụng thể hiện suy nghĩ, tình cảm của người nói mà còn có khả năng tác động đến nhận thức, tình cảm và quan hệ giữa người nói và người nghe.
Việc thận trọng, cân nhắc sẽ tạo ra những lời nói thích hợp với hoàn cảnh và thực hiện được mục đích một cách hiệu quả vì nếu thiếu thận trọng có thể sẽ dẫn đến lỡ lời – lời nói ra không phù hợp với hoàn cảnh, với đối tượng hoặc không chuẩn xác sẽ không có hiệu quả, thậm chí còn có thể làm tồn hại đến các quan hệ trong đời sống.
Cần có sự linh hoạt trong cách nói và lựa chọn nội dung nói. Song quan trọng nhất là lời nói nên xuất phát tư cái tâm tốt lành, từ thiện chí với những điều tốt đẹp dành cho con người và cuộc sống. Đó là cách tốt nhất để được nhiều người biết đến và yêu quý.
Cảm Nhận Bài Thơ Lời Nói Dối Nhân Ái Ngắn Gọn
Nói dối là hành vi không tốt, vậy nhưng có một lời nói dối được con người ta nâng niu đó là nói dối nhân ái.
Nói dối là lời nói sai sự thật, phản ánh không đúng những gì đang xảy ra, còn nhân ái là yêu thương con người. Vậy việc nói dối xuất phát từ lòng yêu thương con người và mang lại điều tốt đẹp cho con người chính là nói dối nhân ái.
Tại sao lại cần có nói dối nhân ái? Con người sống phải tôn trọng sự thật, phải biết trung thực. Vậy nhưng sự trung thực đâu phải luôn đúng. Nói dối nhân ái sẽ trở thành tia hi vọng trong nhiều nghịch cảnh của đời sống.
Trước một bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, bác sĩ tươi cười bảo rằng bệnh nhân có sức khỏe đang ổn định. Bác sĩ thiếu trung thực nhưng bác sĩ đã gửi cho người bệnh nhân tia hi vọng và niềm tin để hướng về ngày mai.
Hay trước một đứa trẻ bị bỏ rơi bởi cha mẹ, liệu có một ai đủ sắt đá bảo rằng các em bị ruồng bỏ. Ta hiểu và tin rằng lời nói dối các em: cha mẹ đang quá khó khăn nên không thể cho các em cuộc sống tốt nên gửi các em tại trại trẻ mồ côi để em được sống tốt đẹp và mai này sẽ tới đón em. Nói dối nhân ái để chí ít tuổi thơ ngây dại của em sẽ có được tiếng cười, niềm vui và hi vọng.
Nói dối nhân ái xuất phát từ mục đích tốt và nó có hữu hiệu hay không chính là do người nói với tấm lòng, sự yêu thương của mình gửi đến đối tượng mình lừa dối “nhân ái”.
Bạn có thể nói dối nhân ái, nhưng xin hãy biết phân biệt đâu là nói dối nhân ái, đâu là sự bao che cho những sai phạm không thể tha thứ. Chúng ta đừng viện cớ khiến lời nói dối vụ lợi của mình mang tên nhân ái thì thật đáng buồn!
Hãy cứ trung thực, nhưng hãy để sự trung thực được linh hoạt trong khả năng của chúng ta để sự nhân ái được thắp sáng và yêu thương được gửi trao trọn vẹn.
Hướng dẫn phân tích🌿Bài Thơ Quê Hương Của Tố Hữu🌿 Hay đặc sắc