Thơ Lý Thường Kiệt: Tác Giả, Tác Phẩm, Tuyển Tập Thơ

Thohay.vn giới thiệu đến bạn cuộc đời, sự nghiệp và những bài thơ hay nhất của Lý Thường Kiệt, một trong 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Tiểu Sử Cuộc Đời Lý Thường Kiệt

Lý Thường Kiệt là một nhà chính trị, nhà quân sự là một trong những vị tướng lừng danh của lịch sử Việt Nam ở thời nhà Lý. Sau đây, thohay.vn chia sẽ một số thông tin về tiểu sử, cuộc đời của ông giúp bạn có thêm những tư liệu hữu ích.

  • Lý Thường Kiệt có tên là Ngô Tuấn, biểu tự là Thường Kiệt, sinh năm 1019.
  • Quê ở làng An Xá, huyện Quảng Đức (hiện là Cơ Xá, Gia Lâm – Hà Nội).
  • Bình sinh Ngô Tuấn là người khôi ngô tuấn tú, thông minh, nhanh nhẹn thích nghề võ và được dạy nghề võ. Hàng ngày, ông thường luyện cung kiếm bày trận đồ, đêm chong đèn đọc binh pháp Tôn, Ngô.
  • Vào năm 1036 mẹ của ông mất lúc này ông 18 tuổi. Lúc 23 tuổi, ông được bổ vào ngạch thị vệ hầu vua, giữ chức “Hoàng môn chi hậu”.
  • Lý Thường Kiệt làm quan trải qua 3 triều vua bao gồm: Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông và lập công lớn trong cuộc phá Tống bình Chiêm, bảo vệ vững chắc nền độc lập nước nhà, xây dựng đất nước.
  • Năm 1061 (lúc đó ông 43 tuổi) lúc này miền Thanh Nghệ không yên khi mà giặc quấy rồi miền biên giới, một số thủ lĩnh miền núi nổi lên chống triều đình. Vua liền cử phong ông là Thái Bảo, cầm “tiết việt”, đi thanh tra các quan ở vùng Thanh – Nghệ. Kết quả 5 châu, 6 huyện, 3 nguồn, 24 động miền Thanh – Nghệ đều được yên ổn.
  • Vào năm 1069, vua Lý Thánh Tông được cử làm tướng tiên phong, lập công lớn, vua phong Phụ quốc Thái uý, tước Khai quốc công và ban cho họ Lý (do đó có tên Lý Thường Kiệt).
  • Vào tháng 3/1077 khi quân ta vượt sông đánh quân Tống đại bại rồi mở đường giảng hòa để giặc giữ thể diện lui về nước.
  • Vào năm 1105 thì Lý Thường Kiệt mất và hưởng thọ 86 tuổi, được truy tặng Kiểm hiệu Thái úy bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt Quốc Công.

Tìm hiểu thêm về 👉 Thơ Trần Quang Khải

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Lý Thường Kiệt

Trong suốt cuộc đời của Lý Thường Kiệt, về văn học ông để lại cho đời bài thơ bất hủ Nam Quốc Sơn Hà, tác phẩm nổi tiếng nhất đời Lý và bài hịch hùng tráng Phạt Tống lộ bố văn.

Vào năm 1077, khi đánh đuổi 25 vạn quân Tống trên tuyến sông Như Nguyệt, bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” ra đời, đây được xem là bản tuyên ngôn độc lập hùng hồn đầu tiên của lịch sử dân tộc, làm kẻ thù phải khiếp sợ.

Phong Cách Sáng Tác Của Lý Thường Kiệt

Phong cách sáng tác của Lý Thường Kiệt thường gắn liền với những chiến công và sự kiên cường, tinh thần độc lập của dân tộc trong việc đối đầu với kẻ thù. Lý Thường Kiệt sử dụng ngôn từ mạnh mẽ và hình ảnh biểu tượng để truyền đạt thông điệp của mình.

Giới thiệu đến bạn 👉 Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Lý Thường Kiệt

Lý Thường Kiệt không những là một nhà quân sự kiệt xuất của dân tộc mà còn biết đến là một nhà thơ. Sau đây là những tác phẩm của ông. Mời bạn tham khảo.

  • Nam quốc sơn hà (Bài thơ)
  • Phạt Tống lộ bố văn (Bài hịch văn)
  • Thỉnh đế xuất quân thảo Lý Giác (Bài văn)

Bài Thơ Hay Nhất Của Lý Thường Kiệt

Lý Thường Kiệt chỉ có duy nhất một bài thơ được xem là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta chính là bài Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) hay còn được gọi là bài thơ Thần. Bài thơ khẳng định quyền độc lập tự chủ của Dân tộc, vạch trần sự phi nghĩa, phi pháp của bọn xâm lược Tàu-Tống cũng như sự thất bại triệt để, không thể tránh khỏi của chúng. Dưới đây là nội dung của bài thơ.

南國山河

南國山河南帝居,
截然定分在天書。
如何逆虜來侵犯,
汝等行看取敗虛。

👉 Phiên âm

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

👉 Dịch nghĩa

Núi sông nước Nam thì vua Nam ở,
Cương giới đã ghi rành rành ở trong sách trời.
Cớ sao lũ giặc bạo ngược kia dám tới xâm phạm?
Chúng bay hãy chờ xem, thế nào cũng chuốc lấy bại vong.

👉 Dịch thơ
(Trần Trọng Kim dịch)

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời

Chia sẽ đến bạn những bài văn mẫu phân tích 👉 Bài Thơ Thần Của Lý Thường Kiệt [Hay Nhất]

Những Đánh Giá, Nhận Định Về Lý Thường Kiệt

Sau đây là một số đánh giá, nhận định về Lý Thường Kiệt mà bạn có thể xem để hiểu thêm về ông.

  • Chu Văn Thường một quan chức ở quận Cửu Chân, trấn Thanh Hóa đời Lý Nhân Tông ca ngợi Lý Thường Kiệt: ” Nay có Thái úy Lý công, giúp vua thứ tư triều Lý… Ông đứng trước tiết lớn, vâng mệnh phù nguy, là người có thể gửi gắm đứa con côi, ủy thác mệnh lệnh ngoài trăm dặm. Rồi đó ông thề trước ba quân: phía Bắc đánh quân Tống xâm lược, phía Tây đánh bọn không lại chầu, giỏi thắng địch bằng sách lược bảy lần bắt bảy lần đều thả. Đâu phải riêng nhà Hán có công huân Hàn, Bành, nước Tề có sự nghiệp Quản, Án. Riêng ông giúp vua thì nước nhà giàu thịnh nhiều năm. Đó chính là công tích rực rỡ của đạo làm tôi có thể để lại nghìn đời sau vậy”.
  • Sử thần nhà Lê Trung hưng Ngô Thì Sĩ, trong sách Việt sử tiêu án, đã đề cao Lý Thường Kiệt qua việc so sánh chiến công đánh Tống của ông với các chiến thắng của Ngô Quyền, Lê Đại Hành và Trần Hưng Đạo như sau: “ Nước ta đánh nhau với quân nước Trung Hoa nhiều lần, từ vua Nam Đế trở về trước, việc đã lâu rồi, sau này vua Ngô Tiên Chúa đánh Bạch Đằng, vua Lê Đại Hành đánh trận Lạng Sơn, vua Trần Nhân Tôn đánh đuổi được Toa Đô, Thoát Hoan, những trận được vẻ vang đó là câu chuyện hãnh diện của nước ta, nhưng đều là giặc đến đất nước, bất đắc dĩ mà phải ứng chiến. Còn đến đường đường chính chính đem quân vào nước người, khi đánh không ai địch nổi, khi kéo quân về không ai dám đuổi theo, như trận đánh Ung Liêm này thật là đệ nhất võ công, từ đấy người nước Tầu không dám coi thường chúng ta, đến những đồ cống, hình thức thơ từ, không dám hà trách, chỉ sợ lại sinh ra hiềm khích. Đến thơ từ của nước ta đưa cho Trung Hoa chỉ dùng có hai tấm ván sơn đen, liệt tên vài vị đại thần dùng ấn tín Trung thư môn hạ mà đóng vào, thế thì triều Lý được trịch với Tống nhiều lắm. ”
  • Sử gia Nguyễn Phan Huy Chú trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, quyển IX, có nhận xét về vị trí của Lý Thường Kiệt so với các nhà chính trị, quân sự khác của Đại Việt thời Lý: “Danh tướng triều Lý chỉ có Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt là hơn cả. Công dẹp nạn, mở mang bờ cõi của hai người rõ rệt đáng ghi, không hổ là bậc tướng có tiếng và tài giỏi. Còn như Đào Cam Mộc giúp vua lên ngôi, Tông Đản đánh giặc, dẫu có công lao một thời, nhưng mưu lược không rõ rệt; công việc trong lúc làm quan không thấy gì cho nên không chép”.
  • Giới sử gia sau này đánh giá: “Thắng lợi của Lý Thường Kiệt trong cuộc chiến chống lại quân Tống trên đất Trung Hoa năm 1075 không chỉ là một chiến thắng về quân sự, mà còn là một thắng lợi về chính trị, về ngoại giao”.
  • Văn bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn đã ca ngợi ông như sau: “Làm việc thì siêng năng, điều khiển dân thì đôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy. Khoan hòa giúp đỡ trăm họ, nhân từ yêu mến mọi người, cho nên nhân dân kính trọng. Dùng uy vũ để trừ gian ác, đem minh chứng để giải quyết ngục tụng, cho nên hình ngục không quá lạm. Thái úy biết rằng dân lấy sự no ấm làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc, cho nên không để nỡ thời vụ. Tài giỏi mà không khoe khoang. Nuôi dưỡng đến cả những người già ở nơi thôn dã, cho nên người già nhờ thế mà được yên thân. Phép tắc như vậy có thể là cái gốc trị nước, cái thuật yên dân, sự tốt đẹp đều ở đấy cả”.

Mời bạn tham khảo thêm 👉 Thơ Xuân Quỳnh 🍒

Viết một bình luận