Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm: Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Trạng Trình

Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ❤️️ Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ Trạng Trình ✅ Giới Thiệu Đến Bạn Những Thông Tin Về Cuộc Đời, Sự Nghiệp Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những nhà văn hóa lớn của dân tộc. Ông là một chính khách có uy tín, bậc hiền triết, nhà tiên tri,… đồng thời là một tác gia lớn có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của văn học dân tộc. Cùng theo dõi tóm tắt tiểu sử cuộc đời tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm để biết chi tiết nhé!

  • Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), tên huý là Văn Đạt, tự là Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân am cư sĩ, được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử. Có thể nói ông là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16.
  • Quê gốc: làng Trung An, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng).
  • Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thông thái triết học, sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc, có học vấn, cả thân mẫu và phụ mẫu đều là những người có danh tài học hạnh.
  • Cuộc đời:
    • Từ nhỏ, ông theo thầy có đạo cao đức cả là cụ bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Vốn sáng dạ lại chăm chỉ học hành, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhanh chóng trở thành học trò xuất sắc của thầy và được chính thầy giao con trai cho nuôi dạy.
    • Năm 1535, dưới thời vua Mạc Đăng Doanh, thời thịnh trị nhất của nhà Mạc, ông mới quyết định đi thi và đậu ngay trạng nguyên. Năm đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ngoài 40 tuổi.
    • Sau khi đỗ đạt, Nguyễn Bỉnh Khiêm được bổ nhiệm làm nhiều chức vụ, được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi Trình Quốc Công nên dân gian quen gọi ông là Trạng Trình.
    • Khi làm quan, ông dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần. Vua không nghe, ông bèn xin cáo quan về quê, lập quán Trung Tân, dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ.
    • Khi về ở ẩn, ông vẫn mở trường dạy học, mong đào tạo cho đời những tài năng “kinh bang kế thế”. Đồng thời, ông vẫn tham vấn cho triều đình nhà Mạc.
    • Ông có nhiều học trò nổi tiếng, như Nguyễn Quyện, Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Dữ, v.v…
    • Tháng mười một năm Ất Dậu (1585) ông qua đời, hưởng thọ 94 tuổi, học trò truy tôn là Tuyết giang phu tử.

Tài liệu hiếm nên xem 👉 500 Câu Sấm Trạng Trình [Ứng Nghiệm]

500 câu Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
500 câu Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Sự Nghiệp Sáng Tác Thơ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ lớn, sáng tác của ông phong phú, gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Dưới đây là phần tổng quan về sự nghiệp sáng tác thơ của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo dõi ngay nhé!

* Thơ chữ Hán

  • Về thơ chữ Hán, ông có Bạch Vân am thi tập, theo ông cho biết là có khoảng một nghìn bài, nay còn lại khoảng 800 bài.
  • Trong lời đề tựa cho tập thơ chữ Hán của mình, ông đã viết: “… Tuy nhiên cái bệnh yêu thơ lâu ngày tích lại chưa chữa được khỏi vậy. Mỗi khi được thư thả lại dậy hứng mà ngâm vịnh, hoặc là ca tụng cảnh đẹp đẽ của sơn thủy, hoặc là tô vẽ nét thanh tú của hoa trúc, hoặc là tức cảnh mà ngụ ý, hoặc là tức sự mà tự thuật, thảy thảy đều ghi lại thành thơ nói về chí, được tất cả nghìn bài, biên tập thành sách, tự đặt tên là Tập thơ am Bạch Vân” (Bạch Vân am thi tập tiền tự).

* Thơ chữ Nôm

  • Về thơ chữ Nôm, ông có Bạch Vân quốc ngữ thi tập (còn gọi là Trình quốc công Bạch Vân quốc ngữ thi tập), chính ông ghi rõ sáng tác từ khi về nghỉ ở quê nhà, nhưng không cho biết có bao nhiêu bài, hiện còn lại khoảng 180 bài.
  • Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm làm theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn nhưng ông thường không đặt tiêu đề cụ thể cho từng bài mà việc đó được thực hiện bởi những nhà biên soạn sau này.
  • Theo Phả ký (Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký) của Vũ Khâm Lân, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có bài phú bằng quốc âm nhưng nay đã bị thất lạc.

Ngoài ra:

  • Ngoài di sản văn học với hơn 800 bài thơ (cả chữ Hán và chữ Nôm) còn lưu lại đến ngày nay, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng để lại nhiều bài văn bia (bi ký) nổi tiếng như Trung Tân quán bi ký, Thạch khánh ký, Tam giáo tượng bi minh…
  • Hầu hết bia đá ông cho khắc lúc sinh thời đã bị thất lạc hay hư hại qua hàng thế kỷ nhưng nhiều bài văn bia nhờ được người đương thời chép lại mà còn lưu đến hôm nay. Một số văn bia do Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn và cho khắc đá đã được tìm thấy vào năm 2000 tại huyện Quỳnh Phụ của tỉnh Thái Bình(nằm giáp với huyện Vĩnh Bảo của Hải Phòng qua sông Hóa).
  • Trong dân gian còn lưu hành nhiều câu sấm Trạng. Các tập sấm ký Nôm thường mang tên Trạng Trình (Sấm Trạng Trình) và phần lớn viết theo thể lục bát như Trình quốc công sấm ký, Trình tiên sinh quốc ngữ. Sấm Trạng Trình là một hiện tượng văn học cần phải được tìm hiểu và xác minh thêm.

=> Tác phẩm của ông có ảnh hưởng sâu rộng, tác động tích cực vào đời sống tinh thần của nhân dân và góp phần thúc đẩy sự phát triển của tiến trình văn học dân tộc.

Mời bạn xem thêm tuyển tập nổi tiếng 👉 Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm

Phong Cách Sáng Tác Của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đúc kết phong cách sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua các đặc điểm chính như sau:

  • Mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn.
  • Phê phán những điều xấu xa trong xã hội.
  • Mang đậm tấm lòng lo cho nước, thương đời, thương dân.

=> Thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm giàu chất trí tuệ, thơ ông là những khát vọng muốn khám phá những quy luật của thiên nhiên, xã hội và của cả con người, nhằm tự vượt thoát ra khỏi những bế tắc của một thời và có ảnh hưởng sâu sắc tới tận ngày hôm nay.

Xem trọn bộ ❤️️ Bài Thơ Nhàn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Phân Tích, Đọc Hiểu

Tuyển Tập Tác Phẩm Của Nhà Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, đón đọc ngay bạn nhé!

*Bạch Vân am thi tập

  • Bộ Minh nhân Tư Minh phủ công sai viên
  • Cảm hứng
  • Cự ngao đới sơn
  • Du Phổ Minh tự
  • Dữ Cao Xá hữu nhân biệt hậu
  • Đào hoa phàm nhị thủ kỳ 1
  • Đào hoa phàm nhị thủ kỳ 2
  • Đình tiền mai
  • Độc “Thượng thư” hữu cảm
  • Đông cúc
  • Hạ cảnh
  • Hồng cận hoa
  • Hữu cảm kỳ 1
  • Hữu cảm kỳ 2
  • Khuê tình
  • Ký Khoái Châu phủ phủ tá Cao Xá hữu nhân
  • Lan
  • Loạn hậu quy cố viên vịnh mai
  • Lưu đề Đoan quốc công
  • Lưu đề Thạch quận công nhị thủ kỳ 1
  • Lưu đề Thạch quận công nhị thủ kỳ 2
  • Ngộ Trung nguyên xá tội
  • Ngụ hứng (Cận thuỷ mao trai sổ trúc chuyên)
  • Ngụ hứng (Đột ngột môn tiền thập nhị phong)
  • Ngụ hứng kỳ 1
  • Ngụ hứng phàm tứ thủ kỳ 1
  • Ngụ hứng phàm tứ thủ kỳ 2
  • Ngụ hứng phàm tứ thủ kỳ 3
  • Ngụ hứng phàm tứ thủ kỳ 4
  • Ngụ ý
  • Ngụ ý phàm tứ thủ cảnh thế tam thủ kỳ 1
  • Ngụ ý phàm tứ thủ cảnh thế tam thủ kỳ 2
  • Ngụ ý phàm tứ thủ cảnh thế tam thủ kỳ 3
  • Ngụ ý phàm tứ thủ cảnh thế tam thủ kỳ 4
  • Nguyên Đán thuật hoài
  • Nhân thôn
  • Phục quái
  • Quan kỳ ngẫu hứng
  • Quan kỳ ngụ hứng
  • Tân quán ngụ hứng kỳ 15
  • Tân quán ngụ hứng kỳ 16
  • Thu thanh
  • Thuỷ hành phó doanh cảm tác
  • Tống lão thiếp hoàn thôn cư
  • Trách tử
  • Trung Tân ngụ hứng
  • Trung Tân quán ngụ hứng
  • Trừ tịch tức sự
  • Tự thuật nhị thủ kỳ 1
  • Tự thuật nhị thủ kỳ 2
  • Ưu đàm ho
  • Vấn ngư giả
  • Vịnh thương cối
  • Vọng triều lâu
  • Vô đề (I)
  • Vô đề (II)
  • Xuân đán cảm tác
  • Xuân hàn

*Bạch Vân gia huấn

  • Bài mở đầu
  • Hiếu hạnh
  • Chức phận làm con
  • Nói về giàu sang
  • Đại nghĩa
  • Chí thiện
  • Thiện ác
  • Tích thiện
  • An phận
  • Đại đạo
  • Độc thư
  • Do mệnh
  • Thành sự
  • Trí giả
  • Minh châu
  • Học vấn
  • Tu đức
  • Cát nhân
  • Lương tài
  • Lập thân
  • Thịnh đức
  • Hiếu hoàn
  • Năng tĩnh
  • Thư tất

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Thói Đời 1 + 2 [Nguyễn Bỉnh Khiêm] ❤️️Nội Dung Bài Thơ, Ý Nghĩa

*Bạch Vân quốc ngữ thi tập

  • Bài 1 – Thú nhàn
  • Bài 2
  • Bài 3 – An phận thì hơn
  • Bài 4
  • Bài 5
  • Bài 6 – Lòng thư thái
  • Bài 7
  • Bài 8
  • Bài 9
  • Bài 10
  • Bài 11
  • Bài 12 – Điền viên thú
  • Bài 13 – Nhẹ đường danh lợi
  • Bài 14
  • Bài 15
  • Bài 16 – Tự thuật
  • Bài 17
  • Bài 18
  • Bài 19
  • Bài 20
  • Bài 21
  • Bài 22
  • Bài 23
  • Bài 24
  • Bài 25
  • Bài 26
  • Bài 27
  • Bài 28 – Thú ẩn dật
  • Bài 29
  • Bài 30
  • Bài 31 – Nước non
  • Bài 32 – Điền viên thú
  • Bài 33
  • Bai 34 – Nhẫn thì qua3
  • Bài 35
  • Bài 36
  • Bài 37
  • Bài 38
  • Bài 39
  • Bài 40
  • Bài 41
  • Bài 42 – Khuyên đời
  • Bài 43
  • Bài 44 – Mặc chê khen
  • Bài 45
  • Bài 46
  • Bài 47
  • Bài 48 – Vô sự
  • Bài 49
  • Bài 50
  • Bài 51
  • Bài 52
  • Bài 53
  • Bài 54 – Mùa thu chơi thuyền
  • Bài 55 – Thú tiêu dao
  • Bài 56
  • Bài 57
  • Bài 58 – Thế tục
  • Bài 59
  • Bài 60
  • Bài 61
  • Bài 62
  • Bài 63
  • Bài 64
  • Bài 65 – Chớ cậy rằng hơn
  • Bài 66
  • Bài 67
  • Bài 68
  • Bài 69 – Tự thán
  • Bài 70
  • Bài 71
  • Bài 72
  • Bài 73
  • Bài 74
  • Bài 75
  • Bài 76 – Đường đời hiểm hóc
  • Bài 77 – Thế gian biến đổi
  • Bài 78 – Hoà vi quý
  • Bài 79 – Cảnh nhàn
  • Bài 80 – Của nặng hơn người
  • Bài 81 – Vô sự là hơn
  • Bài 82
  • Bài 83 – Đạo thường
  • Bài 84
  • Bài 85
  • Bài 86 – Có phúc có phần
  • Bài 87
  • Bài 88
  • Bài 89
  • Bài 90
  • Bài 91 – Tiêu sái tự nhiên
  • Bài 92 – Thú thanh nhàn
  • Bài 93 – Thú dưỡng thân
  • Bài 94
  • Bài 95
  • Bài 96
  • Bài 97
  • Bài 98
  • Bài 99 – Mặc ai tài trí
  • Bài 100
  • Bài 101
  • Bài 102 – Dại khôn
  • Bài 103
  • Bài 104
  • Bài 105
  • Bài 106
  • Bài 107
  • Bài 108
  • Bài 109
  • Bài 110
  • Bài 111
  • Bài 112
  • Bài 113
  • Bài 114
  • Bài 115
  • Bài 116
  • Bài 117
  • Bài 118
  • Bài 119
  • Bài 120
  • Bài 121
  • Bài 122
  • Bài 123
  • Bài 124
  • Bài 125
  • Bài 126
  • Bài 127
  • Bài 128
  • Bài 129
  • Bài 130
  • Bài 131
  • Bài 132
  • Bài 133
  • Bài 134
  • Bài 135
  • Bài 136
  • Bài 137
  • Bài 138
  • Bài 139
  • Bài 140
  • Bài 141
  • Bài 142
  • Bài 143
  • Bài 144
  • Bài 145
  • Bài 146
  • Bài 147
  • Bài 148
  • Bài 149
  • Bài 150
  • Bài 151
  • Bài 152
  • Bài 153

+Cương thường tổng quát

  • Bài 154 – Vi nhân tử
  • Bài 155 – Giới đệ tử sự sư
  • Bài 156 – Tử sự phụ mẫu
  • Bài 157 – Miễn huynh đệ vật cạnh tranh
  • Bài 158 – Khuyến phu đãi thê
  • Bài 159 – Khuyến phụ sự phu
  • Bài 160 – Khuyến thê dưỡng thiếp
  • Bài 161 – Khuyến hôn sự công cô
  • Bài 162 – Khuyến đãi bằng hữu
  • Bài 163 – Khuyến đãi tông tộc
  • Bài 164 – Khuyến đãi hương lý
  • Bài 165 – Khuyến sĩ thi
  • Bài 166 – Giới tham
  • Bài 167 – Giới sắc
  • Bài 168 – Giới tửu
  • Bài 169 – Giới đổ bác
  • Bài 170 – Giới điêu toa
  • Bài 171 – Giới hiệp quý kiêu nhân
  • Bài 172 – Giới dĩ phú lăng bần
  • Bài 173 – Giới sùng Phật vô ích
  • Bài 174 – Giới bất võng cầu địa
  • Bài 175 – Trách sĩ nhân bất học
  • Bài 176 – Sĩ nhân hoạ vận
  • Bài 177 – Bất tri hà đề

*Sấm ký

  • Bản nôm Nguyễn Văn Bân
  • Bản nôm Nguyễn Văn Sâm
  • Bản quốc ngữ Hoàng Xuân
  • Bản quốc ngữ Hương Sơn
  • Bản quốc ngữ Mai Lĩnh
  • Bản quốc ngữ Nguyễn Quân
  • Bản quốc ngữ Sở Cuồng

15+ Bài Thơ Hay Nhất Của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Cùng Thohay.vn điểm qua 15 bài thơ hay nhất, nổi tiếng nhất của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sau đây:

Chức Phận Làm Con

Phận làm con phải thông đạo hiếu,
Phận làm dân phải hiểu chữ trung.
Trên ra lệnh, dưới phục tùng,
Cha làm việc tốt, con cùng làm theo.

Của cải nhiều dùng lâu cũng hết,
Chữ hiếu trung hưởng mãi vô cùng.
Bàn mưu tư lợi thì đừng,
Bàn điều chân chính, nên cùng tham gia.

Làm tốt chớ ba hoa kể lể,
Hoa sớm nở, thì hoa dễ sớm tàn.
Cẩn thận đáng giá ngàn vàng,
Phải suy nghĩ kỹ hãy làm mới hay.

Người tốt hay xắn tay làm phúc,
Giúp ai không lợi dụng người ta.
Người biết lỗi, sửa thì tha,
Trị người có tội, chớ mà quá nghiêm.

Dạy điều thiện, đừng nên tham quá,
Để người học có khả năng theo
Khoan hòa sẽ được tin yêu,
Siêng năng cần mẫn ắt nhiều thành công.

Nói thận trọng thì không sợ lỗi,
Làm thận trọng đỡ hối về sau.
Thế lực dù mạnh đến đâu,
Nếu đem dùng hết, ắt sau hại mình.

Hoặc cậy thế tạo thành phúc lộc,
Hẳn rằng sau cũng chẳng ra gì.
Cứ đường chính đạo mà đi,
Hiếu, Trung, Nhân, Nghĩa nghĩ suy mà làm.

Nói Về Giàu Sang

Bài thứ ba bàn sự giàu sang
Giàu với sang ai chả ước mong,
Nhưng giàu sang chẳng chính công,
Là phi đạo đức, hẳn không lâu bền.

Ai sống kẻ nghèo hèn cũng chán,
Nhưng bất lương đuổi hẳn chẳng đi.
No cơm hẩm thiết gì thịt cá,
Vui cảnh nghèo, quên cả giàu sang.

Người quyền quý, lắm bạc vàng,
Lấy gương xử với họ hàng mà soi.
Ở phải đạo, nhiều người giúp đỡ,
Sống bất lương, ít chỗ thân tình.

Thà nghèo giữ được thơm danh,
Hơn giàu lắm chuyện phẩm bình, cười chê.
Bọ ngựa rình con ve định bắt,
Chim sẻ rình bọ sát phía sau…

Tiếng tăm lừng lẫy càng nhiều,
Tránh xa kẻ xấu sinh điều ghét ghen.
Nhiều tài cũng lắm phen khốn khổ,
Nhiều công là cái hố suy bì.

Nhớ rằng đừng cậy, chẳng khoe,
Phải luôn thận trọng chớ hề phô trương.
Nói với bạn việc ngay ý thẳng,
Phải người tham họ chẳng nghe đâu.

Nói với quan chuyện thanh cao,
Phải quan tham nhũng hẳn sau nó trù.

Chí Thiện

Bài thứ năm: Tâm linh chí thiện
Mong tốt lành mọi chuyện công tư.
Rất vui là đọc thi thư,
Việc đời mệt nhất ấy là dậy con.
Cha nghiêm phụ răn con hiếu thảo,
Mẹ nhân từ dạy bảo gái ngoan.
Nhà lành hương toả chi lan,
Ở lâu chẳng thấy mùi thơm ngạt ngào.
Gần kẻ ác như vào chợ cá,
Buộc người ta quen cả mùi tanh.

Có nết tốt chẳng kiêu căng,
Đức dày thêm mãi tạo thành thói quen.
Giàu chớ kiêu chớ nên ích kỷ,
Sang cũng đừng xa sỉ, hợm đời.
Việc làm muốn tốt tuyệt vời,
Ba lần căn nhắc hẳn hoi mới làm.
Suy tính kỹ bao hàm hai ý:
Việc chung riêng thấu lý đạt tình.

Từ xưa vẫn sợ, vẫn kinh,
Lòng người nham hiểm nảy sinh khó lường
Kẻ tiểu nhân mưu đồ xảo quyệt,
Thích mưu đồ tiêu diệt người ngay.
Cho dù hiểm độc, quắt quay,
Không qua lẽ phải, chẳng xoay đạo trời.
Kẻ bất nhân nhất thời nổi tiếng,
Không người thì trời diệt chẳng tha
Tự nhiên được của đầy nhà,
Một là lộc lớn, hai là họa to
Có lúc bại, trời cho thắng cuộc,
Hoặc đang nghèo bỗng được giầu sang.
Thế gian yêu lắm ghét nhiều,
Khen nhiều chê lắm, bao điều bất an.
Mừng nhiều lo lắm chẳng oan,
Vinh nhiều nhục lắm, thế gian thường tình.

Đừng cậy thế mà sinh kiêu ngạo,
Chớ cậy quyền để tạo lợi riêng.
Làm một điều thiện cũng nên,
Trừ một việc ác quả nhiên rất cần.

Sinh sự thì bận tâm mệt sức,
Nên nhún nhường tạo Đức thì hơn.
Việc chuẩn bị kỹ hãy làm,
Việc không chuẩn bị chớ tham làm bừa.

Bao kinh nghiệm từ xưa đã thấy,
Sai một ly đi mấy dặm đường.
Quả quyết được việc lẽ thường,
Đắn đo hỏng việc, ấy gương ở đời.

Sắc chẳng mê người, chính người mê sắc,
Rượu chẳng say người, chỉ tại người say.
Đừng nên vui quá nói chầy,
Chớ vì sướng quá vung tay làm liều.
Quý chim phượng bởi yêu lông cánh,
Trọng người hiền ở cách nói năng.
Gặp khi hoạn nạn khó khăn,
Hành vi tế nhị, nói năng lựa lời.

Mười mắt rồng và mười tay trỏ
Thật công minh sáng tỏ sâu xa
Quả đào người quý tặng ta,
Ta lấy quả mận đem ra biếu người.
Cung nỏ lạ chớ cầm mà khốn,
Ngựa chẳng quen, chớ cưỡi mà ngã.
Qua ruộng dưa chớ sửa giầy,
Dưới gốc mận chớ giơ tay sửa đầu.

Coi chừng chốn cửa cao nhà rộng,
Đừng cậy rằng tông tộc mình to.
Họ to lắm chuyện tò mò,
Cửa cao thường giở những trò kiêu căng.

Người tốt, chơi nói năng chân thật,
Kẻ xấu, chơi như mật chết ruồi.
Người tốt bền chí thức thời,
Khó khăn thuận lợi vẫn nuôi chí bền.
Kẻ xấu thường van xin lúc khó,
Được việc rồi thì nó quên luôn.

Mới hay muôn sự vui buồn
Những điều chí thiện phải luôn ghi lòng.

Lập Thân

Bài mười chín dạy đạo lập thân.
Đạo lập thân muốn bền muốn vững,
Phải khôn ngoan trong cứng ngoài mềm,
Phúc nhà thuận dưới kính trên,

Kiệm cần kiên nhẫn là nền trị gia,
Làm quan phải giỏi và liêm khiết,
Cẩn trọng luôn và biết thương dân.
Mới hay bí quyết lập thân,
Kiên trì: Liêm chính kiệm cần thì nên.

Dại Khôn

Làm người có dại mới nên khôn,
Chớ dại ngây chi, chớ quá khôn.
Khôn được ích mình, đừng để dại,
Dại thì giữ phận, chớ tranh khôn.
Khôn mà hiểm độc là khôn dại,
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.
Chớ lấy rằng khôn khinh kẻ dại,
Gặp thời, dại cũng hoá nên khôn.

Thú Nhàn

Lẩn thẩn ngày qua tháng qua,
Một phen xuân tới một phen già.
Ái ưu vằng vặc trăng in nước,
Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa.
Án sách hãy còn án sách cũ,
Nước non bạn với nước non nhà.

Cảm Hứng

感興
泰和宇宙不虞周,
互戰教爭笑兩讎。
川血山骸隨處有,
淵魚叢雀為誰驅。
重興已卜渡江馬,
後患應防入室貙,
世事到頭休說著,
醉吟澤畔任閒遊。

Phiên âm:

Thái hoà vũ trụ bất Ngu Chu,
Hỗ chiến giao tranh tiếu lưỡng thù.
Xuyên huyết sơn hài tuỳ xứ hữu,
Uyên ngư tùng tước vị thuỳ khu.
Trùng hưng dĩ bốc độ giang mã,
Hậu hoạn ưng phòng nhập thất khu,
Thế sự đáo đầu hưu thuyết trước,
Tuý ngâm trạch bạn nhậm nhàn du.

Dịch thơ:

Non sông nào phải buổi bình thời,
Thù đánh nhau chi khéo nực cười.
Cá vực, chim rừng, ai khiến đuổi?
Núi xương, sông huyết, thảm đầy vơi.
Ngựa phi chắc có hồi quay cổ,
Thú dữ nên phòng lúc cắn người.
Ngán ngẩm việc đời chi nói nữa,
Bên đầm say hát nhởn nhơ chơi.

Chớ Cậy Rằng Hơn

Làm người hay một hoạ hay hai,
Chớ cậy rằng khôn, chớ cậy tài.
Chực tiết cho bền bằng sắt đá,
Đi đường sá lánh chốn chông gai.
Miệng người tựa mật mùi càng ngọt,
Đạo thánh như tơ mối lại dài.
Ở thế yêu nhiêu là của cả,
Đôi ca ta dễ kém chi ai?

Cảnh Nhàn

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến bóng cây ta hãy uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

An Phận

Giữ yên phận là bài thứ tám
Đừng để người đụng chạm đến ta
Biết lo tính, biết phòng xa,
Khoan dung ngay thẳng hẳn là sống lâu.

Nước chân chính, lòng trời cũng thuận,
Quan thanh liêm dân hẳn yên lòng
Vợ hiền là phúc nhà chồng,
Các con hiếu thảo thì lòng cha yên.

Dẫu có tài giỏi chớ nên khoe khoác,
Nhiễu sự sao bằng được an nhàn.
Bốn mùa ấm lạnh xuềnh xoàng,
Nói năng thận trọng rõ ràng được yên.
Của dễ được tất nhiên dễ mất,
Được vất vả thì mất khó khăn.
Làm thong thả việc chắc ăn
Việc đời muôn sự khó khăn ban đầu.
Người xưa nói những câu triết lý:
Vào núi bắt hổ dễ như chơi,
Còn khi mở miệng dạy người,
Khó khăn nhiều lắm, liệu lời đắn đo.
Quân tử cần ăn no uống đủ,
Không cầu kỳ cốt giữ bình yên.
Trò tìm thầy học dễ tìm,
Thầy tìm trò tựa mò kim đáy hồ.

Việc chia chác chẳng lo ít ỏi,
Chỉ đáng lo cái tội không đều.
Không lo hoàn cảnh túng nghèo,
Chỉ lo xã hội nhiều điều bất công.
Quá nham hiểm bởi lòng tham lắm.
Quá nhẫn tâm lòng hẳn quá tàn.

Đại Đạo

Giữ đại đạo là bài thứ chín,
Lấy chữ “Trung” chữ “Tín” làm đầu.
Người quân tử đạo đức cao,
Không kiêu thái, giữ trước sau chan hòa.
Khi cần giúp người ta việc gấp,
Chẳng chọn ngày, đừng bấm ngón tay.
Người được ta cũng mừng thay,
Người đau, thông cảm đắng cay cho người.
Nói thao thao ngàn lời tươm tất,
Cũng không bằng việc thật đã làm.
Kiếm lời chê trách nhân gian,
Chính là chuốc lấy mối oan hại mình.
Ta giúp người chân tình độ lượng,
Là góp điều làm phước đáng tin.
Trăm nghe không bằng một nhìn,
Một việc thực tế hơn nghìn lời suông.

Việc trời đất  cũng thường thay đổi,
Sáng gió mưa, chiều đã đẹp trời.
Giống như cuộc sống một con người
Sáng chiều, may rủi đầy vơi chuyển vần.
Có việc đối với ta như thế
Nhưng với người đâu rễ giống ta
Khi lời nói trái phát ra,
Tất nhiên cái họa cũng sà vào theo.

Của phi nghĩa đưa vào cửa trước,
Nó cũng tìm đường bước lối sau.
Đừng làm những chuyện không đâu
Chớ tham của lạ để sau bận lòng
Việc đừng quá lao tậm cật lực,
Nên đắn đo vừa sức thì làm,
Không lười biếng chẳng tham lam
Học điều Đại đạo – để làm thực tâm.

Tu Đức

Bài mười sáu thường xuyên tu đức,
Phải chuyên tâm nỗ lực hàng ngày.
Học rồi thực tế làm ngay,
Rút ra kinh nghiệm dở hay sự tình.
Tu đức tốt tướng sinh ra tướng,
Con thảo hiền sinh được cháu ngoan.
Nhà nghèo nhờ vợ đảm đang,
Nước loạn cầu tướng giỏi giang, trung thành.

Âm dương hòa không sinh lụt bão,
Vợ chồng hòa thì đạo nhà nên.
Tránh điều nghi kỵ hờn ghen,
Đàn bà tiếp khách phải nên nhớ rằng:
Cử chỉ đẹp, nói nhẹ nhàng,
Khi đưa tiễn khách xin đừng quá chân.

Bốn đức tính Công, Dung, Ngôn, Hạnh,
Người đàn bà gánh nặng lo toan.
Đừng kiêu sa, chớ lăng loàn,
Đừng ghen ghét chớ giận hờn với ai.
Gái yêu chồng đẹp vui mọi vẻ,
Giúp chồng nuôi con khỏe con ngoan.
Dựng xây tôn thống họ hàng,
Sáng trong như ngọc, nết càng đẹp ra.
Khi lòng dục dâm tà đã mở,
Quên yêu thương bỏ cả lễ nghi.
Nết hư dù chỉ một ly,
Tiếng tăm đồn đại bay đi khắp vùng.

Lương Tài

Bài mười tám răn chữ lương tài
Lương là đạo cao đức trọng
Có lương tài chết sống thơm danh.
Người tài lành có bạn lành,
Người ác bạn ác kết thành tai ương.
Người lương tài nên thường nói thẳng,
Kẻ xấu xảo nịnh chẳng thương yêu.
Người lành nói ít làm nhiều,
Tiểu nhân múa mép, lắm điều ba hoa.

Người lành không gian tà uẩn khúc,
Hành động luôn chính trực, phân minh.
Kiệm cần có lý có tình,
Để không mang tiếng rằng mình kiêu sa.
Vụng may áo gấm cũng hỏng,
Làm bậy thì phá hỏng cơ ngơi.
Biết ít thì sống thảnh thơi,
Biết nhiều lắm chốn, lắm điều thị phi.

Người giúp việc cần chi đẹp xấu,
Cần chọn người trung hậu, chăm ngoan.
Lòng người, nọc rắn khó phân,
Mặt trời ai biết chuyển vần như xe.

Của xóm Đông lấy về hôm trước,
Đến  hôm sau nó ngược xóm Đoài
Việc hôm nay, việc ngày mai.
Hãy đem hai chữ Lương Tài mà xem.

Năng Tĩnh

Bài hai mươi hai dạy người điều năng tĩnh.
Biết đắn đo sống hẳn yên lành.
Biết suy nghĩ việc dễ thành,
Cầu đâu được đấy vui lành biết bao.

Khi sống biết lo sau tính trước.
Lúc lâm chung hẳn được yên lành.
Tuổi già lắm bệnh phát sinh,
Đều do lúc trẻ tự mình làm ra.

Lúc thịnh đạt gian tà trái đạo,
Khi tuổi già quả báo coi chừng!
Sợ thay “Đốm lửa thiêu rừng”,
Nửa câu nói trái, sau đừng khoe khôn.

Biết điều thiện ôn tồn nhắc bạn,
Chỉ nơi nguy cho người khách lánh xa.
Khi lòng hiểm độc gian tà,
Niệm kinh gõ mõ quả là vô duyên.
Đem bố thí bằng tiền bất chính,
Cũng chỉ là vô ích mà thôi.
Chỉ một hành động xấu chơi,
Nói khôn nói khéo, ai người còn tin.

Sống thừa mứa bạc tiền nhung lụa,
Chắc đâu bằng sống đủ mà vui.
Gần mực thì ắt phải đen thui
Gần son thì  đỏ sự đời chẳng sai.

Gần người ngu biến hay thành  dốt,
Gần người hiền càng tốt thêm ra.
Người quân tử đức nở hoa,
Tiểu nhân tìm cách xấu xa học đòi.
Ngẫm xem muôn sự ở đời,
Ác thì gặp ác, nhân thời gặp nhân.
Con ngựa cùng, vung chân đập phá,
Chim cùng đường, liều mổ đòi bay,
Thú cũng muốn xổng chạy dài,
Bản năng tự vệ muôn loài bẩm sinh.

Người giả dối thì đừng bắt chuyện,
Gái lẳng lơ thì biến cho xa.
Những người ngay thẳng hiền hoà,
Kiên tâm gần gũi để mà học theo.

Kẻ nghiện ngập lêu têu, hợm hĩnh.
Hãy coi chừng! Cố tránh đừng chơi.
Mới hay hậu bạc ở đời
Trắng, đen cũng bởi lòng người mà ra.

Học Vấn

Bài mười lăm răn đường học hỏi.
Có tư duy mạnh giỏi hơn người.
Trước là đẹp đạo đất trời,
Sau là xây dựng tình người đẹp hơn.

Hiếu với cha thời con hiếu lại,
Kính trọng người người lại trọng ta.
Chớ tin những thuyết tà ma,
Nó làm chìm đắm xấu xa lòng người.

Người xưa bảo tiền tài – phấn đất,
Nghĩa nhân kia mới thật là ngàn vàng.
Đường dài thử sức gian nan,
Sống lâu mới biết ruột gan tình người.
Biết giữ phận thì đời nhàn hạ,
Không gian tham tai hoạ khó vào.
Vận đen vàng hoá ra thau,
Vận đỏ sắt cũng ra màu vàng tươi.
Rượu trắng nhuốn đỏ mặt người
Bạc vàng dễ nhuộm lòng người tối đen.

Nghèo giữa chợ ai thèm thăm hỏi,
Giàu trên rừng có khối người thương.
Vẽ hổ khó vẽ bộ xương,
Biết người biết mặt khó lường lòng ai.
Không đáng sợ sức hai con hổ,
Chỉ sợ người ăn ở hai mang
Sống đại lượng phúc huy hoàng.
Mưu sâu tai hoạ ắt càng thêm sâu.
Vợ chồng hiệp sức nhau bàn bạc,
Có tiền mua nhiều lạng vàng dòng.
Vợ chồng ăn ở khác lòng
Có tiền đâu dễ sắm cùng cái kim

Trị nhà như cầm cương ngựa dữ,
Trị nước như dạo thử cung đàn.
Cho nên học hiểu và làm,
Lẽ trời với lẽ dân gian hài hoà,
Muốn xây phú quý vinh hoa,
Cái nền học vấn phải là đâu tiên.

Đừng nên bỏ qua 🌿Thơ Trần Tế Xương 🌿Tuyển tập thơ hay

Các Bài Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm

Như đã chia sẻ thì Nguyễn Bỉnh Khiêm làm cả thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm, dưới đây là các bài thơ Nôm nổi tiếng nhất của ông, mời bạn cùng thưởng thức.

An Phận Thì Hơn

Giàu ba bữa khó hai niêu,
An phận thời hơn hết mọi điều.
Khát uống trà mai hơi ngột ngột,
Sốt kề hiên trúc gió hiu hiu.
Giang sơn tám bức là tranh vẽ,
Hoa cỏ tư mùa ấy gấm thêu.
Thong thả hôm rằm sớm thức,
Muôn vàn đã đội đức trời Nghiêu.

Lòng Thư Thái

Vinh nhục bao phen hẳn đã từng
Lòng người sự thể dửng dừng dưng
Khen thì nên tốt, chê nên dại
Mất cũng chẳng âu được chẳng mừng
Có ai biết được lòng tri kỷ
Vời vợi non cao nguyệt một vừng

Điền Viên Thú

Trải gian nguy đã mấy phen,
Thân nhàn phúc lại được về nhàn.
Niềm xưa trung ái thề chăng phụ,
Cảnh cũ điền viên thú đã quen.
Ba quyển đồ thư thu nặng túi,
Một thuyền phong nguyệt chở đầy then,
Trời cũng biết nơi lành dữ,
Hoạ phúc chăng dung cái tóc chiên

Nhẹ Đường Danh Lợi

Được thua thấy đã ắt nhiều phen,
Để rẻ công danh đổi lấy nhàn.
Am Bạch Vân rỗi nhàn hứng,
Dặm hồng trần biếng ngại chen.
Ngày chầy họp mặt, hoa là khách,
Đêm vắng hay lòng, nguyệt ấy đèn.
Chớ chớ thờ ơ nhìn mấy biết,
Đỏ thì son đỏ, mực thì đen.

Tự Thuật

Tuổi đà ngoại tám mươi già,
Thấm thoắt xem bằng bóng ngựa qua.
Mai bạc lạnh quen nhiều tháng tuyết,
Cúc vàng thêm đổi mấy phen hoa.
Giàu sang có phận là ơn chúa,
(Phúc) được làm người bởi đức cha.
Am quán ngày nhàn rỗi mọi việc,
Dầu ai tự tại mặc dầu ta.

Nước Non

Nước non nào phải của ai đâu,
Nhiều, ít, công, tư, mặc dầu!
Khó chẳng dơ, dường không chẳng luỵ,
Được thời bộc, bực mất thời âu.
Anh hùng người lấy tài làm trọng,
Ẩn dật ta hay thú có mầu.
Gẫm ấy ai phù vạc Hán,
Đồng Giang rủ một tơ câu.

Nhẫn Thì Qua

Chưa dễ ai là bụt Thích Ca,
Mọi niềm nhân ngã nhẫn thì qua.
Lòng vô sự trăng in nước,
Của thảng lai gió thổi hoa.
Hầu khách xuân xanh khi trẻ,
Mấy người đầu bạc tuổi già.
Thanh nhàn ấy, ắt là tiên khách,
Được thú ta đà có thú ta.

Khuyên Đời

Mựa chê người vắn, cậy ta dài,
Dù kém dù hơn ai mặc ai.
Vị nọ có bùi, không có đượm,
Thức kia chầy thắm, lại chày phai.
Dù hay phận mới, yên dầu phận,
Dẫu có tài hơn, chớ cậy tài.
Quân tử niệm đời nơi xuất xử,
Ắt cùng khôn hết cả hoà hơi.

Hoà Vi Quý

Ở thế đừng tranh đấng trượng phu,
Làm chi cho có sự đôi co.
Đây cậy đây khôn, đây chẳng chịu,
Đấy rằng đấy được, đấy không thua.
Duật nọ mựa còn đua đến bạng,
Lươn kia hầu dễ kém chi cò.
Chữ rằng: Nhân dĩ hoà vi quý,
Vô sự thời hơn kẻo phải lo.

Thú Dưỡng Thân

Mới hay phú quý bởi thời vần,
Tua sá ngang tàng thú dưỡng thân.
Bất ý miệng ngâm câu quốc ngữ,
Giải phiền tay chuốc chén quỳnh xuân.
Đường hoa chào khách mặt nhìn mặt,
Ngõ hạnh đưa người chân đá chân.
Dẫu có ai han thời sẽ nhủ:
Thái bình thiên tử, thái bình dân.

Những Đánh Giá, Nhận Định Về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tổng hợp những đánh giá, nhận định của nhà văn, nhà nghiên cứu, những người có tiếng nói trong xã hội về Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

  • Như PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh (Viện Văn học) đã đánh giá, Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ viết nhiều nhất trong năm thế kỷ đầu của nền văn học viết Việt Nam. Thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đánh dấu cho sự khởi đầu của một hình thức tư duy mới trong tiến trình hoàn thiện thơ ca trung đại Việt Nam. Đó là tư duy thế sự. Thơ vẫn mang tính trữ tình nhưng là “trữ tình lý trí”. Nó mang hình thức không phải là tư duy cảm tính mà là tư duy lý tính, nhìn thẳng vào xã hội nên gọi là tư duy thế sự.
  • Bốn thế kỷ đã qua từ ngày Nguyễn Bỉnh Khiêm qua đời, nhưng suốt bốn thế kỷ chưa lúc nào ngớt âm vang về con người kỳ diệu ấy. Mọi tầng lớp nhân dân đều đã liên tục bình luận về ông, trong đó có khen có chê, có sai có đúng, có những điều đem gán cho ông mà ông không có, có những điều ông vốn có đã chẳng được nêu lên. – Nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Khiêu.
  • Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút đã viết: “Lý học như Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan đều là tinh anh của non sông đúc lại”.
  • Phan Huy Chú, danh sĩ thời nhà Nguyễn, trong bộ sách Lịch triều hiến chương loại chí đã xem Nguyễn Bỉnh Khiêm là “một bậc kỳ tài, hiền danh muôn thuở”.
  • Nguyên Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười về thăm khu di tích Trạng Trình đã ghi những hàng chữ lưu niệm: “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ, nhà văn, một thầy giáo, một nhà triết học, một nhà dự báo, một danh nhân văn hóa như cây đại thụ bóng trùm cả một thế kỷ XVI. Tấm lòng yêu nước, thương dân tha thiết, nhân cách cao cả cùng với tri thức uyên bác và tài năng sáng tạo đã tạo nên sự nghiệp, uy tín và ảnh hưởng rộng lớn của ông mà đến nay chúng ta rất đỗi tự hào, trân trọng.”
  • GS Vũ Minh Giang (Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng: “Sự dấn thân muộn màng của một con người tài năng bộc lộ từ khi còn bé chứng tỏ Nguyễn Bỉnh Khiêm không thuộc người lãnh đạm với thời cuộc, mà trái lại ông là người có lý tưởng cao hơn nhiều so với chí hướng thi đỗ làm quan, vinh thân phì gia thường thấy ở phần lớn nho sỹ. Ông chỉ tham dự vào chính trường khi cảm thấy thời cuộc cần đến mình, khi hoàn cảnh chính trị có thể tạo điều kiện cho ông đem tài trí ra giúp đời, phụng sự đất nước”.
  • Giáo sư Nguyễn Huệ Chi trong bài tham luận “Bước đầu suy nghĩ về văn học Mạc” đã đánh giá về Nguyễn Bỉnh Khiêm: “…Ông là một nhà văn hóa, và riêng ở bình diện văn hóa mà nói thì tầm vóc không thua kém Nguyễn Trãi là mấy, phần nào đấy còn khai phá vào một vài lĩnh vực sâu hơn. Bởi ông chuyên về dịch học. Chính ông xây dựng nền tảng của tư tưởng biện chứng trong Kinh Dịch, góp vào lịch sử tư tưởng Việt Nam một số kiến giải mới mẻ. Là một nhà dịch học nên ông nổi tiếng là bậc tiên tri, nhưng ông cũng lại là một nhà thơ lớn. Ông viết đến một nghìn bài thơ chữ Hán. Đây là con số mà từ thời đại Mạc trở về trước hoàn toàn chưa có…”
  • Nhà nghiên cứu Trần Khuê trong tham luận hội thảo khoa học “Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc” (1991) đã có những đúc kết tinh tế về cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất thân từ cửa Khổng, ông đi ngang qua sân nhà Lão tử, rồi dừng lại trước cửa Thiền, suy ngẫm về giáo lý và đạo lý, cuối cùng ông đã trở về với đồng ruộng và lũy tre xanh của làng quê Việt Nam, hay nói khác đi, ông đã trở về với dân tộc. Suốt đời ông, ông đã sống như mình cần sống và đã hành động như mình cần hành động.”

Trọn bộ🌿 Thơ Nguyễn Công Trứ 🌿 Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

Viết một bình luận