Thơ Nguyễn Trọng Tạo: Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

Thơ Nguyễn Trọng Tạo ❤️️ Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ ✅ Đón Đọc Các Thông Tin Về Cuộc Đời Và Phong Cách Sáng Tác Của Nguyễn Trọng Tạo.

Tiểu Sử Cuộc Đời Tác Giả Nguyễn Trọng Tạo

Nguyễn Trọng Tạo là một nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về tiểu sử cuộc đời của ông thì hãy xem ngay phần chia sẻ dưới đây.

  • Nguyễn Trọng Tạo (25/8/ 1947 – 7/1/2019), ông sinh ra trong một gia đình nho học.
  • Quê gốc: Làng Trường Khê, xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
  • Ông còn có các bút danh khác như: Cẩm Ly, Nguyễn Vũ Trọng Thi, Nguyễn Vũ Bảo Chi, Vũ Kim Thanh, Nguyễn Trọng, Tao Ngu Tử,…
  • Năm 1969, ông tham gia quân đội, thuộc Đoàn 22, Quân khu 4, kinh qua các chức vụ: Đội trưởng Đội tuyên truyền văn hóa Đoàn 22B, Trưởng đoàn văn công xung kích Sư đoàn 341B.
  • Năm 1976, ông bắt đầu tham gia Trại viết văn quân đội rồi vào học Đại học viết văn Nguyễn Du khóa I.
  • Năm 1982, Nguyễn Trọng Tạo làm Trưởng ban biên tập Nhà Văn hóa Quân khu 4.
  • Năm 1988, ông bắt đầu làm công tác biên tập xuất bản tại Hội Văn học Nghệ thuật Bình Trị Thiên.
  • Năm 1990, Nguyễn Trọng Tạo cùng Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Quang Lập sáng lập tạp chí Cửa Việt, làm biên tập và phụ trách mỹ thuật tạp chí này bộ đầu tiên gồm 17 số.
  • Năm 1997 làm Thư ký Tòa soạn tạp chí Âm nhạc thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Nguyễn Trọng Tạo còn là họa sĩ minh họa và trình bày mỹ thuật tạp chí Cửa Việt, tạp chí Âm nhạc, báo Thơ, tác giả măng-sét tạp chí Sông Hương, Sông Lam, Hồng Lĩnh, báo Thơ,….
  • Năm 2000–2005 ông là Ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt Nam, kiêm Trưởng ban biên tập báo Thơ thuộc báo Văn Nghệ (2003–2004).
  • Ngày 7/1/2019, vào lúc 19h50′, ông qua đời tại Bệnh viện Bạch Mai ở tuổi 72 vì căn bệnh tai biến mạch máu não và ung thư phổi.

Đón đọc thêm 🔰Thơ Trần Vàng Sao🔰Tác Giả, Tác Phẩm + Tuyển Tập Thơ

Sự Nghiệp Sáng Tác Nhà Thơ Nguyễn Trọng Tạo

Tổng quan về sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. Theo dõi ngay nhé!

  • Ông viết văn, làm báo, viết phê bình văn học, vẽ bìa sách, soạn nhạc… nhưng trước hết và chủ yếu là làm thơ. Nguyễn Trọng Tạo yêu say văn học từ nhỏ. Bài thơ đầu tay được viết khi ông mới: 14 tuổi nhưng ông chỉ thực sự được khẳng định cùng với thế hệ các nhà thơ chống Mỹ. 
  • Nguyễn Trọng Tạo còn là một nhà thơ nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho thơ hiện đại Việt Nam, ông chính là tác giả của bài “ Lá Cờ Thơ” và các tác phẩm như “Đồng dao cho người lớn”, “Nương Thân”, “Thế giới không còn trăng”,……
  • Ông đã xuất bản 20 đầu sách thơ, trường ca,văn xuôi, phê bình – tiểu luận, và được nhiều giải thưởng thơ, văn. Đồng thời đã trình bày khoảng 500 bìa sách và từng nhận 2 giải thưởng Bìa sách đẹp của Bộ Văn hóa – Thông tin.
  • Cùng với thơ, Nguyễn Trọng Tạo còn viết văn xuôi. Tập truyện ngắn Khoảnh khắc thời bình, đặc biệt tập truyện “Miền quê thơ ấu” đã biểu hiện nét riêng và cũng là thành công của Nguyễn Trọng Tạo trong văn xuôi với lối viết giàu cảm xúc, đậm chất thơ.
  • Nguyễn Trọng Tạo cũng đã thể nghiệm và thành công với sáng tác âm nhạc. Ông là tác giả của hàng chục ca khúc, từng đoạt nhiều Giải thưởng về âm nhạc và có những nhạc phẩm xuất sắc, được công chúng hâm mộ được biệt yêu thích như Làng quan họ quê tôi. 

Vinh danh:

  • Giải thưởng thơ Nghệ An 1969
  • Giải thưởng thơ hay báo Văn nghệ (do độc giả bình chọn) năm 1978
  • Giải thưởng thơ hay báo Nhân dân 1978
  • Giải thưởng thơ hay tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1978
  • Giải thưởng đặc biệt của UBND tỉnh Hà Bắc năm 1981 cho ca khúc Làng Quan Họ quê tôi
  • Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (1989–1994) cho tập truyện Miền quê thơ ấu
  • Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (1995–2000) cho tập thơ Đồng dao cho người lớn
  • Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Hồ Xuân Hương (1997–2002) cho ca khúc Đôi mắt đò ngang
  • Giải thưởng Văn học Nghệ thuật 1997 của Ủy ban Toàn quốc các Hội VHNTVN cho ca khúc Đôi mắt đò ngang.
  • 5 Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho các ca khúc: Mặt trời trong thành phố, 1983; Đường về Thạch Nham, 1984; Con dế buồn, 1997; Đồng Lộc Thông ru, 1998; Khúc hát sông quê, 2005.
  • 2 Giải thưởng của Bộ Văn hóa và Thông tin cho bìa sách đẹp: Những con chim kêu đêm, Khát
  • Giải thưởng của Hội Nông dân Việt Nam năm 2001 cho ca khúc Cánh đồng ở giữa hai làng…
  • Giải thưởng (cup) Những ca khúc hay về Nông nghiệp và Nông thôn Việt Nam (1945–2010) của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cho 2 ca khúc “Làng Quan Họ quê tôi” và “Khúc hát sông quê”
  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012 với tập thơ “Đồng dao cho người lớn” và trường ca “Con đường của những vì sao” (Trường ca Đồng Lộc).

Phong Cách Sáng Tác Của Nguyễn Trọng Tạo

Nói về phong cách sáng tác của Nguyễn Trọng Tạo thì chiến tranh và người lính là mảng đề tài quen thuộc trong thơ của ông, đặc biệt ở giai đoạn sáng tác từ 1974 đến 1984.

Nét riêng của thơ ông trước hết ở sự đan xen hòa quyện nhuần nhị giữa thế sự với tâm tình riêng. Trong vẻ “thản nhiên, nhẹ nhàng và dễ dàng”, thơ ông nói được những điều lớn lao và sâu xa của cuộc sống thế sự. Và sau: vẻ “thản nhiên” ấy của thơ là những ưu tư, trăn trở da diết của nhà thơ về cuộc đời với “Bao nhiêu câu hỏi” mà “câu trả lời thật không dễ dàng chỉ” như nhà thơ.

Chia sẻ đến bạn 🔰 Thơ Nguyên Sa 🔰 Tuyển Tập Thơ Hay

Tuyển Tập Các Tác Phẩm Của Nhà Thơ Nguyễn Trọng Tạo

Tuyển tập các tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã sáng tác trong suốt cuộc đời làm nghệ thuật của mình.

Tuyển Tập Thơ

*Bé tập nói vần

  • Bài hát du xuân
  • Bài hát tới trường
  • Bạn của bố
  • Bé tập nói vần
  • Bống đi chợ hoa
  • Cây bàng
  • Cây đàn
  • Cây trong vườn
  • Chân và cánh
  • Chi chi chành chành
  • Chợ Tết quê
  • Chú mèo đi học
  • Chuyện con cá Đối
  • Cu Tốp đeo mặt nạ
  • Cuốn chiếu đi tìm bạn
  • Dòng sông mặc áo
  • Đồng dao tặng mẹ tặng ba
  • Hoàng Tử Nhỏ và Bông hồng bốn gai
  • Kiến nâu và đoàn tàu
  • Lời ru của bờ
  • Mùa thi của Cún con
  • Mưa rừng nghe được
  • Niềm vui
  • Sao
  • Tàu hoả
  • Trăng
  • Trên bãi biển
  • Trưa rừng Hương Sơn
  • Trước tượng Lý Tự Trọng
  • Vòm trời quê Bác tháng năm

*Tình yêu sáng sớm (1973)

  • Quê cát
  • Đêm miền Trung
  • Tổ phá bom trên đường Rú Trét
  • Có đôi bàn tay nhỏ
  • Người chèo đò thời chiến

*Sóng thuỷ tinh (1988)

  • Bay
  • Thơ tám câu
  • Nhịp điệu Tây Nguyên
  • Thành phố không người quen
  • Thổi từ cát
  • Trong mưa giông
  • Hát rong
  • Gửi con người
  • Hươu sao
  • Phục chế
  • Hải âu
  • Đà Nẵng không đề
  • Nhớ phương Nam
  • Trong đêm thị xã
  • Theo đuổi
  • Khoảnh khắc
  • Gọi
  • Trở về
  • Người Khổng Lồ làng Dóng
  • Tốc độ
  • Phân thân
  • Thơ bốn câu
  • Những nhà thơ lính
  • Lao Bảo
  • Bài ca thực tại
  • Nha khí tượng

*Đồng dao cho người lớn (1994)

+Cõi nhớ

  • Sonnê buồn
  • Thiên thần
  • Cỏ và mưa
  • Không dưng
  • Cõi nhớ
  • Không đề cho Đỗ Toàn
  • Huế 1
  • Huế 2
  • Nỗi nhớ không tên
  • Bạn bè ở Huế
  • Chiều rơi
  • Người đẹp nhìn tôi
  • Quà sinh nhật
  • Đào phai
  • Bức tranh đen
  • Tặng mối tình cuối của Goethe
  • Sonnê lá non
  • Hoa ơi ta yêu nàng
  • Định nghĩa
  • Thiên An
  • Chợt
  • Ngôi sao buồn
  • Cuối năm ngẫu hứng chợ chiều
  • Đĩa hát bốn mùa
  • Bây giờ yêu
  • Chiêm cảm
  • Tạ từ
  • Chia

+Lưu lạc

  • Đồng dao cho người lớn
  • Tin thì tin không tin thì thôi
  • Tái diễn
  • Đêm cổ điển
  • Sonnê không định trước
  • Cái đẹp sáu ngón
  • Bóng
  • Mộng du
  • Bá Kiến thời hiện đại
  • Nghiền ngẫm
  • Đêm cộng cảm
  • Tượng Mồ
  • Cảm giác biển hồ hay là thơ bên miệng núi lửa
  • Rượu cần
  • Mùa thu áo ấm
  • Quy Nhơn không đề
  • Cầm lòng
  • Hương Sơn
  • Ăng-ko
  • Thời gian 1
  • Thời gian 2
  • Khói cay
  • Tự vấn
  • Cảm thông
  • Có khi
  • Xứ đầu tiên
  • Lưu lạc

*Nương thân (1999)

  • Thơ
  • Nương thân
  • Tinh mơ
  • Tết này đi thăm
  • Bí ẩn La Joconde
  • Không đề (I)
  • Gửi
  • Tôi còn mắc nợ áo dài
  • Rượu chát
  • Người đang yêu
  • Vu vơ
  • Mắc cạn
  • Nỗi buồn kiêu
  • Không tuổi
  • Ý nghĩ
  • An ủi (II)
  • Tình rơi
  • Khát
  • Đừng gửi cho tôi trăng rằm
  • Con sông huyền thoại
  • Diễm xưa
  • Một mình
  • Người đến muộn
  • Triết lý có
  • Cỏ trên sân bóng
  • Là ngôi sao
  • Ba chàng cựu binh lên núi
  • Mẹ tôi
  • Bạn lính
  • Vô danh
  • Goá bụa
  • Biến khúc giao thừa
  • Nhớ Tết
  • Tết sớm gọi tuổi mình
  • Đi chợ Tết
  • Rượu Tết
  • Ngại xuân
  • Nến trắng
  • Cây ánh sáng
  • Cây hoa phượng tình cờ
  • Bạch hoa
  • Tìm hoa
  • Quỳnh hoa
  • Ru hoa
  • Năm bài ví dụ tặng Kh.
  • Lâm Phương hát
  • Nhớ Apolinaire
  • Thơ nhờ em gửi về Nguyễn Bính
  • Modules điểm Phùng Thị
  • Không gian Lê Bá Đảng
  • Người phiên dịch chính mình
  • Thi nhân
  • Tự kiểm
  • Tự hoạ

*101 bài thơ tình (2005)

  • Sonnê buồn
  • Không đề (I)
  • Đôi lời với anh
  • Bức tranh đen
  • Hoa ơi ta yêu nàng
  • Định nghĩa
  • Sonnê ngọn lửa
  • Người đẹp nhìn tôi
  • Chợt
  • Nến trắng
  • Cuối năm ngẫu hứng chợ chiều
  • Cây ánh sáng
  • Bí ẩn La Joconde
  • Cỏ và mưa
  • Đồng hồ cát
  • Thiên An
  • Ngôi sao buồn
  • Thiên thần
  • Tặng mối tình cuối của Goethe
  • Quà sinh nhật
  • Cuộc sống
  • Sắm vai
  • Khói cay
  • Mùa thu áo ấm
  • Rượu cần
  • Bây giờ yêu
  • Đĩa hát bốn mùa
  • Không dưng
  • Không đề (II)
  • Cảm giác biển hồ hay là thơ bên miệng núi lửa
  • Em (I)
  • Ngã sáu chiều mưa
  • Đợi…
  • Không em
  • Hoa ly vàng
  • Chiêm cảm
  • Bạch hoa
  • Đêm cổ điển
  • Quy Nhơn không đề
  • Tạ từ
  • Ấn tượng Huế
  • Một mình Thiên Mụ
  • Chia
  • Một mình
  • Tình yêu qua
  • Nỗi nhớ không tên
  • Nếu ngày mai
  • Thời gian
  • Hương Sơn
  • Quỳnh hoa
  • Gửi
  • Gửi em trong cơn mưa
  • Cây hoa phượng tình cờ
  • Đào phai
  • Bài thơ khác
  • Bài thơ trắng
  • Diễm xưa
  • Bài hát lá chua me
  • Cỏ xanh đêm trước
  • Tìm hoa
  • Ý nghĩ
  • Thành phố sau đêm nói yêu em
  • Thơ gửi người không quen
  • Anh đã yêu như vậy
  • Tuổi ba mươi
  • Thơ tình người đứng tuổi
  • Tâm trạng
  • Chỉ một mình em
  • Câu chuyện tình yêu nghe gió trời kể lại
  • Tết sớm gọi tuổi mình
  • Đi chợ Tết
  • Năm bài ví dụ tặng Kh.
  • Người đang yêu
  • Tôi còn mắc nợ áo dài
  • Rượu chát
  • An ủi (I)
  • Mắc cạn
  • Nỗi buồn kiêu
  • Hình như
  • Giới thiệu
  • Ru hoa
  • Không đề cho Đỗ Toàn
  • Khát
  • Bức tranh tình
  • Ghép lại trái tim
  • Bức tranh giêng
  • Cổ tích thơ tình
  • Qua miền gái đẹp
  • Gửi H.
  • Tình rơi
  • Tôi không hiểu
  • Anh yêu em
  • Chia xa
  • Những tấm ảnh thời thanh xuân

*Thế giới không còn trăng (2006)

  • Thế giới không còn trăng
  • Phác hoạ
  • Số không
  • Điều bình thường lạ lẫm
  • Tội đồ của thời gian
  • Không đề (III)
  • Rượu rắn cùng bạn thơ
  • Qua miền gái đẹp
  • Mẹ thời @
  • Dấu vết thời gian
  • Giao thừa
  • Ta của thời đang xuân
  • Ngày sáng thế
  • Vọng Huế
  • Bốn câu
  • Tưởng nhớ
  • Giao thừa thế kỷ
  • Nhà văn
  • Những người đàn bà làm thơ
  • Exit
  • Bài học ve
  • Tự dưng
  • Giữa quán Lý Thông
  • Gửi H.
  • Bản sắc
  • Cỏ may trên sân thượng
  • Nhớ Rú Cài
  • Một mình nghe nhạc Trịnh
  • Cây sấu nhỏ trước nhà Văn Cao
  • Tết nhớ Phùng Quán
  • Đồng dao cho bạn
  • Gửi Heraclit
  • Cổ tích thơ tình
  • Ghép lại trái tim
  • Bức tranh giêng
  • Bức tranh tình
  • Trở lại Huế
  • Ký ức mắt đen
  • Chim én
  • Món quê
  • Cửa Lò phố biển
  • Chiều thứ tư của không gian
  • Đi chợ chiều nhớ Tám
  • Nếu em ngủ gật
  • Mùa hè ước
  • Trôi
  • Đêm kỳ diệu
  • Biển vắng
  • Bắt chước ca dao
  • Chân trời
  • Ảo giác ngày xuân
  • Em (II)
  • Một người già thông báo mùa xuân
  • Những bài thơ bị lỗi
  • Phố đỏ
  • Cô gái Ba Lan
  • Tháp Eiffel
  • Tượng thằng Cu Đái
  • Trên chuyến bay giã biệt

*Con đường của những vì sao (2008) – Trường ca Đồng Lộc

  • Phần mở đầu – Khúc hát tặng1
  • Chương một – Hai người yêu chia tay
  • Chương hai – Ngã ba
  • Chương ba – Quanh tháng ba 1968
  • Chương bốn – Hai người yêu gặp lại
  • Chương năm – Đàn bê và trẻ nhỏ
  • Chương sáu – Độc thoại của máu
  • Chương bảy – Ống nhòm và đôi mắt
  • Chương tám – Đỉnh cao
  • Chương chín – Khúc hát mười cây xanh
  • Chương mười – Thay cho vĩ thanh

*Em đàn bà (2008)

  • Taxi
  • Tìm tim
  • Ta đã yêu nhau từ kiếp trước
  • Điện thoại qua đêm
  • Tập đếm
  • Mây trắng
  • Mới
  • Lục bát ga bay
  • Xanh
  • Chat với người yêu
  • Đà Lạt và hoa
  • Thơ thứ bảy cho em
  • Ngày mỏng dần
  • Trái tim Valentine
  • Khi em thở dài
  • Bay ngày 8 tháng 3
  • Ngày chủ nhật rỗng
  • Phút dối lòng
  • Venus ngủ
  • Ru trắng
  • Tấm hình xưa
  • Thử tưởng tượng trên xe tập lái
  • Biển chết1
  • Anh ném em lên trời
  • Sinh nhật mùa thu
  • Tháng tám giữ giùm tôi
  • Say lúc không em
  • Ngày không em
  • Ru hoa
  • Tìm hoa3
  • White Rock
  • Em đàn bà

*Biển mặn (2015)

  • I. Mặn hơn muối
  • II. Những cột mốc sống
  • III. Lính biển
  • IV. Hải chiến
  • V. Đảo bão
  • VI. Vĩ thanh

*Các tác phẩm khác

  • 10 bài thơ và một lời ước muốn4
  • A men Nô-Em
  • Anh không muốn mất em
  • Bài thơ không đặt tên gửi Phan Lạc Hoa
  • Bài thơ tình tặng người trồng cây trong thành phố2
  • Bất tử
  • Bên kia sông Hồng
  • Bóc đi nỗi nhớ mùa
  • Bút Như-ý
  • Các anh chưa mất trí
  • Cây gậy Nguyễn Quang Lập
  • Chàng hâm ngẫu hứng
  • Chiếc lá phong cuối cùng
  • Chiến sĩ và vầng trăng trên điểm chốt
  • Chủ nhật không bình yên
  • Chuyện trong nhà hàng
  • Chưa kết thúc
  • Con chim đen
  • Con đê trên Bán Đảo
  • Còn mãi một chân dung
  • Cô gái chăn bò hát trên đồng cỏ
  • Đã chiều rồi
  • Đảo bão
  • Đề tặng xa khơi
  • Đêm âm u tiếng kèn Pha-gốt
  • Đêm sông Hồng
  • Đến Nga nghe tiếng Việt
  • Đi bộ cùng quá khứ
  • Đừng đốt – thông điệp 24 hình/giây
  • Em bé tật nguyền biểu tình trên phố
  • Giấc mơ
  • Giấc mơ không hoàn hảo
  • Gửi anh Hoàng Ngọc Hiến
  • Gửi ông Bùi Giáng
  • Hà Nội của tôi
  • Hà Nội kiến
  • Hàn Mặc Tử
  • Hát ru em bé Campuchia
  • Hãy thắp nhang tưởng niệm những hàng cây
  • Hẹn xuân
  • Họ là ai
  • Hoa hồng
  • Hoa mạc trắng
  • Hoa xanh âm thầm dưới cỏ
  • Khi cánh đồng có thêm một dòng sông
  • Không biết ngày mai anh thích mây hay gió
  • Không đề
  • Không đề 72
  • Không đề năm mới
  • Khúc hát những người giữ đất
  • Làng có một ngày như thế
  • Lê Đinh Chinh, tôi đã gặp anh
  • Lệch đêm
  • Lời ru của người đứng tuổi
  • Mai giỗ Trịnh Thanh Sơn
  • Mây mặc yếm nâu
  • Mẹ tuổi 85
  • Một buổi sáng bình thường
  • Một thoáng Praha
  • Mời Obama bia hơi Hà Nội
  • Mùa bình thường
  • Mùa đông có bao giờ độc thân
  • Mùa mới
  • Mùa thu nước Nga vàng
  • Mưa xa
  • Mười năm cô Tấm…
  • Nếu ngày mai khi tiệc cưới của em
  • Ngẫu hứng status
  • Nghẹn nước miền Trung
  • Ngoại tình anh
  • Ngoảnh lại hư vô
  • Ngọn gió
  • Ngôi nhà không có gì
  • Ngủ với mây
  • Người chất máu làm mực viết thành thơ
  • Người đàn bà xa lạ
  • Người đàn ông trong túi đàn bà
  • Người làm sống lại người
  • Người ơi mùa lúa
  • Nhà thơ thuở ấy
  • Nhân dân
  • Nhân xem bức chân dung Tướng Giáp do Hà Vũ vẽ trong tù
  • Nhớ Phan Lạc Hoa
  • Nhớ rờn rợn xa
  • Những con chữ biểu tình
  • Những người lính đi qua thành phố
  • Núi lớn qua…
  • Phụ nữ
  • Quan họ sông Thương
  • Quên tình yêu
  • Rét đêm
  • Ru mẹ
  • Rút từ sổ tay thơ
  • Rượu Thành
  • Sáo trúc
  • Sen trắng
  • Sinh nhật
  • Tạm biệt Cần Thơ
  • Tản mạn thời tôi sống
  • Tặng nhà thơ Hoàng Cát
  • Tập cổ
  • Tết này nhớ mẹ
  • Tết nhớ cha
  • Thay đổi địa chỉ
  • Thèm được anh viết thơ lên ngực
  • Thơ đeo tang trắng
  • Thơ lục bát viết ở Vinh
  • Thơ rời lẩm nhẩm ở nhà sàn
  • Thơ tặng Ngô Minh
  • Thời mạt
  • Tình điên
  • Tổ quốc ở biên giới
  • Tôi cũng có thể là một Phạm Viết Đào
  • Tôi đã gặp anh
  • Tổng thống
  • Trái tim – tình yêu và lá chắn
  • Truyền thuyết về hoa violet
  • Tuyết hát trong đầu tôi
  • Tuyết Moskva
  • Tương lai có tên là Tốt
  • Uống rượu với Nguyễn Du
  • Viếng Phan Lạc Hoa thân yêu
  • Viết cho em
  • Viết cho tôi
  • Xem tranh Đinh Cường
  • Yêu hết mình
  • Gương mặt tôi yêu
  • Sóng nhà đêm biếc tôi yêu
  • Thư trên máy chữ và Tản mạn thời tôi sống

Trường Ca

  • Con đường của những vì sao (Trường ca Đồng Lộc, 1981, 2008)
  • Tình ca người lính, 1984

Văn Xuôi

  • Miền quê thơ ấu, 1988, tái bản với tên Mảnh hồn làng 1997, 2002, 2005
  • Ca sĩ mùa hè, 1991, 1998, 2003…
  • Khoảnh khắc thời bình, 1987
  • Chuyện ít biết về văn nghệ sĩ, 2001
  • Văn thơ nhạc tuổi thơ

Tiểu Luận, Phê Bình

  • Văn chương cảm và luận, 1999

Nhạc

  • Ca khúc Nguyễn Trọng Tạo, 1996
  • Tình khúc bốn mùa, 1996
  • Đôi mắt đò ngang
  • Khúc hát sông quê, 2002

15+ Bài Thơ Hay Nhất Của Thi Sĩ Nguyễn Trọng Tạo

Đón đọc 15 bài thơ hay nhất của thi sĩ Nguyễn Trọng Tạo vừa được Thohay.vn sưu tầm dưới đây.

Bé Tập Nói Vần

Mẹ ơi, nghe nhé
Con sẽ nói vần…

Chân trời mặc quần
Cởi tràn hạt gạo

Bố ngồi xem báo
Chim sáo tha mồi.

Núi đứng núi ngồi
Rong chơi mây trắng.

Gà con bới nắng
Cu Thắng ở nhà.

Cây hồng đơm hoa
Cái loa hay nói.

Mèo khoang kêu đói
Cá đối đớp mồi.

Tươi thắm nụ cười
Mồng tơi hoa tím.

Ngoài đồng lúa chín
Nhẵn thín sân nề.

Uốn cong con đê
Ê-ke vuông góc.

Bình vôi trọc lóc
Mái tóc mẹ dài.

Con học thuộc bài
Cô Hoài dạy hát.

Dã tràng xe cát
Chú Đạt làm thơ.

Chẳng thuộc bao giờ
Vì thơ trúc trắc.

Mẹ Tôi

Mẹ tôi dòng dõi nhà quê
trầu cau thừ thuở chưa về làm dâu
áo sồi nâu, mấn bùn nâu
trắng trong dải yếm bắc cầu nên duyên

cha tôi chẳng đỗ trạng nguyên
ông đồ hay chữ thường quên việc nhà
mẹ tôi chẳng tiếng kêu ca
hai tay đồng áng lợn gà nồi niêu

chồng con duyên phận phải chiều
ca dao ru lúa câu Kiều ru con
gái trai bảy đứa vuông tròn
chiến tranh mình mẹ ngóng con, thờ chồng

bây giờ phố chật người đông
đứa nam đứa bắc nâu sồng mẹ thăm
(tuổi già đi lại khó khăn
thương con nhớ cháu đêm nằm chẳng yên)

mẹ tôi tóc bạc răng đen
nhớ thương xanh thắm một miền nhà quê.

Cõi Nhớ

bạn bè ơi, nếu mà không các bạn
ta như chai rượu đã cạn rồi
cốc chén buồn tênh úp trên đĩa
ta như bình gốm chẳng hoa tươi

câu thơ bạn viết cho ta yêu
bài ca cho ta có sông Cầu
giọng hát xôn xao niềm câm lặng
gặp gỡ cho ta thêm nhớ nhau

bạn bè ơi, nếu mà không các bạn
những lúc lang thang ta về đâu
không đơi để Nhớ- nghèo biết mấy
ta như sao lạc giữa ban ngày

trái tim bạn giữ cho ta đây
niềm vui bạn giữ cho ta đây
nước mắt bạn giữ cho ta đây
giữ cho ta Cỏ với trời mây

bạn bè ơi, hãy thương nhiều thương mãi
thương niềm vui thương niềm đau
thêm lần nâng chén, nào các bạn
mai rồi bạc tóc đi tìm nhau!

Bất Tử

Kính viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thánh Gióng về trời. Thánh Giáp về quê
Vì Dân Nước Người trở thành Bất Tử
Thành Núi, thành Mây thành Ruộng, Đồng, Sông, Bể
Thành tượng hình chữ S trấn biển Đông

Thành Đền thờ trong mỗi tấm lòng Dân
Thành Ngọn đuốc soi đường đêm tăm tối
Thành Mặt trời cho trần gian nắng mới
Thành Mặt trăng vành vạnh tấm gương vàng

Người ba năm không nói không cười vươn vai thành Phù Đổng
Người cuối đời phải dấu ánh sao Khuê trong tấc dạ trung thành
Nhẫn và Vinh đốn ngộ Vinh và Nhẫn
Trái tim hồng thành Xá lị, Kim đan

Người không nghĩ mình sẽ hóa Thánh nhân
Khi nằm xuống cả non sông thương khóc
Cả non sông thành Rồng chầu Hổ phục
Tôn vinh Người vị Thánh của lòng Dân

Bắn lên trời cao những tiếng sấm vang rền
Tiễn Người vào Bất Tử
Nghe trái đất rùng mình thương nhớ
Nghiêng về Người lấp lánh những vì sao…

Dòng Sông Mặc Áo

Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều trôi thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
Đêm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên
Khuya rồi sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi, lặng yên đôi bờ.

Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ, áo hoa?
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi trắng nở nhoà áo ai…

Anh Không Muốn Mất Em

Anh không muốn mất sông
Sông đã quành hướng khác
Anh không muốn mất em
Em đã về xa lắc

Có bầu trời phụ bạc
Đã thay rồi màu mây
Có nỗi buồn ngày trước
Đã reo cười đâu đây

Em dòng nước đang đầy
Đã vơi ngày nắng hạn
Anh con thuyền mắc cạn
Trong lưới tình mắt em.

Bên Kia Sông Hồng

Bên kia sông Hồng cái nắng bềnh bồng
Có cô chưa chồng giặt yếm phơi phong
Yếm trắng bòng bong lúa đòng ngậm sữa
Có cô bụng chửa lum lúm má hồng

Sắc sắc không không chuông đồng thỉnh mõ
Có bầy trẻ nhỏ vò võ mẹ cha
Dưới đất đàn gà trên trời đàn nhạn
Ập à kết bạn đàn ông đàn bà

Bờ bãi phù sa cỏ hoa phất phới
Vườn nhãn vườn hồng xum xuê mời gọi
Có những ngày hội nhà nông hái trồng
Thời trang trai gái dập dìu chớm đông

Bên kia sông Hồng có ngôi nhà gỗ
Bốn bề cửa ngỏ gọi gió mời trăng
Có hoa cát đằng tượng ông Thi Tửu
Có bầu bạn rượu nói cười dung dăng

Trong đê mặt bằng chung cư siêu thị
Ngoài đê ứ hự chân quê ruộng vườn
Đêm đêm đèn đường mờ mờ tỏ tỏ
Ngửa mặt Hằng Nga sa giữa mù sương…

Còn Mãi Một Chân Dung

Không bao giờ quay lại biển Vũng Tàu
Vẫn còn đó căn nhà mấy năm
  không vôi ve ôm bóng người vợ góa
Cuộc ra đi cuối cùng chính là cuộc trở về
Yên nghỉ giữa bản quê Thanh Hóa

Bãi Trước, bãi Sau vẫn ầm ào sóng bể
Bạn bè đọc thơ anh cười khóc với nhà văn
Vẫn thấy anh nhoẻn cười như thể
Sắp nói gì với gió chuyển mây vần

Đời bạc tóc trăm chân dung đã vẽ
Những ký họa xuất thần bằng chữ chắt từ tim
Lời nói thật có khi thành tai họa
Nhưng mà anh nói thật đã thành quen

Không phải ai cũng nói thật như anh
Nên Xuân Sách thành tên riêng để nhớ
Nên tôi tin những gì anh để ngỏ
Cũng chính là sự thật sắp hiện lên…

Xin cúi đầu trước sự thật thiêng liêng
Dù anh đã ra đi sự thật còn sống mãi
Anh còn về trong những trang sách ấy
Và tôi còn gặp lại một Người Anh!…

Chủ Nhật Không Bình Yên

Chủ nhật không bình yên
Ngoài biển Đông vẫn nóng
Áp thấp từ nước lớn
Nóng lạnh tràn bốn phương

Chủ nhật không lên đường
Tay chân như bó buộc
Những biểu ngữ băng rôn
Cuộn tròn trong ấm ức

Những tấm lòng yêu nước
Rủ nhau cùng hát lên
Những bài ca phẫn uất
Gầm vang khắp ba miền

Ta con chiên Âu Lạc
Ta phật tử nước Nam
Ta dân trồng lúa nước
Ta con Rồng cháu Tiên

Hãy bóp nát quả cam
Khắc lời thề vệ quốc
Chủ nhật không bình yên
Những bóng ma xâm lược.

Đồng Dao Cho Người Lớn

có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi
có con người sống mà như qua đời

có câu trả lời biến thành câu hỏi
có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới

có cha có mẹ có trẻ mồ côi
có ông trăng tròn nào phải mâm xôi

có cả đất trời mà không nhà ở
có vui nho nhỏ có buồn mênh mông

mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ
mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió

có thương có nhớ có khóc có cười
có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi.

Diễm Xưa

Cho TCS và HPNT

có thể tóc nàng bạc trắng
vô tình sỏi đá thành vôi
có thể cơn mưa đã tạnh
trái tim chẳng mọc thêm chồi.

chàng trai yêu nàng đã chết
bên tầng tháp cổ rêu mờ
cánh chim thiên di mỏi mệt
bay ngoài câu hát ngu ngơ

bọn trẻ như chàng ngày trước
thả hồn trong quán cà phê
ở đó có nàng kiều diễm
vai thon ôm mái tóc thề

thầm thì đêm nghe gió nói
nàng là con của Diễm xưa…

Có Khi

Có khi nắng chết trong màu lá
mẹ nhặt về nhen ngọn lửa chiều
có khi mưa chết trong đất khát
em gặp mùa hoa tặng người yêu

có khi bài hát xa xưa quá
bỗng đến bất ngờ an ủi ta
và em thuở ấy đi biệt xứ
sao lại về đây. Lấp lánh. Và

mưa trắng đường mưa nắng ngất ngư
ai đem lụa trải tận xa mờ
có khi người chết nghìn năm trước
hồn vẫn bồng bềnh những giấc mơ.

Ta Đã Yêu Nhau Từ Kiếp Trước

Ta đã yêu nhau từ kiếp trước
Đến bây giờ tiếng sét bỗng ngang tim
Ôi tiếng sét vạn năm rồi, có thể
Sét từ anh và sét từ em

Ngày đó em tròn hai mươi tuổi
Anh bốn mươi đi lạc tới chân trời
Hai ánh mắt gặp nhau trào biển cả
Nụ hôn nồng cánh rừng cháy trên môi

Rồi xa mãi vạn năm chừng quên lãng
Em lấy chồng làm người vợ mồ côi
Rồi xa mãi anh bước vào nghiệp chướng
Em thân yêu không lặp lại bên đời

Ta đã chết. Và biển trời đã khác
Lại hồi sinh em có thể tin không?
Ta lại quấn vào nhau như dây rừng ràng buộc
Như ngày xưa kiếp trước hứa hẹn lòng

Anh không biết còn kiếp sau nào nữa
Và kiếp này không biết có lìa xa
Anh chỉ biết ta bên nhau như thể
Thần Ái Tình kiếp trước tặng cho ta…

Rượu Chát

Tình trao mắt cho thơ
trời xanh mi ướt bờ
tình trao nắng cho mưa
chìm vào nhau bất ngờ

cửa khép những ô vuông
chân tường dâng bão gió
chiều cắn vào ngàn thương
quên mùa đang đốn ngộ

ứ hự là tình ơi
ừng ực khát một đời
người trao nhau rượu chát
dốc say tình lên ngôi.

Thế Giới Không Còn Trăng

Nghe tin một nhóm các nhà khoa học Nga kiến nghị chính phủ tiêu huỷ trăng để cứu thế giới

Thế giới không còn trăng! Tin nghe rùng rợn quá
chú Cuội cây Đa tan xác giữa thiên hà
không còn tết Trung Thu không còn đêm phá cỗ
không còn ánh trăng ngà cho thi sĩ làm thơ

Hàn đã quen có trăng như người tình muôn thuở
ta đã quen có em như trăng khuyết trăng tròn
Exenin uống trăng tan đầu ngọn cỏ
Lý Bạch đuổi theo trăng xuống tận đáy sông trong…

Thế giới không còn trăng. Sao có còn không nhỉ?
sao dẫu còn chẳng thay nổi trăng đâu
người cũng vậy, chết đi là vĩnh viễn
không còn người, dù nhân loại sinh sôi

Ta rờn rợn nghĩ tới lò hoàn vũ
một ngày kia hoả táng cả trăng vàng
đừng tưởng giết một tinh cầu giá lạnh
mà ngỡ mình vô tội với tình trăng…

Thế giới không còn trăng, dù chỉ là tưởng tượng
nấm mồ trăng chôn cất ở nơi nào
xin nhỏ lệ một lần cho mãi mãi
những tinh cầu ta ngưỡng mộ trên cao..

Tặng bạn tập 🔰Thơ Phùng Quán🔰 Những tác phẩm hay nhất

Những Đánh Giá, Nhận Định Về Nhà Thơ Nguyễn Trọng Tạo

Điểm qua những đánh giá, nhận định về nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo của các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học nổi tiếng.

  • Nhà lý luận phê bình, dịch giả văn học Việt Nam đương đại Hoàng Ngọc Hiến từng nhận xét về thơ Nguyễn Trọng Tạo: “Thơ của Nguyễn Trọng Tạo là thơ của những cái chớp mắt… Cảm hứng nhân văn của Nguyễn Trọng Tạo không hề dễ dãi, và, lấp lánh vô tận như những cái chớp mắt…””. 
  • Nhà thơ Vũ Cao cho rằng: “Nếu người đọc muốn tìm thấy ở thơ Nguyễn Trọng Tạo câu trả lời chức năng của thơ là gì thì khó mà có một lời giải đáp cụ thể. Ta thấy thơ anh không nhằm phục vụ một nhiệm vụ hoặc cổ vũ một trào lưu gì. Anh như một người lẻ loi đứng trên các nẻo đường, mặc cho các lớp người cứ trùng điệp ồn ào qua lại. Thật khó có thể xếp Nguyễn Trọng Tạo vào một lớp nhà thơ nào. Ngòi bút anh thoải mái với những điều không phải dễ nói ra…”.
  • “Thơ của Nguyễn Trọng Tạo là thơ của những cái chớp mắt… Cảm hứng nhân văn của Nguyễn Trọng Tạo không hề dễ dãi, và, lấp lánh vô tận như những cái chớp mắt…”- Hoàng Ngọc Hiến.
  • “Thơ Nguyễn Trọng Tạo còn góp phần đấu tranh cho quyền được nói về cá nhân, quyền được nói về riêng mình, quyền được nói về cái tôi trong văn học của chúng ta……Thơ Tạo thể hiện tư duy của chính Tạo, không phải tư duy vay mượn của người khác. Trên bảng ghi công những văn nghệ sĩ đổi mới thực sự và đổi mới hiệu quả, có tên Nguyễn Trọng Tạo.” – Nguyễn Đình Thi.
  • “Anh làm mới thơ, đôi khi bằng nhịp điệu khác thường trong thơ lục bát, bằng một từ đột xuất, một đảo ngữ chênh vênh, hay một hư từ đặt không đúng chỗ, hoặc bằng một hình ảnh không giống ai: “ta như sao lạc giữa ban ngày”. Những câu thơ hay như thế bất chợt đến, bất chợt gặp trong thơ anh rất nhiều.” – Thụy Khê.

Khám phá những thông tin thú vị về ☀️Thơ Việt Phương☀️Tuyển tập hay

Viết một bình luận