Mạn Thuật Bài 6: Nội Dung + Đọc Hiểu + Phân Tích

Mạn Thuật Bài 6 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Đọc Hiểu, Phân Tích ✅ Thohay.vn Chia Sẽ Đầy Đủ Chi Tiết Bài Thơ Mạn Thuật Bài 6 Trong Tập Thơ Quốc Âm Thi Tập Của Nguyễn Trãi.

Nội Dung Bài Thơ Mạn Thuật 6

Bài thơ: Mạn thuật bài 6 (Thú ông này)
Tác giả: Nguyễn Trãi

Ðường thông thuở chống một cày,
Sự thế bao nhiêu vẫn đã khuây.
Bả cái trúc hồng phần suối,
Quét con am để chứa mây.
Trì tham nguyệt hiện chăng buông cá,
Rừng tiếc chim về ngại phát cây.
Dầu bụt đầu tiên ai kẻ hỏi,
Ông này đã có thú ông này.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️ Ngôn Chí Bài 15 ❤️️Nội Dung Bài Thơ, Đọc Hiểu, Cảm Nhận

Ý Nghĩa Mạn Thuật Bài 6

Bài thơ “Mạn thuật 6” bài thơ chính là một áng văn kiệt xuất về vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống nơi thôn quê. Bài thơ cũng phản ánh tâm hồn cao thượng và lý tưởng của nhà thơ, không ham công danh lợi lộc, không quan tâm đến sự khen chê của thiên hạ, chỉ yêu thiên nhiên và quê hương.

Mạn Thuật Bài 6 Đọc Hiểu

Đọc hiểu bài thơ mạn thuật 6.

☛ Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. Tự sự.
B. Biểu cảm.
C. Miêu tả.
D. Nghị luận.

Trả lời.
B. Biểu cảm.

☛ Câu 2: Văn bản trên được viết theo thể thơ gì?

A. Thất ngôn
B. Thất ngôn bát cú Đường luật
C. Thất ngôn xen lục ngôn.
D. Tự do

Trả lời
.
C. Thất ngôn xen lục ngôn.

Câu 3: Người trực tiếp bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ trên gọi là:

A. Chủ thể trữ tình
B. Nhân vật trữ tình
C. Nhân vật
D. Khách thể

Trả lời.
A. Chủ thể trữ tình

☛ Câu 4: Tâm trạng, tâm thế của Nguyễn Trãi trong bài thơ là gì?

A. Thảnh thơi, thong dong tự tại, hòa hợp với thiên nhiên
B. Cô đơn, buồn tủi một mình không gia quyến bên cạnh
C. Chua chát, xót xa cho cảnh ngộ éo le, bị giam lỏng ở thành Đông Quan
D. Đau đớn, xót xa trước thói đời đen bạc

Trả lời.
A. Thảnh thơi, thong dong tự tại, hòa hợp với thiên nhiên

☛ Câu 5: Những câu thơ nào sau đây biểu đạt được nội dung: Nét đẹp của cuộc sống lao động, gần gũi với thiên nhiên; sự nâng niu, trân quý thiên nhiên

A. Hai câu đề
B. Hai câu thực
C. Hai câu thực và hai câu luận
D. Hai câu luận và hai câu kết

Trả lời.
C. Hai câu thực và hai câu luận

☛ Câu 6: Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về vẻ đẹp ngôn ngữ, hình ảnh trong bài thơ:

A. Ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh gợi cảm
B. Ngôn ngữ trau chuốt, hoa mỹ, hình ảnh gợi cảm
C. Ngôn ngữ có sử dụng nhiều từ Hán Việt, hình ảnh ước lệ, tượng trưng
D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.

Trả lời.
D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.

☛ Câu 7: Dòng nào không nói về vẻ đẹp Nguyễn Trãi trong bài thơ?

A. Yêu thiên thiên, nâng niu, trân trọng, gắn bó, với cảnh sắc thiên nhiên
B. Lối sống tự do, tự tại, lánh đục khơi trong, không màng danh lợi
C. Vừa giản dị, thanh cao, vừa bản lĩnh trong lựa chọn lối sống
D. Nỗ lực đạt được công danh để lại tiếng thơm, sự nghiệp

Trả lời.
D. Nỗ lực đạt được công danh để lại tiếng thơm, sự nghiệp

☛ Câu 8: Theo em, “thú” mà Nguyễn Trãi khẳng định trong câu thơ cuối là “thú” gì? Qua đó cho ta thấy được vẻ đẹp gì trong lối sống mà nhà thơ lựa chọn?

Trả lời.
– Theo em, “thú” mà Nguyễn Trãi khẳng định trong câu thơ cuối là “thú” nhàn – trở về với cuộc sống và công việc của người thôn quê; đó còn là thú vui đắm mình giữa thiên nhiên, tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên, coi thiên nhiên là bầu bạn để thưởng ngoạn làm giàu cảm xúc, di dưỡng tinh thần.
– Qua đó cho ta thấy được vẻ đẹp trong lối sống mà nhà thơ lựa chọn: Vẻ đẹp của lối sống thanh cao, giản dị, yêu thiên nhiên, tránh xa danh lợi

☛ Câu 9: Phân tích hiệu quả của phép đối trong hai câu thơ: “Trì tham nguyệt hiện chăng buông cá/ Rừng tiếc chim về ngại phát cây.”

Trả lời.
– Phép đối: trì >< rừng; thẳm >< tuyết; nguyệt hiện >< chim về; chăng buông cá >< ngại phát cây
– Tác dụng:
+ Tô đậm vẻ đẹp của thiên nhiên, nơi có nguyệt in bóng nước; chim về làm tổ
+ Thể hiện tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi: Nguyễn Trãi nâng niu, trân quý thiên nhiên, vì sợ làm động ánh trăng trên mặt nước mà không nỡ thả cá; sợ chim không về làm tổ mà chẳng phát cây.

☛ Câu 10: Em học tập được điều gì từ con người Nguyễn Trãi qua bài thơ trên?

Trả lời.
– Yêu thiên nhiên, gắn bó, trân quý thiên nhiên;
– Yêu cuộc sống, sống tự do, tự tại, không bon chen, sát phạt.

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️ Ngôn Chí Bài 10 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Đọc Hiểu, Phân Tích

Mẫu Phân Tích Mạn Thuật Bài 6 Hay Nhất

Dưới đây là một số mẫu cảm nhận, phân tích bài thơ trên hay nhất mà Thohay.vn đã sưu tầm và chia sẽ đến bạn tham khảo trước khi làm văn.

Nguyễn Trãi là nhà chính trị tài ba, đồng thời ông là một nhà thơ có tấm lòng yêu nước thương dân vô bờ. Ông để lại nhiều tác phẩm cho đời, trong đó chúng ta không thể không nhắc đến bài thơ “Mạn thuật 6”. Bài thơ chính là một áng văn kiệt xuất về vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống nơi thôn quê.

Hai câu thơ đầu: “Ðường thông thuở chống một cày, Sự thế bao nhiêu vẫn đã khuây”

Nỗi trần tình của tác giả về con đường phía trước, thế sự mà ông đã trải qua. Con đường phía trước vô cùng rộng lớn với việc cày cuốc, làm vườn ruộng.

Việc thế sự giờ đây cũng chỉ là thứ để nhà thơ giải khuây mà thôi. Câu thơ lục ngôn với cách ngắt nhịp 2/2/2 tạo ra sự phá cách.

Hai câu thơ tiếp theo: “Bả cái trúc hòng phân suối, Quét con am để chứa mây.”

Những thú vui của nhà thơ, lấy cây trúc để phân suối, quét con am để chứa mây, Cuộc sống giản dị, với thú vui khác người.

Bốn câu thơ cuối:
“Trì tham nguyệt hiện chăng buông cá,
Rừng tiếc chim về ngại phát cây.
Dầu bụt đầu tiên ai kẻ hỏi,
Ông này đã có thú ông này”.

Hình ảnh quen thuộc: trăng, cá, rừng, chim, cây Lối sống chan hòa với thiên nhiên, cỏ cây. Dù cho tiên bụt có hỏi thì ta cũng vui với thú vui của riêng mình.

Viết một bình luận