Một Chuyện Đùa Nho Nhỏ: Tóm Tắt, Soạn Bài, Phân Tích

Chia sẻ đến học sinh lớp 10 nội dung, đọc hiểu, soạn bài, giáo án, những mẫu tóm tắt, phân tích tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ hay nhất để có thể ôn tập thật tốt.

Giới Thiệu Tác Phẩm Một Chuyện Đùa Nho Nhỏ

“Một chuyện đùa nho nhỏ” là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nga An-tôn Sê-khốp. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về tác phẩm này:

Tác giả

  • An-tôn Sê-khốp (1860-1904) là một trong những nhà văn lớn nhất của văn học Nga. Ông nổi tiếng với các tác phẩm truyện ngắn và kịch, với phong cách viết hàm xúc, cô đọng và thường được gọi là những “truyện không có truyện”.

Nội dung chính

  • Câu chuyện: Truyện kể về một kỷ niệm giữa nhân vật “tôi” và cô nàng Na-đi-a. Trong một buổi trưa mùa đông, nhân vật “tôi” rủ Na-đi-a chơi trượt tuyết và khi trượt xuống dốc, anh đã nói đùa “Na-đi-a, anh yêu em”. Na-đi-a băn khoăn không biết ai đã nói câu nói ấy và nàng đã cố gắng trượt tuyết nhiều lần để nghe lại câu nói đó.
  • Kết thúc: Cuối cùng, Na-đi-a vẫn không biết ai là người nói câu đó và cũng không còn được nghe lại sau khi nhân vật “tôi” đi Petersburg. Tuy nhiên, câu nói ấy đã trở thành kỷ niệm hạnh phúc nhất, xúc động nhất trong đời nàng.

Giá trị nội dung và nghệ thuật

  • Nội dung: Tác phẩm thể hiện sự tinh tế trong tình cảm con người, đặc biệt là tình yêu và sự tò mò của Na-đi-a. Nó cũng phản ánh sự ngọt ngào và đau khổ của những kỷ niệm tình yêu.
  • Nghệ thuật: Sê-khốp sử dụng lối viết đơn giản, chân thật và tự nhiên, kết hợp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm để tạo nên một câu chuyện đầy cảm xúc

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Một Chuyện Đùa Nho Nhỏ

Truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ của Sê – khốp in lần đầu tiên trên tạp chí Dế mèn của Nga số 10, ra ngày 12/3/1886. Năm 1899, Sê – khốp chỉnh li, bổ sung một số câu chữ, thay đổi phần kết truyện để đưa vào tuyển tập truyện ngắn Sê – khốp.

Đón đọc phân tích 🔽 Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác 🔽 chi tiết nhất

Nội Dung Truyện Ngắn Một Chuyện Đùa Nho Nhỏ

Gửi đến bạn toàn bộ nội dung truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ sau đây, đón đọc ngay nhé!

Một buổi trưa mùa đông trong sáng… Trời giá lạnh, rét cóng. Nađia khoác tay tôi. Những hạt bụi tuyết nhỏ trắng xóa bám lên mấy món tóc xoắn vòng rủ hai bên thái dương nàng, lên hàng lông tơ mịn phía bên trên môi. Nàng và tôi đứng trên một ngọn đồi cao. Từ chỗ chúng tôi đứng, sườn đồi đổ dài thoai thoải xuống lấp loáng dưới ánh nắng, như một tấm gương. Bên cạnh chúng tôi là một chiếc xe trượt tuyết nhỏ bọc một lớp dạ màu đỏ tươi.

– Chúng ta cùng trượt xuống dưới đi, Nađia! – tôi van nài nàng. – Một lần thôi! Tôi cam đoan với cô là chúng ta sẽ chẳng hề gì đâu.

Nhưng Nađia sợ. Cả khoảng không gian từ đôi giày cao su nhỏ nhắn của nàng đến chân quả đồi phủ băng này đối với nàng thật ghê sợ, tưởng như là một vực sâu vô tận. Đứng đây, nàng chỉ mới đưa mắt nhìn xuống dưới, hay tôi chỉ mới gợi ý bảo nàng ngồi vào xe trượt tuyết là nàng đã sợ hết hồn, không thở được nữa, huống hồ nếu nàng liều mạng lao xuống cái vực sâu kia thì không biết rồi ra sao? Nàng sẽ chết mất, sẽ phát điên mất.

– Ta trượt đi cô! – Tôi cố nài. – Việc gì mà sợ! Cô phải biết sợ thế là nhát gan, xoàng lắm cô ạ!

Cuối cùng, Nađia cũng ưng thuận, nhưng qua nét mặt nàng, tôi biết rằng nàng liều mạng mà nghe lời tôi. Tôi đỡ nàng ngồi vào xe trượt; nàng run rẩy, gương mặt nàng tái nhợt. Tôi vòng tay qua giữ lấy Nađia và cùng nhau lao xuống.

Chiếc xe lao đi vun vút như một viên đạn. Làn không khí bị xé ra quật vào mặt, gào rít bên tai dữ tợn đâm vào da buốt nhói, gió như muốn giật phăng đầu ra khỏi vai. Gió ép mạnh, đến nghẹt thở. Tưởng chừng như có một con quỷ nào đang giơ tay nắm lấy chúng tôi và vừa rú lên vừa kéo xuống địa ngục. Mọi vật chung quanh nhập lại thành một vệt dài vun vút lao về phía sau… Chỉ một giây lát nữa thôi có lẽ chúng tôi sẽ chết!

– Nađia, anh yêu em! – tôi thì thào nói.

Chiếc xe trượt dần dần chạy chậm lại, tiếng gió gào và tiếng càng trượt xe rít lúc này đã không còn đáng ghê sợ, ngực đã thấy dễ thở, và thế là chúng tôi đã xuống đến chân đồi. Nađia sợ tưởng chết đi được, gương mặt tái nhợt, nàng thở không ra hơi… Tôi đỡ nàng đứng dậy.

– Các vàng tôi cũng không trượt lần nữa đâu! – nàng nói và đưa cặp mắt mở to đầy sợ hãi, nhìn tôi. – Các vàng tôi cũng chịu! Chỉ thiếu chút nữa là tôi chết!

Một lát sau, nàng dần dần hết sợ và đã bắt đầu nhìn vào mắt tôi với vẻ dò xét: có phải tôi đã nói bốn tiếng ấy, hay chỉ là trong tiếng gió gào rít nàng nghe thấy như vậy? Còn tôi, tôi đứng bên cạnh nàng, lấy thuốc lá ra hút và chăm chú nhìn chiếc găng tay của mình.

Nàng khoác tay tôi và chúng tôi cùng nhau dạo chơi hồi lâu bên đồi tuyết. Hình như điều bí ẩn làm nàng thấy trong lòng băn khoăn. Có phải anh nói ra những lời đó không? Có những lời đó hay không? Có hay không? Đó là một câu hỏi của lòng tự trọng, của danh dự, của cuộc đời và niềm hạnh phúc – một câu hỏi rất hệ trọng, hệ trọng nhất trên đời này. Nađia đăm đăm nhìn tôi bằng cặp mắt buồn rầu nôn nóng bồn chồn. Nàng chậm rãi do dự trả lời những câu hỏi của tôi như chờ mong tôi sẽ tự nói ra cái điều bí ẩn ấy. Ôi, khuôn mặt nàng lúc ấy đáng yêu biết bao, ý nhị biết bao! Tôi thấy rõ nàng đang tự day dứt với mình, nàng cần nói một điều gì, cần hỏi một điều gì, nhưng nàng không tìm được lời, nàng cảm thấy rụt rè kinh sợ, một niềm vui nào đang ngăn trở nàng nói…

– Này anh… – Nàng nói, mắt không nhìn tôi.

– Cái gì vậy? – tôi hỏi.

– Chúng ta cùng nhau… lao dốc lần nữa đi.

Chúng tôi lần theo những bậc thang trở lên đồi. Tôi lại đỡ Nađia lên xe, mặt nàng tái nhợt, và toàn thân run run. Chúng tôi lại lao xe về phía vực thẳm khủng khiếp và, gió lại gào, tiếng xe lại rít lên. Và cũng đúng vào lúc chiếc xe lao nhanh nhất, tiếng gió gào rít ghê gớm nhất, tôi lại nói:

– Nađia, anh yêu em!

Khi chiếc xe dừng lại, Nađia vội đưa mắt nhìn quanh quả đồi mà chúng tôi vừa trượt xuống, rồi nhìn đăm đăm vào mặt tôi, lắng nghe giọng nói thờ ơ lãnh đạm của tôi và toàn thân nàng, cả từ cái mũ, cái bao tay và dáng người nàng nữa, đều toát lên một cái gì đấy hồ nghi khó hiểu. Trên gương mặt nàng như hiện lên các câu hỏi:

“Điều gì đã xảy ra? Ai nói những lời ấy? Anh ấy hay là chỉ do ta nghe được?”

Điều bí ẩn ấy làm nàng không yên lòng chút nào, nàng không chịu được nữa. Cô bé đáng thương ấy không trả lời nổi những câu hỏi, nét mặt rầu rĩ như muốn khóc.

– Chúng ta về nhà thôi nhé? – tôi hỏi.

– Không, không… tôi thích… trượt xe thế này, – nàng nói, mặt ửng đỏ lên. – Hay là chúng ta cùng nhau trượt lần nữa đi?

Nađia nói rằng nàng “thích” cái trò trượt này, thế mà khi ngồi lên xe, nàng vẫn run, gương mặt nàng vẫn tái nhợt, hơi thở vẫn ngắt quãng vì sợ hãi như những lần trước.

Lần thứ ba chúng tôi trượt xuống. Tôi thấy nàng đăm đăm nhìn lên mặt tôi, theo dõi đôi môi tôi. Nhưng tôi lấy chiếc khăn tay che miệng đi rồi khẽ đằng hắng lên mấy tiếng, và khi xe lao xuống lưng chừng đồi, tôi còn kịp nói:

– Nađia, anh yêu em!

Điều bí ẩn vẫn là điều bí ẩn! Nađia im lặng, nàng đang nghĩ ngợi điều gì… Tôi tiễn nàng từ sân trượt về nhà. Nàng cố đi chậm lại, chờ xem tôi có nói với nàng những lời ấy không. Tôi cảm thấy tâm hồn nàng đang đau khổ, nàng đang cố dằn lòng để khỏi phải thốt lên:

– Không, gió không thể nói được những lời ấy! Mà tôi cũng không muốn tin rằng gió đã nói những lời ấy!

Sáng hôm sau, tôi nhận được một mảnh giấy của nàng: “Nếu hôm nay anh có đi trượt tuyết, đến rủ tôi cùng đi nhé! Nađia”. Từ hôm đó, ngày nào tôi và Nađia cũng lên đồi và mỗi lần lao xe từ trên đồi xuống, tôi lại thì thào nhắc lại những lời đó:

– Nađia, anh yêu em!

Chẳng bao lâu sau, Nađia quen nghe những lời ấy như quen uống rượu, hay dùng moócphin. Nàng không thể sống thiếu những lời đó nữa. Thực ra, lao xe từ trên đồi xuống vẫn đáng sợ như xưa, nhưng giờ đây chính cái nguy hiểm, cái kinh sợ đó lại đem đến một cái gì đặc biệt đắm say cho những lời yêu đương ấy, những lời vẫn là điều bí ẩn và dằn vặt lòng người như trước… Kẻ bị nghi ngờ vẫn là gió và tôi… Ai, gió hay là tôi, đã thổ lộ với nàng những lời yêu đương ấy, nàng không biết được; nhưng hình như nàng không để ý đến điều đó nữa bởi vì tục ngữ nói uống rượu từ bình nào, có gì đáng bận tâm đâu, chỉ cốt sao say được thôi.

Có lần vào một buổi trưa, tôi đến sân trượt một mình; đi lẫn trong đám đông, tôi bỗng nhìn thấy Nađia đang đi về phía đồi và đưa mắt tìm tôi… Rồi nàng chậm chạp bước theo bậc thang trở lên đỉnh đồi… Trượt xe một mình thật đáng ghê sợ biết bao, ôi, thật đáng ghê sợ! Mặt nàng tái nhợt, trắng như tuyết, toàn thân run rẩy, nàng bước đi hệt như đến nơi chịu án tử hình, nhưng nàng vẫn xăm xăm đi, đầu không ngoái lại.

Chắc là cuối cùng nàng quyết định thử xem: nàng có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không, khi không có tôi bên cạnh? Tôi nhìn thấy nàng tái nhợt, miệng há ra vì sợ hãi; ngồi lên xe, nhắm mắt lại và, sau khi vĩnh biệt trái đất, bắt đầu lao xuống chân đồi… Tiếng càng trượt xe rít lên… Nađia có nghe thấy những lời đó nữa không, tôi không biết…

Tôi chỉ thấy nàng bước ra khỏi xe một cách mệt nhọc, gần như kiệt sức. Qua nét mặt nàng có thể thấy rằng chính nàng cũng không biết nàng có nghe được những lời đó hay không. Nỗi sợ hãi khi xe lao xuống đồi đã làm nàng không còn khả năng nghe được, phân biệt được các âm thanh, không còn khả năng hiểu nữa…

Thế rồi những ngày xuân tháng Ba đã tới… Mặt trời như trở nên dịu dàng hơn. Quả đồi tuyết của chúng tôi bắt đầu sẫm lại, dần dần mất cái vẻ óng ánh của nó, và cuối cùng thì tan đi. Chúng tôi thôi không trượt xe nữa. Nađia đáng thương cũng không còn nơi nào để nghe những lời đó nữa, và cũng không có ai nói những lời ấy nữa, bởi vì gió thì không còn thổi nữa, mà tôi thì sửa soạn đi Pêtérburg – đi rất lâu, có lẽ là suốt đời.

Có lần khoảng hai ngày trước khi đi Pêtérburg vào một buổi chiều tà, tôi ngồi trong khu vườn nhỏ. Một hàng rào cao có đinh nhọn ngăn cách khu vườn ấy với sân nhà Nađia… Trời hãy còn lạnh, tuyết hãy còn đọng lại dưới đám phân, cây cối vẫn trơ trụi, nhưng hương vị mùa xuân đã đến, từng đàn quạ bay về tổ, trú đêm kêu lên quàng quạc. Tôi đến bên hàng rào và ghé nhìn qua khe hở.

Tôi thấy Nađia bước ra thềm và đưa mắt nhìn lên trời buồn bã… Làn gió xuân nhẹ thổi qua khuôn mặt nhợt nhạt rầu rĩ của nàng… Làn gió xuân gợi lại cho nàng cái tiếng gió rít trên đồi tuyết, khi nàng nghe thấy bốn tiếng ấy, và gương mặt nàng trở nên buồn bã lạ thường, nước mắt lặng lẽ chảy trên má… Nàng đáng thương đưa hai tay mình về phía trước như muốn cầu xin làn gió đem đến cho nàng những lời yêu đương đó một lần nữa. Và tôi, chờ khi có làn gió đến, thì thào nói:

– Nađia, anh yêu em!

Trời, điều gì đã xảy ra với nàng lúc ấy! Nađia khẽ kêu lên và khuôn mặt nàng bỗng chan hòa một nụ cười rạng rỡ. Nađia đưa hai tay lên đón lấy gió, trông nàng lúc ấy thật là mừng rỡ, đẹp xinh và hạnh phúc.

Còn tôi, tôi trở vào nhà và đi thu xếp đồ đạc…

Chuyện ấy đã qua lâu rồi. Bây giờ Nađia đã có chồng, gia đình nàng gả chồng cho nàng hay nàng tự nguyện lấy? – điều ấy cũng chẳng có gì đáng bận tâm. Chồng nàng là thư ký hội đồng giám hộ trẻ con quý tộc. Nađia đã có ba con. Nhưng chút kỷ niệm cùng nhau trượt băng và gió lúc ấy đem đến cho nàng bốn tiếng: “Nađia, anh yêu em!” thì nàng không quên được; đối với nàng, điều ấy đã trở thành kỷ niệm hạnh phúc nhất, xúc động nhất, đẹp đẽ nhất trong đời nàng…

Còn tôi, bây giờ tôi đã đứng tuổi, tôi không hiểu nổi vì lẽ gì tôi đã nói những lời đó, làm sao tôi đã đùa như thế…

Xem thêm tác phẩm 👉 Chiến Thắng Mtao Mxây

Về Tác Giả Tác Phẩm Một Chuyện Đùa Nho Nhỏ

Đôi nét về tác giả tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ để các em học sinh lớp 10 có thể nắm bắt được nội dung chính của bài.

Tác Giả

  • An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860 – 1904)
  • Ông sinh trưởng trong một gia đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta-gan-rốc, bên bờ biển A-dốp
  • Năm 1884, tốt nghiệp Khoa Y, Trường Đại học Tổng Mát-xcơ-va. Ông vừa là nhà văn vừa tham gia nhiều hoạt động xã hội, văn hóa, giáo dục.
  • Năm 1887, ông được nhận giải thưởng Pu-skin của Viện Hàn lâm khoa học Nga.
  • Năm 1900, Sê-khốp được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga.
  • 1904, bị mắc bệnh phổi nặng, sang Đức chữa bệnh và mất ở nước ngoài. Gia đình và bạn bè đã đưa thi hài ông về nước.
  •  Văn phong của ông hàm xúc, cô đọng. Phần lớn truyện ngắn của ông là những “truyện không có truyện” 

Tác Phẩm

A. Nội dung chính tác phẩm: Câu chuyện xoay quanh tình yêu giang dở giữa nhân vật “tôi” và Na – đi – a, mọi chuyện bắt nguồn từ câu nói “Na – đi – a, anh yêu em” khi hai người cùng trượt tuyết.

B. Nhân vật chính trong tác phẩm:

1. Nhân vật “tôi”

– Tình cảm thực sự của nhân vật “tôi” với Na-đi-a không phải là tình yêu như lời “tôi” nói trong tiếng gió. “Tôi” vẫn còn quan sát được cảnh vật xung quanh, và lời nói thì chỉ thì thào trong tiếng gió vun vút.

– Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a, những hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật “tôi” cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa là:

+ Lần thứ hai, “tôi” thấy Na-đi-a tái nhợt mặt, toàn thân run run, nhưng anh không vòng tay giữ lấy nàng như lần đầu nữa.

+ Những lần sau, “tôi” không còn quan sát khuôn mặt sợ hãi của Na-đi-a, mà chỉ chú tâm đến tiếng gió và quá trình trượt tuyệt để nắm chắc thời gian nói ra câu đùa.

– Nhân vật “tôi” đã đánh mất khả năng đồng cảm sau những câu nói đùa. Và nhiều năm sau khi nhớ lại, nhân vật “tôi” đã đánh mất một tình yêu trong sáng.

2. Nhân vật “Na – đi- a”

– Na-đi-a vẫn muốn trượt tuyết một mình, để kiểm nghiệm xem nàng còn nghe thấy những lời nói đó không, để được say mê những điều ngọt ngào dù cái giá của nó là một hành động khiến nàng cực kỳ sợ hãi.

– Với Na-đi-a, đó là một câu tỏ tình mà bất kỳ người con gái nào cũng muốn được lắng nghe. Đồng thời, đó còn là câu nàng được nghe trong khoảnh khắc sợ hãi tột cùng, khi tưởng rằng “chỉ một giây lát nữa thôi có lẽ chúng tôi sẽ chết!”.

Đọc thêm về phân tích 🌸 Prô Mê Tê Và Loài Người 🌸

Ý Nghĩa Truyện Ngắn Một Chuyện Đùa Nho Nhỏ

Truyện ngắn “Một chuyện đùa nho nhỏ” của An-tôn Sê-khốp mang lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá. Nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của sự thận trọng trong giao tiếp đồng thời cũng cho thấy sự mạnh mẽ của tình yêu và khát vọng.

Bố Cục Văn Bản Một Chuyện Đùa Nho Nhỏ

Tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ được chia thành 2 phần cụ thể như sau:

  • Phần 1: Từ đầu đến “Còn tôi trở vào nhà thu xếp đồ đạc”: Kể lại câu chuyện của “lúc đó”, kỷ niệm trượt tuyết giữa “tôi” và Na-đi-a cùng bí ẩn trong lời đùa “Na-đi-a, anh yêu em!”.
  • Phần 2: Còn lại: Sự thật về câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!”.

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm ✨ Thần Trụ Trời ✨ nội dung+ nghệ thuật

Đọc Hiểu Tác Phẩm Một Chuyện Đùa Nho Nhỏ

Tham khảo phần đọc hiểu tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ được Thohay.vn tổng hợp dưới đây nhé!

👉 Câu 1: Tác giả của tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ là ai?

A. Victor Hugo.

B. Anton Pavlovich Chekhov.

C. Lev Tolstoy.

D. Ernest Hemingway.

Đáp án: B

👉 Câu 2: Văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ thuộc thể loại gì?

A. Truyện ngắn.

B. Tiểu thuyết.

C. Kịch.

D. Truyện vừa.

Đáp án: A

👉 Câu 3: Truyện ngắn Một truyện đùa nho nhỏ được in trong?

A. Một chuyện đùa.

B. Một chuyến đi.

C. Truyện ngắn Sê – khốp.

D. Một tấn kịch.

Đáp án: C

👉 Câu 4: Tác phẩm được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất.

B. Ngôi thứ hai.

C. Ngôi thứ ba.

D. Ngôi kể đan xen.

Đáp án: A

👉 Câu 5: Người kể chuyện thấy đồng cảm với Na – đi – a về điều gì?

A. Về nỗi ám ảnh của nàng đối với tuyết.

B. Về nỗi sợ của nàng mỗi khi nhắc đến trượt tuyết.

C. Về nỗi sợ của nàng với tình yêu.

D. Về nỗi sợ của nàng với thời tiết.

Đáp án: D

👉 Câu 6: Câu văn nào sau đây hé lộ ý đùa cợt của nhân vật “tôi”?

A. Cô phải biết sợ thế là nhát gan, xoàng lắm cô ạ!

B. Tôi cam đoạn với cô là chúng ta sẽ chẳng hề gì đâu.

C. Ôi gương mặt đáng yêu của nàng mới ngộ nghĩnh làm sao!

D. Na – đi – a, anh yêu em!

Đáp án: C

👉 Câu 7: Vì sao Na-đi-a “không muốn tin rằng gió đã nói điều ấy”?

A. Vì nàng muốn tin rằng chính “tôi” đã nói điều ấy.

B. Vì nàng vẫn mang trong mình nỗi sợ đối với trò trượt tuyết.

C. Vì Na – đi – ta vốn không nghe rõ.

D. Đáp án khác.

Đáp án: A

👉 Câu 8: Hình ảnh nào xuất hiện ngăn cách hai nhân vật?

A. Hình ảnh “đàn quạ”.

B. Hình ảnh “khu vườn nhỏ”.

C. Hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn”.

D. Hình ảnh “khe hở”

Đáp án: C

👉 Câu 9: Khi chuyển về thời điểm “bây giờ”, nhân vật “tôi” có tâm trạng gì?

A. Tâm trạng hạnh phúc.

B. Tâm trạng hoài niệm.

C. Tâm trạng vui mừng.

D. Tâm trạng xúc động.

Đáp án: B

👉 Câu 10: Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a hành động, cử chỉ nào của nhân vật “tôi” cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa?

A. Hành động lấy chiếc khăn tay che miệng.

B. Hành động thờ ơ đứng nhìn Na-đi-a tự leo lên những bậc thang và trượt tuyết một mình trong nỗi sợ hãi.

C. Những cử chỉ xa cách, đứng nhìn nàng từ xa và lời nói thì lãnh đạm, không còn sự nồng nhiệt, đắm say như xưa nữa.

D. B và C đúng.

Đáp án: D

Cập nhật cho bạn đọc tác phẩm 🍀 Đăm Săn Đi Chinh Phục Nữ Thần Mặt Trời 🍀

Giá Trị Tác Phẩm Một Chuyện Đùa Nho Nhỏ

Xem thêm phần giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài Một chuyện đùa nho nhỏ được chia sẻ sau đây nhé!

👉 Giá trị nội dung:

  • Những dư vị bâng khuâng lạ lùng của tuổi trẻ
  • Những cảm xúc ngọt ngào, trong sáng, trẻ trung

👉 Giá trị nghệ thuật:

  • Tình huống truyện đặc sắc, nổi bật
  • Các chi tiết đầy gợi mở, lôi cuốn, thu hút bạn đọc

Sơ Đồ Tư Duy Một Chuyện Đùa Nho Nhỏ

Hi vọng với mẫu sơ đồ tư duy Một chuyện đùa nho nhỏ chi tiết bên dưới sẽ giúp các em nắm bắt được các ý chính của tác phẩm mà không bị sót thông tin nào.

Sơ Đồ Tư Duy Một Chuyện Đùa Nho Nhỏ
Sơ Đồ Tư Duy Một Chuyện Đùa Nho Nhỏ
Sơ đồ tóm tắt bài Một chuyện đùa nho nhỏ
Sơ đồ tóm tắt bài Một chuyện đùa nho nhỏ

Soạn Bài Một Chuyện Đùa Nho Nhỏ Lớp 10

Thohay.vn sẽ hướng dẫn các em học sinh trả lời câu hỏi soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ trang 58 SGK một cách chi tiết nhất.

👉 Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Câu chuyện trong Một chuyện đùa nho nhỏ được kể bằng lời người kể chuyện ngôi thứ mấy? Người kể chuyện là nhân vật phụ chứng kiến, người được nghe kể lại hay nhân vật tham gia hành động chính?

Đáp án:

– Câu chuyện trong “Một chuyện đùa nho nhỏ” được kể bằng lời người kể chuyện ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.

– Người kể chuyện là nhân vật tham gia hành động chính.

👉 Câu 2 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Dựa vào sự thay đổi thời gian, địa điểm, thành phần nhân vật trong mạch truyện kể, có thể xác định truyện ngắn gồm mấy phần? Tóm lược nội dung từng phần.

Đáp án: Truyện ngắn gồm hai phần lớn:

+ Phần 1: từ đầu đến “Còn tôi trở vào nhà thu xếp đồ đạc” – kể lại câu chuyện của “lúc đó”, kỷ niệm trượt tuyết giữa “tôi” và Na-đi-a cùng bí ẩn trong lời đùa “Na-đi-a, anh yêu em!”.

+ Phần 2: còn lại – chuyện của “bây giờ”, khi Na-đi-a đã lấy chồng, còn “tôi” không hiểu sao ngày trước từng đùa như thế.

– Phần thứ nhất có thể được chia nhỏ hơn theo các sự kiện:

+ Lần đầu tiên “tôi” và Na-đi-a cùng trượt tuyết – lần đầu tiên “tôi” nói câu đùa “Na-đi-a, anh yêu em!”

+ Lần thứ hai, thứ ba và “ngày nào tôi và Na-đi-a cũng lên đồi” trượt tuyết – lần thứ hai, thứ ba và lần nào “tôi” cũng nói câu đùa “Na-đi-a, anh yêu em!”

+ Lần đầu tiên Na-đi-a trượt tuyết một mình – lần duy nhất Na-đi-a không nghe thấy câu “Na-đi-a, anh yêu em!”

+ Lần cuối cùng Na-đi-a nghe thấy câu “Na-đi-a, anh yêu em!”

👉 Câu 3 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Căn cứ vào những gì được biểu hiện trong lời tả và kể của nhân vật “tôi” về lần trượt tuyết đầu tiên, hãy đoán định tình cảm thực sự của nhân vật với Na-đi-a.

Đáp án: Tình cảm thực sự của nhân vật “tôi” với Na-đi-a không phải là tình yêu như lời “tôi” nói trong tiếng gió. “Tôi” vẫn còn quan sát được cảnh vật xung quanh, và lời nói thì chỉ thì thào trong tiếng gió vun vút.

👉 Câu 4 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a, những hành động, cử chỉ, lời nói nào của nhân vật “tôi” cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa? Vì sao có thể nói nhân vật “tôi” cũng chính là người mất mát sau “một chuyện đùa nho nhỏ” của mình?

Đáp án: Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a, những hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật “tôi” cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa là:

+ Lần thứ hai, “tôi” thấy Na-đi-a tái nhợt mặt, toàn thân run run, nhưng anh không vòng tay giữ lấy nàng như lần đầu nữa.

+ Những lần sau, “tôi” không còn quan sát khuôn mặt sợ hãi của Na-đi-a, mà chỉ chú tâm đến tiếng gió và quá trình trượt tuyệt để nắm chắc thời gian nói ra câu đùa.

– Nhân vật “tôi” đã đánh mất khả năng đồng cảm sau những câu nói đùa. Và nhiều năm sau khi nhớ lại, nhân vật “tôi” đã đánh mất một tình yêu trong sáng.

👉 Câu 5 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” có ý nghĩa thế nào với Na-đi-a? Vì sao bất chấp nỗi sợ, cô quyết định ngồi vào xe trượt xuống “một mình” để “thử xem có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không”?

Đáp án:

– Với Na-đi-a, đó là một câu tỏ tình mà bất kỳ người con gái nào cũng muốn được lắng nghe. Đồng thời, đó còn là câu nàng được nghe trong khoảnh khắc sợ hãi tột cùng, khi tưởng rằng “chỉ một giây lát nữa thôi có lẽ chúng tôi sẽ chết!”.

– Na-đi-a vẫn muốn trượt tuyết một mình, để kiểm nghiệm xem nàng còn nghe thấy những lời nói đó không, để được say mê những điều ngọt ngào dù cái giá của nó là một hành động khiến nàng cực kỳ sợ hãi.

👉 Câu 6 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Cảnh chia tay của hai nhân vật lúc xuân sang gợi lên cho bạn những cảm nghĩ gì về các nhân vật và cuộc đời? Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, bạn ứng xử ra sao?

Đáp án:

– Cảnh chia tay gợi liên tưởng về một tương lai tươi sáng của các nhân vật. Hai nhân vật không hề gặp nhau trong lần sau cuối đó, nhưng một người đã được lắng nghe điều mình mong muốn, một người đã hoàn thành trọn vẹn câu chuyện đùa của mình để thành toàn mong muốn của người khác. Có lẽ, cả hai sẽ bước tiếp trong cuộc đời với niềm vui, cùng một ký ức đẹp được lưu lại.

– Nếu tôi là Na-đi-a, có lẽ tôi cũng sẽ bất chấp nỗi sợ hãi để được lắng nghe những điều ngọt ngào. Nhưng nếu tôi là nhân vật “tôi” trong câu chuyện đó, tôi sẽ không đùa giỡn bất kỳ ai.

👉 Câu 7 (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Trong phần kết, khi kể về tình trạng cuộc sống của Na-đi-a và của mình nhiều năm sau, người kể chuyện có tâm trạng thế nào? Hãy nêu nhận xét về cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn.

Đáp án:

– Người kể chuyện mang theo tâm trạng hoài niệm, bâng khuâng khi kể về Na-đi-a và về mình. Câu chuyện đó có lẽ đã đi theo “tôi” hơn nửa đời người.

– Cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn là sự hồi tưởng bâng khuâng về một kỷ niệm đẹp trong quá khứ, trong dòng hồi tưởng đó còn thấp thoáng nụ cười ý nhị về một chuyện đùa.

Đừng bỏ lỡ tác phẩm 💚 Gặp Ka Díp Và Xi La 💚nổi tiếng

Giáo Án Một Chuyện Đùa Nho Nhỏ Lớp 10

Mẫu giáo án Một chuyện đùa nho nhỏ lớp 10 được chia sẻ sau đây giúp các quý thầy cô giáo có thể tham khảo và chuẩn bị bài giảng tốt nhất.

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

– HS Nhận biết và hiểu được đặc điểm của thể loại truyện ngắn hồi ức về một tình huống cơ hội lẽ ra có thể trở thành bước ngoặt trong cuộc đời hai nhân vật nhưng dưới áp lực tâm lý đời thường nó trở thành một trò đùa, trở thành nỗi trăn trở nuối tiếc.

– HS hiểu rõ được vai trò quyền năng và những giới hạn của người kể chuyện ngôi thứ nhất là một trong hai nhân vật chính của câu chuyện.

– HS nắm được vai trò quan trọng của những biến động tâm lý nhận thức của người kể chuyện, ngôi thứ nhất trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề cảm hứng chủ đạo phổ biến cho loại truyện ngắn hồi ức này.

2. Năng lực

3. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

4. Năng lực riêng biệt

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Một chuyện đuà nho nhỏ

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Một chuyện đuà nho nhỏ.

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;

– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

5. Phẩm chất: HS hình thành được thái độ trân trọng, nâng niu, rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, sự sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Giáo án;

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

– Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học Một chuyện đuà nho nhỏ

Nội dung: GV cho HS xem một đoạn video về truyện thần thoại và đặt câu hỏi gợi mở vấn đề.

Sản phẩm: Câu trả lời của HS và đáp án về tìm hiểu truyện thần thoại.

Tổ chức thực hiện:

  • Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV đặt câu hỏi gợi mở: Em đã bao giờ thực hiện một trò đùa mà giờ khi nhớ lại nó khiến em tiếc nuối chưa? Hãy chia sẻ để các bạn cùng nghe.

  • Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS suy nghĩ và trả lời

  • Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời một số HS đọc bài thơ em biết.

  • Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt:

– GV dẫn dắt vào bài: Trong cuộc đời con người sẽ có rất nhiều câu chuyện, rất nhiều trò đùa tưởng chứng chỉ để giải trí nhưng giờ nghĩ lại nó khiến bạn cảm thấy vô cùng hối tiếc. Và trong bài học hôm nay hãy cùng nhau tìm hiểu về một trò đùa mà để lại nhiều day dứt trong lòng người  viết. Bài 3 Một chuyện đùa nho nhỏ- tiết 1.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  • Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Một chuyện đuà nho nhỏ
  • Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại và văn bản Một chuyện đuà nho nhỏ
  • Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Một chuyện đuà nho nhỏ
  • Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS dựa vào phần đọc trước ở nhà hãy tóm tắt văn bản SHS.
– GV cho HS đọc một số đoạn quan trọng: đối thoại giữa nhân vật tôi và Na-đi-a, những đấu tranh nội tâm của nhân vật.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS trình bày phần tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
– Cho biết bố cục và nội dung từng đoạn trong bài Một chuyện đua nho nhỏ
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
– GV bổ sung
+ Sê – khốp theo học ngành Y và đã từng hành nghề bác sĩ. Khi sáng tác tác văn chương  trong thời buổi đau ốm nhà văn luôn muốn chẩn đoán căn bệnh bắt nguồn  từ tâm lí đời thường của con người bình thường xung quanh mình. Ông hiểu để chữa được bệnh thì chính người bệnh cũng phải ý thức được căn bệnh của mình và mong muốn khỏi bệnh. Từ đó trong sáng tác của mình nhà văn tập trung mô tả sự bức bối của những con người bình thường bị trói buộc bởi tâm lí đời thường và nhen nhóm lên trong lòng nhân vật khát vọng đổi thay cuộc sống.
+ Theo bản in năm 1886 thì truyện có một kết thúc hài hước.  Tuy nhiên đến 1899 đã thay đổi kết cục kết truyện và tăng cường ý thức trăn trở  về cuộc sống cho truyện ngắn này.
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc văn bản                    
1.     Tác giả, tác phẩm
a.   Tác giả
– Tên: An- tôn Sê-khôp
–  Năm sinh – năm mất: 1860 – 1904
–  Quê quán: Thị trấn Ta-gan-rốc miền nam nước Nga.
– Sở trường: Truyện ngắn
–  Về đặc điểm sáng tác: Văn phong Sê khốp hàm súc, cô đọng. Phần lớn truyện ngắn của ông là những “truyện không có chuyện” mở đầu thường dẫn người đọc nhập thẳng vào khung cảnh câu chuyện tâm trạng nhân vật kết thúc thường gây cảm giác “chưa có chuyện gì xảy ra” như trong một sự chờ đợi khắc khoải.
b. Tác phẩm
Truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ được in lần đầu trong tạp chí Dế mèn  của Nga số 10 ngày 12/3/1886. Năm 1899 Sê khốp chỉnh lí bổ sung một số câu chữ thay đổi phần kết truyện để đưa vào tuyển tập Truyện ngắn Sê-khốp.
c. Bố cục
Chia thành 2 đoạn
+ Phần 1: Từ đầu đến còn tôi trở vào nhà thu xếp đồ đạc: Kể lại câu chuyện của lúc đó kỉ niệm trượt tuyết giữa tôi và Na-đi-a  cùng bí ẩn trong lời đùa “Na-đi-a anh yêu em!”
+ Phần 2: Còn lại: Sự thật về câu nói “Na-đi-a Anh yêu em”

Khám phá thêm 🔻 Đi San Mặt Đất 🔻 nội dung + nghệ thuật

5+ Mẫu Tóm Tắt Một Chuyện Đùa Nho Nhỏ Ngắn Gọn

Thohay.vn biên soạn những mẫu tóm tắt Một chuyện đùa nho nhỏ sau đây để giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo và nắm vững kiến thức trọng tâm tác phẩm.

Mẫu Tóm Tắt Một Chuyện Đùa Nho Nhỏ Ngắn Nhất

Văn bản kể lại một kỷ niệm giữa nhân vật “tôi” và Na-đi-a, khi cùng nhau trượt tuyết từ trên đồi cao xuống, “tôi” đã đùa Na-đi-a bằng tiếng “anh yêu em” thốt ra cùng tiếng gió, còn Na-đi-a đã tự mình vượt qua nỗi sợ bằng cách trượt tuyết một mình để tìm ra bí ẩn của câu nói đó, nhưng lời yêu vẫn là một bí mật. Câu chuyện khép lại ở nhiều năm sau, Na-đi-a lấy chồng, còn “tôi” vẫn không hiểu vì sao ngày trước mình từng đùa như thế.

Tóm Tắt Một Chuyện Đùa Nho Nhỏ Đơn Giản

Văn bản mở đầu bằng kỉ niệm trượt tuyết của tác giả với Na – đi – a. Vì nỗi sợ của bản thân, Na – đi – a không dám trượt. Nhưng sau lần đầu tiên Na – đi – a đã trượt thêm rất nhiều lần sau đó chỉ để tìm ra chủ nhân của câu nói “Tôi yêu em”. Tuy nhiên đến cuối cùng cô vẫn không thể tìm ra. Câu chuyện kết thúc với nỗi niềm tiếc nuối của tác giả.

Tóm Tắt Một Chuyện Đùa Nho Nhỏ Hay Nhất

Câu chuyện được kể qua góc nhìn của nhân vật chính – tôi, xoay quanh một trò đùa nhẹ nhàng giữa tôi và cô Na-đi-a. Một buổi trưa mùa đông, tôi mời Na-đi-a đi trượt tuyết. Khi chúng tôi lao xuống dốc, tôi không nghĩ là mình lại nói ra câu “Na-đi-a, anh yêu em” một cách đùa giỡn. Điều thú vị là Na-đi-a bắt đầu tự hỏi về người đã nói lời này.

Cô ấy dành cả lòng dũng cảm để liên tục trượt tuyết từ đỉnh dốc, điều mà thường ngày cô ấy không thể làm, chỉ để nghe lời nói đó mỗi lần. Na-đi-a không biết liệu câu nói ấy có phải từ gió hay từ tôi, nhưng vẻ nữ tính của cô ấy khiến cô ngần ngại không dám hỏi. Rồi cô ấy chìm đắm trong sự ngọt ngào của câu nói đó, mà không còn quan trọng ai là người nói. Khi tôi rời bỏ Petersburg, cô ấy không còn nghe thấy câu nói ấy, nhưng điều đó đã trở thành ký ức hạnh phúc, xúc động và đẹp nhất trong cuộc đời cô ấy.

Xem thêm 👉 Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học 

Tóm Tắt Một Chuyện Đùa Nho Nhỏ Dài Hay

Câu chuyện mở đầu bằng cách kể về một chiều đông se lạnh, khi tôi đã mời Na-đi-a tham gia một trò chơi trượt tuyết ở một đồi cao. Trong chuyến phiêu lưu hồn nhiên đó, tôi không ngần ngại bày tỏ tình cảm của mình bằng một câu nói đùa nhỏ: “Na-đi-a, anh yêu em.” Sự nghi ngờ nhen nhóm trong tâm trí Na-đi-a khiến cô bắt đầu một cuộc phiêu lưu riêng biệt, nỗ lực vượt qua nỗi sợ hãi để khám phá bí ẩn đằng sau câu nói kia.

Mỗi lần trượt xuống đồi, Na-đi-a đều góp nhặt mọi can đảm và dũng khí để làm điều mà cô bình thường không thường xuyên thực hiện. Điều đó chỉ vì mong muốn nghe lặp lại câu nói ngọt ngào ấy: “Na-đi-a, anh yêu em.” Cô không thể xác định liệu câu nói đó là tiếng gió nói hay là tôi chính mình đã nói, nhưng sự nữ tính và ngần ngại đã làm cho Na-đi-a không dám đặt câu hỏi.

Dần dần, Na-đi-a chìm đắm trong hạnh phúc và ngọt ngào của câu nói ấy, biến nó thành một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của cô. Cuối cùng, khi tôi rời bỏ Petersburg, Na-đi-a vẫn không biết ai là người đã nói những lời ngọt ngào kia. Mặc dù cô không còn nghe lại câu nói đó, nhưng nó đã trở thành một kỷ niệm hạnh phúc, xúc động và đẹp đẽ nhất trong cuộc đời Na-đi-a.

Tóm Tắt Một Chuyện Đùa Nho Nhỏ Đầy Đủ Ý

Câu chuyện được kể bằng ngôi thứ nhất, kể về một câu chuyện đùa nho nhỏ của nhân vật “tôi” với cô nàng Na-đi-a. Nhân vật tôi trong một buổi trưa mùa đông đã rủ Na-đi-a chơi trượt tuyết và khi trượt xuống dốc, anh đã nói đùa “Na-đi-a, anh yêu em”. Na-đi-a băn khoăn không biết ai đã nói câu nói ấy và nàng đã cố gom góp tất cả sự can đảm để trượt tuyết từ trên đỉnh dốc, hết lần này đến lần khác, một việc mà lúc bình thường có các vàng cô cũng chẳng làm, chỉ để được nghe câu: “Na-đi-a, anh yêu em”.

Nàng không biết câu nói ấy là gió nói hay nhân vật tôi nói, sự nữ tính đã khiến nàng ngại ngùng không dám hỏi và rồi nàng đắm chìm trong sự ngọt ngào của câu nói ấy, nàng sống mà không thể thiếu nó. Cuối cùng, nàng vẫn không biết ai là người nói và cũng không còn được nghe câu nói ấy sau khi nhân vật tôi đi Petersburg nhưng điều ấy đã trở thành kỷ niệm hạnh phúc nhất, xúc động nhất, đẹp đẽ nhất trong đời nàng.

Chia sẻ đến bạn những bài văn mẫu về 👉 Phân Tích Một Tác Phẩm Truyện

5+ Mẫu Phân Tích Một Chuyện Đùa Nho Nhỏ Hay Nhất

Một chuyện đùa nho nhỏ là một truyện ngắn của tác giả An – tôn Sê – khốp đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 10 tập 2 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống trang 53 – 58. Để tìm hiểu rõ hơn về tác phẩm hãy cùng đón đọc những mẫu phân tích hay nhất sau đây:

Phân Tích Một Chuyện Đùa Nho Nhỏ Ngắn Gọn

Sê Khốp, bậc thầy của truyện ngắn, đã đặt dấu ấn riêng biệt và độc đáo trong văn chương. Các tác phẩm của ông không chỉ đơn thuần là câu chuyện mà còn là những “lát cắt tươi rói” trong cuộc sống, mang đến cho độc giả những trải nghiệm tinh thần sâu sắc. Với hơn năm trăm truyện ngắn, gia tài văn chương của Sê Khốp đa dạng và phong phú.

“Một Chuyện đùa nho nhỏ” là một trong những tác phẩm của Sê Khốp, nói về tình yêu và sự trong sáng trong cuộc sống. Với môi trường lạnh giá của mùa đông Nga, câu chuyện mở đầu bằng hình ảnh tuyệt vời về cảnh đẹp thiên nhiên. Giọng văn của Sê Khốp hàm súc và cô đọng, miêu tả chi tiết Nadia trong ánh nắng mặt trời mùa đông.

Câu chuyện tiếp tục với cuộc trượt tuyết mạo hiểm, và lời tỏ tình nhẹ nhàng của chàng trai. Nadia, mặc dù nhút nhát, nhưng dần dần đồng ý và trải qua những khoảnh khắc đầy cảm xúc. Điểm đặc biệt của câu chuyện là sự không chắc chắn về ai đã nói lời yêu, nhưng điều này tạo ra một bức tranh tinh thần phong phú và sâu sắc.

Hình ảnh “hàng rào” xuất hiện như một biểu tượng ngăn cách tâm hồn hai nhân vật, thể hiện sự gần gũi nhưng cũng xa cách. Lời yêu thương của chàng trai, mặc dù nông cạn, nhưng lại rụt rè và khó nói, là biểu tượng cho tình cảm ngây ngô của tuổi trẻ.

Cuối cùng, câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh mùa xuân đến, gió thoảng qua, và Nadia đứng đó, chờ đợi nghe lời yêu. Tuy nhiên, kết quả không như mong đợi, và cuộc sống tiếp tục trôi qua. Câu chuyện không chỉ là một trò đùa, mà còn là một bài học về tình yêu và sự hiểu biết về lòng người.

Sê Khốp, như một nhà nhân đạo, đã tạo ra những tác phẩm có sức mạnh lôi cuốn, đầy ý nghĩa về tình người. Văn chương của ông không chỉ là giải trí mà còn là nguồn động viên và tri thức cho con người. Đọc văn của Sê Khốp, ta cảm nhận được sự phong phú và sâu sắc của tâm hồn con người, nhận ra rằng văn chương có sức mạnh thay đổi và giáo dục đời sống.

Hướng dẫn 👉 Viết Bài Văn Nghị Luận Phân Tích, Đánh Giá Một Tác Phẩm Văn Học

Phân Tích Văn Bản Một Chuyện Đùa Nho Nhỏ Chi Tiết

Văn học luôn là những thước phim đặc sắc phản ánh đời sống, và cũng là bức tranh tưởng tượng dựa trên sức sáng tạo của con người. Người tác giả viết nên những án văn sẽ trở thành một nhà nghệ thuật vĩ đại. Nhắc đến đó, trong văn học Nga người ta nghĩ ngay đến Sê Khốp, một thầy thuốc chữa bệnh cho con người dựa vào văn học. Đó là những căn bệnh tinh thần đáng sợ, được chữa lành và cứu rỗi. Một chuyện đùa nho nhỏ là một truyện ngắn có đề tài về tình yêu, được viết vào năm 1886.

Ngay trong những dòng đầu tiên, ta đã thấy được khung cảnh của nước Nga hùng vĩ và xinh đẹp. Một buổi sáng trong sáng nhưng lại giá lạnh, dưới bầu trời ấy là đất nước ngập tràn tuyết trắng. Bức tranh xinh đẹp đó cũng là khỏi đầu của một câu chuyện tình yêu xinh đẹp.

Giọng văn hàm súc của ông đã tạo nên một cô gái Nga như bông tuyết trắng trên nền trời. Sự xinh đẹp ấy có thể khiến người đọc choáng váng. Những chi tiết từ mái tóc, lông tơ trên môi cũng được tác giả miêu tả kỹ nhắm thể hiện sự mong manh của người con gái. Sự việc bắt đầu từ khi anh hàng xóm đến rủ cô nàng đi trượt tuyết và được cô nàng đồng ý.

Trong quá trình ấy, có thể thấy được Nadia là một người nhút nhát, rụt rè. Cô lấy hết dũng khí nhận lời chàng trai, cũng vượt qua nỗi sợ để cùng nhân vật tôi trượt xuống bên dưới. Vào giây phút căng thẳng đó, chàng trai bên tai cô nói lời yêu. Đến khi xuống tới chân dốc, cô vừa kinh ngạc, vừa nghi ngờ về lời tỏ tình của chàng trai. Có thể thấy cô là một cô gái dịu dàng, không vồ vập hay cáu kỉnh.

Tuy nhiên, những chi tiết “không muốn tin rằng gió đã nói điều đó” như đang nói lên điều gì đó. Phải chăng thực ra cô gãi cũng đã đem lòng cảm mến nhân vật “tôi”? Như để khẳng định lại, cô đề nghị cùng chàng trai trượt tiếp lần nữa. Vẫn vào khoảnh khắc ấy, chàng trai lại nói tiếp câu đó. Giữa lúc Nadia đang chìm đắm, nhân vật “tôi” mới chỉ ra rằng đó chỉ là một trò đùa cợt.

Tuy rằng sợ hãi, nhưng Nadia như đắm chìm trong những lời tỏ tình giả dối lúc trượt tuyết ấy. Vậy nên nàng dường như không thể không chơi trượt tuyết, tuy vẫn còn khiếp đảm với quá trình trượt xuống. Tuy đó là một hành động mạo hiểm, nhưng Nadia biết, chỉ có những lúc ấy cô nàng mới nghe được lời tỏ tình tưởng chừng như chân thật ấy. Vậy là chỉ vì một câu nói, một trò đùa nhỏ của người khác đã khiến người con gái đảo lộn cuộc sống và sinh hoạt.

Những khi nàng leo lên bậc thang để trượt xuống, nhân vật “tôi” lúc này chỉ đứng dưới và thờ ơ nhìn. Khi trượt xuống, nhân vật tôi nhận ra rằng có lẽ tình cảm của mình đối với cô gái dũng cảm kia đã tiến lên một bước. Có lẽ nào, tình cảm nhân vật “tôi” trở thành tình yêu, cảm mến, là một phép thử cho tình cảm cả hai người. Chi tiết ấy chính là một chướng ngại vật trên con đường của cả hai, và dường như họ đã vượt được qua nó. Và cuối cùng, một phần nhân vật “tôi” tạo nên phép thử ấy bởi khi bắt đầu, tôi không mất mát gì sau trò chơi.

Đông qua, xuân tới xóa đi những ngày lạnh giá mùa đông. Hai người lại gặp nhau trong khung cảnh mùa thu nên thơ tại nước Nga xinh đẹp. Trước ngày đi, hai người mới thực sự mở lòng ra với nhau, mới có câu “tôi yêu em” thực sự. Sau một trò đùa nhỏ, hai con người lại gần sát lại nhau đến thế!

Sự rụt rè, ngại ngùng của người con gái và sự tinh tế, hướng nội của người con trai đã tạo nên cho chúng ta một tình huống truyện độc đáo. Tuy nhiên kết cục của câu truyện, nhân vật “tôi” lại không có được Nadia. Cô nàng đã đến với một người khác, tìm được hạnh phúc của riêng mình. Có lẽ, đây chính là một kết thúc tốt cho cả hai người. Kết cục ấy cũng khiến cho người đọc có thêm một khoảng trống để suy nghĩ và có thể viết tiếp câu chuyện.

Đọc văn của Sê khốp, những nhân vật dưới ngòi bút của ông như đang sống. Họ như đang có thực, đang sống và nhận được hạnh phúc ở một nơi nào đó trên thế giới này. Câu chuyện trên cũng thế, tình yêu của hai người tuy đều thầm lặng nhưng lại làm cho người đọc sự rung động. Có lẽ ở một kết cục nào đó, hai người ấy sẽ hạnh phúc bên nhau.

Đọc thêm cách 👉 Viết Văn Bản Nghị Luận Phân Tích, Đánh Giá Một Tác Phẩm Thơ 

Phân Tích Câu Chuyện Một Chuyện Đùa Nho Nhỏ Đơn Giản

An-tôn Sê-khốp là một trong những nhà văn lớn nhất của văn học Nga, những tác phẩm truyện ngắn của ông là những “truyện không có chuyện” và truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ cũng vậy, là một câu chuyện kể về một trò đùa của tác giả với câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” như một cách để tác giả bày tỏ tình cảm của mình đến nàng Na-đi-a. Hình ảnh “hàng rào” trong câu chuyện là một mấu chốt quan trọng, là một hình ảnh biểu tượng ngăn cách tâm hồn hai nhân vật.

Sau khi bày ra trò đùa nói câu “Na-đa-a, anh yêu em!” mỗi khi đi trượt tuyết, nhân vật “tôi” trước khi phải đi Pê-téc-bua đã đứng nhìn Na-đi-a qua khe hở của hàng rào cao có đinh nhọn, anh chàng đã bày ra trò đùa nho nhỏ ấy như một cách để anh bày tỏ tình cảm của mình đến nàng Na-đi-a, câu nói theo gió bay đến với nàng Na-đi-a thế nhưng chính nhân vật “tôi” cũng bị thiệt thòi bởi trò đùa đó.

Hình ảnh “hàng rào” ngăn cách khu vườn nhà nhân vật “tôi” với sân nhà nơi Na-đi-a đang đứng nhìn trời với tâm trạng u sầu như một hình ảnh ẩn dụ về bức tường ngăn cách hai nhân vật. Hai con người, hai tâm hồn dù ở cùng một không gian địa lý nhưng lại không chạm được đến nhau, bị ngăn cách bởi một hàng rào mỏng manh.

Cũng qua hàng rào ấy mà nhân vật “tôi” đã nhờ gió gửi đến nàng Na-đi-a câu nói “anh yêu em” như một câu nói chào tạm biệt nàng vậy. Người đọc có thể cảm nhận được khi nhân vật “tôi” đứng nhìn Na-đi-a qua hàng rào đã có một tâm trạng đau buồn, khiến ta thấy thương cảm cho số phận hai nhân vật ấy. Hình ảnh “hàng rào” tuy chỉ là một chi tiết nhỏ bé nhưng nó có ý nghĩa rất lớn trong câu chuyện như một mắt xích để người đọc thấy được sự chuyển biến tâm trạng của hai nhân vật sau trò đùa ấy.

Phân Tích Truyện Ngắn Một Chuyện Đùa Nho Nhỏ Hay Nhất

“Một chuyện đùa nho nhỏ” của nhà văn An-tôn Sê khốp là một trong những tác phẩm văn học ngắn nhất và độc đáo nhất trong văn học thế giới. Tác phẩm này được viết bằng một cách đơn giản, nhưng lại đầy tính tình cảm và sự đan xen của trí tưởng tượng.

Trong tác phẩm, An-tôn Sê khốp mô tả cuộc sống của một chú chó con trong nhà của một người đàn ông già. Chú chó con cảm thấy vô cùng cô đơn và không hạnh phúc khi sống trong căn nhà tối tăm và cô đơn. Tuy nhiên, một ngày nọ, chú chó con gặp được một chú chuột con trong nhà, và từ đó, cuộc sống của chú chó con đã thay đổi hoàn toàn.

Tác phẩm này cho thấy sự khéo léo của tác giả trong việc phát triển các nhân vật. Nhà văn An-tôn Sê khốp đã mô tả rất tốt tính cách của chú chó con và chuột con, và đặc biệt là mối quan hệ giữa họ. Tác giả cũng tạo ra một bối cảnh sống động và thú vị, trong đó các nhân vật được diễn tả một cách rõ ràng và chân thật.

Bên cạnh đó, tác phẩm cũng cho thấy tính tình cảm và tình người của tác giả. Nhà văn An-tôn Sê khốp đã tạo ra một câu chuyện nhẹ nhàng nhưng lại rất ý nghĩa. Tác phẩm cho thấy rằng, trong cuộc sống, có những điều nhỏ bé và đơn giản nhưng lại mang lại niềm vui và hạnh phúc. Bằng cách này, tác giả đã truyền tải một thông điệp tích cực và lạc quan đến người đọc.

Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng tác phẩm này quá đơn giản và thiếu sự phức tạp của một tác phẩm văn học đích thực. Nhưng với tôi, tác phẩm này không cần phức tạp để làm người đọc cảm thấy thấm thía và đồng cảm. Tác phẩm “Một chuyện đùa nho nhỏ” là một minh chứng cho việc rằng đôi khi, đơn giản mới là điều tốt nhất.

Dành tặng bạn những mẫu văn 👉 Phân Tích Một Tác Phẩm Thơ 👉 hay nhất

Phân Tích Một Chuyện Đùa Nho Nhỏ Lớp 10 Nâng Cao

Văn học, như một loại nghệ thuật tưởng tượng, không chỉ là một thước phim phản ánh đời sống mà còn là bức tranh sáng tạo dựa trên trí tưởng tượng của con người. Người viết văn, thông qua những tác phẩm của mình, có thể trở thành nghệ sĩ tài năng.

Khi nhắc đến văn học Nga, tên Sê Khốp không thể không xuất hiện, người đã tạo ra những câu chuyện về sự chữa trị tinh thần thông qua văn học. Những căn bệnh tinh thần đáng sợ được chữa lành và cứu rỗi trong những tác phẩm của ông. Một ví dụ nhỏ là truyện ngắn “Một chuyện đùa nhỏ” được viết vào năm 1886.

Ngay từ những dòng đầu tiên, chúng ta được đưa vào bức tranh hùng vĩ và tuyệt vời của đất Nga. Một buổi sáng tươi sáng nhưng lạnh lẽo, với cảnh trắng tuyết bao phủ dưới bầu trời xanh. Bức tranh đẹp đẽ này là nền tảng cho một câu chuyện tình yêu đẹp đẽ.

Ngôn ngữ hàm súc của tác giả tạo nên một hình ảnh cô gái Nga như bông tuyết trắng trên bầu trời. Sự tinh khôi này có thể làm cho độc giả ngạc nhiên. Mọi chi tiết từ mái tóc đến những lông tơ trên môi đều được tả một cách tỉ mỉ, thể hiện sự mong manh của người con gái. Câu chuyện bắt đầu khi anh chàng hàng xóm mời cô gái đi trượt tuyết và cô đồng ý.

Qua hành trình đó, chúng ta thấy Nadia là một người nhút nhát và e dè. Cô vượt qua nỗi sợ hãi để chấp nhận lời mời và cùng nhân vật chính trượt xuống dốc. Trong những khoảnh khắc căng thẳng, chàng trai thổ lộ tình cảm của mình bên tai cô. Khi đến cuối dốc, cô ngạc nhiên và hoài nghi về lời tỏ tình. Nadia thể hiện sự dịu dàng, không gò ép hay cáu kỉnh.

Tuy nhiên, những chi tiết “không tin gió đã nói như vậy” như thể hiện sự nghi ngờ. Liệu cô gái này có phải đã đặt tình cảm cho nhân vật chính từ trước không? Để khẳng định điều này, cô đề xuất trượt tuyết lần nữa với chàng trai. Trong lúc ấy, chàng trai lại lặp lại lời tỏ tình. Trong thời khắc mê muội đó, nhân vật chính mới tiết lộ rằng đó chỉ là một trò đùa.

Mặc dù Nadia sợ hãi, nhưng cô như đắm chìm trong những lời tỏ tình giả dối trên dốc tuyết. Điều này khiến cô không thể không tham gia trò chơi, mặc dù vẫn cảm thấy kinh khiếp với việc trượt xuống. Điều này là một hành động mạo hiểm, nhưng Nadia biết rằng chỉ trong những khoảnh khắc như vậy, cô mới có thể nghe thấy lời tỏ tình chân thành.

Mỗi lần cô leo lên bậc thang để trượt xuống, nhân vật chính chỉ đứng dưới đất và nhìn lạnh lùng. Khi cô trượt xuống, nhân vật chính nhận ra rằng tình cảm của mình đối với cô gái dũng cảm đã phát triển. Có thể đó là tình yêu, là sự quý mến, là một bước tiến trong mối quan hệ của cả hai. Chi tiết này là một thách thức trên con đường của họ, và có vẻ như họ đã vượt qua được. Cuối cùng, nhân vật chính tạo ra thử thách này với hy vọng có thể trải nghiệm mất mát trong trò chơi.

Mùa đông qua đi, mùa xuân đến xóa tan những ngày lạnh giá của mùa đông. Hai người lại gặp nhau trong bối cảnh mùa thu tuyệt vời của Nga. Trước ngày chia tay, họ mới thực sự mở lòng với nhau và chia sẻ câu nói “Tôi yêu em” từ trái tim. Sau trò đùa nhỏ, họ lại gần nhau đến khó tin! Sự ngần ngại, nhút nhát của cô gái và sự tinh tế, nội tâm của chàng trai tạo ra một tình huống truyện lạ lùng. Tuy nhiên, kết cục của câu chuyện là nhân vật chính không giữ được Nadia. Cô gái đã tìm thấy hạnh phúc ở người khác. Có thể đây là một kết thúc tốt cho cả hai. Kết quả này còn tạo ra một khoảng trống cho độc giả để suy nghĩ và tưởng tượng về sự phát triển tiếp theo của câu chuyện.

Khi đọc tác phẩm của Sê Khốp, những nhân vật dưới bàn tay của ông sống động như thực tế. Họ trở nên sống động, sống và tận hưởng hạnh phúc ở nơi nào đó trên thế giới. Câu chuyện này cũng không ngoại lệ, với tình yêu của hai người, mặc dù âm thầm nhưng lại làm độc giả cảm thấy xúc động. Có lẽ, ở một kết cục nào đó, họ sẽ tìm thấy hạnh phúc bên nhau.

Gợi ý cách 👉 Viết Bài Văn Giới Thiệu Một Cuốn Sách Yêu Thích

Viết một bình luận