Một Phát Minh Nho Nhỏ [Nội Dung Kể Chuyện + Soạn Bài + Giáo Án]

Một Phát Minh Nho Nhỏ ❤️️ Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài, Giáo Án ✅ Chia Sẻ Cho Bạn Đọc Về Bố Cục, Ý Nghĩa, Soạn Bài, Giáo Án.

Nội Dung Kể Chuyện Một Phát Minh Nho Nhỏ

Nội dung kể chuyện Một phát minh nho nhỏ là một bài học cực kỳ thú vị dưới góc nhìn của cô bạn nhỏ Ma-ri-a. Cùng khám phá câu chuyện nhỏ này ngay sau đây nhé!

Một phát minh nho nhỏ

Ma-ri-a là một cô bé rất thích quan sát. Một hôm trong phòng khách, cô bé nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì dù tay của gia nhân đó run rẩy tới mức nào đi nữa, chiếc đĩa có bị nghiêng đi nhiều hơn nữa thì bát nước trà vẫn như dính trên đĩa, không hề di chuyển. Cái đĩa và cái bát đựng trà đã hấp dẫn cô bé.

“Thế là vì sao nhỉ? Mình nhất định phải tìm hiểu cho rõ”. Ma-ri-a nghĩ vậy, rồi lẻn ra khỏi phòng khách, bắt đầu làm thí nghiệm.

Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai của cô bé bèn chạy đi tìm. Khi đi ngang qua nhà bếp, cậu bỗng nhìn thấy Ma-ri-a đang làm gì đó với đống bát đĩa trên bàn ăn, bèn trêu em:

– Em không muốn làm nhà khoa học nữa, định làm bà chủ gia đình hả ?

– Đâu có, em phát hiện ra một điều bí mật. Chỉ cần giữa chiếc bát đựng nước trà và chiếc đĩa có một chút nước thì bát đựng nước trà không bị trượt nữa. – Ma-ri-a nói với vẻ đầy tự hào về ” thành quả nghiên cứu của mình”.

– Làm gì có chuyện đó ? Anh không tin! Sau khi rớt ra thì bát lại càng dễ trượt. Lần trước, mẹ lau nhà xong, anh suýt trượt ngã mà.

– Không tin anh hãy thử mà xem. 

Cậu anh bèn cầm chiếc bát, chiếc đĩa lên để thử. Kết quả đúng như Ma-ri-a nói.

Hai anh em đang tranh luận, bàn tán thì cha đến. Cả hai cùng hỏi cha về hiện tượng kì lạ này. Người cha ôn tồn bảo:

– Đó là vì có lực ma sát. Các con lớn lên thì sẽ biết thôi mà!

Theo Vũ Bội Tuyền

Đón đọc câu chuyện❤️️Lời Ước Dưới Trăng Lớp 4 ❤️️Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài, Giáo Án

Tóm Tắt Câu Chuyện Một Phát Minh Nho Nhỏ

Thohay.vn chia sẻ thêm cho bạn đọc bản tóm tắt câu chuyện Một phát minh nho nhỏ:

Cô bé bé Ma-ri- a rất thích quan sát và khám phá khoa học. Một hôm cô bé phát hiện những chiếc tách trà ban đầu rất dễ trượt trong đĩa nhưng khi có nước rơi ra đĩa thì dù di chuyển thế nào, bát nước trà vẫn như dính trên đĩa, không hề di chuyển.

Từ đó cô bé tò mò và bắt đầu làm các thí nghiệm khám phá, cô bé còn tranh luận với anh trai của mình về phát hiện lý thú đó. Sau cùng thì thắc mắc của cả hai anh em được người cha lý giải là do lực ma sát.

Giới Thiệu Câu Chuyện Một Phát Minh Nho Nhỏ

Giới thiệu thêm một số thông tin về câu chuyện Một phát minh nho nhỏ:

  • Câu chuyện Một phát minh nho nhỏ được biên soạn bởi Vũ Bội Tuyền, được in trong SGK Tiếng Việt 4 tập 1 tráng 167
  • Nội dung chính: Cậu chuyện kể về cô bé Ma-ri- a ham thích quan sát, chịu khó suy nghĩ, khám phá nên đã phát hiện ra một quy luật của tự nhiên.

Đừng nên bỏ qua bài đọc ☀️Trung Thu Độc Lập Lớp 4 ☀️ Nội Dung, Ý Nghĩa

Bố Cục Câu Chuyện Một Phát Minh Nho Nhỏ

Bố cục câu chuyện Một phát minh nho nhỏ có thể được chia thành 4 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “hấp dẫn cô bé.”: Cô bé Ma-ri-a là người yêu thích khám phá
  • Đoạn 2: Tiếp theo đến “làm thí nghiệm”: Cô bé đi làm thí nghiệm để tìm câu trả lời cho thắc mắc
  • Đoạn 3: Tiếp theo đến “Ma-ri-a nó”: Cô bé tranh luận cùng anh trai của mình
  • Đoạn 4: Phần còn lại: Lời lý giải của người bố

Hướng Dẫn Kể Chuyện Một Phát Minh Nho Nhỏ

Đừng nên bỏ qua phần hướng dẫn kể chuyện Một phát minh nho nhỏ sau đây bạn nhé!

  • Dùng giọng kể truyền cảm, nhấn nhá câu chữ, lên giọng xuống giọng theo diễn biến của câu chuyện, phù hợp với từng nhân vật
  • Các em có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên
  • Chia vai với các bạn để kể theo đúng diễn biến câu chuyện

Tìm hiểu chi tiết văn bản 🌸Chị Em Tôi Lớp 4 🌸 Nội Dung, Soạn Bài, Giáo Án

Ý Nghĩa Câu Chuyện Một Phát Minh Nho Nhỏ

Cùng tìm hiểu thêm về ý nghĩa câu chuyện Một phát minh nho nhỏ ngay sau đây:

Thông qua câu chuyện về cô bé Ma-ri-a ham thích quan sát, chúng ta rút ra được một điều rằng: Nếu chúng ta chịu khó tìm hiểu và quan sát giống cô bé Ma-ri-a thì sẽ thấy mọi thứ xung quanh mình thật thú vị. Khi tự quan sát, mày mò tìm hiểu thì chúng ta có thể phát hiện ra những quy luật tự nhiên vô cùng lý thú.

Đọc Hiểu Truyện Một Phát Minh Nho Nhỏ

Chia sẻ cách trả lời phần đọc hiểu truyện Một phát minh nho nhỏ sau đây.

👉Câu 1: Con hãy ghép phần mô tả với bức tranh tương ứng:

a. Ma-ri-a tò mò lẻn ra phòng khách để làm thí nghiệm.

b. Ma-ri-a nhận ra mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa.

Ghép tranh với phần mô tả
Ghép tranh với phần mô tả

Đáp án:

  • Tranh 1 – b
  • Tranh 2 – a

👉Câu 2: Con hãy ghép phần mô tả ở mảnh ghép màu xanh với bức tranh tương ứng ở mảnh ghép màu nâu: 

a. Ma-ri-a làm thí nghiệm với đống bát đĩa trên bàn ăn. Anh trai Ma-ri-a xuất hiện và trêu em.

b. Người cha ôn tồn giải thích cho hai con.

c. Ma-ri-a và anh trai tranh luận về điều cô bé phát hiện ra.

Ghép mô tả và tranh phù hợp
Ghép mô tả và tranh phù hợp

Đáp án:

  • Tranh 3 – a
  • Tranh 4 – c
  • Tranh 5 – b

👉Câu 3: Ma-ri-a có sở thích gì đặc biệt?

A. Thích vẽ tranh

B. Thích làm đầu bếp

C. Thích diễn giảng, thuyết trình

D. Thích quan sát

Đáp án: D

👉Câu 4: Ma-ri-a đã phát hiện ra điều gì khi ngồi trong phòng khách?

A. Không hiểu vì sao người gia nhân lại hay làm rơi bát đĩa khi bưng trà như thế.

B. Khi nước trà bị rớt trên đĩa thì cho dù tay người gia nhân có run rẩy hoặc chiếc đĩa có bị nghiêng thì bát nước trà vẫn như dính trên đĩa, không hề di chuyển.

C. Khi quét dọn người gia nhân thực hiện thao tác rất nhanh gọn mà căn phòng vẫn rất sạch sẽ.

D. Thấy anh trai mình đang vào bếp làm thí nghiệm với đĩa và bát đựng trà.

Đáp án: B

👉Câu 5: Khi phát hiện ra điều đặc biệt đó, Ma-ri-a đã suy nghĩ gì?

A. “Thế là vì sao nhỉ? Mình nhất định phải tìm hiểu cho rõ!”

B. “Thế là vì sao nhỉ? Mình nhất định phải lên mạng tìm hiểu!”

C. “Thế là vì sao nhỉ? Mình nhất định phải hỏi bố để tìm đáp án!”

D. “Thế là vì sao nhỉ?Mình nhất định phải nói chuyện này với anh trai!”

Đáp án: A

👉Câu 6: Ma-ri-a đã hành động như thế nào sau khi phát hiện ra điều kì lạ đó?

A. Chạy lên phòng, mở máy tính ra và lên mạng tìm hiểu.

B. Đi tìm bố thắc mắc để tìm được đáp án.

C. Đi tìm anh trai để cùng làm thí nghiệm với mình.

D. Tự mình tìm cách làm thí nghiệm để tìm ra đáp án

Đáp án: D

👉Câu 7: Khi Ma-ri-a nói cho người anh biết về “thành quả nghiên cứu của mình” người anh có vội vàng tin luôn không?

A. Người anh đã tin luôn vì anh biết rằng em gái mình là một cô gái có óc quan sát.

B. Người anh đã tin luôn vì anh đã đọc được điều này trong sách.

C. Người anh không vội tin chỉ cho đến khi chính tay mình làm thí nghiệm.

D. Người anh không vội tin cho đến khi được nghe ông bố đích thân giảng giải.

Đáp án: C

👉Câu 8: Ông bố đã nói cho hai anh em biết đó là hiện tượng gì?

A.  Lực đàn hồi

B. Lực đẩy

C. Lực ma sát

D. Lực chống trơn trượt

Đáp án: C

👉Câu 9: Con học được điều gì từ câu chuyện của hai anh em?

A. Khi chịu khó quan sát, tìm hiểu sẽ phát hiện ra thế giới xung quanh có rất nhiều điều lí thú.

B. Anh em trong nhà không nên tranh cãi với nhau.

C. Khi phát hiện ra những điều không bình thường, phải tự mình làm thí nghiệm, kiểm chứng mới có thể xác định được tính đúng sai của vấn đề.

D. Có điều  gì không hiểu chỉ cần   đi hỏi người lớn,không nên tự mình tìm kiếm đáp án.

Đáp án: A, C

👉Câu 10: Ý nghĩa của câu chuyện Một phát minh nho nhỏ?

A. Nếu chịu khó quan sát, tìm hiểu thế giới xung quanh thì ta sẽ phát hiện ra nhiều điều lí thú.

B. Chúng ta nên đổ nước vào đĩa khi bưng trà để tránh bị đổ.

C. Khi có điều gì thắc mắc chỉ cần tra tài liệu sẽ tìm thấy đáp án

D. Anh em trong nhà cần yêu thương, không nên tranh cãi hơn thua nhau.

Đáp án: A

Đừng nên bỏ qua bài 🌻 Thưa Chuyện Với Mẹ 🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Soạn Bài Kể Chuyện Một Phát Minh Nho Nhỏ Lớp 4

Các em có thể tham khảo cách soạn bài kể chuyện Một phát minh nho nhỏ lớp 4 dưới đây.

👉Câu 1 (trang 167 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Dựa vào các tranh dưới đây, kể lại câu chuyện đã được nghe cô giáo (thầy giáo )kể:

Kể Chuyện Một Phát Minh Nho Nhỏ
Kể Chuyện Một Phát Minh Nho Nhỏ

Gợi ý:

Con kể chuyện dựa theo gợi ý cho từng bức tranh như sau:

  • Tranh 1: Ma-ri-a nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa.
  • Tranh 2: Ma-ri-a tò mò, lẻn ra khỏi phòng khách để làm thí nghiệm.
  • Tranh 3: Ma-ria-a làm thí nghiệm với đống bát đĩa trên bàn ăn. Anh trai của Ma-ri-a xuất hiện và trêu em.
  • Tranh 4: Ma-ri-a và anh trai tranh luận về điều cô bé phát hiện ra.
  • Tranh 5: Người cha ôn tồn giải thích cho con.

👉Câu 2 (trang 167 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Trao đổi với các bạn trong lớp về ý nghĩa câu chuyện.

Đáp án: Ý nghĩa câu chuyện: Cô bé Ma-ri- a ham thích quan sát, chịu khó suy nghĩ nên đã phát hiện ra một quy luật của tự nhiên.

Giáo Án Kể Chuyện Một Phát Minh Nho Nhỏ Lớp 4

Gợi ý cách soạn giáo án kể chuyện Một phát minh nho nhỏ lớp 4

I. Mục đích yêu cầu:

  • Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ. Học sinh kể được câu chuyện một phát minh nho nhỏ. Có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
  • Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung câu chuyện (Cô bé Ma – ri – a ham thích quan sát, chịu suy nghĩ nên đã phát hiện ra 1 quy luật tự nhiên), ý nghĩa câu chuyện (Nếu chịu khó tìm hiểu thế giới xung quanh, ta sẽ phát hiện ra nhiều điều lí thú và bổ ích).
  • HS nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn.

II. Đồ dùng dạy – học:

  • G: Tranh minh hoạ SGK
  • H: Chuẩn bị trước bài

III. Các hoạt động dạy – học:

Nội dungCách thức tiến hành
A. KTBC
– Kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em (5p)
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (2P)
2, Hướng dẫn kể chuyện (30P)
a-HS nghe kể chuyện
b-Học sinh tập kể chuyện
c- Học sinh trao đổi về nội dung, ý
nghĩa câu chuyện
3, Củng cố – dặn dò: (3P)
G: Nêu yêu cầu
H: Kể chuyện trước lớp.
H+G: Nhận xét, đánh giá
G: Giới thiệu – ghi bảng
H: Đọc đề bài
G: Ghi lên bảng, phân tích đề
– Kể toàn bộ câu chuyện cho HS nghe
H: Theo dõi
G: Kể lần 2 kết hợp sử dụng tranh minh
hoạ.
G: HD cách kể
H: Tập kể chuyện trong nhóm đôi.
– Thi kể trước lớp (4H)
H+G: Nhận xét, bình chọn
H: Trao đổi về ND, ý nghĩa câu chuyện
– Phát biểu trước lớp
H+G: Nhận xét, chốt lại nội dung
G: Nhận xét tiết học
Dặn dò học sinh
H: Tập kể lại truyện.Chuẩn bị bài sau

Đọc thêm câu chuyện🌷 Gà Trống Và Cáo 🌷 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Kể Chuyện

2 Bài Văn Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Một Phát Minh Nho Nhỏ

Sưu tầm các bài văn mẫu kể lại chuyện Một phát minh nho nhỏ cho bạn đọc tham khảo.

Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Một Phát Minh Nho Nhỏ Hay – Mẫu 1

Ma-ri-a là một cô bé rất thích quan sát và tìm tòi. Một hôm Ma-ri-a nhận ra mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì dù tay của gia nhân đó run rẩy tới mức nào đi nữa, chiếc đĩa có bị nghiêng như thế nào thì bát nước trà vẫn như dính trên đĩa, không hề di chuyển. Chính sự khó hiểu này đã hấp dẫn cô bé.

Vì vậy cô bé tò mò lẻn ra phòng khách để làm thí nghiệm. Cô bé cặm cụi làm thí nghiệm với đống bát đĩa trên bàn, anh trai thấy thế liền trêu:

– Em không muốn làm nhà khoa học nữa, định làm bà chủ gia đình hả ?

– Đâu có, em phát hiện ra một điều bí mật. Chỉ cần giữa chiếc bát đựng nước trà và chiếc đĩa có một chút nước thì bát đựng trà không bị trượt nữa. Cô bé nói đầy tự hào về ” thành quả nghiên cứu của mình”.

– Làm gì có chuyện đó ? Anh không tin! Đáng lý nước rớt ra thì bát lại càng dễ trượt hơn. Lần trước, mẹ lau nhà xong, anh suýt trượt ngã mà.

– Không tin anh hãy thử mà xem. Cô bé quả quyết.

Cậu anh bèn cầm chiếc bát, chiếc đĩa lên để thử. Kết quả đúng thật như cô bé nói.

Hai anh em đang bàn tán với nhau thì cha đến. Cả hai cùng hỏi cha về hiện tượng kì lạ này. Người cha ôn tồn bảo:

– Đó là vì có lực ma sát. Sau này các con lớn lên thì sẽ biết thôi mà!

Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Một Phát Minh Nho Nhỏ Tiêu Biểu – Mẫu 2

Tôi là một cô bé rất thích quan sát, một hôm tôi nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà ban đầu rất dễ trượt trong đĩa. Nhưng sau khi nước trà rớt ra đĩa thì dù tay của gia nhân có run rẩy tới mức nào đi nữa thì bát nước trà vẫn như dính trên đĩa, không hề di chuyển. Cái đĩa và cái bát đựng trà đã hấp dẫn tôi.

“Thế là vì sao nhỉ? Mình nhất định phải tìm hiểu cho rõ”. Tôi nghĩ như vậy và rồi lẻn ra khỏi phòng khách, bắt đầu làm thí nghiệm.

Không thấy tôi đâu, anh trai tôi đã chạy đi tìm. Khi đi ngang qua nhà bếp, anh ấy bỗng nhìn thấy tôi đang làm gì đó với đống bát đĩa trên bàn ăn, liền trêu tôi:

– Em không muốn làm nhà khoa học nữa, định làm bà chủ gia đình hả ?

– Đâu có, em phát hiện ra một điều bí mật. Chỉ cần giữa chiếc bát đựng nước trà và chiếc đĩa có một chút nước thì bát đựng nước trà không bị trượt nữa. Tôi nói với vẻ mặt đầy tự hào

– Làm gì có chuyện đó ? Anh không tin! Sau khi rớt ra thì bát lại càng dễ trượt. Lần trước, mẹ lau nhà xong, anh suýt trượt ngã mà.

Tôi đáp lại: Không tin anh hãy thử mà xem. 

Nghe vậy, anh trai tôi bèn cầm chiếc bát, chiếc đĩa lên để thử. Kết quả đúng như tôi nói

Cả tôi và anh trai đang tranh luận, bàn tán thì cha đến. Tôi và anh đã hỏi cha về hiện tượng kì lạ này. Cha tôi ôn tồn bảo:

– Đó là vì có lực ma sát. Các con lớn lên thì sẽ biết thôi mà!

Chia sẻ bài đọc 🍀 Nếu Chúng Mình Có Phép Lạ 🍀 Nội Dung, Ý Nghĩa

Viết một bình luận