Thắng Biển Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án ✅ Lưu Lại Các Ý Nghĩa, Bố Cục, Đọc Hiểu, Hướng Dẫn Tập Đọc.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Đọc Thắng Biển Lớp 4
Thắng biển là bài đọc được tìm hiểu trong phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 76. Nội dung bài đọc Thắng biển lớp 4 như sau:
Thắng biển
Mặt trời lên cao dần. Gió đã bắt đầu mạnh. Gió lên, nước biển càng dữ. Khoảng mênh mông ầm ĩ càng lan rộng mãi vào. Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.
Một tiếng ào ào dữ dội. Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào. Một cuộc vật lộn dữ dội diễn ra. Một bên là biển, là gió, trong một cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người với hai bàn tay và những dụng cụ thô sơ, với tinh thần quyết tâm chống giữ.
Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống. Trong đám thanh niên xung kích, có người ngã, có người ngạt. Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ quấn chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão. Tóc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hòa lẫn với nước chát mặn. Đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại.
Theo CHU VĂN
Chú thích:
- Mập: cá mập (nói tắt).
- Cây vẹt: cây sống ở rừng nước mặn, lá dày và nhẵn.
- Xung kích: đi đầu làm những nhiệm vụ khó khăn, gay go nhất.
- Chão: dây thừng to, rất bền.
Chia sẻ cho bạn đọc ⚡ Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Lớp 4 ⚡ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài
Giới Thiệu Bài Thắng Biển
Cùng Thohay.vn tham khảo thông tin giới thiệu bài Thắng biển.
- Bài đọc Thắng biển được sáng tác bởi tác giả Chu Văn. Chu Văn (22 tháng 12 năm 1922 – 17 tháng 7 năm 1994) là một nhà văn, hội viên sáng lập hội nhà văn Việt Nam, uỷ viên ban chấp hành hội nhà văn khoá III.
- Bài đọc nói về sự can đảm của những thanh niên xung kích trước cơn bão biển. Họ quyết tâm chống giữ không để con đê bị vỡ. Họ làm hàng rào người, dù sóng to nước mặn, dù bị ngã bị ngạt cũng quyết đứng vững cứu đê.
Bố Cục Bài Đọc Thắng Biển
Bố cục bài đọc Thắng biển được chia làm 3 phần:
- Đoạn 1: Từ đầu đến cá chim nhỏ bé
- Đoạn 2: Từ Một tiếng ào dữ dội đến quyết tâm chống giữ
- Đoạn 3: Phần còn lại
Tìm hiểu thêm tác phẩm 🍃Mùa Đông Trên Rẻo Cao🍃 Nội Dung Chính Tả, Soạn Bài
Hướng Dẫn Tập Đọc Thắng Biển
Sau đây là hướng dẫn tập đọc Thắng biển.
- Đọc lưu loát toàn bài.
- Biết đọc dũng cảm bài văn với giọng gấp gáp, căng thẳng, cảm hứng ngợi ca.
- Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh.
Ý Nghĩa Bài Thắng Biển
Bật mí cho các bạn ý nghĩa bài Thắng biển:
- Bài đọc “Thắng biển” ca ngợi sự can đảm của những thanh niên xung kích trước cơn bão biển. Họ quyết tâm chống giữ không để con đê bị vỡ.
- Dù sóng to nước mặn, dù bị ngã bị ngạt cũng quyết tâm đứng vững cứu đê. Cuộc chiến giữa con người và thiên nhiên luôn luôn khốc liệt.
Tham khảo chi tiết 🍀 Rất Nhiều Mặt Trăng 🍀 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài
Đọc Hiểu Tác Phẩm Thắng Biển
Xem thêm phần đọc hiểu tác phẩm Thắng biển nhé.
👉Câu 1. Ai là tác giả của bài văn?
a. Chu Văn.
b. Vũ Tú Nam.
c. Phong Thu.
👉Câu 2. Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự nào?
a. Sự đe doạ của cơn bão biển -> Con người chiến thắng biển -> Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển.
b. Sự đe doạ của cơn bão biển -> Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển -> Con người chiến thắng biển.
c. Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển -> Sự đe doạ của cơn bão biển -> Con người chiến thắng biển.
👉Câu 3. Sự đe doạ của biển cả đối với con đê được ví với hình ảnh nào?
a. Như con cá mập đớp con cá thu nhỏ bé.
b. Như con cá mập đớp con cá đuối nhỏ bé.
c. Như con cá mập đớp con cá chim nhỏ bé.
👉Câu 4. Sóng biển trong cơn bão được ví với hình ảnh nào?
a. Như một đàn cá voi lớn.
b. Như một đàn cá mập lớn.
c. Như một đàn cá khổng lồ.
👉Câu 5. Dòng nào dưới đây miêu tả cuộc vật lộn dữ dội giữa con người với bão biển?
a. Một bên là biển, là gió, trong một cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người với hai bàn tay và những dụng cụ thô sơ, với tinh thần quyết tâm chống giữ.
b. Một bên là biển, là gió, trong một cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người với hai bàn tay và những dụng cụ hiện đại, với tinh thần quyết tâm chống giữ.
c. Một bên là biển, là gió, trong một cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người với hai bàn tay và những dụng cụ đơn giản, với tinh thần quyết tâm chống giữ.
👉Câu 6. Đám người không sợ chết đã thu được kết quả như thế nào sau khi vật lộn với biển cả?
a. Cứu được nhiều người sống lại.
b. Cứu được quãng đê sống lại
c. Cứu được hoa màu sống lại.
👉Câu 7. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
a. 4 hình ảnh.
b. 5 hình ảnh.
c. 6 hình ảnh.
👉Câu 8. Trong câu văn sau, tác giả tác sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con cá mập đớp con cá chim nhỏ bé.
a. Nhân hoá.
b. So sánh.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
👉Câu 9. Câu kể “Ai là gì?” trong đoạn văn sau dùng để làm gì?
Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên Huế. Hoàng Diệu quê ở Quảng Nam. Cả hai không phải là người Hà Nội. Nhưng các ông đã anh dũng hi sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiến đấu giữ thành năm 1873 và 1882.
a. Dùng để giới thiệu.
b. Dùng để nêu nhận định.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
👉Câu 10. Dòng nào dưới đây chỉ gồm những từ trái nghĩa với từ dũng cảm?
a. Hèn nhát, đớn hèn, hèn mạt, can trường, bạo gan.
b. Bạo gan, can trường, nhút nhát, bạc nhược, nhu nhược.
c. Nhu nhược, bạc nhược, nhút nhát, hèn nhát, đớn hèn, hèn mạt.
👉👉Đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Ý đúng | a | b | c | a | a | b | b | c | c | c |
Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🌟 Trong Quán Ăn “Ba Cá Bống” 🌟 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài
Soạn Bài Thắng Biển Lớp 4
Đừng bỏ qua gợi ý soạn bài Thắng biển lớp 4.
👉Câu 1 (trang 77 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự nào?
Trả lời:
Được miêu tả theo trình tự thời gian và sự việc xảy ra: Bắt đầu từ khi gió nổi lên, nước biển dâng cao đe dọa con đê. Rồi nước biển tấn công phá vờ một khúc đê, cuộc vật lộn giữa người với bão biển diễn ra dữ dội. Cuối cùng con người đã thắng được bão biển. Hàn gắn lại được khúc đê.
👉Câu 2 (trang 77 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Tìm những từ ngữ, hình ảnh (trong đoạn 1) nói lên sự đe dọa của cơn bão biến.
Trả lời:
Đó là những từ ngữ hình ảnh: – Gió đã bắt đầu mạnh, nước biển càng dữ dội, biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé.
👉Câu 3 (trang 77 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2?
Trả lời:
Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả rất sinh động cụ thể có sức tàn phá ghê gớm: “như một đàn cá voi lớn, sóng tràn qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào”.
👉Câu 4 (trang 77 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Những từ ngữ, hình ảnh nào (trong đoạn 3) thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển?
Trả lời:
Đó là những từ ngữ, hình ảnh: “Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ mỗi người vác một vác củi vẹt nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống. Những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, thân hình họ cột chặt vào những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão. Tóc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai”.
Lưu lại thông tin về bài 🌷 Kéo Co 🌷 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án
Giáo Án Thắng Biển Lớp 4
Ngay sau đây là nội dung giáo án Thắng biển lớp 4.
1. Kiến thức
– Hiểu ND: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
– Đọc trôi trảy, rành mạch bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhanh, gấp gáp, biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
3. Thái độ
– HS học chăm, tích cực
4. Góp phần phát triển năng lực
– Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* KNS: Giao tiếp: thể hiện sự cảm thông. Ra quyết định, ứng phó. Đảm nhận trách nhiệm
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
– GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện).
+ Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
– HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
– Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
– Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (5p) + Đọc thuộc lòng 1-2 khổ thơ của bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính + Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe? + Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ. – GV nhận xét chung, dẫn vào bài học | – TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + 1- 2 HS đọc + Đó là các hình ảnh:* Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi.* Ung dung buồng lái ta ngồi … + Bài thơ ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước. |
2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Đọc trôi trảy, rành mạch bài tập đọc, giọng đọc nhanh, gấp gáp * Cách tiến hành: | |
– Gọi 1 HS đọc bài (M3) – GV lưu ý giọng đọc cho HS: Cần đọc với giọng nhanh, gấp gáp, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả: mỏng manh, dữ dội, rào rào, điên cuồng, ầm ầm, quật, quấn chặt,……– GV chốt vị trí các đoạn: – Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) | – 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm – Lắng nghe – Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn – Bài được chia làm 3 đoạn(Mỗi chỗ xuống dòng là 1 đoạn) – Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (khoảng mênh mông ầm ĩ, vật lộn, quật, trồi lên, cột chặt…) – Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4) → Cá nhân (M1) → Lớp – Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải) – HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng – Các nhóm báo cáo kết quả đọc – 1 HS đọc cả bài (M4) |
3. Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: Hiểu ND: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên (trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp | |
– GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài + Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào? + Tìm từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe doạ của cơn bão biển trong đoạn 1? + Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2? +Trong Đ1+ Đ2, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả? + Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì? + Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện lòng dũng cảm sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển? + Hãy nêu ý nghĩa của bài. * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài. Hs M3+M4 trả lời các câu hỏi nêu nội dung đoạn, bài. * GDKNS: Trong cuộc sống, cần có trách nhiệm bảo vệ cuộc sống bình yên của người khác, giống như các thanh niên xung kích đã dũng cảm, đoàn kết chống lại cơn bão biển, bảo vệ con đê và sinh mạng của bao người. | – 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài – HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT + Cuộc chiến đấu được miêu tả theo trình tự: Biển đe doạ (Đ1); Biển tấn công (Đ2); Người thắng biển (Đ3). + Những từ ngữ, hình ảnh đó là: “Gió bắt đầu mạnh”; “nước biển càng dữ, biển cả … nhỏ bé”. + Cuộc tấn công được miêu tả rất sinh động. Cơn bão có sức phá huỷ tưởng như không gì cản nổi: “như một đàn cá voi … rào rào”. + Cuộc chiến đấu diễn ra rất dữ dội, ác liệt: “Một bên là biển, là gió … chống giữ”. + Tác giả sử dụng biện pháp so sánh và biện pháp nhân hoá. + Có tác dụng tạo nên hình ảnh rõ nét, sinh động, gây ấn tượng mạnh mẽ. + Những từ ngữ, hình ảnh là: “Hơn hai chục thanh niên mỗi người vác một vác củi … sống lại”. Ý nghĩa: Bài văn ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ đê biển. – HS ghi lại nội dung bài – HS lắng nghe |
4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p) * Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn 3 của bài thể hiện được tình thần quyết tâm của các thanh niên xung kích trong trận chiến với cơn bão biển, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp | |
– Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, giọng đọc của các nhân vật – Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 3 của bài – GV nhận xét, đánh giá chung 5. Hoạt động ứng dụng (1 phút) 6. Hoạt động sáng tạo (1 phút) | – HS nêu lại giọng đọc cả bài – 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài – Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm + Luyện đọc diễn cảm trong nhóm + Cử đại diện đọc trước lớp – Bình chọn nhóm đọc hay. – Ghi nhớ nội dung, ý nghĩa của bài – Hãy kể về một trận chiến đấu quyết liệt của con người với thiên nhiên |
Có thể bạn sẽ cần đến bài 💚 Tuổi Ngựa 💚 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Cảm Nhận, Giáo Án