Ga Vrốt Ngoài Chiến Lũy Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài ✅ Chia Sẻ Bạn Đọc Về Ý Nghĩa, Đọc Hiểu Tác Phẩm, Giáo Án.
NỘI DUNG CHÍNH
Ga-Vrốt Là Ai
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về bài đọc, hãy cùng Thohay.vn khám phá xem Ga-Vrốt là ai nhé.
Ga-vrốt chỉ là một em bé nghèo sống lang thang trên đường phố, nhưng khi thấy nghĩa quân chiến đấu với bọn lính của chính quyền, em đã đứng về phía nghĩa quân, tự nguyện tham gia chiến đấu bằng cách đi lượm đạn về tiếp thêm cho nghĩa quân.
Hành động của em thể hiện một tinh thần dũng cảm tuyệt vời. Đây là một nhân vật rất đáng yêu trong tác phẩm Những người khốn khổ của nhà văn Vích-to Huy-gô của nước Pháp.
Xem thêm về 🌻 Thắng Biển 🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án
Nội Dung Bài Ga-Vrốt Ngoài Chiến Lũy Lớp 4
Cùng đọc nội dung bài Ga-Vrốt ngoài chiến lũy lớp 4 bên dưới.
Ga-vrốt ngoài chiến lũy
Ăng-giôn-ra nói:
– Chừng mười lăm phút nữa thì chiến lũy chúng ta không còn quá mười viên đạn.
Ga-vrốt nghe rõ câu nói đó.
Một lát sau, người ta thấy bóng cậu bé thấp thoáng ngoài đường phố, dưới làn mưa đạn.
Thì ra Ga-vrốt đã lấy một cái giỏ đựng chai trong quán ra khỏi chiến lũy. Nó dốc vào miệng giỏ những chiếc bao đầy đạn của bọn lính chết gần chiến lũy.
– Cậu làm trò gì đấy? – Cuốc-phây-rắc hỏi.
– Em nhặt cho đầy giỏ đây!
– Cậu không thấy đạn réo à?
Ga-vrốt trả lời:
– Có chứ, nó rơi như mưa ấy. Nhưng làm sao nào?
Cuốc-phây-rắc thét lên:
– Vào ngay!
– Tí ti thôi! Ga-vrốt nói.
Ngoài đường, lửa khói mịt mù. Điều đó rất có lợi cho Ga-vrốt. Dười màn khói và với thân hình bé nhỏ, cậu bé có thể tiến xa ngoài đường mà không ai trông thấy. Ga-vrốt dốc bảy, tám bao đạn đầu tiên không có gì nguy hiểm lắm. Em nằm xuống rồi lại đứng thẳng lên, ẩn vào một góc cửa, rồi lại phốc ra, tới, lui, dốc cạn các bao đạn và chất đầy giỏ.
Nghĩa quân mắt không rời cậu bé. Đó không phải là một em nhỏ, không phải là một con người nữa, mà là một thiên thần. Đạn bắn theo em, em nhanh hơn đạn. Em chơi trò ú tim với cái chết một cách thật ghê rợn.
Theo Huy-Gô
Chú thích:
- Chiến luỹ: tuyến phòng thủ được xây dựng kiên cố hoặc dựng tạm bằng các vật có tác dụng che đỡ như bao cát, giường, tủ, bàn, ghế,…
- Nghĩa quân: quân khởi nghĩa
- Thiên thần: thần ở trên trời, thường được cho là rất đẹp và có nhiều phép lạ (theo quan niệm xưa)
- Ú tim: trò chơi trốn tìm của trẻ em.
Giới Thiệu Bài Ga-Vrốt Ngoài Chiến Lũy
Sau đây là thông tin giới thiệu bài Ga-Vrốt ngoài chiến lũy.
- Bài đọc Ga-Vrốt ngoài chiến lũy là sáng tác của tác giả Huy-Gô. Vích-to Huy-gô (1802 – 1885) là một nhà văn, thi sĩ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Ông cũng đồng thời là một chính trị gia, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ XIX.
- Chuyện kể về cậu bé Ga-vrốt dũng cảm, khi biết nghĩa quân sắp hết đạn, em đã không quản nguy hiểm bò ra khỏi chiến lũy, lấy đạn từ bao đạn của kẻ thù, dốc đầy giỏ để đem về. Em không màng nguy hiểm, giống như một thiên thần tới cứu nghĩa quân.
Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm ⚡ Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Lớp 4 ⚡ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài
Bố Cục Bài Đọc Ga-Vrốt Ngoài Chiến Lũy
Bố cục bài đọc Ga-Vrốt ngoài chiến lũy gồm 3 phần:
- Đoạn 1: Từ đầu đến dưới làn mưa đạn
- Đoạn 2: Từ Thì ra Ga-vrốt đến Ga-vrốt nói
- Đoạn 3: Phần còn lại
Hướng Dẫn Tập Đọc Ga-Vrốt Ngoài Chiến Lũy
Xem thêm hướng dẫn tập đọc Ga-Vrốt ngoài chiến lũy:
- Đọc đúng các tên nước ngoài như: Ga – vrốt, Ăng – giôn – ra, Cuốc – phây – rắc.
- Biết đọc đúng lời đối đáp giữa các nhân vật và phân biệt với lờingười dẫn chuyện
Gợi ý cho bạn đọc 🍃Mùa Đông Trên Rẻo Cao🍃 Nội Dung Chính Tả, Soạn Bài
Ý Nghĩa Bài Ga-Vrốt Ngoài Chiến Lũy
Ý nghĩa bài Ga-Vrốt ngoài chiến lũy đó là ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt.
Đọc Hiểu Tác Phẩm Ga-Vrốt Ngoài Chiến Lũy
Chia sẻ phần đọc hiểu tác phẩm Ga-Vrốt ngoài chiến lũy.
👉Câu 1. Dòng nào dưới đây là câu nói của Ăng-giôn-ra?
a. Chừng mười lăm phút nữa thì chiến lũy của chúng ta không còn quá mười viên đạn.
b. Chừng mười lăm phút nữa thì chiến lũy của chúng ta không còn đến mười viên đạn.
c. Chừng mười lăm phút nữa thì chiến lũy của chúng ta không còn mười viên đạn.
👉Câu 2. Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì?
a. Để nhặt súng của bọn lính chết gần chiến luỹ, tiếp tế cho nghĩa quân.
b. Để nhặt đạn của bọn lính chết gần chiến luỹ, tiếp tế cho nghĩa quân.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
👉Câu 3. Những chi tiết nào dưới đây thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt?
a. Dưới làn mưa đạn, Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn cho nghĩa quân.
b. Mặc dầu Cuốc-phây-rắc thét giục Ga-vrốt quay trở vào chiến luỹ nhưng cậu vẫn cố nán lại để nhặt được nhiều đạn hơn.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
👉Câu 4. Vì sao tác giả gọi Ga-vrốt là một thiên thần?
a. Vì hành động dũng cảm, bất chấp nguy hiểm của Ga-vrốt.
b. Vì trong khói lửa mịt mù, thân hình nhỏ bé của cậu lúc ẩn, lúc hiện, Ga-vrốt nhanh nhẹn, đạn của kẻ thù không bắn trúng cậu.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
👉Câu 5. Chi tiết nào miêu tả sự nhanh nhẹn của Ga-vrốt?
a. Một lát sau, người ta thấy bóng cậu bé thấp thoáng ngoài đường phố, dưới làn mưa đạn.
b. Đạn bắn theo em, em nhanh hơn đạn.
c. Thân hình nhỏ bé của cậu lúc ẩn, lúc hiện trong khói lửa mịt mù.
👉Câu 6. Bài văn trên thuộc chủ đề nào?
a. Những người quả cảm.
b. Khám phá thế giới.
c. Tình yêu cuộc sống.
👉Câu 7. Câu kể “Ai là gì?” trong đoạn văn sau đây dùng để làm gì?
Nghĩa quân mắt không rời cậu bé. Đó không phải là một em nhỏ, không phải là một con người nữa, mà là một thiên thần.
a. Dùng để giới thiệu.
b. Dùng để nhận định.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
👉Câu 8. Giải nghĩa các thành ngữ sau bằng cách nối?
👉Câu 9. Dòng nào dưới đây diễn tả đúng tính cách của Ga-vrốt?
a. Nhanh nhẹn, dũng cảm, không ngại hiểm nguy.
b. Nhanh nhẹn, xinh xắn, đáng yêu như thiên thần.
c. Láu cá, khôn lỏi và sợ hãi trước quân địch.
d. Nhút nhát, rụt rè, chậm chạp và lười biếng.
👉Câu 10. Nội dung của bài Ga-vrốt ngoài chiến lũy là gì?
a. Phê phán cuộc chiến tranh phi nghĩa.
b. Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt.
c. Ca ngợi lòng trung thành của chú bé Ga-vrốt.
d. Nói lên sự ác liệt của cuộc chiến tranh.
👉👉Đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Ý đúng | a | b | c | c | b | a | b | a-4; b-1; c-2; d-3 | a | b |
Tìm hiểu thêm tác phẩm 🍀 Rất Nhiều Mặt Trăng 🍀 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài
Soạn Bài Ga-Vrốt Ngoài Chiến Lũy Lớp 4
Sau đây là gợi ý soạn bài Ga-Vrốt ngoài chiến lũy lớp 4.
👉Câu 1 (trang 81 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Ga-vrốt ra ngoài chiến lũy để làm gì?
Trả lời:
Nghe Ăng-giôn-ra nói nghĩa quân sắp hết đạn nên Ga-vrốt ra ngoài chiến lũy để tiếp tế đạn cho nghĩa quân.
👉Câu 2 (trang 81 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt?
Trả lời:
Đó là những chi tiết:
– Thấp thoáng ngoài đường phố dưới làn mưa đạn.
– Lấy một cái giỏ đựng chai dốc vào chiếc giỏ những chiếc bao đầy đạn.
– Nằm xuống rồi lại đứng thẳng lên, phốc ra, tới, lui dốc cạn các bao đạn và chất đầy giỏ, chơi trò ú tim với cái chết.
👉Câu 3 (trang 81 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Vì sao tác giả nói Ga-vrốt là một thiên thần?
Trả lời:
Là vì: Ga-vrốt không sợ nguy hiểm, không sợ chết lúc ẩn lúc hiện dưới làn mưa đạn của kẻ thù quyết nhặt thật nhiều đạn tiếp tế cho nghĩa quân tiêu diệt quân thù. Hình ảnh của Ga-vrốt là một hình ảnh tuyệt đẹp trên chiến trường nên tác giả gọi em là một thiên thần.
👉Câu 4 (trang 81 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Nêu cảm nghĩ của em về Ga-vrốt
Trả lời:
Em rất cảm phục về hành động dũng cảm của Ga-vrốt. Cậu xứng đáng là một tấm gương sáng về tinh thần gan dạ, dũng cảm sẩn sàng hi sinh vì nước vì dân.
Tham khảo chi tiết 🌟 Trong Quán Ăn “Ba Cá Bống” 🌟 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài
Giáo Án Ga-Vrốt Ngoài Chiến Lũy Lớp 4
Đừng bỏ qua nội dung giáo án Ga-Vrốt ngoài chiến lũy lớp 4.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
– Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
– Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc đúng lời đối đáp giữa các nhân vật và phân biệt với lời người dẫn chuyện.
3. Thái độ
– GD tinh thần yêu nước, dũng cảm, lạc quan trong chiến đấu.
4. Góp phần phát triển các năng lực
– NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* KNS: – Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân
– Đảm nhận trách nhiệm
– Ra quyết định
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
– GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to)
Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
– HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật
– Phương pháp: Quan sát, hỏi – đáp, luyện tập – thực hành
– Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (3p) + Đọc bài Thắng biển + Nêu nội dung bài – GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài | – TBHT điều khiển lớp trả lời, nhận xét: + 1 HS đọc + Ca ngợi tinh thần quyết tâm chống lại cơn bão biển cùa đội thanh niên xung kích. |
2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch bài tập đọc, đọc đúng các tên riêng nước ngoài. * Cách tiến hành: | |
– Gọi 1 HS đọc bài (M3) – GV lưu ý giọng đọc: Giọng Ăng- giôn- ra bình tĩnh. Giọng Cuốc- phây- rắc lúc đầu ngạc nhiên sau lo lắng. Giọng Ga – vrốt bình thản, hồn nhiên, tinh nghịch. Cần nhấn giọng ở những từ ngữ: mịt mù, nằm xuống, đứng thẳng lên, ẩn vào, phốc ra, tới lui, dốc cạn. – GV chốt vị trí các đoạn – Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) | – 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm – Lắng nghe – Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn – Bài chia làm 3 đoạn. + Đoạn 1: Từ đầu … mưa đạn. + Đoạn 2: Tiếp theo … Ga- vrốt nói. + Đoạn 3: Còn lại. – Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó: Ăng- giôn- ra, Cuốc- phây- rắc, Ga – vrốt, ….) – Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)→ Cá nhân (M1)→Lớp- Giải nghĩa các từ: đọc chú giải – HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển – Các nhóm báo cáo kết quả đọc – 1 HS đọc cả bài (M4) |
3.Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt (trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp | |
– Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài. + Ga- vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì? + Những chi tiết nào thể hiện lòng dũng cảm của Ga- vrốt? +Vì sao tác giả nói Ga- vrốt là một thiên thần? + Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ga- vrốt. + Câu chuyện có ý nghĩa gì? * HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và nêu nội dung đoạn, bài. * GDKNS: Chú bé Ga-vrốt trong bài đã nhận thức được tầm quan trọng của việc có đạn trong chiến luỹ nên đã không quản nguy hiểm xông vào làn mưa đạn để nhặt những viên đạn còn sót lại cho đồng đội. Đó là hành động dũng cảm, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của một cậu bé mà chúng ta cần học tập khi làm việc trong một tập thể | – 1 HS đọc – HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi – TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét + Nghe nghĩa quân sắp hết đạn nên Ga- vrốt ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn, giúp nghĩa quân tiếp tục chiến đấu. HS đọc thầm đoạn 2. + Ga- vrốt không sợ nguy hiểm, ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn cho nghĩa quân dưới làn mưa đạn của địch. Cuốc- phây- rắc giục cậu quay vào nhưng Ga- vrốt vẫn nán lại để nhặt đạn … + Vì chú bé ẩn, hiện trong làn khói đạn như thiên thần. + Vì đạn bắn theo Ga- vrốt nhưng Ga- vrốt nhanh hơn đạn … +Vì Ga- vrốt như có phép giống thiên thần, đạn giặc không đụng tới được. – HS có thể trả lời: + Ga- vrốt là một cậu bé anh hùng. + Em rất khâm phục lòng dũng cảm của Ga- vrốt. + Ga- vrốt là tấm gương sáng cho em học tập. + Em rất xúc động khi đọc truyện này. Ý nghĩa: Ca ngợi lòng dũng cảm của cậu bé Ga- vrốt – HS ghi nội dung bài vào vở – Lắng nghe |
4. Luyện đọc diễn cảm (8-10p) * Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm được đoạn 1, đoạn 2 của bài, phân biệt được lời các nhân vật. * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp | |
– Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài. – Yêu cầu nêu giọng đọc các nhân vật: + Ăng-giôn-ra: Lo lắng+ Cuốc- phây-rắc: Dõng dạc+ Ga-vrốt: Bình thản 5. Hoạt động ứng dụng (1 phút) 6. Hoạt động sáng tạo (1 phút) | – 1 HS nêu lại – 1 HS đọc toàn bài – Nhóm trưởng điều khiển: + Đọc diễn cảm trong nhóm + Thi đọc diễn cảm trước lớp – Lớp nhận xét, bình chọn. – Ghi nhớ nội dung bài văn – Nói về một tấm gương anh hùng trong chiến đấu của VN mà em biết |