Mùa Đông Trên Rẻo Cao Lớp 4 [Nội Dung Chính Tả + Soạn Bài]

Mùa Đông Trên Rẻo Cao Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Chính Tả, Soạn Bài ✅ Cập Nhật Ý Nghĩa, Bố Cục, Giáo Án, Hướng Dẫn Nghe Viết Chính Tả.

Nội Dung Nghe Viết Mùa Đông Trên Rẻo Cao Lớp 4

Chính tả bài Mùa đông trên rẻo cao giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, biết cách trả lời 3 câu hỏi SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 165, 166. Đồng thời, cũng giúp các em biết cách phân biệt l/n, ât/âc. Cùng Thohay.vn xem nội dung nghe viết Mùa đông trên rẻo cao lớp 4.

Mùa đông trên rẻo cao

Mùa đông đã về thực sự rồi. Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ… Trên những ngọn cơi già nua, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn xơ.

Theo Ma Văn Kháng

Lưu lại thông tin về bài 🍀 Rất Nhiều Mặt Trăng 🍀 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Giới Thiệu Bài Mùa Đông Trên Rẻo Cao

Sau đây là thông tin giới thiệu bài Mùa đông trên rẻo cao.

  • Bài Mùa đông trên rẻo cao được viết bởi tác giả Ma Văn Kháng. Ma Văn Kháng (sinh ngày 01.12.1936, tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn) là một nhà văn nổi bật của nền văn học đương đại Việt Nam nửa sau thế kỷ XX, đặc biệt từ khi bắt đầu thời kỳ Đổi Mới.
  • Bài đọc cho thấy được những nét đẹp của thiên nhiên vùng núi cao trên đất nước ta. Từ đó, chúng ta thêm yêu quý môi trường thiên nhiên.

Bố Cục Bài Mùa Đông Trên Rẻo Cao

Bố cục bài Mùa đông trên rẻo cao có thể được chia làm 2 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “trong sương bên sườn đồi”
  • Phần 2: Còn lại

Có thể bạn sẽ cần đến bài 🌟 Trong Quán Ăn “Ba Cá Bống” 🌟 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Hướng Dẫn Nghe Viết Chính Tả Mùa Đông Trên Rẻo Cao

Tham khảo hướng dẫn nghe viết chính tả Mùa đông trên rẻo cao.

  • Nghe – viết chính tả chính xác, đẹp đoạn văn Mùa đông trên rẻo cao.
  • Làm đúng bài tập chính tả phân biệt ât / âc.

Ý Nghĩa Bài Mùa Đông Trên Rẻo Cao

Ý nghĩa bài Mùa đông trên rẻo cao như sau:

  • Mỗi vùng miền trên đất nước đều có những vẻ đẹp riêng
  • Mối chúng ta cần trân quý và giữ gìn những vẻ đẹp ấy

Tìm hiểu thêm tác phẩm 🌷 Kéo Co 🌷 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Đọc Hiểu Mùa Đông Trên Rẻo Cao

Cập nhật thêm phần đọc hiểu Mùa đông trên rẻo cao.

👉Câu 1: Hoàn thiện đoạn văn sau:

trườn xuống          sườn đồi            đơn sơ               già nua             chít bạc      nhẵn nhụi           ồn ào              vàng hoe           lao xao

Mùa đông trên rẻo cao

” Mùa đông đã về thực sự rồi. Mây từ trên trời cao theo các sườn núi _______, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá _______ trắng. Hoa rau cải hương _______từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên _______. Con suối lớn ______, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuộn ______ và sạch sẽ… Trên những ngọn cơi _______, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua______ trước khi từ giã thân mẹ _______.”

Đáp án:

Mùa đông trên rẻo cao

Mùa đông đã về thực sự rồi. Mây từ trên trời cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô

những dải sỏi cuộn nhẵn nhụi và sạch sẽ… Trên những ngọn cơi già nua, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.”

👉Câu 2: Phát hiện lỗi sai trong những câu sau:

Trên những ngọn cơi già lua, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao sao trước khi từ dã thân mẹ đơn sơ.”

Đáp án:

Trên những ngọn cơi già lua, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao sao trước khi từ  thân mẹ đơn sơ.”

->> Lỗi sai và sửa lại: lua -> nua, sao -> xao, dã ->giã.

👉Câu 3: Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu l hoặc n:

“Cồng chiêng là một ___ nhạc cụ đúc bằng đồng, thường dùng trong ____ hội dân gian Việt Nam. Cồng chiêng ____ tiếng nhất là ở Hòa Bình và Tây Nguyên.”

Đáp án:

“Cồng chiêng là một loại nhạc cụ đúc bằng đồng, thường dùng trong lễ hội dân gian Việt Nam. Cồng chiêng nổi tiếng nhất là ở Hòa Bình và Tây Nguyên.”

->> Đáp án đúng: Các tiếng cần điền vào chỗ trống theo thứ tự: loại, lễ, nổi.

👉Câu 4: Điền vào chỗ trống tiếng có vần ât hoặc âc

“Khúc nhạc đưa mọi người vào ____ ngủ yên lành. Âm thanh cồng chiêng, trang nghiêm và linh thiêng như tiếng ____ trời, làm mọi người tạm quên đi những lo toan ____ vả đời thường.”

Đáp án:

   “Khúc nhạc đưa mọi người vào giấc ngủ yên lành. Âm thanh cồng chiêng, trang nghiêm và linh thiêng như tiếng đất trời, làm mọi người tạm quên đi những lo toan vất vả đời thường.

Đáp án đúng: Các từ cần điền vào chỗ trống đó là: giấc, đất, vất.

👉Câu 5: Chọn từ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn dưới đây:

“Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm (giấc/giất) mộng (làm/nàm) người, bỗng thấy (xuấc/xuất) hiện một bà già. Bà ta cầm cái quạt giấy che (lửa/nửa) mặt (lấc láo/nấc náo) đảo mắt nhìn quanh, rồi (cấc/cất) tiếng khàn khàn hỏi:

– Còn ai thức không đấy?

– Có tôi đây! – Chàng hiệp sĩ (lên/nên) tiếng.”

Đáp án:

Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm (giấc/giất) mộng (làm/nàm) người, bỗng thấy (xuấc/xuất) hiện một bà già. Bà ta cầm cái quạt giấy che (lửa/nửa) mặt (lấc láo/nấc náo) đảo mắt nhìn quanh, rồi (cấc/cất) tiếng khàn khàn hỏi:

– Còn ai thức không đấy?

– Có tôi đây! – Chàng hiệp sĩ (lên/nên) tiếng.”

->> Đáp án đúng: Các từ được lựa chọn là: giấc, làm, xuất, nửa, lấc láo, cất.

👉Câu 6: Chọn từ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu văn dưới đây:

“Thế là, bà già (nhấc/nhất)  chàng ra khỏi cái đinh sắt, cầm chiếc quạt phẩy nhẹ ba cái. Tức thì, hai con mắt của chàng bắt đầu đảo qua đảo lại, môi chàng mấp máy, chân tay cựa quậy. Bà già đặt chàng xuống (đấc/đất). Chàng (lảo/nảo)đảo trên đôi chân run rẩy rồi rùng mình, thở một tiếng (thậc/thật)  dài, biến thành một người bằng xương bằng thịt. Bà già (lắm/nắm) tay chàng hiệp sĩ, dắt đi theo.”

Đáp án:

“Thế là, bà già (nhấc/nhất) chàng ra khỏi cái đinh sắt, cầm chiếc quạt phẩy nhẹ ba cái. Tức thì, hai con mắt của chàng bắt đầu đảo qua đảo lại, môi chàng mấp máy, chân tay cựa quậy. Bà già đặt chàng xuống (đấc/đất). Chàng (lảo/nảo) đảo trên đôi chân run rẩy rồi rùng mình, thở một tiếng (thậc/thật) dài, biến thành một người bằng xương bằng thịt. Bà già (lắm/nắm) tay chàng hiệp sĩ, dắt đi theo.”

-> Đáp án đúng: Các từ được lựa chọn là: nhấc, đất, lảo, thật, nắm.

👉Câu 7: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành câu tục ngữ sau:

__á ___ành đùm ___á rách

____ò dò như cò bắt tép

Đáp án:

Lá lành đùm lá rách

Lò dò như cò bắt tép

👉Câu 8:Trường hợp nào viết đúng chính tả trong các trường hợp sau:

1. lo lắng

2. nức nở

3. nở noét

4. ní luận

Đáp án:

Những trường hợp viết đúng chính tả đó là:

– lo lắng

– nức nở

->> Sửa lại các trường hợp viết sai chính tả: nở noét -> lở loét, ní luận -> lí luận.

👉Câu 9:Trường hợp nào viết đúng chính tả trong các trường hợp sau:

1. giấc ngủ

2. thậc thà

3. chủ nhật

4. giậc mình

Đáp án:

Các trường hợp viết đúng chính tả đó là:

– giấc ngủ

– chủ nhật

->> Các từ sai sửa lại như sau: thậc thà -> thật thà, giậc mình -> giật mình.

👉Câu 10: Trường hợp nào mắc lỗi chính tả trong các trường hợp sau:

A. nứt nẻ

B. lung linh

C. phảng phấc

D. bí mật

Đáp án:

Trường hợp mắc lỗi chính tả đó là: phảng phấc

sửa lại: phảng phất.

Đáp án đúng: C.

Cập nhật thêm về 💚 Tuổi Ngựa 💚 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Cảm Nhận, Giáo Án

Soạn Bài Mùa Đông Trên Rẻo Cao Lớp 4

Chia sẻ gợi ý soạn bài Mùa đông trên rẻo cao lớp 4.

👉Câu 1 (trang 165 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1)

Nghe – viết:

Học sinh nghe và tự chép vào vở

👉Câu 2 (trang 165 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : 

a) Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu hay n?

Cồng chiêng là một…nhạc cụ đúc đồng, thường dùng trong…hội dân gian Việt Nam. Cồng chiêng…tiếng nhất là ở Hòa Bình và Tây Nguyên.

b) Điền vào ô trống có tiếng vần ât hay âc?

Khúc nhạc đưa mọi người vào…ngủ yên lành. Âm thanh cồng chiêng, trang nghiêm và linh thiêng như tiếng….trời, làm mọi người tạm quên đi những lo toan…vả đời thường.

Trả lời:

a) Cồng chiêng là một loại nhạc cụ đúc đồng, thường dùng trong lễ hội dân gian Việt Nam. Cồng chiêng nổi tiếng nhất là ở Hòa Bình và Tây Nguyên.

b) Khúc nhạc đưa mọi người vào giấc ngủ yên lành. Âm thanh cồng chiêng, trang nghiêm và linh thiêng như tiếng đất trời, làm mọi người tạm quên đi những lo toan vất vả đời thường.

Trả lời:

a) Cồng chiêng là một loại nhạc cụ đúc đồng, thường dùng trong lễ hội dân gian Việt Nam. Cồng chiêng nổi tiếng nhất là ở Hòa Bình và Tây Nguyên.

b) Khúc nhạc đưa mọi người vào giấc ngủ yên lành. Âm thanh cồng chiêng, trang nghiêm và linh thiêng như tiếng đất trời, làm mọi người tạm quên đi những lo toan vất vả đời thường.

👉Câu 3 (trang 165 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Chọn những từ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu văn dưới đây:

Trả lời:

Chọn những từ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu văn dưới đây:

Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm (giấc/giất) mộng (làm/nàm) người, bỗng thấy (xuâc/xuất) hiện bà già. Bà ta tay cầm cái quạt giấy che (lửa/nửa) mặt (lất láo/nấc náo) đảo mắt nhìn quanh, rồi (cấc/cất) tiếng khàn khàn lên hỏi:

– Còn ai thức không đấy?

– Có tôi đây! Chàng hiệp sĩ (lên/nên) tiếng.

Thế là, bà già (nhấc/nhất) chàng ra khỏi cái đinh sắt, cầm chiếc quạt phẩy nhẹ ba túi. Tức thì, hai con mắt của chàng bắt đầu đảo qua đảo lại, môi chàng mấp máy, chân tay cựa quậy. Bà già đặt chàng xuống (đấc/đất). Chàng (lảo/nảo) đảo trên đôi chân run rẩy rồi rùng mình, thở một tiếng (thậc/thật) dài, biến thành một người bằng xương bằng thịt. Bà già (lắm/nắm) tay chàng hiệp sĩ, dắt đi theo.

Theo KIM LÂN

Trả lời:

Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm giấc mộng làm người, bỗng thấy xuất hiện bà già. Bà ta tay cầm cái quạt giấy che nửa mặt lất láo đảo mắt nhìn quanh, rồi cất tiếng khàn khàn lên hỏi:

– Còn ai thức không đấy ?

– Có tôi đây! Chàng hiệp sĩ lên tiếng.

Thế là, bà già nhấc chàng ra khỏi cái đinh sắt, cầm chiếc quạt phẩy nhẹ ba túi. Tức thì, hai con mắt của chàng bắt đầu đảo qua đảo lại, môi chàng mấp máy, chân tay cựa quậy. Bà già đặt chàng xuống đất. Chàng lảo đảo trên đôi chân run rẩy rồi rùng mình, thở một tiếng thật dài, biến thành một người bằng xương bằng thịt. Bà già nắm tay chàng hiệp sĩ, dắt đi theo.

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🌺Cánh Diều Tuổi Thơ 🌺 Nội Dung, Bài Học, Tóm Tắt

Giáo Án Mùa Đông Trên Rẻo Cao Lớp 4

Cuối cùng là nội dung giáo án Mùa đông trên rẻo cao lớp 4.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

– Nghe – viết lại đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn,bài viết không mắc quá 5 lỗi trong bài

– Làm đúng BT2a phân biệt l/n

2. Kĩ năng:

– Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.

3. Thái độ:

– Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết

4. Góp phần phát triển năng lực:

– NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* GD BVMT: HS thấy được những nét đẹp của thiên nhiên vùng núi cao trên đất nước ta. Từ đó, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

– GV: Bảng phụ, phiếu học tập.

– HS: Vở, bút,…

2. Phương pháp, kĩ thuật

– Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p)

– GV dẫn vào bài mới
– TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Chuẩn bị viết chính tả:(6p)

* Mục tiêu:

HS hiểu được nội dung bài CT, viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn văn.

* Cách tiến hành:
*. Trao đổi về nội dung đoạn cần viết

– Gọi HS đọc đoạn văn cần viết

+ Những dấu hiệu nào cho biết mùa đông đã về với rẻo cao?

+ GDBVMT: Thiên nhiên của vùng núi cao có nét đẹp gì?

* Mỗi vùng miền trên đất nước đều có những vẻ đẹp riêng, chúng ta cần trân quý và giữ gìn những vẻ đẹp ấy

– Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.

– 1 HS đọc

– HS lớp đọc thầm

Mây theo các sườn núi trườn xuống, mưa bụi, hoa cải nở vàng trên sườn đồi, nước suối cạn dần những chiếc lá cuối cùng lìa cành.

+ các đám mưa bụi, hoa cải vàng, những con suối,….

– Lắng nghe

– HS nêu từ khó viết: trườn xuống, lá chít bạc, khua lao xao, lìa cành, dải sỏi cuội,…..- Viết từ khó vào vở nháp
3. Viết bài chính tả: (15p)

* Mục tiêu: Hs nghe – viết tốt bài chính tả theo hình thức đoạn văn.

* Cách tiến hành:
– GV đọc bài cho HS viết

– GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.

– Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
– HS nghe – viết bài vào vở
4. Đánh giá và nhận xét bài:(5p)

* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được bài viết của mình và của bạn. Nhận ra các lỗi sai và sửa sai

* Cách tiến hành: Cá nhân- Cặp đôi
– Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

– GV nhận xét, đánh giá 5 – 7 bài

– Nhận xét nhanh về bài viết của HS
– Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực

– Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau

– Lắng nghe.
5. Làm bài tập chính tả: (5p)

* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được l/n 

* Cách tiến hành: Cá nhân-Cặp đôi- Chia sẻ trước lớp
Bài 2a: Tìm và viết các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n

Bài 3: 

6. Hoạt động ứng dụng (1p)

7. Hoạt động sáng tạo (1p)
Đáp án: a) loại nhạc ngủ, lễ hội, nổi tiếngĐáp án:giấc mộng, làm người, xuất hiện, nửa mặt, lấc láo, cất tiếng, lên tiếng, nhấc, đất, lảo đảo, thật dài, nắm tay.

–  Viết lại 5 lần các từ viết sai trong bài chính tả

– Lấy VD để phân biệt các tiếng âc/ ât

Tìm hiểu thêm về 🌱 Búp Bê Của Ai 🌱 Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài, Giáo Án

Viết một bình luận