Kéo Co Lớp 4: Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài + Giáo Án

Kéo Co Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án ✅ Chia Sẻ Bạn Đọc Về Ý Nghĩa, Đọc Hiểu Tác Phẩm, Bố Cục Bài Đọc.

Nội Dung Bài Tập Đọc Kéo Co Lớp 4

Tập đọc: Kéo co sẽ được tìm hiểu ở trang 156 Tiếng Việt lớp 4. Cùng xem nội dung bài tập đọc Kéo co lớp 4 sau đây.

Kéo co

Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tục kéo co mỗi vùng một khác, nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên.

Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.

Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.

Làng Tích Sơn thuộc thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc lại có tục thi kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số người của mỗi bên không hạn chế. Nhiều khi, có giáp thua keo đầu, tới keo thứ hai, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. Sau cuộc thi, dân làng nổi trống mừng bên thắng. Các cô gái làng cũng không ngớt lời ngợi khen những chàng trai thắng cuộc.

Theo TOAN ÁNH

Chú thích:

Giáp: Đơn vị dân cư dưới cấp thôn ngày xưa.

Lưu lại thông tin về bài 💚 Tuổi Ngựa 💚 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Cảm Nhận, Giáo Án

Giới Thiệu Bài Kéo Co

Sau đây là một số thông tin giới thiệu bài Kéo co.

  • Bài đọc Kéo co được viết bởi tác giả Toan Ánh.
  • Bài đọc giới thiệu về trò chơi kéo co. Đó là một trò chơi dân gian, thể hiện sức mạnh, tinh thần thượng võ. Kéo co ở mỗi nơi sẽ có một luật chơi khác nhau, nhưng mọi người đều vui vẻ dù thắng hay thua.

Bố Cục Bài Đọc Kéo Co

Bố cục bài đọc Kéo co có thể chia làm 3 phần:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến bên ấy thắng
  • Đoạn 2: Từ Hội làng Hữu Trấp đến xem hội
  • Đoạn 3: Phần còn lại

Đừng bỏ qua bài 🌺Cánh Diều Tuổi Thơ 🌺 Nội Dung, Bài Học, Tóm Tắt

Hướng Dẫn Tập Đọc Kéo Co

Bật mí cho các bạn hướng dẫn tập đọc Kéo co.

  • Đọc trôi chảy, trơn tru toàn bài.
  • Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng.

Ý Nghĩa Bài Kéo Co

Cùng Thohay.vn tìm hiểu ý nghĩa bài Kéo co:

  • Tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau.
  • Kéo co là một trò chơi dân gian thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.

Cập nhật thêm về 🌱 Búp Bê Của Ai 🌱 Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài, Giáo Án

Đọc Hiểu Tác Phẩm Kéo Co

Có thể bạn sẽ cần đến phần đọc hiểu tác phẩm Kéo co bên dưới.

👉Câu 1: Kéo co là một trò chơi dân gian thể hiện điều gì?

A. Sự đấu trí.

B. Tinh thần thượng võ.

C. Tài ứng xử.

👉Câu 2: Trò chơi kéo co ở mỗi vùng, mỗi đia phương có điểm gì giống nhau?

A. Đó là cuộc thi giữa nam và nữ.

B. Đó là cuộc thi giữa những thanh niên cường tráng.

C. Đó là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai đội.

👉Câu 3: Trò chơi nào dưới đây được gọi là trò chơi dân gian?

A. Đấu vật

B. Bóng chuyền

C. Đá bóng

👉Câu 4: Từ nào sau đây là danh từ? (0,5 điểm)

A. Kéo co

B. Cái co

C. Co chân

👉Câu 5: Từ nào sau đây không thể thay thế cho từ “khuyến khích”?

A. Khích lệ

B. Khúc khích

C. Động viên

👉Câu 6: Dòng nào dưới đây là những trò chơi rèn luyện sức mạnh?

A. vật, kéo co

B. nhảy dây, đá cầu

C. cờ tướng, xếp hình

👉👉Đáp án:

Câu123456
Đáp ánBCABCA

Xem thêm về bài viết 🍀 Chiếc Áo Búp Bê 🍀 Nội Dung Chính Tả, Kể Chuyện, Soạn Bài, Giáo Án

Soạn Bài Kéo Co Lớp 4

Sau đây là gợi ý soạn bài Kéo co lớp 4.

👉Câu 1 (trang 156 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào ?

Trả lời:

Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co là phải có 2 đội thường có số người bằng nhau, thành viên mỗi đội phải ôm chặt lưng nhau. Hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau. Thành viên của hai đội cũng có thể nắm chung một sợi dây thừng dài. Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên đó thắng

👉Câu 2 (trang 156 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.

Trả lời:

Ở làng Hữu Trấp, kéo co là cuộc thi giữa nam và nữ. Năm xưa nay được xem là phái mạnh thế mà có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, ở tiếng hò reo khuyến khích của người xem.

👉Câu 3 (trang 156 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ?

Trả lời:

Ở làng Tích Sơn, kéo co là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng của mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua ở keo đầu, tới keo sau, đàn ông kéo ra đông hơn thế là chuyển bại thành thắng.

👉Câu 4 (trang 156 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác ?

Trả lời:

Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian khác như đấu vật, múa võ, đá gà, thổi cơm thi…

Chia sẻ cho bạn đọc 🌻 Chú Đất Nung 🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Giáo Án Kéo Co Lớp 4

Thohay.vn xin chia sẻ nội dung giáo án Kéo co lớp 4.

I. Mục tiêu

1. Đọc thành tiếng:

  • Đọc đúng các tiếng, từ khó: trai tráng, Hữu Trấp, thượng võ.
  • Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
  • Đọc diễn cảm toàn bài, phù hợp với nội dung.

2. Đọc –  hiểu:

  • Hiểu nghĩa các từ ngữ: thượng võ, giáp.
  • Hiểu nội dung bài: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ. Tục kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau.

II. Đồ dùng dạy học

  • Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 154, SGK (phóng to).
  • Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III. Hoạt động trên lớp

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Ổn định.2. Kiểm tra bài cũ.

– Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Tuổi Ngựa và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

+ Bạn nhỏ tuổi gì? Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào?

+ “Ngựa con” theo gió rong chơi những đâu?

+ Trong khổ thơ cuối “Ngựa con” nhắn nhủ mẹ điều gì?

– Gọi HS nêu nội dung chính của bài.

– Nhận xét, cho điểm HS.

3. Dạy – học bài mới. 

a) Giới thiệu bài.

 Treo tranh minh hoạ và hỏi : 

+ Bức tranh vẽ gì? 

+ Trò chơi kéo co thường diễn ra vào những dịp nào? 

 – Kéo co là một trò chơi vui mà người Việt Nam ta ai cũng biết. Nhưng luật chơi kéo co ở mỗi vùng không giống nhau. Bài tập đọc Kéo co giới thiệu với các em cách chơi kéo co ở một số địa phương ở đất nước ta. 

b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài . 

* Luyện đọc

– Gọi HS đọc toàn bài.

– Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng Hs.  Chú ý câu: Hội làng Hữu Trấp / thuộc huyện Quế Võ / tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm / bên nam thắng , có năm / bên nữ thắng.

– GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc.

Toàn bài đọc với giọng sôi nổi.

Nhấn giọng ở những từ ngữ: thượng võ, nam nữ, đấu tài, đấu sức, rất là vui, ganh đua, hò reo, khuyến khích, chuyển bại thành thắng, nổi tiếng, không ngớt lời.

Gv tóm tắt nội dung: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ. Tục kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. 

* Tìm hiểu bài

– Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi. 

+ Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì? 

+ Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?

+ Các em dựa vào phần mở đầu bài văn và tranh minh hoạ để tìm hiểu cách chơi kéo co.       

– Tóm ý chính đoạn 1: Cách chơi kéo co.

– Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi. 

+ Đoạn 2 giới thiệu điều gì? 

+ Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.       

– Tóm ý chính đoạn 2: Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp .

– Gọi HS đọc đoạn 3 trao đổi và trả lời câu hỏi . 

+ Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt .    

+ Em đã đi kéo co hay xem kéo co bao giờ chưa? Theo em , vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui ?  

+ Ngoài kéo co , em còn thích những trò chơi dân gian nào khác ? 

– Tóm ý chính ở đoạn 3: Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn.

+ Nội dung chính ở bài tập kéo co này là gì?  

– Ghi nội dung chính của bài

c) Đọc diễn cảm.

– Gọi 3 HS tiếp đọc từng đoạn của bài . 

– Treo bảng phụ đoạn văn cần luyện đọc.  Hội làng Hữu Trấp / thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm/ bên nam thắng, có năm bên nữ thắng . Nhưng dù bên nào tháng thì cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở những chiếc hò reo khuyến khích của người xem  hội.

– Tổ chức cho HS thi đoạn văn và toàn bài.

– Nhận xét giọng đọc và cho điểm HS.

4. Củng cố, dặn dò

– Hỏi

+ Trò chơi kéo co có gì vui?

– Dặn HS về nhà học bài, kể lại cách chơi kéo co cho người thân .

– Chuẩn bị bài Trong quán ăn  “Ba cá bống”.Đọc bài và trả lời các câu hỏi sau bài đọc.

– Nhận xét tiết học.
 – 3 HS thực hiện yêu cầu. HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.     

– 1 HS nêu.  

+ Bức tranh vẽ cảnh thi kéo co.

+ Trò chơi kéo co thường diễn ra ở các lễ hội lớn, hội làng, trong các buổi hội diễn, hội thao, hội khoẻ Phù Đổng.

– Lắng nghe.     

– 1 HS đọc thành tiếng.

– HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.

+ Đoạn 1: Kéo co …… đến bên ấy thắng.

+ Đoạn 2: Hội làng Hữu Trấp….. đến người xem hội.

+ Đoạn 3: Làng Tích Sơn….. đến thắng cuộc.         

– 1 HS đọc thành tiếng,HS đọc thầm và trao đổi, trả lời câu hỏi .

+ Phần đầu bài văn giới thiệu cách  chơi kéo co.

+ Cách chơi kéo co: Kéo co phải có hai đội, thường thì số người hai đội phải bằng nhau, thành viên mỗi đội phải ôm chặt lưng nhau, hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên hai đội cũng có thể nắm chung một sợi dây thừng dài , kéo co phải đủ 3 keo. Mỗi đội kéo mạnh đội mình về sau vạch ranh giới ngăn cách hai đội. Đội nào kéo tuột được đội kia ngã sang vùng đất của đội mình 2 keo trở lên là thắng. 

– 1 HS đọc thành tiếng, trao đổi và trả lời câu hỏi .

+ Đoạn hai giới thiệu cách thức chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.

+ Cuộc thi kéo co ở làng  Hữu Trấp rất đặc biệt so với cách thức thi thông thường, ở đây cuộc thi kéo co diễn ra giữa bên nam và bên nữ. Nam khỏe hơn nữ rất nhiều. Thế mà có năm bên nữ thắng được bên nam đấy. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất vui. Vui vì không khí ganh đua rất sôi nổi, vui vẻ, tiếng trống, tiếng  reo hò, cổ vũ rất náo nhiệt của những người xem. 

– 1 HS đọc thành tiếng, trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Chơi kéo co ở làng Tích Sơn là cuộc thi giữa  trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng.

+ Trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui vì có rất đông người tham gia, không khí ganh đua rất sôi nổi, những tiếng hò reo khích lệ của rất nhiều người xem .

+ Những trò chơi dân gian: Đấu vật, múa võ, đá cầu, đu quay  thổi cơm thi, đánh goòng , chọi gà.  

– Bài tập đọc giới thiệu kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người Việt Nam ta .

– 2 HS nhắc lại 

– 3 HS tiếp nối nhau đọc. Cả lớp theo dõi tìm cách  đọc thích hợp (như đã hướng dẫn )

– Luyện đọc theo cặp      

– 3 cặp HS thi đọc.  

–  HS trả lời. 

– Cả lớp.

Khám phá thêm 🌿 Có Chí Thì Nên 🌿 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Chứng Minh

Viết một bình luận