Tuổi Ngựa Lớp 4: Nội Dung Bài Thơ + Soạn Bài + Cảm Nhận + Giáo Án

Tuổi Ngựa Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Cảm Nhận, Giáo Án ✅ Lưu Lại Các Ý Nghĩa, Bố Cục, Đọc Hiểu, Hướng Dẫn Tập Đọc.

Nội Dung Bài Thơ Tuổi Ngựa Lớp 4

Khi học bài Tuổi ngựa, tập đọc trang 150 SGK Tiếng Việt 4, tập 1, các em học sinh sẽ hiểu hơn về tính cách của cậu bé tuổi Ngựa rất tinh nghịch, hồn nhiên, thích tự do bay nhảy rong chơi mọi miền, bên cạnh đó cảm nhận tình mẹ con vô cùng thắm thiết sâu đậm. Bên dưới là nội dung bài thơ Tuổi ngựa lớp 4.

Tuổi Ngựa
(trích)

– Mẹ ơi, con tuổi gì?
– Tuổi con là tuổi Ngựa
Ngựa không yên một chỗ
Tuổi con là tuổi đi…

– Mẹ ơi, con sẽ phi
Qua bao nhiêu ngọn gió
Gió xanh miền trung du
Gió hồng vùng đất đỏ
Gió đen hút đại ngàn
Mấp mô triền núi đá…
Con mang về cho mẹ
Ngọn gió của trăm miền…

Ngựa con sẽ đi khắp
Trên những cánh đồng hoa
Lóa màu trắng hoa mơ
Trang giấy nguyên chưa viết
Con làm sao ôm hết
Mùi hoa huệ ngạt ngào
Gió và nắng xôn xao
Khắp đồng hoa cúc dại.

Tuổi con là tuổi Ngựa
Nhưng mẹ ơi, đừng buồn
Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách biển
Con tìm về với mẹ
Ngựa con vẫn nhớ đường.

XUÂN QUỲNH

Chú thích:

  • Tuổi ngựa: sinh năm Ngựa (năm Ngọ, theo âm lịch)
  • Đại ngàn: rừng lớn, có nhiều cây to lâu đời.

Chia sẻ cho bạn đọc 🌺Cánh Diều Tuổi Thơ 🌺 Nội Dung, Bài Học, Tóm Tắt

Giới Thiệu Bài Thơ Tuổi Ngựa

Xem thêm thông tin giới thiệu bài thơ Tuổi ngựa.

  • Bài thơ Tuổi ngựa do nhà thơ Xuân Quỳnh sáng tác. Bà tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội).
  • Bài thơ là cuộc trò chuyện của hai mẹ con. Mẹ nói em bé tuổi ngựa nên không ngồi im một chỗ. Em bé mơ sẽ đi đến nhiều nơi, khám phá nhiều điều. Nhưng dù đi nhiều nơi, em vẫn luôn nhớ mẹ và tìm về với mẹ.

Bố Cục Bài Thơ Tuổi Ngựa

Bố cục bài thơ Tuổi ngựa gồm 4 phần:

  • Đoạn 1: Khổ 1- Giới thiệu bạn nhở tuổi Ngựa.
  • Đoạn 2: Khổ 2 – Kể lại chuyện “Ngựa con” rong chơi khắp nơi cùng ngọn gió.
  • Đoạn 3: Khổ 3 – Tả cảnh đẹp mà “Ngựa con” vui chơi.
  • Đoạn 4: Khổ 4 – Cậu bé dù đi muôn nơi vẫn tìm đường về với mẹ.

Xem thêm về bài viết 🌱 Búp Bê Của Ai 🌱 Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài, Giáo Án

Hướng Dẫn Tập Đọc Bài Thơ Tuổi Ngựa

Sau đây là hướng dẫn tập đọc bài thơ Tuổi ngựa.

  • Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, hào hứng, trải dài ở khổ 2, 3 miêu tả ước vọng lãng mạn của cậu bé tuổi Ngựa.
  • Ngắt nghỉ hơi giữa các dòng thơ, cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả gợi cảm.

Ý Nghĩa Bài Thơ Tuổi Ngựa

Tình yêu mẹ và ước mơ đi tới những miền đất lạ, những chân trời xa xôi để hiến dâng và lao động sáng tạo.

Chia sẻ cho bạn đọc 🍀 Chiếc Áo Búp Bê 🍀 Nội Dung Chính Tả, Kể Chuyện, Soạn Bài, Giáo Án

Đọc Hiểu Bài Thơ Tuổi Ngựa

Chia sẻ cho bạn đọc phần đọc hiểu bài thơ Tuổi ngựa.

👉Câu 1: Con điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn thơ sau:

tuổi đi            tuổi Ngựa          không yên

“- Mẹ ơi, con tuổi gì?

– Tuổi con là______

Ngựa ______một chỗ

Tuổi con là _______.”

Đáp án:

              “- Mẹ ơi, con tuổi gì?
               – Tuổi con là tuổi Ngựa
                Ngựa không yên một chỗ
                Tuổi con là tuổi đi

->> Vậy các từ cần điền lần lượt là: tuổi Ngựa, không yên, tuổi đi.

👉Câu 2: Bạn nhỏ trong bài tuổi gì?

A. tuổi Ngựa.

B. tuổi Khỉ.

C. tuổi Rồng.

D. tuổi Mèo.

Đáp án:

-Mẹ ơi, con tuổi gì?

– Tuổi con là tuổi Ngựa

Bạn nhỏ trong bài tuổi Ngựa.

Đáp án đúng: A.

👉Câu 3: Con hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn thơ sau:

trăm miền             đất đỏ           núi đá            ngọn gió            đại ngàn       trung du

“- Mẹ ơi, con sẽ phi

Qua bao nhiêu_______

Gió xanh miền_______

Gió hồng vùng_______

Gió đen hút_______

Mấp mô triền______

Con mang về cho mẹ

Ngọn gió của _____.”

Đáp án:

“- Mẹ ơi, con sẽ phi
Qua bao nhiêu ngọn gió
Gió xanh miền trung du
Gió hồng vùng đất đỏ
Gió đen hút đại ngàn
Mấp mô triền núi đá
Con mang về cho mẹ
Ngọn gió của trăm miền

Đáp án đúng: Các từ cần điền vào chỗ trống theo thứ tự: ngọn gió, trung thu, đất đỏ, đại ngàn, núi đá, trăm miền.

👉Câu 4: “Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi những đâu?

1.Miền trung du xanh ngắt.

2.Vùng cao nguyên đất đỏ.

3.Miền đồng bằng đất nâu màu mỡ.

4.Đại ngàn đen hút, mấp mô triền núi.

5.Miền núi xanh ngắt ruộng bậc thang.

Đáp án:

Qua bao nhiêu ngọn gió

Gió xanh miền trung du

Gió hồng vùng đất đỏ

Gió đen hút đại ngàn

Mấp mô triền núi đá”

“Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi những nơi là:

– Miền trung du xanh ngắt.

– Vùng cao nguyên đất đỏ.

– Đại ngàn đen hút, mấp mô triền núi.

👉Câu 5: Con điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn thơ sau:

hoa cúc dại          hoa mơ              Trang giấy               Gió và nắng        hoa huệ

“Ngựa con sẽ đi khắp

Trên những cánh đồng hoa

Lóa màu trắng______

________nguyên chưa viết

Con làm sao ôm hết

Mùi_______ngạt ngào

______xôn xao

Khắp đồng ________.”

Đáp án:

“Ngựa con sẽ đi khắp
Trên những cánh đồng hoa
Lóa màu trắng hoa mơ
Trang giấy nguyên chưa viết
Con làm sao ôm hết
Mùi hoa huệ ngạt ngào
Gió và nắng xôn xao
Khắp đồng hoa cúc dại

->> Các từ cần điền vào chỗ trống theo thứ tự là: hoa mơ, Trang giấy, hoa huệ, Gió và nắng, hoa cúc dại.

👉Câu 6: Điều gì hấp dẫn “ngựa con” trên những cánh đồng hoa?

1. Màu sắc trắng lóa của hoa mơ.

2. Mùi hoa nhài thơm thoảng thoảng dễ chịu.

3. Hương thơm ngạt ngào của hoa huệ.

4. Hương thơm thoang thoảng của hoa huệ.

5. Gió và nắng xôn xao khắp đồng hoa cúc dại.

Đáp án:

Những điều hấp dẫn “ngựa con” trên những cánh đồng hoa:

– Màu sắc trắng lóa của hoa mơ.

– Hương thơm ngạt ngào của hoa huệ.

– Gió và nắng xôn xao khắp đồng hoa cúc dại.

👉Câu 7: Con sắp xếp các câu sau để hoàn chỉnh khổ thơ: 

“Tuổi con là tuổi Ngựa
Dẫu cách sông cách biển
Dẫu cách núi cách rừng
Ngựa con vẫn nhớ đường”
Nhưng mẹ ơi, đừng buồn
Con tìm về với mẹ

Đáp án:

– Các câu thơ được sắp xếp theo thứ tự sau:

“Tuổi con là tuổi Ngựa
Nhưng mẹ ơi, đừng buồn
Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách biển
Con tìm về với mẹ
Ngựa con vẫn nhớ đường”

👉Câu 8: Trong khổ thơ cuối, “ngựa con” nhắn nhủ mẹ điều gì?

A. Dù có đi đâu xa đi chăng nữa thì con vẫn mãi nhớ về mẹ.

B. Tuổi con là tuổi đi nhưng mẹ đừng buồn, dù đi xa cách núi rừng, cách sông biển, con cũng nhớ đường về với mẹ.

C. Tuổi con là tuổi ngựa, sau này có đi đâu xa con cũng sẽ luôn ghi nhớ lời mẹ dặn trên những chặng đường con đi tới.

D. Con sẽ đưa mẹ đi cùng với con trên những chặng đường con sắp đi tới.

Đáp án:

Trong khổ thơ cuối, “ngựa con” nhắn nhủ mẹ rằng:

Tuổi con là tuổi đi nhưng mẹ đừng buồn, dù đi xa cách núi rừng, cách sông biển, con cũng nhớ đường về với mẹ.

Đáp án đúng: B.

👉Câu 9: Ý nghĩa bài thơ Tuổi Ngựa?

A. Tuổi Ngựa là tuổi mơ mộng, thích bay nhảy và du ngoạn.

B. Những đứa trẻ tuổi Ngựa mang trong mình tâm hồn rộng mở, khát khao tìm hiểu và giao hòa với thiên nhiên.

C. Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ.

D. Tuổi Ngựa là tuổi đi, thích bay nhảy, khao khát tự do và ưa khám phá những vùng đất mới.

Đáp án:

Ý nghĩa bài thơ Tuổi Ngựa:

Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ.

Đáp án đúng: C.

Khám phá thêm 🌻 Chú Đất Nung 🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Soạn Bài Tuổi Ngựa Lớp 4

Đừng bỏ lỡ gợi ý soạn bài Tuổi ngựa lớp 4.

👉Câu 1 (trang 150 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Bạn nhỏ tuổi gì ? Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào ?

Trả lời:

Bạn nhỏ tuổi Ngựa. Mẹ bảo tuổi ấy là tuổi đi. tuổi không chịu ở yên một chỗ.

👉Câu 2 (trang 150 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : “Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi những đâu ?

Trả lời:

“Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi qua mọi miền đất nước, từ miền trung du xanh ngắt, qua những cao nguyên đất đỏ, những rừng đại ngàn đan triền núi đá. “Ngựa con” mang về cho mẹ gió của trăm miền.

👉Câu 3 (trang 150 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Điều gì hấp dẫn “ngựa con” trên những cánh đồng hoa ?

Trả lời:

Màu sắc trắng lóa của hoa mơ, mùi thơm ngào ngạt của hoa huệ, gió và nắng xôn xao trên cánh đồng ngập tràn hoa cúc dại… Đã hấp dẫn “ngựa con”.

👉Câu 4 (trang 150 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Trong khổ thơ cuối, “ngựa con” nhắn nhủ mẹ điều gì ?

Trả lời:

Trong khổ thơ cuối, “ngựa con” nhắn nhủ mẹ: tuy tuổi Ngựa, con phải đi nhưng mẹ chớ lo buồn hãy yên tâm dù có cách núi rừng, cách sông biển, con vẫn nhớ đường tìm về với mẹ.

Câu 5 (trang 150 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Nếu vẽ một bức tranh minh họa bài thơ này, em sẽ vẽ như thế nào ?

Trả lời:

Nếu vẽ một bức tranh minh họa cho bài thơ này em sẽ vẽ như thế nào? Học sinh tự phát biểu.

Ví dụ: Vẽ cậu bé đang phi ngựa trên cánh đồng đầy hoa, hướng về một ngôi nhà có người mẹ đang ngồi trông chờ con.

Chia sẻ cho bạn đọc 🌿 Có Chí Thì Nên 🌿 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Chứng Minh

Giáo Án Tuổi Ngựa Lớp 4

Sau đây là nội dung giáo án Tuổi ngựa lớp 4.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

– Hiểu ND: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)

2. Kĩ năng

– Biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ, 

– Đọc diễn cảm được bài thơ

– Học thuộc lòng bài thơ.

3. Thái độ

– GD HS tình yêu thương cuộc sống, lòng biết ơn mẹ.

4. Góp phần phát triển các năng lực

– NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

– GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 149/SGK (phóng to) 

– HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật

– Phương pháp: Quan sát, hỏi – đáp, đóng vai.

– Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)

– Hãy đọc bài: Cánh diều tuổi thơ

+ Cánh diều đã mang đến cho tuổi thơ điều gì?

+ Nêu nội dung bài.

– GV dẫn vào bài mới

– 1 HS đọc

+ Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp của tuổi thơ. 

+ HS nêu nội dung của bài. 
2. Luyện đọc: (8-10p)

* Mục tiêu: Biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ của thể thơ 5 chữ.

Cách tiến hành:
– Gọi 1 HS đọc bài (M3)

– GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng dịu dàng, hào hứng, khổ 2, 3 đọc nhanh hơn và trải dài thể hiện ước vọng lãng mạng của cậu bé. Khổ 4: tình cảm, thiết tha, lắng lại ở hai dòng kết bài thể hiện cậu bé rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ mẹ, nhớ đường về với mẹ.

– GV chốt vị trí các đoạn







– GV giải nghĩa thêm một số từ (mấp mô: chỉ đường không bằng phẳng, có sỏi, đá)

– Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)
– 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

– Lắng nghe


– Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn

– Bài chia làm 4 đoạn.(mỗi khổ thơ là 1 đoạn)

– Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (đen hút, đại ngàn, mấp mô, triền núi, loá,…)

– Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)→ Cá nhân (M1) → Lớp

– Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải)

– HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển

– Các nhóm báo cáo kết quả đọc

–  1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài:(8-10p)

* Mục tiêu: Hs hiểu: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)

* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
– Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.



+ Bạn nhỏ tuổi gì?

+ Mẹ bảo tuổi ấy tình nết như thế nào?


+“Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi những đâu?

+ Đi chơi khắp nơi nhưng “con Ngựa” vẫn nhớ mẹ như thế nào? 

+ Điều gì hấp dẫn “con Ngựa” trên những cánh đồng hoa?



+ Trong khổ 4 “ngựa con” nhắn nhủ mẹ điều gì?


Nếu vẽ một bức tanh minh hoạ bài thơ này, em sẽ vẽ như thế nào?






+ Bài thơ nói lên điều gì?



* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài. 
– 1 HS đọc

– HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi

– TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét

+ Bạn nhỏ tuổi Ngựa. 

+ Tuổi Ngựa không chịu ở yên một chỗ mà thích đi. 

+ “Ngựa con” rong chơi khắp nơi: Qua miền Trung du xanh ngắt, qua những cao nguyên đất đỏ, những rừng đại ngàn đến triền núi đá. 

+ Đi chơi khắp nơi nhưng “Ngựa con” vẫn nhớ mang về cho mẹ “ngọn gió của trăm miền” : 

+ Trên những cánh đồng hoa: màu sắc trắng lóa của hoa mơ, hương thơm ngạt ngào của hoa huệ, gió và nắng vôn xao trên cánh đồng  tràn ngập hoa cúc dại. 

+ Khổ  thơ  thứ 3 tả  cảnh  của đồng  hoa  mà “Ngựa con” vui chơi 

+ “Ngựa con” nhắn nhủ với mẹ: tuổi con là tuổi đi  nhưng     mẹ đừng buồn, dù đi xa cách núi cách rừng, cách sông, cách biển, con cũng nhớ đường về tìm mẹ 

Vẽ cậu bé đang phi ngựa trên cánh đồng đầy hoa, trên tay cậu là một bó hoa nhiều màu sắc và trong tưởng tượng của cậu chàng kị sĩ nhỏ  đang trao bó hoa cho mẹ. 

Vẽ một cậu bé đứng bên con ngựa trên cánh đồng đầy hoa cúc dại, đang đưa tay ngang trán, dõi mắt về phía xa xăm ẩn hiện ngôi nhà. 

Nội dung: Bài thơ nói lên ước mơ và trí tưởng tượng đầy lãng mạn của cậu bé tuổi Ngựa. Cậu thích bay nhảy nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ. 

– HS ghi lại nội dung bài
3. Luyện đọc diễn cảm

– Học thuộc lòng (8-10p)

* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài.

* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp
– Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, nêu giọng đọc các nhân vật- Yêu cầu đọc diễn cảm cả bài


– GV nhận xét chung

4. Hoạt động ứng dụng (1 phút)

– Nếu là chú ngựa con trong bài, em sẽ nhắn nhủ mẹ điều gì?

5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
– 1 HS nêu lại

– 1 HS đọc toàn bài

– Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm bài thơ

– Thi đọc phân vai trước lớp

– Lớp nhận xét, bình chọn.

– Học thuộc lòng bài thơ

– HS liên hệ

– Vẽ bức tranh minh hoạ cho bài thơ

Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🌼 Bàn Chân Kì Diệu 🌼 Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài, Văn Mẫu

2 Mẫu Cảm Nhận Của Em Về Bài Tuổi Ngựa

Nhất định đừng bỏ qua 2 mẫu cảm nhận của em về bài Tuổi ngựa.

Cảm Nhận Của Em Về Bài Tuổi Ngựa Nổi Bật – Mẫu 1

Bài thơ ngũ ngôn “Tuổi Ngựa” của Xuân Quỳnh thật hồn nhiên, hóm hỉnh và ý vị.

Khổ đầu, con hỏi mẹ: “Mẹ ơi, con tuổi gì?”. Tò mò hỏi cho biết, ngây thơ hỏi cho hay. Cần gì nghĩa lí sâu xa. Biết tính nết con từ khi còn nằm trong bụng, mẹ nói về hồn vía “Ngựa con” của mình với tất cả tình thương:

” Tuổi con là tuổi Ngựa
Ngựa không yên một chỗ
Tuổi con là tuổi đi”.

Con thơ hiếu động. Chẳng lúc nào “yên một chỗ” Chắc là “Ngựa con” chạy nhảy và “hí” suốt ngày?

Khổ thơ thứ 2, “Ngựa con” nói lên những dặm đường, những không gian bao la, những miền đất lạ mà chú sẽ “phi” tới. Sẽ tới miền trung du qua ngọn “gió xanh”. Sẽ tới vùng đất đỏ qua ngọn “gió hồng”. Sẽ vượt qua những triền núi đá “mấp mô” chốn đại ngàn qua ngọn “gió đen”. Và con sẽ mang về dâng mẹ hiền “Ngọn gió của trăm miền” ở bốn phương trời với bao hương vị, ở “trên những cánh đồng hoa”.

Có “Lóa màu trắng hoa mơ – Trang giấy nguyên chưa viết”.

Có “Mùi hoa huệ ngạt ngào” mà con không thế “ôm hết”.

Và còn có:

“Gió và nắng xôn xao
Khắp đồng hoa cúc dại”.

Những bông hoa con hái được ở khắp các miền đất lạ dâng lên mẹ hiền là bông hoa của tâm hồn trong trắng, bông hoa của lòng hiếu thảo và bông hoa ước mơ, khát vọng lên đường.

Khổ cuối bài thơ nói lên tình thương mẹ của “Ngựa con”. Dù cách xa mẹ muôn trùng núi, rừng, sông, biển, con vẫn luôn hướng về mẹ hiền, vẫn tìm về cố hương gặp mẹ:

“Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách biển
Con tìm về với mẹ
Ngựa con vẫn nhớ đường”.

Hai chữ “vẫn nhớ” khẳng định một niềm tin, một tình nghĩa thủy chung son sắt.

“Tuổi Ngựa” là một bài thơ đậm đà, gợi cảm. Tinh thương yêu mẹ hiền và khát vọng lên đường của con thơ là ý tưởng sâu sắc được Xuân Quỳnh thể hiện qua những vần thơ đẹp.

Cảm Nhận Của Em Về Bài Tuổi Ngựa Chọn Lọc – Mẫu 2

Tuổi Ngựa là một trong số những bài thơ hay, ngộ nghĩnh nữ sĩ Xuân Quỳnh viết dành tặng cho trẻ thơ.

Qua bài thơ Tuổi ngựa, ta thấy người con muốn nói với mẹ: Tuổi con là “tuổi Ngựa” nên có thể chạy rất nhanh và đi rất xa. Nơi con đến có thê rất xa mẹ (“cách núi cách rừng”, “cách sông cách biển”). Nhưng mẹ đừng buồn, vì con vẫn luôn nhớ đường để tìm về với mẹ (“Con tìm về với mẹ -Ngựa con vẫn nhớ đường”). Điều đó cho thấy tình cảm yêu thương và gắn bó sâu nặng của người con đối với mẹ.

Trên những cánh đồng hoa, “Ngựa con” như bước vào thế giới vô cùng hấp dẫn, đó là những cánh đồng hoa, hoa mơ, hoa huệ, hoa cúc dại. Là “màu trắng” của hoa mơ. Là hương thơm “ngạt ngào” của hoa huệ. Là “gió và nắng xôn xao” trên các đồng cúc dại.

“Ngựa con sẽ đi khắp
Trên những cánh đồng hoa
Lóa màu trắng hoa mơ
Trang giấy nguyên chưa viết
Con làm sao ôm hết
Mùi hoa huệ ngạt ngào
Gió và nắng xôn xao
Khắp đồng hoa cúc dại.”

Trong khổ thơ cuối, “Ngựa con” nhắn nhủ với mẹ rằng, tuy cách núi, cách rừng, cách sông, cách biển, nhưng “Ngựa con” vẫn nhớ đường để ” tìm về với mẹ”. Lời nhắn nhủ ấy chứng tỏ “Ngựa con” rất nhớ mẹ và yêu mẹ “Ngựa con” là một chú bé rất hiếu thảo.

Viết một bình luận