Người Tìm Đường Lên Các Vì Sao [Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài]

Người Tìm Đường Lên Các Vì Sao ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài ✅Chia Sẻ Chi Tiết Về Ý Nghĩa, Cách Soạn Bài, Bố Cục, Giáo Án.

Nội Dung Bài Người Tìm Đường Lên Các Vì Sao Lớp 4

Nội dung bài Người tìm đường lên các vì sao lớp 4 ca ngợi nhà khoa học Xin-ôn-cốp-xki đã kiên trì nghiên cứu bền bỉ suốt 40 năm để thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao của mình

Người tìm đường lên các vì sao

Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Kết quả, ông bị ngã gãy chân. Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: “Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?”

Để tìm điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần.

Có người bạn hỏi:

– Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?

Xi-ôn-cốp-xki cười:

– Có gì đâu, mình chỉ tiết kiệm thôi.

Đúng là quanh năm ông chỉ ăn bánh mì suông. Qua nhiều lần thí nghiệm ông đã tìm ra cách chế khí cầu bay bằng kim loại. Sa hoàng chưa tin nên không ủng hộ. Không nản chí, ông tiếp tục đi sâu vào lí thuyết bay trong không gian. Được gợi ý từ chiếc pháo thăng thiên, sau này, ông đã thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.

Hơn bốn mươi năm khổ công nghiên cứu, tìm tòi, Xi-ôn-cốp-xki đã thực hiện được điều ông hằng tâm niệm: “Các vì sao không phải để tôn thờ mà để chinh phục.”

(Theo LÊ NGUYÊN LONG – PHẠM NGỌC TOÀN)

Đọc thêm tác phẩm ❤️️Vẽ Trứng Lớp 4 ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa

Giới Thiệu Bài Người Tìm Đường Lên Các Vì Sao

Giới thiệu một vài thông tin quan trọng về bài Người tìm đường lên các vì sao.

  • Bài đọc Người tìm đường lên các vì sao do Lê Nguyên Long và Phạm Ngọc Toàn biên soạn, hiện được in trong SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 125
  • Nội dung chính: Bài đọc nói về nhà khoa học Xi-ôn-cốp-xki. Ông mơ ước bay lên trời, vươn tới các vì sao. Ông dày công nghiên cứu, làm thí nghiệm, thất bại không nản. Hơn bốn mươi năm nghiên cứu, ông đã thành công thiết kế được tên lửa nhiều tầng, khinh khí cầu,…

Bố Cục Bài Người Tìm Đường Lên Các Vì Sao

Bố cục bài Người tìm đường lên các vì sao được chia thành 4 đoạn.

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “mà vẫn bay được?”
  • Đoạn 2: Tiếp theo đến “mình chỉ tiết kiệm thôi”
  • Đoạn 3: Tiếp theo đến “bay tới các vì sao.”
  • Đoạn 4: Phần còn lại

Hướng dẫn viết chính tả 🌿Người Chiến Sĩ Giàu Nghị Lực Lớp 4 🌿 Nội Dung, Soạn Bài

Hướng Dẫn Tập Đọc Người Tìm Đường Lên Các Vì Sao

Đừng nên bỏ qua phần hướng dẫn tập đọc bài Người tìm đường lên các vì sao dưới đây nhé!

  • Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.
  • Đọc chính xác tên riêng nước ngoài Xi-ôn-cốp-xki.
  • Biết đọc bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.

Chú ý từ khó:

  • Khí cầu: dụng cụ hình quả cầu, chứa đầy khí nhẹ, có thể bay lên cao.
  • Sa hoàng: vua nước Nga
  • Thiết kế: lập tài liệu kĩ thuật để theo đó mà xây dựng công trình hay sản xuất.
  • Tâm niệm: thường xuyên nghĩ tới và tự nhắc mình ghi nhớ, làm theo
  • Tôn thờ: coi trọng đến mức cho là thiêng liêng.

Ý Nghĩa Bài Người Tìm Đường Lên Các Vì Sao

Bài Người tìm đường lên các vì sao mang ý nghĩa gì? Cùng theo dõi chia sẻ dưới đây của Thohay.vn để biết chi tiết nhé!

Thông qua hình tượng nhà khoa học Xi-ôn-cốp-xki, bài đọc đã đưa đến cho chúng ta một biểu tượng của lòng kiên trì, nhẫn nại, biết vượt qua khó khăn, không lùi bước trước thất bại, nhờ đó mà đạt được thành công.

Từ đó, bài đọc Người tìm đường lên các vì sao nhắn nhủ chúng ta hãy cố gắng, kiên trì quyết tâm với mục tiêu đã đặt ra, hãy can đảm theo đuổi ước mơ của mình, dù ra sao cũng đừng từ bỏ, như vậy sẽ có ngày chúng ta thực hiện được mục tiêu đã đặt ra.

Chia sẻ tác phẩm ❤️️Chú Đất Nung Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Đọc Hiểu Tác Phẩm Người Tìm Đường Lên Các Vì Sao

Tham khảo ngay gợi ý đọc hiểu tác phẩm Người tìm đường lên các vì sao sau đây.

👉Câu 1: Con điền từ vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn văn sau: tên lửa nhiều tầng, bánh mỳ, kim loại, khí cầu bay

Đúng là quanh năm ông chỉ ăn________suông. Qua nhiều lần thí nghiệm, ông đã tìm ra cách chế______bằng______. Sa Hoàng chưa tin nên không ủng hộ. Không nản chí, ông tiếp tục đi sâu vào lí thuyết bay trong không gian. Được gợi ý từ chiếc pháo thăng thiên, sau này ông đã thiết kế thành công_______, trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.

Đáp án: Các từ điền theo thứ tự: bánh mì, khí cầu bay, kim loại, tên lửa nhiều tầng

👉Câu 2: Ý nghĩa bài văn Người tìm đường lên các vì sao? Điền vào chỗ trống: ước mơ, nhà khoa học, nghiên cứu, bền bỉ, 40 năm

Ca ngợi________vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công________kiên trì,_________hơn________đã thực hiện thành công được_______tìm đường lên các vì sao của mình.

Đáp án: Điền theo thứ tự: nhà khoa học, nghiên cứu, bền bỉ, 40 năm, ước mơ

👉Câu 3: Ngay từ nhỏ Xi-ôn-cốp-xki đã ước mơ điều gì?

A. Ước mơ được bay lên bầu trời.

B. Ước mơ được trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

C. Ước mơ có được đôi cánh để bay lên bầu trời.

D. Ước mơ được đọc thật nhiều sách

Đáp án đúng: A

👉Câu 4: Để bay theo những cánh chim  thì Xi-ôn-cốp-xki đã làm gì?

A. Trèo lên mái nhà 

B. Nhảy qua cửa sổ

C. Nuôi một con chim rồi quan sát chúng bay

D. Tự lắp cho mình đôi cánh

Đáp án đúng: B

👉Câu 5: Việc muốn bay theo những cảnh chim đã gây ra rủi ro gì cho Xi-ôn-cốp-ki?

A. Bị ngã gãy tay

B. Bị ngã gãy chân

C. Bị chấn thương não

D. Để lại sẹo trên mặt

Đáp án đúng: B

👉Câu 6: Những rủi ro ấy đã làm nảy ra trong đầu óc ông câu hỏi gì?

A. “Vì sao mình không thể bay được như những chú chim?”

B. “Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?”

C. “Vì sao chim có thể bay lượn tự do trên bầu trời còn loài người thì không?”

D. “Vì sao con người không có đôi cánh?”

Đáp án đúng: B

👉Câu 7: Để tìm ra được điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đã làm gì?

A. Xi-ôn-cốp-xki tập hợp nhóm bạn của mình và cùng nhau nghiên cứu.

B. Xi-ôn-cốp-xki tìm tới một cụ già thông thái trong vùng để học hỏi.

C. Xi-ôn-cốp-xki đăng kí vào một nhóm nghiên cứu để cùng mọi người thảo luận tìm ra bí mật.

D. Xi-ôn-cốp-xki đọc vô số cuốn sách và làm rất nhiều thí nghiệm

Đáp án đúng: D

👉Câu 8: Làm thế nào để Xi-ôn-cốp-xki có nhiều tiền mua sách và các dụng cụ thí nghiệm phục vụ việc nghiên cứu của mình?

A. Ông bán hết đồ đạc trong nhà

B. Ông tiết kiệm tiền bằng cách ăn bánh mì suông

C. Ông vay tiền của bạn bè

D. Ông xin tiền của bố mẹ

Đáp án đúng: B

👉Câu 9: Xi-ôn-cốp-xki đã chế tạo ra phương tiện gì để bay tới các vì sao?

A. tên lửa nhiều tầng

B. tên lửa đạn đạo

C. tàu con thoi

D. tàu vũ trụ

Đáp án đúng: A

👉Câu 10: Xi-ôn-cốp-xki đã nghiên cứu và chế tạo thành công phương tiện bay tới các vì sao trong bao nhiêu năm?

A. hơn bốn mươi năm

B. hơn mười bốn năm

C. hơn mười năm

D. hơn hai mươi năm

Đáp án đúng: A

👉Câu 11: Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?

A. Vì gia đình ông có điều kiện để theo đuổi đam mê của mình.

B. Vì ông được rất nhiều người ủng hộ và cổ vũ.

Vì ông có ước mơ, có mục tiêu của riêng mình và có quyết tâm, nghị lực, ý chí để thực hiện ước mơ đó.

D. Vì ông gặp may mắn.

Đáp án đúng: C

👉Câu 12: Điều mà Xi-ôn-cốp-xki hằng tâm niệm là gì?

A. Theo đuổi đam mê thành công sẽ theo đuổi bạn

B. Chỉ cần cho tôi một điểm tựa tôi sẽ nhấc bổng cả thế giới

C. Dù sao thì trái đất vẫn quay

D. Các vì sao không phải để tôn thờ mà để chinh phục

Đáp án đúng: D

Soạn Bài Người Tìm Đường Lên Các Vì Sao Lớp 4

Hướng dẫn chi tiết cách soạn bài Người tìm đường lên các vì sao lớp 4.

👉Câu 1 trang 126 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Xi-ôn-côp-xki mơ ước điều gì?

Đáp án: Xi-ôn-cốp-xki mơ ước được bay lên bầu trời.

👉Câu 2 trang 126 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào?

Đáp án: Ông sống rất kham khổ chỉ ăn bánh mì suông quanh năm tiết kiệm tiền bạc để mua sách vở và đồ dùng vật tư thí nghiệm, Tuy không được nhà vua ủng hộ, ông vẫn không hề nản chí, tiếp tục nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, một phương tiện biến ước mơ của loài người thành hiện thực bay đến các vì sao, chinh phục vũ trụ.

👉Câu 3 trang 126 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?

Đáp án: Đó chính là nghị lực ý chí, là ước mơ chinh phục vũ trụ và lòng ham hiểu biết khám phá khoa học của ông.

👉Câu 4 trang 126 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Em có thể đặt tên khác cho truyện như sau?

Đáp án:

  • Ước mơ chinh phục vũ trũ, con đường đến với các vì sao?
  • Cha đẻ tên lửa nhiều tầng
  • Người chinh phục các vì sao
  • Từ mơ ước biết bay như chim

Hướng dẫn soạn bài 🌿 Có Chí Thì Nên 🌿Nội dung, ý nghĩa

Giáo Án Người Tìm Đường Lên Các Vì Sao Lớp 4

Hy vọng nội dung giáo án Người tìm đường lên các vì sao lớp 4 sau đây sẽ giúp ích cho các giáo viên trong việc chuẩn bị tiết dạy.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

– Hiểu ND: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

– Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.

3. Thái độ

– GD HS tính kiên trì, bền bỉ.

4. Góp phần phát triển năng lực

– Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

KNS: Xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân, đặt mục tiêu, quản lí thời gian.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

– GV:

  • Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện).
  • Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
  • Chân dung nhà bác học Xi-ôn-côp-xki. 
  • Tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ. 

–  HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật

  • Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
  • Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
+ Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê- ô- nác- đô cảm thấy chán ngán?
+ Lê- ô- nác- đô đa Vin-xi đã thành công như thế nào?
– GV nhận xét, dẫn vào bài
– Cho HS quan sát tranh nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki.
-TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Vì thầy giáo chỉ cho cậu vẽ trứng
+ Ông trở thành hoạ sĩ nổi tiếng thế giới với nhiều tác phẩm hội hoạ xuất sắc.
2. Luyện đọc:(8-10p)
* Mục tiêu: Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, hiểu nghĩa một số từ ngữ. 
Cách tiến hành:
– Gọi 1 HS đọc bài (M3)
– GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng trang trọng, cảm hứng, ca ngợi, khâm phục.
+ Nhấn giọng những từ ngữ: nhảy quan gãy chân, vì sao, không biết bao nhiêu, hì hục, hàng trăm lần, chinh phục…
– GV chốt vị trí các đoạn:
– Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)
– Cho HS quan sát tranh khinh khí cầu
– 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
– Lắng nghe
– Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
–  Bài được chia làm 4 đoạn
+ Đoạn 1: Từ nhỏ … đến vẫn bay được.
+ Đoạn 2: Để tìm điều … đến tiết kiệm thôi.
+ Đoạn 3: Đúng là … đến các vì sao
+ Đoạn 4: Phần còn lại.;
– Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (Xi-ôn-cốp-xki, rủi ro, non nớt, nảy ra, pháo thăng thiên,….)
– Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)→ Cá nhân (M1)→ Lớp
– Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
– HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
– Các nhóm báo cáo kết quả đọc
–  1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: HS hiểu ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
– GV phát phiếu học tập cho các nhóm
+ Xi-ôn-côp-xki mơ ước điều gì?
+ Theo em hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung của Xi-ôn-côp-xki?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
+ Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ôn-côp-xki đã làm gì?
+ Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào?
+ Nguyên nhân chính giúp ông thành công là gì
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện.
+ Nêu nội dung chính của bài.
– HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
+ Xi-ôn-côp-xki mơ ước được bay lên bầu trời.
+ Hình ảnh quả bóng không có cánh mà vẫn bay được đã gợi cho Xi-ôn-côp-xki tìm cách bay vào không trung.
– Đoạn 1 nói lên ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki.
+ Để tìm hiểu bí mật đó, Xi-ôn-côp-xki đã đọc không biết bao nhiêu là sách, ông hì hục làm thí nghiệm có khi đến hàng trăm lần.
+ Để thực hiện ước mơ của mình ông đã sống kham khổ, ông đã chỉ ăn bánh mì suông, để dành tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa Hoàng không ủng hộ phát minh bằng khinh khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao từ chiếc pháo thăng thiên.
+ Xi-ôn-côp-xki thành công vì ông có ước mơ đẹp chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện ước mơ.
*Ước mơ của Xi-ôn-côp-xki.
*Người chinh phục các vì sao.
*Ông tổ của ngành du hành vũ trụ.
*Quyết tâm chinh phục bầu trời.
Nội dungTruyện ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-côp-xki, nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ lên các vì sao.
– HS ghi nội dung bài vào vở
4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn số 1+2 của bài
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp
– Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
– Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 1+2, lưu ý phân biệt lời các nhân vật.
– GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
+ Em học được điều gì Xi-ôn-cốp-xki?
– Liên hệ giáo dục: ý chí bền bỉ theo đuổi ước mơ đến cùng
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
– HS nêu lại giọng đọc cả bài
– 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 – Nhóm trưởng điều hành:
+ Luyện đọc theo nhóm
+ Vài nhóm thi đọc trước lớp.
– Bình chọn nhóm đọc hay.
– HS nêu
– Nêu các tấm gương về những người bền bỉ theo đuổi ước mơ mà em biết trong cuộc sống.

2 Mẫu Kể Lại Chuyện Người Tìm Đường Lên Các Vì Sao Hay Nhất

Sưu tầm các mẫu kể lại chuyện Người tìm đường lên các vì sao hay nhất, mời bạn cùng tham khảo.

Mẫu Kể Lại Chuyện Người Tìm Đường Lên Các Vì Sao Hay – Mẫu 1

Sống phải có ước mơ. Ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki thật vô cùng kì diệu. Ngay từ thuở nhỏ ông đã mơ ước bay lên bầu trời. Nhìn cánh chim bay, chú bé Xi-ôn-cốp-xki cũng “bay lên”, cậu đã bị gãy chân. Nhưng mọi thành công đều có giá, thất bại là mẹ thành công. Chim bay được là nhờ đôi cánh, nhưng tại sao quả bóng không có cánh vẫn bay được? Câu hỏi ấy đã nung nấu Xi-ôn-côp-xki suốt bao đêm ngày năm tháng?

Mọi con đường đều khó khăn gian khổ. Con đường khoa học, con đường vươn tới các vì sao của người Nga vĩ đại này đã trải qua muôn vàn khó khăn gian khổ. Phải kiên trì học tập, phải đọc và nghiên cứu hàng núi sách (sách khoa học, kĩ thuật), phải mua sắm nhiều thiết bị dụng cụ làm thí nghiệm.

Xi-ôn-côp-xki chỉ có một cách là tiết kiệm, là ăn mì đen uống nước lọc, mới có thể dành dụm được từng rúp, từng cô-pếch để mua sách, mua thiết bị dụng cụ.

Xi-ôn-côp-xki miệt mài đọc sách thâu đêm, hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần. Sự khổ công rèn luyện đã làm cho tài năng ông ngày càng nở rộ. Ông đã chế ra khí cầu bay bằng kim loại, ông đi sâu vào lí thuyết bay trong không gian, ông đã thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng – một phương tiện bay tới các vì sao.

Sau hơn 40 năm khổ công nghiên cứu tìm tòi, ước mơ được bay lên bầu trời thời thư ấu của Xi-ôn-cốp-xki được thực hiện. Ông đứng trên đỉnh cao vinh quang, trở thành cha đẻ tên lửa nhiều tầng.

Mẫu Kể Lại Chuyện Người Tìm Đường Lên Các Vì Sao Đặc Sắc – Mẫu 2

Từ nhỏ, tôi đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, tôi dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Kết quả, tôi bị ngã gãy chân. Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của tôi một câu hỏi: “Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?”.

Để tìm bằng được điều bí mật đó, tôi đọc không biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra điều gì, tôi lại loay hoay làm thí nghiệm, có khí đến hàng trăm lần.

Có người bạn hỏi:

–  Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghiệm như thế ?

Tôi cười:

–  Có gì đâu, mình chỉ tiết kiệm thôi!

Đúng là quanh năm, tôi chỉ ăn bánh mì suông và uống nước lọc. Qua nhiều lần thí nghiệm, tôi đã tìm ra cách chế tạo khí cầu bay bằng kim loại. Sa hoàng chưa tin nên không ủng hộ. Không nản chí, tôi tiếp tục đi sâu vào lí thuyết bay trong không gian. Được gợi ý từ chiếc pháo thăng thiên, sau này tôi đã thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, biến nó thành phương tiện để bay tới các vì sao.

Hơn bốn mươi năm khổ công nghiên cứu, tìm tòi, tôi đã thực hiện được điều tôi hằng suy nghĩ: “Các vì sao không phải để tôn thờ mà để chinh phục”.

Xem bài viết đầy đủ 🌻 Thưa Chuyện Với Mẹ 🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Viết một bình luận