Vẽ Trứng Lớp 4: Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài + Giáo Án

Vẽ Trứng Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án ✅ Hướng Dẫn Cách Tập Đọc, Chia Sẻ Ý Nghĩa, Cách Soạn Bài, Bố Cục.

Nội Dung Bài Vẽ Trứng

Cùng đọc nội dung bài Vẽ trứng lớp 4 dưới đây để biết thêm về câu chuyện từ một cậu bé đam mê vẽ trở thành hoạ sĩ nổi tiếng thế giới Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi.

Vẽ trứng

 Ngay từ nhỏ, cậu bé Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã rất thích vẽ. Cha cậu đưa cậu đến nhờ nhà danh họa Vê-rô-ki-ô dạy dỗ.

Suốt mười mấy ngày đầu, thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ trứng. Cậu bé vẽ hết quả này đến quả khác và đã bắt đầu tỏ vẻ chán ngán. Thầy Vê-rô-ki-ô bèn bảo:

– Con đừng tưởng vẽ trứng là dễ! Trong một nghìn quả trứng xưa nay không có lấy hai quả hoàn toàn giống nhau đâu. Muốn thể hiện thật đúng hình dáng của từng quả trứng, người họa sĩ phải rất khổ công mới được. 

Thầy lại nói:

– Tập vẽ đi vẽ lại quả trứng thật nhiều lần, con sẽ biết quan sát sự vật một cách tỉ mỉ và miêu tả nó trên giấy vẽ một cách chính xác. Đến lúc ấy, con muốn vẽ bất cứ cái gì cũng đều có thể vẽ được như ý.

Lê-ô-nác-đô hiểu ra và miệt mài tập vẽ.

Sau nhiều năm khổ luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành nhà danh họa kiệt xuất. Các tác phẩm của ông được trân trọng trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn trên thế giới, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Không những thế, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư và là nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng.

(theo XUÂN YẾN)

Đọc thêm tác phẩm🌿Người Chiến Sĩ Giàu Nghị Lực Lớp 4 🌿 Nội Dung Chính Tả, Soạn Bài

Giới Thiệu Bài Vẽ Trứng

Giới thiệu thêm một số thông tin về bài Vẽ trứng cho bạn đọc tham khảo.

  • Câu chuyện Vẽ trứng được biên soạn bởi tác giả Xuân Yến được in trong SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 120
  • Nội dung chính: Chuyện kể về việc khổ luyện thành tài của danh họa nổi tiếng Lê-ô-nác-đô Đa Vin-xi. Khi đi học vẽ, ông được thầy yêu cầu chỉ vẽ trứng. Nhờ kiên trì, ông học được tính quan sát tỉ mỉ và trở thành họa sĩ, nhà bác học lớn của nhân loại.

Bố Cục Bài Đọc Vẽ Trứng

Bố cục bài đọc Vẽ trứng có thể chia thành 2 đoạn như sau:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “vẽ được như ý”: quá trình cậu bé cậu bé Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi học vẽ trứng và lời dạy của thầy
  • Đoạn 2: Phần còn lại: Sự nghiệp thành cồn của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi

Tìm hiểu bài đọc ❤️️Chú Đất Nung Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Hướng Dẫn Tập Đọc Vẽ Trứng

Hướng dẫn cách tập đọc bài Vẽ trứng sao cho hay nhất.

  • Toàn bài đọc với giọng kể từ tốn, nhẹ nhàng.
  • Giọng thầy giáo đọc với giọng khuyên bảo ân cần.
  • Đoạn cuối bài đọc giọng cảm hứng, ca ngợi.

Chú thích:

  • Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi: danh hoạ người I-ta-li-a
  • Khổ luyện: dày công luyện tập, không nề hà vất vả.
  • Kiệt xuất: có tài năng, giá trị nổi bật
  • Thời đại Phục hưng: thời kì có những tiến bộ vượt bậc về văn hoá, khoa học, kinh tế và xã hội ở châu Âu, từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI

Ý Nghĩa Bài Vẽ Trứng

Ý nghĩa bài Vẽ trứng: Nhờ kiên trì rèn luyện nên Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một họa sĩ thiên tài. Thông qua câu chuyện, tác giả đề cao sự kiên trì, nhẫn nại của con người. Chính đức tính đó sẽ giúp chúng ta trở nên thành công.

Đọc hiểu bài🌿 Có Chí Thì Nên 🌿Nội dung, ý nghĩa

Đọc Hiểu Tác Phẩm

Chia sẻ thêm nội dung phần đọc hiểu tác phẩm Vẽ trứng cho bạn đọc cùng tham khảo.

👉Câu 1: Ba nguyên nhân đã kể ở bài tập 8 đều tạo nên thành công của Lê-ô-nác-đô nhưng quan trọng nhất là việc Lê-ô-nác-đô đã gặp được người thầy tài giỏi Vô-rô-ki-a dẫn đường chỉ lối cho mình. Theo con, nhận định trên đúng hay sai? 

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: Sai

👉Câu 2: Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi là ai?

A. Danh họa người Hà Lan.

B. Danh họa người I-ta-li-a.

C. Nhạc sĩ nổi tiếng người I-ta-li-a.

D. Nhạc sĩ nổi tiếng người Hà Lan.

Đáp án đúng: B

👉Câu 3: Ngay từ nhỏ cậu bé Lê-ô-nác-đô đã yêu thích điều gì?

A. Thích những bản nhạc

B. Thích ngắm những quả trứng

C. Thích vẽ

D. Thích ngắm những vật có hình tròn

Đáp án đúng: C

👉Câu 4: Trước niềm yêu thích của Lê-ô-nác-đô, cha của cậu đã làm gì?

A. Ngăn cấm cậu vì ông không muốn con trai mình theo nghệ thuật.

B. Đưa cậu đến nhờ nhà danh họa Vê-rô-ki-a dạy dỗ.

C. Đưa cậu đến nhờ nhạc sĩ nổi tiếng Vê-rô-ki-a dạy dỗ.

D. Hằng ngày yêu cầu cậu ở nhà phải vẽ những quả trứng để ông kiểm tra.

Đáp án đúng: B

👉Câu 5: Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán?

A. Vì thầy Vê-rô-ki-a bắt cậu học rất nhiều kĩ thuật khó trong hội họa.

B. Vì thầy Vê-rô-ki-a, trong suốt mười mấy ngày đầu chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ trứng.

C. Vì Lê-ô-nác-đô phát hiện ra mình không thích vẽ như mình tưởng.

D. Vì Lê-ô-nác-đô phát hiện ra những quả trứng còn thú vị hơn những nét vẽ, màu vẽ.

Đáp án đúng: B

👉Câu 6: Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ trứng để làm gì?

A. Để biết cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy vẽ chính xác.

B. Để nhận ra vẻ đẹp của những vật hình tròn đặc biệt là những quả trứng.

C. Để thêm yêu những vật bé nhỏ, vô tri xung quanh mình.

D. Để thầy có nhiều thời gian đi chơi mà không phải ở nhà dạy Lê-ô-nác-đô.

Đáp án đúng: A

👉Câu 7: Sau khi nghe lời thầy nói, Lê-ô-nác-đô đã thay đổi như thế nào?

A. Lê-ô-nác-đô chuyển sang nghiên cứu toán học vì bắt đầu yêu thích những hình vẽ.

B. Lê-ô-nác-đô chuyển sang tìm hiểu và nghiên cứu công nghệ ấp trứng gà.

C. Lê-ô-nác-đô chuyển sang làm kinh tế, lấy gà và trứng gà làm đối tượng để kinh doanh.

D. Lê-ô-nác-đô hiểu ra và miệt mài tập vẽ.

Đáp án đúng: D

👉Câu 8: Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã thành đạt như thế nào?

A. Trở thành nhà danh họa kiệt xuất.

B. Trở thành một chính trị gia nổi tiếng với lời nói có sức nặng được muôn người ủng hộ.

C. Các tác phẩm của ông được trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn trên thế giới.

D. Là niềm tự hào của toàn nhân loại.

E. Trở thành một doanh nhân thành đạt.

F. Ông còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư, nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng.

Đáp án: A, C, D, F

👉Câu 9: Theo con, những nguyên nhân nào khiến cho Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành họa sĩ nổi tiếng?

A. Lê-ô-nác-đô là người bẩm sinh có tài.

B. Lê-ô-nác-đô gặp được người thầy giỏi.

C. Lê-ô-nác-đô có niềm yêu thích vô bờ với những quả trứng.

D. Lê-ô-nác-đô miệt mài khổ luyện nhiều năm.

Đáp án: A, B, D

👉Câu 10: Ý nghĩa của câu chuyện Vẽ trứng?

A. Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một họa sĩ thiên tài.

B. Hãy biết trân trọng những vật nhỏ bé, vô tri vô giác như những quả trứng.

C. Hình ảnh sẽ giúp chúng ta dễ ghi nhớ hơn và phát hiện ra nhiều điều hơn.

D. Cách để trở thành một họa sĩ thiên tài.

Đáp án đúng: A

Soạn Bài Vẽ Trứng Lớp 4

Hướng dẫn cách soạn bài Vẽ trứng lớp 4 giúp các em học sinh tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.

👉Câu 1: Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán?

Đáp án: Trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán vì vào lớp suốt mười mấy ngày liền cậu phải vẽ rất nhiều trứng.

👉Câu 2: Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ trứng để làm gì?

Đáp án: Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ trứng như thế để tập quan sát sự vật một cách tỉ mỉ và thể hiện nó trên giấy vẽ thật chính xác.

👉Câu 3:  Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi thành đạt như thế nào ?

Đáp án: Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành danh họa kiệt xuất, tác phẩm được bày trân trọng ở nhiều bảo tàng lớn.Ông đồng thời còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư, nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng.

👉Câu 4: Theo em nguyên nhân nào khiến Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành họa sĩ nổi tiếng? 

Đáp án: Theo em nguyên nhân khiến Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành họa sĩ nổi tiếng là:

  • Ông ham thích vẽ và có tài bẩm sinh.
  • Ông có người thầy tài giỏi và tận tình dạy bảo.
  • Ông khổ luyện miệt mài nhiều năm tập vẽ.
  • Ông có ý chí quyết tâm học vẽ.

Xem bài viết đầy đủ 🌼 Bàn Chân Kì Diệu 🌼 Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài, Văn Mẫu

Giáo Án Vẽ Trứng Lớp 4

Giáo án Vẽ trứng lớp 4 sau đây được biên soạn rất chi tiết, trình bày khoa học, giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc tuần 12 cho học sinh của mình

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

– Hiểu ND: Nhờ khổ công rèn luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành một hoạ sĩ thiên tài (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

– Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô); bước đầu biết đọc diễn cảm lời thầy giáo (nhẹ nhàng, khuyên bảo ân cần).

3. Thái độ

– GD HS tính kiên trì trong học tập và rèn luyện

4. Góp phần phát triển các năng lực

– NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

  • GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 121SGK (phóng to)
  • HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật

  • Phương pháp: Quan sát, hỏi – đáp, đóng vai.
  • Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Khởi động:(3p)
+ 1 em đọc bài:Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi”
+ Trước khi mở công ty Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
+Nêu ý nghĩa bài học.
– GV dẫn vào bài mới
-1 HS đọc
+ Ông làm thư kí, sau đó buôn gỗ, buôn ngô, . . .
– HS nêu ý nghĩa bài học
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê-rô-ki-ô); bước đầu biết đọc diễn cảm lời thầy giáo (nhẹ nhàng, khuyên bảo ân cần).
Cách tiến hành: 
– Gọi 1 HS đọc bài (M3)
– GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng kể từ tốn. Lời thầy giáo đọc với giọng khuyên bảo nhẹ nhàng. Đoạn cuối bài đọc với giọng cảm hứng, ca ngợi.
– GV chốt vị trí các đoạn
– Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)
– 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
– Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
– Bài chia làm 2 đoạn
+ Đoạn 1: Ngay từ nhỏ… đến vẽ được như ý.
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
– Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (Lê-ô-nác-đô đa, Vê-rô-ki-ô, dạy dỗ, nhiều lần, tỏ vẻ chán ngán, vẽ đi vẽ lại,…,…,…)
– Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)→ Cá nhân (M1)→ Lớp
– Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải)
– HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
– Các nhóm báo cáo kết quả đọc
– 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung từng đoạn và nội dung cả bài.
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
– GV phát phiếu học tập cho từng nhóm
+ Sở thích của Lê- ô- nác- đô khi còn nhỏ là gì?
+ Vì sao trong những ngày đầu học vẻ, cậu bé cảm thấy chán ngán?
+ Thầy Vê- rô- ki- ô cho học trò vẽ trứng để làm gì?
+ Nội dung chính của đoạn 1?
+ Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi thành đạt như thế nào?
+ Theo em những nguyên nhân nào khiến cho Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi trở thành hoạ sĩ nổi tiếng? Nguyên nhân nào là quan trọng nhất?
+ Nêu nội dung chính cảu đoạn 2?
GV: Những nguyên nhân trên đều tạo nên những thành công của Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là sự khổ công luyện tập của ông. Người ta thường nói: Thiên tài được tạo nên bởi 1% năng khiếu bẩm sinh, 99% do công khổ luyện mà mỗi thiên tài đều bắt đầu từ những đứa trẻ. Ngay từ hôm nay, các em hãy cống gắng học giỏi hơn nữa để ngày mai làm việc thật tốt. 
– Hãy nêu nội dung của bài.
* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài. 
– HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi
– TBHT điều hành hoạt động báo cáo:
+ Sở thích của Lê- ô- nác- đô khi còn nhỏ là rất thích vẽ.
+ Vì suốt mấy ngày cậu chỉ vẽ trứng, vẽ hết quả này đến quả khác. 
+ Thầy cho học trò vẽ trứng để biết cách quan sát mọi sự vật một cách cụ thể tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy vẽ chính xác.
Đoạn 1: Lê – ô – nác – đô khổ công vẽ trứng theo lời khuyên chân thành của thầy.
+ Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi trở thành danh hoạkiệt xuất, tác phẩm của ông được trưng bày trân trọng ở nhiều bảo tàng lớn, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Ông đồng thời là còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư, nhà bác học lớn.
+ Do: Ông ham thích vẽ và có tài bẩm sinh.
+ Ông có người thầy tài giỏi và tận tình chỉ bảo.
+ Ông khổ luyện, miệt mài nhiều năm tập vẽ.
Đoạn 2: Sự thành đạt của Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi.
– 1 HS nhắc lại: Ông thành đạt là nhờ sự khổ công rèn luyện.
– Lắng nghe.
Nội dungBài văn ca ngợi sự khổ công rèn luyện của Lê- ô- nác- đô đa Vin- xi, nhờ đó ông đã trở thành danh họa nổi tiếng.
– HS ghi lại nội dung bài
3. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài, phân biệt lời nhân vật
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài
– GV nhận xét chung
4. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
– Em học được điều gì qua nhân vật Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi?
– Liên hệ, giáo dục ý chí vươn lên trong học tập và cuộc sống
5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
– 1 HS nêu lại
– Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm
– Thi đọc diễn cảm trước lớp
– Lớp nhận xét, bình chọn.
– HS liên hệ
– Sưu tầm tên các câu chuyện, các bức tranh nổi tiếng của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi.

4 Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Vẽ Trứng

Xem ngay các mẫu kể lại câu chuyện Vẽ trứng lớp 4 mà Thohay.vn sau đây nhé!

Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Vẽ Trứng Tiêu Biểu – Mẫu 1

Tôi là Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, một danh họa được cho là nổi tiếng của nhân loại. Để có được ngày hôm nay, tôi đã kiên trì học tập dưới sự dìu dắt của thầy Vê-rô-ki-ô.

Lúc nhỏ, tôi rất thích vẽ. Cha tôi đưa tôi đến nhờ thầy Vê- rô-ki-ô dạy học vẽ. Suốt mười mấy ngày liền, thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho tôi vẽ quả trứng. Tôi vẽ hết quả này đến quả khác. Rồi tôi bắt đầu thấy chán. Hiểu được ý tôi, thầy Vê-rô-ki-ô đến bên giá vẽ, thầy nhìn nét vẽ của tôi và nói:

– Con đừng tưởng vẽ trứng là dễ. Trong một ngàn quả trứng, xưa nay không có hai quả trứng nào giống nhau hoàn toàn đầu. Muốn thực hiện đúng hình dáng của từng quả trứng, người họa sĩ phải rất khổ công. Tôi chưa kịp hiểu ra, thầy ân cần nói tiếp:

– Tập vẽ đi vẽ lại quả trứng nhiều lần, con sẽ biết quan sát sự vật một cách tỉ mỉ và miêu tả nó trên giấy vẽ một cách chính xác. Đến lúc ấy, con muốn vẽ bất cứ thứ gì cũng đều có thể vẽ được như ý muốn. Tôi hiểu được ý thầy. Từ đó, tôi cố gắng tập vẽ.

Sau nhiều năm miệt mài, những tác phẩm của tôi đã được công chúng I-ta- li-a biết đến. Thế nhưng tôi vẫn tiếp tục khổ công luyện vẽ. Và giờ đây, những tác phẩm của tôi đều rất có giá trị. Nhiều tác phẩm được trưng bày ở các viện bảo tàng nổi tiếng trên thế giới. Từ những thành công đó, tôi thật sự nhớ ơn thầy Vê-rô-ki-ô. Nhờ có thầy mà tôi đã trở thành họa sĩ nổi tiếng. Thầy không những dạy vẽ mà còn dạy cho tôi đức tính kiên trì, vượt khó. Thầy đã rèn tôi đức tính cẩn thận trong cuộc sống.

Nhờ sự chỉ bảo của thầy, tôi đã rút ra một bài học quí giá: Muốn thành công phải khổ luyện, có những việc ta tưởng chừng như đơn giản nhưng thật sự khó khăn. Muốn đạt được mục đích ta phải tốn nhiều công sức để luyện tập. Đúng như người xưa đã nói: Có công mài sắt, có ngày nên kim

Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Vẽ Trứng Hay – Mẫu 2

Ngày nay, khi đã trở thành một danh họa nổi tiếng trên thế giới, tôi vẫn luôn kính phục và cảm ơn thầy Vê-rô-chi-ô. Chính thầy là người đã chắp cánh, dạy bảo tôi được như ngày hôm nay.

Lúc nhỏ, tôi rất thích vẽ. Cha đưa tôi đến nhờ danh họa Vê-rô- chi-ô dạy dỗ. Suốt mấy ngày liền, thầy Vê-rô-chi-ô chỉ cho tôi vẽ trứng. Tôi vẽ hết quả này đến quả khác. Cứ thế, tôi bắt đầu thấy chán nản. Khi ấy, thầy Vê-rô-chi-ô đến bên giá vẽ, nhìn nét vẽ, rồi nói:

–  Con đừng tưởng vẽ trứng là dễ! Trong một ngàn quả trứng, xưa nay không có hai quả trứng nào hoàn toàn giống nhau đâu. Muốn thực hiện đúng hình dáng từng quả trứng, người họa sĩ phải rất khổ công mới được.

Tôi chưa kịp hiểu ra, thầy nói tiếp:

–  Tập vẽ đi vẽ lại quả trứng nhiều lần, con sẽ biết quan sát sự vật một cách tỉ mỉ và miêu tả nó trên giấy vẽ một cách chính xác. Đến lúc ấy, con muốn vẽ bất. cứ cối gì cũng đều có thể vẽ được như ý.

Tôi hiểu ra lời thầy. Từ đó, tôi cố gắng tập vẽ. Sau bao năm miệt mài, những tác phẩm của tôi được công chúng I-ta-li-a biết đến. Chưa dừng lại, tôi tiếp tục khổ luyện. Và giờ đây, những tác phẩm của tôi đã được trân trọng trưng bày ở nhiều viện bảo tàng nổi tiếng trên thế giới.

Từ những thành công đó, tôi rút ra cho mình bài học quý giá: muốn thành công phải khổ luyện! Làm việc gì cũng phải bỏ ra nhiều công sức, dày công luyện tập, không nề hà vất vả thì mới mong đạt được kết quả mong muốn.

Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Vẽ Trứng Chọn Lọc – Mẫu 3

Ngay từ nhỏ, tôi đã rất thích vẽ. Cha tôi đưa tôi đến nhờ danh hoạ Vê-rô-ki-ô dạy dỗ. Suốt mười mấy ngày đầu, thầy Vê-rô-ki-ô chỉ bắt tôi vẽ trứng. Tôi vẽ hết quả này đến quả khác và đã bắt đầu tỏ vẻ chán nản. Thấy thế, thầy Vê-rô-ki-ô liền bảo:

–  Con đừng tưởng vẽ trứng là dễ! Trong hàng nghìn quả trứng, không có lấy hai quả hoàn toàn giống nhau đâu. Muốn thể hiện thật đúng hình dáng của từng quả trứng, người hoạ sĩ phải khổ công luyện tập.

Thầy lại nói:

–  Tập vẽ đi vẽ lại quả trứng thật nhiều lần, con sẽ biết quan sát sự vật một cách tỉ mỉ và miêu tả nó trên giấy vẽ một cách chính xác. Đến lúc ấy, con muốn vẽ bất cứ cái gì cũng đều có thể vẽ được như ý.

Tôi hiểu ra mục đích của thầy và miệt mài tập vẽ.

Sau nhiều năm khổ luyện, tôi đã trở thành hoạ sĩ nổi tiếng. Các tác phẩm của tôi được trân trọng trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn trên thế giới.

Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Vẽ Trứng Hay Đặc Sắc – Mẫu 4

Chuyện kể rằng khi Leonardo lên 14, cha cậu quyết định cho cậu theo học nhà điêu khắc nổi tiếng Verocchio. Trong lần gặp mặt đầu tiên, Verocchio đã bảo Leonardo cho xem những bức hoạ cậu từng vẽ. Sau khi xem xong, người thầy giáo đã nói: “Vẽ tranh phải học từ những điều cơ bản nhất.” Ngày sau đó, Verocchio không dạy Leonardo những lý thuyết hội hoạ hay phương pháp vẽ tranh nào. Ông chỉ đưa cậu học trò nhỏ một quả trứng gà và yêu cầu cậu vẽ quả trứng đó.

Nghe lời thầy, Leonardo chăm chú vẽ quả trứng. Verocchio không dạy thêm điều gì suốt một thời gian dài sau đó, chỉ yêu cầu cậu vẽ trứng. Dù rất chăm chỉ nhưng Leonardo cũng không khỏi chán nản. Một ngày nọ cậu bèn hỏi thầy: “Thưa thầy, vì sao thầy lại muốn con vẽ trứng gà?”. Verocchio từ tốn hỏi: “Sao vậy, con không muốn vẽ quả trứng nữa à?”

Leonardo đáp: “Ngày nào cũng vẽ trứng gà thì có tác dụng gì ạ?”

Thầy giáo Verocchio mới chỉ vào những quả trứng và nói: “Hãy quan sát thật kỹ. Trứng gà có quả to, quả nhỏ, có quả nhọn, quả thì tròn hơn. Trong vạn quả trứng không thể có hai quả giống nhau. Thậm chí cùng một quả trứng nhưng nếu nhìn từ những góc độ khác sau sẽ có nhiều phiên bản khác nhau. Ánh sáng nhiều hay ít cũng khiến màu sắc trứng thay đổi. Vẽ trứng đâu có dễ. Con học vẽ mà không khổ luyện sao có thể làm nên chuyện?”

Sau lời chỉ dạy của thầy, cậu bé Leonardo không hỏi gì thêm và tiếp tục vẽ trứng gà.

May mắn thay, Leonardo với trí thông minh đã hiểu ý định của thầy giáo sau khi ông giải thích về quả trứng. Một cậu bé 14 tuổi bất kỳ khác có thể đã bỏ cuộc vì phát ngán. Leonardo thì khác, cậu hiểu rằng mình cần phải kiên trì và chăm chỉ ngay từ những bước đi đầu tiên. Muốn vẽ được một quả trứng như ý thầy không cách nào khác ngoài vẽ, vẽ và vẽ. 

Bài học này đã giúp Leonardo thực hiện rất nhiều tác phẩm lớn sau này. Nhiều bức hoạ và công trình nghiên cứu của ông mất nhiều năm trời để hoàn thành.

Tham khảo cách soạn bài💚 Ông Trạng Thả Diều 💚Chi tiết nhất

Viết một bình luận