Ông Trạng Thả Diều Lớp 4 [Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài + Giáo Án]

Ông Trạng Thả Diều Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án ✅ Mời Bạn Đọc Xem Thêm Về Bố Cục, Giáo Án, Hướng Dẫn Tập Đọc.

Nội Dung Ông Trạng Thả Diều Lớp 4

Tập đọc – Ông Trạng thả diều được biên soạn chuẩn kiến thức, kỹ năng cho các thầy cô tham khảo giúp các em hiểu cách đọc trôi chảy toàn bài và biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. Thohay.vn chia sẻ cho các bạn nội dung Ông Trạng thả diều.

Ông Trạng thả diều

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Thế rồi, vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

(theo TRINH ĐƯỜNG)

Chú thích:

  • Trạng: tức Trạng Nguyên, người đỗ đầu kì thi cao nhất thời xưa.
  • Kinh ngạc: cảm thấy rất lạ trước điều hoàn toàn không ngờ.

Xem bài viết đầy đủ 💌  Điều Ước Của Vua Mi-Đát 💌 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Giới Thiệu Bài Ông Trạng Thả Diều

Bên dưới là thông tin giới thiệu bài Ông Trạng thả diều.

  • Bài đọc Ông Trạng thả diều được biên soạn bởi tác giả Trinh Đường.
  • Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
  • Bài Ông Trạng thả diều gửi thông điệp đến các bạn nhỏ hãy luôn cố gắng trong học tập và rèn luyện thật tốt để trở thành người tài giúp ích cho quê hương đất nước.

Bố Cục Câu Chuyện Ông Trạng Thả Diều

Bố cục câu chuyện Ông Trạng thả diều được chia làm 3 phần chính:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến thì giờ chơi diều
  • Đoạn 2: Từ Sau vì nhà nghèo quá đến học trò của thầy
  • Đoạn 3: Phần còn lại

Tìm hiểu thêm tác phẩm 🔻 Thợ Rèn 🔻 Nội Dung Chính Tả, Soạn Bài, Giáo Án

Hướng Dẫn Tập Đọc Ông Trạng Thả Diều

Tìm hiểu hướng dẫn tập đọc Ông Trạng thả diều sau đây.

  • Kể lại chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.
  • Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ nói về đặc điểm, tính cách, sự thông minh, tính cần cù, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền…
  • Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
  • Đoạn cuối đọc với giọng sảng khoái.

Ý Nghĩa Câu Chuyện Ông Trạng Thả Diều

Sau đây là ý nghĩa câu chuyện Ông Trạng thả diều:

  • Bài đọc đã lấy Ông Trạng để làm tấm gương cho mọi người cùng noi theo. Tuy hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, nhưng ông vẫn kiên trì học tập, khồng hề bỏ cuộc. Đó là tấm gương vượt khó, biết vượt qua hoàn cảnh để học tập tốt cho chúng ta nói theo.
  • Đồng thời, Ông Trạng còn biết kết hợp giữa học và chơi, không chỉ chăm chăm học suốt ngày, và cũng không hề ham chơi mà chểnh mảng việc học. Từ đó, nhắn nhủ tới các bạn học sinh nên biết cân bằng giữa việc học và việc vui chơi để mỗi ngày đều trôi qua thật ý nghĩa.

Khám phá thêm bài 🌻 Thưa Chuyện Với Mẹ 🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Tóm Tắt Câu Chuyện Ông Trạng Thả Diều

Xem ngay phần tóm tắt câu chuyện Ông Trạng thả diều.

Chuyện kể về Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi còn nhỏ, ông đã thông minh, hiếu học và mê thả diều. Dù nghèo không thể đi học, ông vẫn tự học bằng những vật dụng quanh mình, vẫn giữ thú vui thả diều. Ông đi thi và đỗ Trạng nguyên khi mới mười ba tuổi.

Soạn Bài Ông Trạng Thả Diều Lớp 4

Đừng bỏ lỡ gợi ý soạn bài Ông Trạng thả diều lớp 4.

👉Câu 1 trang 105 Tiếng Việt 4 lớp 4 Tập 1

Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền

Hướng dẫn trả lời:

Những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền: còn bé tí đã biết làm diều để chơi, lên 6 tuổi đi học, học đến đâu nhớ và hiểu đến đó, mỗi ngày có thế học thuộc 20 trang sách; nổi tiếng văn hay chữ tốt, mới 13 tuổi đã đỗ Trạng nguyên.

👉Câu 2 trang 105 Tiếng Việt 4 lớp 4 Tập 1

Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Nguyễn Hiền rất ham học và chịu khó. Nhà nghèo phải nghỉ học nhưng cậu vẫn chịu khó và tìm mọi cách để học tập. Cậu xin thầy đứng ngoài lớp nghe giảng; mượn vở về học; sách vở của chú là lưng trâu, nền cát; bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn học là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Chú làm bài thi vào Lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ.

Tấm gương ham học và chịu khó của chú bé Nguyễn Hiền thật đáng cảm phục.

👉Câu 3 trang 105 Tiếng Việt 4 lớp 4 Tập 1

Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều”?

Hướng dẫn trả lời:

Chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều” vì chú rất ham thả diều, còn bé tí đã biết làm lấy diều để chơi, vừa chăn trâu vừa thả diều, vừa đi học vừa chơi diều, trước khi đi thi còn chơi diều. Chú đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi – cái tuổi còn chơi diều.

👉Câu 4 trang 105 Tiếng Việt 4 lớp 4 Tập 1

Tục ngữ hoặc thành ngữ nào đã cho (SGK trang 105) nói đúng ý nghĩa của câu chuyện trên.

a: Tuổi trẻ tài cao

b: Có chí thì nên

c: Công thành danh toại

Phương pháp giải:

– Tuổi trẻ tài cao: Để nói về những người dù còn trẻ tuổi nhưng rất có tài.

– Có chí thì nên: Những người ý chí thì nhất định sẽ thành công.

– Công thành danh toại: Công danh và sự nghiệp đều được như ý

Con lựa chọn một câu thành ngữ, tục ngữ phù hợp nhất với ý nghĩa câu chuyện.

Hướng dẫn trả lời:

Chọn b: Có chí thì nên

Giải thích: Học tập cần có trí thông minh, có chí, có hoàn cảnh thuận lợi… Nguyễn Hiền tuy gặp hoàn cảnh khó khăn, nhưng chú có tư chất thông minh và rất ham học lại chịu khó nên đã đạt kết quả cao và thành tài. Câu thành ngữ: “Tuổi trẻ tài cao” và câu tục ngữ: “Có chí thì nên” nói đúng ý nghĩa của câu chuyện “Ông Trạng thả diều”.

Cập nhật cho bạn đọc ⚡ Đôi Giày Ba Ta Màu Xanh ⚡ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giáo Án Ông Trạng Thả Diều Lớp 4

Ngay sau đây là nội dung giáo án Ông Trạng thả diều lớp 4.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

– Hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài: dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông,…

– Hiểu ND bài: HS hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi (trả lời được câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

– Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

3. Thái độ

– GD HS tinh thần vượt khó trong học tập và cuộc sống.

4. Góp phần phát triển năng lực

– Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

 – GV:  +Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 104, SGK (phóng to nếu có điều kiện). 

            + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

–  HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật

– Phương pháp:  Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

– Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
–  GV giới thiệu chủ điểm:

+ Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì? Tên chủ điểm nói lên điều gì?

+ Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh họa. 



– Chủ điểm Có chí thì nên sẽ giới thiệu các em những con người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.  Câu chuyện về một chú bé thần đồng Nguyễn Hiền – thích chơi diều mà ham học, đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi, là vị Trạng nguyên trẻ nhất nước ta
– TBVN  điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.

+ Chủ điểm: Có chí thì nên. Tên chủ điểm nói lên con người có nghị lực, ý chí thì sẽ thành công. 

+ Tranh minh hoạ vẽ những em bé có ý chí cố gắng trong học tập: các em chăm chú nghe thầy giảng bài, những em bé mặc áo mưa đi học, những em bé chăm chỉ học tập, nghiên cứu và thành những người tài giỏi, có ích cho xã hội. 




– Lắng nghe. 
2. Luyện đọc: (8-10p)

* Mục tiêu: Đọc với giọng trôi chảy, mạch lạc với giọng kể chậm rãi, phát âm đúng, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, hiểu nghĩa một số từ ngữ. 

Cách tiến hành: 
–  Gọi 1 HS  đọc bài (M3)

– GV lưu ý giọng đọc cho HS:  Toàn bài đọc với giọng kể chuyện: chậm rãi, cảm hứng ca ngợi, nhấn giọn những từ ngữ nói về đặc điểm tính cách, sự thông minh, tính cần cù, chăm chỉ của Nguyễn Hiền. Đoạn cuối bài đọc với giọng sảng khoái. 

– GV chốt vị trí các đoạn:





– Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
– 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

– Lắng nghe


– Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn

– Bài chia làm 4 đoạn: (mỗi chỗ xuống dòng là 1 đoạn)

– Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (kinh ngạc,mảnh gạch vỡ, vi vút,….) 

– Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4) → Cá nhân (M1)→ Lớp- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)

– HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng- Các nhóm báo cáo kết quả đọc

–  1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)

* Mục tiêu: HS hiểu nội dung từng đoạn và nội dung cả bài.

* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
– GV yêu cầu đọc các câu hỏi cuối bài



+ Nguyễn Hiền sống ở đời vua nào? 
+ Cậu bé ham thích trò chơi gì?+ Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

+ Đoạn 1,2 cho em biết điều gì?
+ Những chi tiết cho thấy  Nguyễn Hiền ham học và chịu khó?






+ Nội dung đoạn 3 nói lên điều gì?
+ Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông trạng thả diều”?+ Câu thành ngữ, tục ngữ nào nói đúng ý nghĩa câu chuyện: Tuổi trẻ tài cao/ Có chí thì nên/ Công thành danh toại





– GV: Cả ba câu tục ngữ, thành ngữ trên đều có nét nghĩa đúng với nội dung truyện. Nguyễn Hiền là người tuổi trẻ, tài cao, là người công thành danh toại. Những điều mà câu chuyện muốn khuyên chúng ta là có chí thì nên. Câu tục ngữ có chí thì nên nói đúng ý nghĩa của câu chuyện nhất. 

+ Câu chuyện khuyên ta điều gì?
– 1 HS đọc

– Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời câu hỏi (5p)

– TBHT điều hành việc báo cáo, nhận xét

+ Nguyễn Hiền sống ở đời vua Trần Nhân Tông, gia đình cậu rất nghèo.

+ Cậu bé ham thích chơi diều.

+ Nguyễn Hiền đọc đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường, cậu có thể thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều. 

– Đoạn 1, 2 nói lên tư chất thông minh của cậu bé Nguyễn Hiền.

+ Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền đất, bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ. 

– Đoạn 3 nói lên đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền

+ Vì cậu đỗ trạng Nguyên năm 13 tuối, lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều. 

*Câu trẻ tuổi tài cao nói lên Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên năm 13 tuổi. Ông còn nhỏ mà đã có tài. 

*Câu có chí thì nên  nói lên Nguyễn Hiền còn nhỏ mà đã có chí hướng, ông quyết  tâm học khi gặp nhiều khó khăn.  

*Câu công thành danh toại nói lên Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên, vinh quang đã đạt được. 







– Câu chuyện khuyên ta phải có ý chí, quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn. 

– HS nêu, ghi nội dung bài
4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)

* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn số 3 của bài

* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp
–  Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
– Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 3

– GV nhận xét, đánh giá chung

5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)

+ Em học được điều gì từ cậu bé Nguyễn Hiền?

– Liên hệ giáo dục: (liện hệ đến một số HS còn lười học, ham chơi. . . )

6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
– HS nêu lại giọng đọc cả bài

– 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài 

– Nhóm trưởng điều hành:

+ Luyện đọc theo nhóm

+ Vài nhóm thi đọc trước lớp.

–  Bình chọn nhóm đọc hay.

– HS nêu

– Tìm các câu thành ngữ, tục ngữ cùng ý nghĩa với câu Có chí thì nên

Xem thêm về 🍀 Nếu Chúng Mình Có Phép Lạ 🍀 Nội Dung Bài Thơ, Tập Đọc, Soạn Bài

3 Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Ông Trạng Thả Diều Hay Nhất

Tổng hợp cho các bạn 3 mẫu kể lại câu chuyện Ông Trạng thả diều hay nhất.

Kể Lại Câu Chuyện Ông Trạng Thả Diều Ấn Tượng – Mẫu 1

Tôi tên là Nguyễn Hiền, con của một gia đình nông dân nghèo khó. Giống các bạn cùng trang lứa, tôi rất thích thả diều. Lúc còn bé tí, tôi đã biết làm lấy diều để chơi.

Năm tôi lên sáu tuổi, cha cho tôi theo học một thầy đồ trong làng. Thầy đồ kinh ngạc khi thấy tôi học đến đâu hiểu đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, tôi thuộc làu hai mươi trang sách mà vẫn còn thì giờ chơi diều.

Sau vì nhà túng thiếu quá, tôi đành phải bỏ học. Ban ngày đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, tôi cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài tôi mới mượn vở về nhà học. Không có tiền mua đèn sách như các bạn nên sách của tôi là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ và đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong.

Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của tôi vẫn luôn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, tôi viết bài vào lá chuối khô rồi nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Thầy khen bài của tôi chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò khác.

Thế rồi vua mở khoa thi. Tôi cũng ghi danh tham dự và đã đỗ Trạng Nguyên lúc mới mười ba tuổi. Mọi người gọi tôi là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam.

Kể Lại Câu Chuyện Ông Trạng Thả Diều Chọn Lọc – Mẫu 2

Tôi là Nguyễn Hiền, sống vào đời vua Trần Nhân Tông. tôi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình cùng kiệt ở vùng nông thôn. Nắm lên sáu tuổi, cha mẹ tôi cho đi học ông thầy ở trong làng. tôi thích lắm. Không những học mà còn thích thả diều nữa.

Học đâu đâu tôi nhớ như in đến đó, chỉ đọc qua một lần là thuộc ngay. Có lần, tôi cùng những đứa trẻ cùng kiệt đi chăn trâu, chúng tôi tranh thủ thả diều và bị thầy giáo thấy được. Hôm sau, thầy giáo gọi tôi để kiểm tra bài. tôi đọc một hơi làu làu hơn hai mươi trang sách. Thầy giáo ngạc nhiên lắm.

Nhưng vì nhà cùng kiệt quá nên tôi phải nghỉ học. tôi nhớ lớp, nhớ thầy, thèm được học như các bạn trạc tuổi tôi. Thế là tôi phải học lén. Ban ngày, đi chăn trâu, tôi tranh thủ nấp ngoài cửa lớp nghe thầy giáo giảng bài.

Tối đến, đợi các bạn học xong tôi mượn vở về học. tôi cũng đèn sách như ai nhưng vở của tôi là lưng trâu hay nền cát, bút là ngón tay, cành cây hay mảnh gạch vỡ. Còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Vừa chăn trâu, vừa học. Vừa thả diều, vừa học nhưng kiến thức của tôi không thua kém gì các bạn được học hành tử tế. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của tôi vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây.

Năm tôi mười ba tuổi, nhà vua mở khoa thi chọn người tài. Một hôm, tôi cùng các bạn đang thả diều ngoài đồng, thầy giáo trong làng tìm tôi bảo:

– Thầy biết con có chí và học giỏi. Tuy nhà cùng kiệt nhưng con ham học, không nẻn lòng trước những khó khăn trong cuộc sống. Con hãy tham gia kỳ thi này để khẳng định sức mình.

tôi ngạc nhiên và do dự thì thầy giáo tiếp:

– Thầy hiểu hoàn cảnh của con, thầy sẽ giúp con mọi thứ cần thiết để tham gia khoa thi này.

Thế là tôi tạm biệt cha mẹ, thầy giáo và bạn bè để lên kinh ứng thí. tôi dự thi và đỗ Trạng Nguyên, được ghi vào sử sách là “Trạng nguyên trẻ nhất nước Việt Nam”.

Từ thành công đó, tôi muốn nhắn gửi các bạn một điều:

Có chí thì nên

Hay: Có công mài sắt có ngày nên kim.

Ý chí và nghị lực sẽ giúp ta thành công trong cuộc sống

Kể Lại Câu Chuyện Ông Trạng Thả Diều Đặc Sắc – Mẫu 3

Trong những truyện đã đọc ở tiểu học, tôi thích nhân vật Nguyễn Hiền trong câu chuyện Ồng Trạng thả diều, tôi kể các bạn nghe nhé!

“Ngày xưa, có một gia đình nghèo sinh ra một chú bé tên là Nguyễn Hiền.

Từ bé, chú đã biết tự dán lấy diều để chơi. Chú thích chơi diều đến nỗi người làng bảo chú là sinh ra với cánh diều.

Năm lên sáu tuổi, chú được bố mẹ cho theo học một ông thầy ở trong làng. Chú có một trí nhớ khác thường. Nghe giảng bài đến dâu chú nhớ và thuộc ngay đến đấy. Một hôm, thầy kinh ngạc thấy chú học thuộc mỗi ngày những hai mươi trang sách mà chú vẫn có thì giờ thả diều.

Được ít lâu, gia đình quá túng thiếu, chú đành phải thôi học, ở nhà giúp đỡ bố mẹ.

Từ đó, ngày nào chú cũng dậy sớm, làm hết công việc trong nhà rồi tranh thủ đi cắt cỏ, cho trâu ăn no, để kịp giờ đến lớp học ở trường làng nghe nhờ. Bất cứ trời mưa nắng thế nào, thầy giáo cũng thấy một chú bé chặn trâu đứng ngoài cửa lớp chăm chú nghe giảng.

Ban ngày thì thế, tôi đến dọn dẹp xong việc nhà, chú tìm đến nhà bạn, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn sách để học. Những đêm không trăng, người, ta thấy chú cầm đèn soi từng dòng chữ. Đèn của chú, chú tự làm lấy bằng chiếc vỏ trứng gà và mấy con đom đóm.

Ngoài cuốn vở học bằng mảnh lá chuôi phơi khô, chú còn rất nhiều vở tập viết khác, lúc là lưng trâu, lúc là nền tro, nền cát san bằng. Bút của chú cũng chỉ là ngón tay, chiếc que hay mảnh gạch vỡ.

Mỗi khi có kì thi ở trường, chú cũng làm bài và nhờ bạn nộp xin thầy chấm. Bài của chú viết trên lá chuối khô, xem xong thầy sửng sốt thấy chữ chú đã đẹp, văn chú lại hay, vượt xa tất cả những học trò của thầy.

Bận làm, bận học như thế, nhưng trên bầu trời quê hương chú, luôn có cánh diều của chú thả. Chú tìm nhựa cây, nhựa sung phết cánh diều rất khéo, luộc tre nối dây rất chắc, cho nên diều của chú vừa to, vừa bay cao. Đặc biệt chú khoét sáo rất khéo nên tiếng sáo diều của chú vừa trong trẻo vừa véo von trầm bổng.

Tiếng tăm chú bé học giỏi được đồn đại ngày một xa. Tuy thế, mọi người vẫn rất ngạc nhiên khi được tin trong một khoa thi, chú đỗ Trạng Nguyên.

Năm đó ông trạng Nguyễn Hiền – chú bé nổi tiếng ham học mà mê thả diều mới mười ba tuổi.”

Câu chuyện Ông trạng thả diều nhằm ca ngợi một danh nhân ở nước ta đó là ông Nguyễn Hiền, người học giỏi, biết cách vui chơi, mới mười ba tuổi đã đỗ Trạng Nguyên (đời Trần Nhân Tông).

Viết một bình luận