Thợ Rèn Lớp 4: Nội Dung Chính Tả + Soạn Bài + Giáo Án

Thợ Rèn Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Chính Tả, Soạn Bài, Giáo Án ✅ Tổng Hợp Cho Bạn Đọc Về Ý Nghĩa, Giáo Án, Bố Cục, Đọc Hiểu Tác Phẩm.

Nội Dung Bài Thơ Thợ Rèn

Chính tả nghe – viết: Thợ rèn giúp các em học sinh nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Thợ rèn. Đồng thời, làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt tiếng có phụ âm đầu và vần dễ viết sai l/n hoặc uôn/uông. Cùng đọc nội dung bài thơ Thợ rèn bên dưới.

Thợ rèn
Tác giả: Khánh Nguyên

Giữa trăm nghề, làm nghề thợ rèn
Ngồi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi
Suốt tám giờ chân than mặt bụi
Giữa trăm nghề chọn nghề thợ rèn.

Làm thợ rèn mùa hè có nực
Quai một trận nước tu ừng ực
Hai vai trần bóng nhẫy mồ hôi
Cũng có khi thấy thở qua tai.

Làm thợ rèn vui như diễn kịch
Râu bằng than mọc lên bằng thích
Nghịch ở đây già trẻ như nhau
Nên nụ cười nào có tắt đâu.

Xem thêm về 🌻 Thưa Chuyện Với Mẹ 🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Giới Thiệu Bài Thợ Rèn

Xem thông tin giới thiệu bài thơ Thợ rèn.

  • Bài thơ Thợ rèn được sáng tác bởi tác giả Khánh Nguyên
  • Bài thơ Thợ rèn nói lên rằng nghề thợ rèn tuy vất vả nhưng cũng có nhiều niềm vui trong lao động. 

Bố Cục Bài Thơ Thợ Rèn

Bố cục bài thơ Thợ rèn được chia làm 3 phần:

  • Phần 1: Khổ thơ 1
  • Phần 2: Khổ thơ 2
  • Phần 3: Khổ thơ 3

Tìm hiểu thêm tác phẩm ⚡ Đôi Giày Ba Ta Màu Xanh ⚡ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Hướng Dẫn Viết Chính Tả Thợ Rèn

Đừng bỏ qua hướng dẫn viết chính tả Thợ rèn.

  • Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ. Hiểu nội dung đoạn viết.
  • Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ (2) a phân biệt l/n

Ý Nghĩa Bài Thợ Rèn

Bài thơ cho biết nghề thợ rèn vất vả nhưng có nhiều niềm vui trong lao động.

Chia sẻ cho bạn đọc 🍀 Nếu Chúng Mình Có Phép Lạ 🍀 Nội Dung Bài Thơ, Tập Đọc, Soạn Bài

Đọc Hiểu Tác Phẩm Thợ Rèn

Sau đây là phần đọc hiểu tác phẩm Thợ rèn.

👉Câu 1: Hoàn thiện đoạn thơ sau:

xuống          lưng           thợ rèn           trăm nghề          giờ

Giữa_______ , làm nghề_________ 
Ngồi ______nhọ __________, quệt ngang nhọ mũi
Suốt tám __________chân than mặt bụi
Giữa trăm nghề, chọn nghề thợ rèn.

Đáp án:

Giữa trăm nghề, làm nghề thợ rèn
Ngồi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi
Suốt tám giờ chân than mặt bụi
Giữa trăm nghề, chọn nghề thợ rèn.

Đáp án đúng:

Các từ cần điền vào chỗ trống là: trăm nghề, thợ rèn, xuống, nhọ, giờ

👉Câu 2: Hoàn thiện đoạn thơ sau:

vai trần         nhẫy         có nực        ừng ực

Làm thợ rèn mùa hè_________
Quai một trận nước tu________
Hai _________bóng ________mồ hôi
Cũng có khi thấy thở qua tai.

Đáp án:

Làm thợ rèn mùa hè có nực
Quai một trận nước tu ừng ực
Hai vai trần bóng nhẫy mồ hôi
Cũng có khi thấy thở qua tai.

Đáp án đúng:

Các từ cần điền vào chỗ trống là: có nực, ừng ực, vai trần, nhẫy

👉Câu 3: Hoàn thiện đoạn thơ sau:

nụ cười          diễn kịch           Râu          Nghịch         già trẻ

Làm thợ rèn vui như ________
______bằng than mọc lên bằng thích
______ở đây _______như nhau
Nên _______nào có tắt đâu.

Đáp án:

Làm thợ rèn vui như diễn kịch
Râu bằng than mọc lên bằng thích
Nghịch ở đây già trẻ như nhau
Nên nụ cười nào có tắt đâu.

Đáp án đúng:

Các từ cần điền vào chỗ trống theo thứ tự: diễn kịch, Râu, Nghịch, già trẻ, nụ cười

👉Câu 4: Điền vào chỗ trống biết rằng từ đó có chứa uôn hoặc uông

____ nước nhớ ng__

– Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau m___ nhớ cà dầm tương.

Đáp án:

uống nước nhớ nguồn

– Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Đáp án đúng:

Các từ cần điền vào chỗ trống là: uống, uồn, uống

👉Câu 5: Điền vào chỗ trống biết rằng từ đó có chứa uôn hoặc uông:

– Đố ai lặn  ____ vực sâu
Mà đo miệng cá, ___ câu cho vừa

– Người thanh tiếng nói cũng thanh
____ kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

Đáp án:

– Đố ai lặn xuống vực sâu
Mà đo miệng cá, uốn câu cho vừa

– Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu

Đáp án đúng:

Các từ cần điền vào chỗ trống đó là: uống, uốn, uông

👉Câu 6: Phát hiện lỗi sai trong đoạn thơ sau:

Bình yên qua mùa nũ
Để uốn mình thảnh thơi
Lúa lặng im lảy hạt
Áng mây chiều êm trôi

Đáp án:

Bình yên qua mùa 
Để uốn mình thảnh thơi
Lúa lặng im lảy hạt
Áng mây chiều êm trôi
Sửa lỗi: nũ – lũ, lảy – nảy

👉Câu 7: Phát hiện lỗi sai trong những câu sau:

Những luồn gió cát
Những tia lắng rát
Cho những mầm lon
Trở mình suông sẻ

Đáp án:

Đáp án đúng:

Những luồn gió cát
Những tia lắng rát
Cho những mầm lon
Trở mình suông sẻ

Sửa lỗi: luồn – luồng, lắng – nắng, lon – non, suông – suôn

👉Câu 8: Giải câu đố sau biết rằng tên cây bắt đầu bằng l hoặc n:

Thân hình mảnh dẻ đeo đầy ngọc
Mùa xuân xanh mướt thu đổi màu
Vàng rực làng trên cùng xóm dưới
Tách vỏ vàng ra hạt trắng phau

Đáp án là cây gì

Đáp án đúng:

Đáp án là cây lúa

👉Câu 9: Giải câu đố sau biết rằng tên sự vật có vần uôn hoặc uông:

Quả gì rắn tựa thép gang
Hễ ai động đến kêu vang khắp vùng
Đáp án là quả gì

Đáp án:

Đáp án đúng: quả chuông

Cập nhật cho bạn đọc 🌟 Ở Vương Quốc Tương Lai 🌟 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Soạn Bài Thợ Rèn Lớp 4

Có thể bạn sẽ cần gợi ý soạn bài Thợ rèn lớp 4.

👉Câu 1 (trang 86 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Nghe – viết: Thợ rèn

Trả lời:

Luyện viết vài lần bằng cách bạn đọc, em viết và ngược lại sau đó tự kiểm tra cho nhau

👉Câu 2 (trang 87 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Điền vào chỗ trống

a) “l hay n”

b) “uôn hay uông”

Trả lời:

a) l hay n

Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập l
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

NGUYỄN KHUYẾN

b) uôn hay uông

 Uống nước, nhớ nguồn

– Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống , nhớ cà dầm tương.

– Đố ai lặn xuống vực sâu
Mà đo miệng cá, uốn câu cho vừa.

– Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

Có thể bạn sẽ cần đến bài 🌷 Gà Trống Và Cáo 🌷 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Kể Chuyện

Giáo Án Thợ Rèn Lớp 4

Chia sẻ cho các bạn nội dung giáo án Thợ rèn lớp 4.

I. Mục tiêu:

– Nghe viết đúng chính tả bài “Người thợ rèn”

– Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc uôn/uông.

II. Đồ dùng dạy học:

– Bài tập 2a viết vào giấy khổ to và bút dạ.

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. KTBC:

– Gọi HS lên bảng đọc cho 3 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp.rao vặt, giao hàng, đắt rẻ, cái giẻ, bay liệng, biêng biếc.

– Nhận xét chữ viết của HS trên bảng và vở chính tả.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

– Ở bài tập đọc Thưa chuyện với mẹ, Cương mơ ước làm nghề gì?

– Mỗi nghề đều có nét hay nét đẹp riêng. Bài chính tả hôm nay các em sẽ biết thêm cái hay, cái vui nhộn của nghề thợ rèn và làm bài tập chính tả phân biệt l/n.

b. Hướng dẫn viết chính tả:

* Tìm hiểu bài thơ:

– Gọi HS đọc bài thơ.

– Gọi HS đọc phần chú giải.

– Hỏi:

+ Những từ ngữ nào cho em biết nghề thợ rèn rất vất vả?

+ Nghề thợ rèn có những điểm gì vui nhộn?

+ Bài thơ cho em biết gì về nghề thợ rèn?

* Hướng dẫn viết từ khó:

– Yêu cầu HS tìm, luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

* Viết chính tả:

* Thu, chấm bài, nhận xét:

c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:

Bài 2a:

– Gọi HS đọc yêu cầu.

– Phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS làm trong nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

– Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

– Gọi HS đọc lại bài thơ.

– Hỏi:

+ Đây là cảnh vật ở đâu? Vào thời gian nào?

– Bài thơ Thu ẩm nằm trong chùm thơ thu rất nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng quê Việt Nam. Các em tìm đọc để thấy được nét đẹp của miền nông thôn.

3. Củng cố – dặn dò:

– Nhận xét chữ viết của HS.

– Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ hoặc các câu ca dao và ôn luyện để chuẩn bị kiểm tra.

– Nhận xét tiết học.
– HS thực hiện theo yêu cầu.

– Cương mơ ước làm nghề thợ rèn.

– Lắng nghe.

– 2 HS đọc thành tiếng.

+ Các từ ngữ cho thấy nghề thợ rèn rất vả: ngồi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi, suốt tám giờ chân than mặt bụi, nước tu ừng ực, bóng nhẫy mồ hôi, thở qua tai.

+ Nghề thợ rèn vui như diễn kịch, già trẻ như nhau, nụ cười không bao giờ tắt.

+ Bài thơ cho em biết nghề thợ rèn vất vả nhưng có nhiều niềm vui trong lao động.

– Các từ: trăm nghề, quay một trận, bóng nhẫy, diễn kịch, nghịch,

– 1 HS đọc thành tiếng.

– Nhận đồ dùng và hoạt động trong nhóm.

– Chữa bài.

Năm gian lều cỏ thấp le te
Ngõ tối thêm sâu đóm lập loè
Lưng giậu phất phơ chòm khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

– 2 HS đọc thành tiếng.

– Đây là cảnh vật ở nông thôn vào những đêm trăng.

– Lắng nghe.

Nhất định đừng bỏ qua 💚 Những Hạt Thóc Giống 💚 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

2 Mẫu Cảm Nhận Bài Thơ Thợ Rèn Hay Nhất

Sau đây là 2 mẫu cảm nhận bài thơ Thợ rèn hay nhất.

Cảm Nhận Bài Thơ Thợ Rèn Ấn Tượng – Mẫu 1

Giữa trăm nghề, ít có nghề nào vất vả, dữ dội như nghề rèn. Giữa muôn người, chẳng nhiều người say với than bụi, dầu mỡ như người thợ rèn.

Công việc của người thợ rèn thật nặng nhọc và vất vả, thể hiện qua các chi tiết: làm việc trong mùa hè thì “Quai một trận, nước tu ừng ực” (quai búa nặng nhọc), “Hai vai trần, bóng nhẫy mồ hôi”, có những lúc mệt đến mức “thở qua tai” (ý nói rất mệt).

Mặc dù công việc nặng nhọc và vất vả nhưng những người thợ rèn vẫn lạc quan, yêu đời vì họ rất yêu công việc của mình. Họ vui như “diễn kịch” vì thấy mặt mũi ai nom cũng ngộ (“Râu bằng than, mọc lên bằng thích”), tính tình ai cũng hồn nhiên, vui nhộn (“Nghịch ở đây già trẻ như nhau”). Cho nên “nụ cười” luôn nở trên môi những người thợ rèn (“Nên nụ cười nào có tắt đâu”), khiến họ thêm đẹp đẽ, đáng yêu.

Cảm Nhận Bài Thơ Thợ Rèn Chọn Lọc – Mẫu 2

Bài thơ Thợ rèn của Khánh Nguyên đã giúp chúng ta hiểu hơn về nghề rèn. Công việc ấy tuy rất khó khăn, vất vả nhưng cũng chứa đựng nhiều niềm vui của nghề.

Làm nghề rèn phải kiên trì và cẩn thận, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Để làm ra một cái kéo, người rèn phải mất mấy ngày, từ lúc cắt miếng thép ra nướng đỏ, quai búa bẹt mỏng thành hình, sau đó đến khâu làm nguội, chỉnh sửa, mài cho đến khi nào chuẩn mới thôi, chả tính được thời gian, năng suất.

Cũng như bao nghề truyền thống khác, nghề rèn đang dần lụi tàn theo năm tháng. Chỉ còn số ít người thợ rèn vì niềm đam mê cháy bỏng với nghề đang cố gắng giữ lửa lò rèn trong nỗi niềm đau đáu thiếu truyền nhân.

Để trở thành thợ rèn thực thụ, người có năng khiếu phải học ít nhất 3 năm hoặc lâu hơn nữa. Ngoài sức vóc và đôi tay khéo léo, người thợ rèn phải có đôi mắt tinh anh và sự kiên nhẫn. Trên tất cả là phải có tâm và yêu nghề.

Viết một bình luận