Thưa Chuyện Với Mẹ Lớp 4 [Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài]

Thưa Chuyện Với Mẹ Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài ✅ Tham Khảo Về Hướng Dẫn Tập Đọc, Ý Nghĩa, Bố Cục, Giáo Án.

Nội Dung Bài Thưa Chuyện Với Mẹ Lớp 4

Tập đọc – Thưa chuyện với mẹ giúp các em học sinh dễ nắm được cách đọc trôi chảy toàn bài và biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại. Qua đó, hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài. Bên dưới là nội dung bài Thưa chuyện với mẹ lớp 4.

Thưa chuyện với mẹ

Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm, em ngỏ ý với mẹ:

– Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn.

Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại:

– Con vừa bảo gì?

– Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn.

– Ai xui con thế?

Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu:

– Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em còn phải nuôi con… Con muốn học một nghề để kiếm sống…

Mẹ Cương như đã hiểu lòng con. Bà cảm động, xoa đầu Cương và bảo:

– Con muốn giúp mẹ như thế là phải. Nhưng biết thầy có chịu nghe không? Nhà ta tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang. Không lẽ bây giờ mẹ để con phải làm đầy tớ anh thợ rèn.

Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha:

– Mẹ ơi! Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.

Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào”, tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập “cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng, bắn tóe lên như khi đốt cây bông.

(theo Nam Cao)

Chú thích:

  • Thầy: bố, ba, cha,…
  • Dòng dõi quan sang: từ đời này sang đời khác đều có người làm quan.
  • Bất giác: (cử chỉ, hành động, cảm xúc, ý nghĩ chợt đến) thình lình, ngoài chủ định.
  • Cây bông: pháo hoa buộc trên cột cao, khi đốt xoè thành nhiều màu.

Chia sẻ cho bạn đọc ⚡ Đôi Giày Ba Ta Màu Xanh ⚡ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giới Thiệu Bài Thưa Chuyện Với Mẹ

Cùng Thohay.vn tìm hiểu thông tin giới thiệu bài Thưa chuyện với mẹ.

  • Bài đọc Thưa chuyện với mẹ là sáng tác của Nam Cao. Nam Cao (29 tháng 10 năm 1915 – 28 tháng 11 năm 1951) là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo và cũng là một chiến sĩ, liệt sỹ người Việt Nam.
  • Tập đọc lớp 4 trang 85 Thưa chuyện với mẹ nói về mơ ước của một cậu bé mong muốn kiếm được một nghề để phụ giúp gia đình và làm kế sinh nhai.
  • Đó là một ước mơ tốt đẹp, đồng thời cũng thể hiện cái nhìn về nghề nghiệp: tất cả mọi nghề nghiệp làm ra của cải vật chất phục vụ cuộc sống đều tốt đẹp cả.

Bố Cục Thưa Chuyện Với Mẹ

Bố cục Thưa chuyện với mẹ có thể được chia thành 2 phần:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến một nghề để kiếm sống
  • Đoạn 2: Phần còn lại

Chia sẻ cho bạn đọc 🍀 Nếu Chúng Mình Có Phép Lạ 🍀 Nội Dung Bài Thơ, Tập Đọc, Soạn Bài

Hướng Dẫn Tập Đọc Thưa Chuyện Với Mẹ

Sau đây là hướng dẫn tập đọc Thưa chuyện với mẹ:

  • Đọc lưu loát toàn bài.
  • Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại:
    • Lời Cương: lễ phép, nài nỉ, thiết tha.
    • Lời mẹ Cương: lúc ngạc nhiên, khi cảm động, dịu dàng.

Ý Nghĩa Bài Thưa Chuyện Với Mẹ

Ý nghĩa bài Thưa chuyện với mẹ cụ thể như sau:

  • Mỗi người trong chúng ta đều nên có cho mình những ước mơ tốt đẹp, và cố gắng học tập, rèn luyện để thực hiện ước mơ đó
  • Chúng ta nên biết quan tâm, giúp đỡ bố mẹ, gia đình từ những việc nhỏ nhặt nhất, như Bác Hồ đã từng nói “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ – Tùy theo sức của mình”
  • Mọi nghề nghiệp làm ra của cải, phục vụ cho cuộc sống của con người, làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn thì đều đáng quý. Chỉ cần chúng ta làm việc bằng chính sức lao động của mình, không cướp bóc, lừa gạt hay làm gì trái đạo đức thì đó chính là việc làm đáng trân trọng.

Có thể bạn sẽ cần đến bài 🌟 Ở Vương Quốc Tương Lai 🌟 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Đọc Hiểu Tác Phẩm Thưa Chuyện Với Mẹ

Cùng xem thêm phần đọc hiểu tác phẩm Thưa chuyện với mẹ bên dưới.

👉Câu 1: Nhận xét về cử chỉ trong lúc trò chuyện của hai mẹ con

1. Cử chỉ trong khi trò chuyện thân mật, tình cảm

2. Cử chỉ gượng ép, căng thẳng

3. Cử chỉ của Cương: mặt đỏ gay, hai mắt gầm ghè nhìn mẹ, em muốn thuyết phục nhưng sợ mẹ mắng.

4. Cử chỉ của mẹ trìu mến, yên thương, xoa đầu Cương khi em biết thương mẹ

5. Cử chỉ của Cương tình cảm, yêu thương mẹ, khi biết mẹ phản đối, em nắm lấy tay mẹ, nói cho mẹ hiểu

6. Cử chỉ của mẹ cáu giận, nắm tay kìm nén vì Cương quá ngỗ ngược

Đáp án:

Trong khi trò chuyện, cách xưng hô của hai mẹ con:

– Đúng thứ bậc trong gia đình, thân mật

– Cương xưng hô với mẹ lễ phép , kính trọng

– Mẹ Cương xưng mẹ, gọi con rất dịu dàng

👉Câu 2: Con điền từ còn thiếu để hoàn chỉnh lời Cương nói với mẹ:

thương mẹ          kiếm sống         tự ý con

Thưa mẹ, ________muốn thế. Con _________vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em lại còn phải nuôi con. Con muốn học một nghề để________

Đáp án:

Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em lại còn phải nuôi con. Con muốn học một nghề để kiếm sống.

Đáp án đúng:

Các từ cần điền vào chỗ trống theo thứ tự: tự ý con, thương mẹ, kiếm sống

👉Câu 3: Con hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh lời thuyết phục của Cương với mẹ của mình

coi thường          một nghề            đáng trọng             nắm lấy        nghèn nghẹn

Cương thấy _______ở cổ. Em _______tay mẹ, thiết tha:

Mẹ ơi! Người ta ai cũng phải có_______. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều _______như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị ______.

Đáp án:

Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha:

Mẹ ơi! Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.

Đáp án đúng:

Các từ cần điền vào chỗ trống đó là: nghèn nghẹn, nắm lấy, có một nghề, đáng trọng, coi thường

👉Câu 4: Ý nghĩa câu chuyện Thưa chuyện với mẹ?

đáng quý          hèn kém           kiếm sống            thuyết phục          chính đáng

Cương ước mơ trở thành thợ rèn để _______giúp mẹ. Cương _______mẹ đồng tình với mình, không xem nghề thợ rèn là ______. Ước mơ của Cương là ________, bất kì nghề nghiệp nào chỉ cần kiếm tiền bằng chính sức lao động chân chính của mình thì đều ________.

Đáp án:

Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với mình, không xem nghề thợ rèn là hèn kém. Ước mơ của Cương là chính đáng, bất kì nghề nghiệp nào chỉ cần kiếm tiền bằng chính sức lao động chân chính của mình thì đều đáng quý

Đáp án đúng

Các từ cần điền vào chỗ trống theo thứ tự: kiếm tiền, thuyết phục, hèn kém, chính đáng, đáng quý

👉Câu 5: Từ khi nào thì Cương phát hiện ra mình thấy nhớ cái lò rèn cạnh trường?

A. Từ ngày cái lò rèn bị phá bỏ

B. Từ ngày bác chủ lò rèn nghỉ làm, lò rèn không ai lui tới nữa

C. Từ ngày phải nghỉ học

D. Từ ngày em phải rời xa quê

Đáp án:

Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường.

Đáp án đúng: C. Từ ngày phải nghỉ học

👉Câu 6: Cương đã ngỏ ý với mẹ như thế nào?

A. Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn.

B. Con quyết định sẽ đi học nghề rèn.

C. Mẹ ơi con nhớ cái lò rèn cạnh trường quá.

D. Ngày mai con sẽ tới lò rèn học nghề.

Đáp án:

Cương đã ngỏ ý với mẹ rằng: “Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn.”

Đáp án đúng: A.

👉Câu 7: Mặc dù mẹ đã nghe rõ mồn một nhưng vẫn hỏi lại Cương, Cương đã trả lời mẹ ra sao?

A. Con chỉ đùa mẹ thôi ạ, con còn nhỏ học nghề rèn sao được.

B. Con muốn học nghề rèn nhưng nếu mẹ không muốn thì thôi ạ.

C. Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn.

D. Mẹ không muốn con làm thợ rèn sao?

Đáp án:

Mặc dù mẹ đã nghe rõ mồn một nhưng vẫn hỏi lại để xem ý Cương như thế nào thì Cương đã trả lời rằng:

Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn

Đáp án đúng: C.

👉Câu 8: Từ hai câu “Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề thợ rèn” và “Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn” con thấy được thái độ của Cương như thế nào?

A. Cương quyết, quyết tâm

B. Lo sợ, do dự

C. Lo lắng, sợ khó khăn

D. Phân vân không quyết định được

Đáp án:

Từ hai câu “Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề thợ rèn” và “Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn” em thấy được thái độ của Cương vô cùng cương quyết và quyết tâm.

Đáp án đúng: A

👉Câu 9: Cương xin học nghề rèn để làm gì?

A. Cương muốn trở thành một người thợ rèn giỏi có tiếng trong vùng

B. Cương muốn giúp bác thợ rèn trong vùng phát triển lò rèn

C. Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ.

D. Cương cảm thấy nghề thợ rèn rất vui và thú vị

Đáp án:

Cương xin học nghề thợ rèn vì thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ.

Đáp án đúng: C

👉Câu 10: Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?

A. Mẹ cho là Cương bị ai xui. Mẹ bảo nhà Cương dòng dõi quan sang, bố Cương sẽ không chịu cho con đi làm thợ rèn vì sợ mất thể diện gia đình.

B. Mẹ sợ Cương đi làm thợ rèn vất vả, cực nhọc.

C. Mẹ muốn sau này gia đình ổn định Cương tiếp tục đi học, không muốn Cương theo nghề thợ rèn.

D. Mẹ không thích bác thợ rèn làm ở lò rèn trong vùng nên không muốn Cương theo bác ta học nghề.

Đáp án:

Lí do mà mẹ Cương phản đối Cương theo nghề thợ rèn vì mẹ cho là Cương bị ai xui. Mẹ bảo nhà Cương dòng dõi quan sang, bố Cương sẽ không chịu cho con đi làm thợ rèn vì sợ mất thể diện gia đình.

Đáp án đúng: A.

👉Câu 11: Cương đã thuyết phục mẹ bằng cách nào?

A. Cương im lặng, bỏ ăn không nói chuyện với mẹ để mẹ phải nghe theo ý mình.

B. Cương không nói chuyện với mẹ, em chuyển qua thuyết phục thầy, sau đó thầy sẽ giúp Cương thuyết phục mẹ.

C. Cương nắm tay mẹ và nói những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ có những ai trộm cắp ăn bám mới đáng coi thường.

D. Cương nắm tay mẹ và nói những lời thiết tha: Con chỉ thích làm nghề thợ rèn thôi, xin mẹ hãy giúp con.

Đáp án:

Cương đã thuyết phục mẹ bằng cách: nắm tay mẹ và nói những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ có những ai trộm cắp ăn bám mới đáng coi thường.

Đáp án đúng: C.

👉Câu 12: Nhận xét về cử chỉ trong lúc trò chuyện của hai mẹ con?

1. Cử chỉ trong khi trò chuyện thân mật, tình cảm.

2. Cử chỉ gượng ép, căng thẳng.

3. Cử chỉ của Cương: mặt đỏ gay, hai mắt gầm ghè nhìn mẹ, em muốn thuyết phục nhưng sợ mẹ mắng.

4. Cử chỉ của mẹ trìu mến, yên thương, xoa đầu Cương khi em biết thương mẹ.

5. Cử chỉ của Cương tình cảm, yêu thương mẹ, khi biết mẹ phản đối, em nắm lấy tay mẹ, nói cho mẹ hiểu.

6. Cử chỉ của mẹ cáu giận, nắm tay kìm nén vì Cương quá ngỗ ngược.

Đáp án:

Cử chỉ trong khi trò chuyện của mẹ và Cương:

– Cử chỉ trong khi trò chuyện thân mật, tình cảm.

– Cử chỉ của mẹ trìu mến, yên thương, xoa đầu Cương  khi em biết thương mẹ.

– Cử chỉ của Cương tình cảm, yêu thương mẹ, khi biết mẹ phản đối, em nắm lấy tay mẹ, nói cho mẹ hiểu.

Nhất định đừng bỏ qua 🌷 Gà Trống Và Cáo 🌷 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Kể Chuyện

Soạn Bài Thưa Chuyện Với Mẹ Lớp 4

Có thể bạn sẽ cần đến gợi ý soạn bài Thưa chuyện với mẹ lớp 4.

👉Câu 1 (trang 86 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Cương xin mẹ học nghề để làm gì?

Trả lời:

Cương xin mẹ học nghề để đỡ đần mẹ và cũng để kiếm một nghề sinh sống

👉Câu 2 (trang 86 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?

Trả lời:

Mẹ Cương nêu lí do phản đối Cương, cho rằng Cương bị ai đó xui khiến. Mặt khác bà bảo rằng dòng dõi nhà Cương là dòng dõi quan sang không thể đi làm một nghề thấp kém như thế, làm mất thể diện gia đình

👉Câu 3 (trang 86 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?

Trả lời:

Cương thuyết phục mẹ bằng cách nêu lí do trong cuộc sống nghề nào cũng đều trọng cả chỉ có những kẻ trộm cắp mới đáng khinh, đáng bị coi thường

👉Câu 4 (trang 86 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Nhận xét về cách trò chuyện của hai mẹ con?

Trả lời:

Em có thể nêu nhận xét như sau:

a) Cách xưng hô: Nhẹ nhàng, tình cảm, đúng với quan hệ mẹ với con. Con thì lễ phép thưa gửi, mẹ thì tình cảm dịu dàng âu yếm.

b) Cử chỉ trong lúc nói chuyện: lễ phép, thân mật

Mẹ thì xoa đầu Cương âu yếm

Con thì nắm tay mẹ tình cảm tha thiết

Nội dung: Mơ ước kiếm được một nghề để phụ giúp gia đình và làm kế sinh nhai sau này là một ước mơ tốt đẹp, đồng thời thể hiện cái nhìn về nghệ nghiệp: tất cả mọi nghề làm ra của cải vật chât phục vụ cuộc sống đều tốt đẹp cả.

Tìm hiểu thêm tác phẩm 💚 Những Hạt Thóc Giống 💚 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Giáo Án Thưa Chuyện Với Mẹ Lớp 4

Ngay sau đây là nội dung giáo án Thưa chuyện với mẹ lớp 4.

THƯA CHUYỆN VỚI MẸ

I. Mục tiêu:

1. Đọc thành tiếng:

– Đọc đúng các tiếng, từ khó: mồn một, quan sang, cúc cắc, nhễ nhại, bễ thổi thì thào.

– Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm .

– Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, nhân vật.

2. Đọc – hiểu:

– Hiểu nội dung bài: Cương ước mơ trở thành một thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ, Cương thuyết phục mẹ hiểu và đồng cảm với em: nghề thợ rèn không phải là nghề hèn kém. Câu chuyện có ý nghĩa: Nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

– Hiểu nghĩa các từ ngữ: bất giác, kiếm sống, đầy tớ.

II. Đồ dùng dạy học:

– Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85, SGK phóng to.

– Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

– Tranh đốt pháo hoa.

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. KTBC:

– Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

+ Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta.

+ Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày.

– Gọi 1 HS đọc toàn bài và nêu nội dung chính của bài.

– Nhận xét và cho điểm HS .

2. Bài mới:a. Giới thiệu bài:

– Treo tranh minh hoạ và gọi 1 HS lên bảng mô tả lại những nét vẽ trong bức tranh.

– Cậu bé trong tranh đang nói chuyện gì với mẹ? Bài học hôn nay cho các em hiểu rõ điều đó.

b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

* Luyện đọc:

– Gọi HS đọc toàn bài.

– Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV sữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.

– GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc.

+ Toàn bài đọc với giọng trao đổi, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng. Lời Cương đọc với giọng lễ phép, khẩn khoản thiết tha xin mẹ cho em được học nghề rèn và giúp em thuyết phục cha. Giọng mẹ Cương ngạc nhiện khi nói: “Con vừa bảo gì? Ai xui con thế?”, cảm động dịu dàng khi hiểu lòng con: “Con muốn giúp mẹ…anh thợ rèn”. 3 dòng cuối bài đọc chậm chậm với giọng suy tưởng, sảng khoái, hồn nhiên thể hiện hồi tưởng của Cương về cảnh lao động hấp dẫn ở lò rèn.

+ Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc: Mồn một, xin thầy, vất vả, kiếm sống, cảm động, nghèo, quan sang, nghèn nghẹn, thiết tha, đáng trọng, trộm cắp, ăn bám, nhễ nhại, phì phào, cúc cắc, bắn toé…

Tóm tắt nội dungCương ước mơ trở thành một thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ, Cương thuyết phục mẹ hiểu và đồng cảm với em: nghề thợ rèn không phải là nghề hèn kém.

* Tìm hiểu bài:– Gọi HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi:

+ Từ “thưa” có nghĩa là gì?

+ Cương xin mẹ đi học nghề gì?

+ Cương xin học nghề rèn để làm gì?

+ “Kiếm sống” có nghĩa là gì?

– Tóm ý chính đoạn 1.

– Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.

+ Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?

+ Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?

+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?

– Tóm ý chính đoạn 2.

– Gọi HS đọc cả bài. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 4, SGK.

+ Nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con:

a) Cách xưng hô.

b) Cử chỉ trong lúc nói chuyện.

– Gọi HS trả lời và bổ sung.

+ Nội dung chính của bài là gì?

– Ghi nội dung chính của bài.

* Luyện đọc:

– Gọi HS đọc phân vai. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay phù hợp từng nhân vật.

– Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn văn sau:

Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ thiết tha:

 Mẹ ơi! Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp, hay ăn bám mới đáng bị coi thường.

Bất giác, em lại nhớ đến ba người thợ nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào” tiếng búa con, búa lớn theo nhau đập “cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng, bắn toé lên như khi đất cây bông.

– Yêu cầu HS đọc trong nhóm.

– Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

– Nhận xét tuyên dương.

3. Củng cố- dặn dò:

– Hỏi:

+Câu truyện của Cương có ý nghĩa gì?

– Dặn về nhà học bài, luôn có ý thức trò chuyện thân mật, tình cảm của mọi người trong mọi tình huống và xem bài Điều ước của vua Mi-đát.

– Nhận xét tiết học.
– 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

– 1 HS lên bảng mô tả: Bức tranh vẽ cảnh một cậu bé đang nói chuyện với mẹ. Sau lưng cậu là hình ảnh một lò rèn, ở đó có những người thợ đang miệt mài làm việc.

– Lắng nghe.

– HS đọc bài tiếp nối nhau theo trình tự.

+ Đoạn 1: Từ ngày phải nghỉ học … đến phải kiếm sống.

+ Đoạn 2: mẹ Cương … đến đốt cây bông.

– 1 HS đọc thành tiếng.

– Cả lớp theo dõi, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.

+ “thưa” có nghĩa là trình bày với người trên về một vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn.

+ Cương xin mẹ đi học nghề thợ rèn.

+ Cương học nghề thợ rèn để giúp đỡ cha mẹ. Cương thương mẹ vất vả. Cương muốn tự mình kiếm sống.

+ “kiếm sống” là tìm cách làm việc để tự nuôi mình.

* Nói lên ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ.

– 1 HS đọc thành tiếng.

+ Bà ngạc nhiên và phản đối.

+ Mẹ cho là Cương bị ai xui, nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình.

+ Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ có ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.

*Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với em.

– 1 HS đọc thành tiếng, HS trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên, dưới trong gia đình, Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dịu dàng, âu yếm. Qua cách xưng hô em thấy tình cảm mẹ con rất thắm thiết, thân ái.

+ Cử chỉ trong lúc trò chuyện: thân mật, tình cảm. Mẹ xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ. Cương nắm lấy tay mẹ, nói thiết tha khi mẹ nêu lí do phản đối.

Cương ước mơ trở thành thợ rèn vì em cho rằng nghề nào cũng đáng quý và cậu đã thuyết phục được mẹ.

– 2 HS nhắc lại nội dung bài.

– 3 HS đọc phân vai.

– Hs lắng nghe.

– 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.

– 4 HS tham gia thi đọc.

+ Nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

Cùng tìm hiểu thêm 🌱 Cháu Nghe Câu Chuyện Của Bà 🌱 Nội Dung, Cảm Nhận

2 Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Thưa Chuyện Với Mẹ Hay Nhất

Đừng bỏ lỡ 2 mẫu kể lại chuyện Thưa chuyện với mẹ hay nhất.

Kể Lại Câu Chuyện Thưa Chuyện Với Mẹ Nổi Bật – Mẫu 1

Sau trận ốm nặng kéo dài của thầy tôi, cảnh nhà tôi vốn đã nghèo khó giờ lại càng thêm nghèo khó. Một mình mẹ tôi phải lo toan vất vả, đầu tắt mặt tối kiếm tiền nuôi đàn con đông đúc. Tôi thương mẹ lắm!

Từ ngày nghỉ học, tôi đâm ra nhớ cái lò rèn đầu làng. Một hôm, tôi đánh bạo thưa với mẹ:

– Mẹ ơi! Mẹ nói với thầy cho phép con đi học nghề rèn.

Tôi biết là mẹ đã nghe rõ lời tôi nói nhưng mẹ vẫn hỏi lại:

– Con vừa bảo gì cơ?

Tôi nhắc lại:

– Con nhờ mẹ xin với thầy cho con đi học nghề thợ rèn ạ!

Mẹ ngạc nhiên hỏi:

– Ai xui dại con thế?

Tôi cắt nghĩa cho mẹ hiểu:

– Thưa mẹ, đó là tự ý con muốn vậy chứ chẳng phải ai xui. Con thương mẹ vất vả nuôi các em, lại phải nuôi cả con nữa. Con muốn học lấy một nghề để kiếm sống.

Mẹ tôi lấy tay áo lau nước mắt. Chừng như hiểu ý tôi, mẹ cảm động xoa đầu tôi, ngậm ngùi bảo:

– Con muốn giúp mẹ như thế là tốt, nhưng chẳng biết thầy có chịu nghe không? Nhà ta mấy đời dòng dõi quan sang, nay chẳng may sa sút mới phải chịu thế này. Không lẽ thầy mẹ lại để con phải làm đầy tớ cho ông thợ rèn.

Nghe mẹ nói, tôi thấy nghèn nghẹn ở cổ. Tôi nắm lấy tay mẹ, tha thiết giãi bày:

– Mẹ ơi! ở đời ai cũng phải có một nghề trong tay. Làm ruộng hay buôn bán; làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ có những kẻ lười biếng, ăn bám và trộm cắp mới đáng coi thường.

Mẹ gật đầu khen:

– Nghĩ được như thế là con lớn rồi đấy! Từ từ mẹ sẽ lựa lời nói với thầy để thầy bằng lòng cho con đi học nghề thợ rèn.

Tôi vui lắm! Bất giác, trước mắt tôi hiện ra hình ảnh ba người thợ rèn nhễ nhại mồ hôi mà vẫn vui vẻ làm việc bên chiếc bễ thổi p

Kể Lại Câu Chuyện Thưa Chuyện Với Mẹ Chọn Lọc – Mẫu 2

Nghỉ học không lâu, tôi bắt đầu thấy nhớ cái lò rèn đầu làng mà mỗi khi đi học tôi vẫn thường đi qua. Nơi đó có các bác thợ rèn ngày đêm hăng say làm việc với búa cùng lò, nhìn cảnh tượng đầy khí thế ấy tôi lấy làm ngưỡng mộ lắm. Một hôm, tôi liền thưa với mẹ:

– Mẹ ơi! Mẹ nói với thầy cho phép con đi học nghề rèn.

Dù tôi đã nói rất to nhưng mẹ vẫn hỏi lại:

– Con vừa bảo gì cơ?

Tôi liền nhắc lại, to hơn cả ban nãy:

– Con nhờ mẹ xin với thầy cho con đi học nghề thợ rèn ạ!

Bỗng nhiên gương mặt mẹ trắng bệch, mẹ nắm chặt hai vai tôi và hỏi:

– Ai xui dại con thế?

Tôi biết trước thế nào mẹ cũng có phản ứng như vậy mà. Nhưng vì đã có chuẩn bị từ trước, tôi nhẹ nhàng mà vẫn dõng dạc nói:

– Thưa mẹ, đó là tự ý con muốn vậy chứ chẳng phải ai xui. Con thương mẹ vất vả nuôi các em, lại phải nuôi cả con nữa. Con muốn học lấy một nghề để kiếm sống.

Mắt mẹ tôi dần chuyển ửng đỏ, tôi có thể thấy rõ mắt bà ánh lên những giọt nước long lanh. Rồi mẹ đưa tay áo lên mắt chấm lấy những giọt lệ đang chực trào ra ấy. Mẹ tôi buồn bã xoa đầu tôi:

– Con muốn giúp mẹ như thế là tốt, nhưng chẳng biết thầy có chịu nghe không? Nhà ta mấy đời dòng dõi quan sang, nay chẳng may sa sút mới phải chịu thế này. Không lẽ thầy mẹ lại để con phải làm đầy tớ cho ông thợ rèn.

Nghe những lời mẹ nói, cổ họng tôi như khô khốc lại, nghèn nghẹn. Nhưng rồi tôi cố gắng hít thở thật sâu, nuốt nước bọt và nắm lấy bàn tay hao gầy của mẹ tha thiết nói:

– Mẹ ơi! ở đời ai cũng phải có một nghề trong tay. Làm ruộng hay buôn bán; làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng như nhau. Chỉ có những kẻ lười biếng, ăn bám và trộm cắp mới đáng coi thường.

Mẹ tôi nghe những lời ấy liền nở một nụ cười, dầu trong ánh mắt bà vẫn còn ẩn hiện lên nỗi buồn phảng phất.

– Nghĩ được như thế là con lớn rồi đấy! Từ từ mẹ sẽ lựa lời nói với thầy để thầy bằng lòng cho con đi học nghề thợ rèn.

Được sự chấp thuận của mẹ tôi vô cùng hạnh phúc. Mặc dù biết là để thuyết phục thầy tôi không phải là việc dễ dàng gì nhưng chỉ cần mẹ con tôi thật sự quyết tâm và chân thành, tôi tin là thầy sẽ sớm hiểu và đồng ý cho tôi đi học rèn.

Rồi trong khoảnh khắc ấy, trước mắt tôi là hình ảnh lò rèn xa xăm nơi đầu làng hiện lên. Ở đó có ba bác thợ rèn nhễ nhại mồ hôi mà vẫn vui vẻ làm việc với nụ cười bừng sáng trên môi. Những tiếng búa con, búa lớn thi nhau đập chí chát lên chiếc bễ thổi phì phò, và những tàn lửa đỏ hồng bắn lên như đốt pháo bông.

Viết một bình luận