Chú Đất Nung Lớp 4 [Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài]

Chú Đất Nung Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài ✅ Tham Khảo Hướng Dẫn Tập Đọc, Ý Nghĩa, Bố Cục, Đọc Hiểu, Giáo Án.

Nội Dung Bài Chú Đất Nung Lớp 4

Tập đọc: Chú Đất Nung được tìm hiểu tại trang 135 Tiếng Việt lớp 4. Sau đây là nội dung bài Chú đất nung lớp 4.

Chú Đất Nung

Tết Trung thu, cu Chắt được món quà. Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son. Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất em nặn lúc đi chăn trâu.

Cu Chắt cất đồ chơi vào cái nắp tráp hỏng. Hai người bột và chú bé Đất làm quen với nhau. Sáng hôm sau, chàng kị sĩ phàn nàn với nàng công chúa:

– Cu Đất thật đoảng. Mới chơi với nó một tí mà chúng mình đã bẩn hết quần áo đẹp.

Cu Chắt bèn bỏ hai người bột vào cái lọ thủy tinh.

Còn một mình, chú bé Đất nhớ quê, tìm đường ra cánh đồng. Mới đến chái bếp, gặp trời đổ mưa, chú ngấm nước, rét quá. Chú bèn vào bếp, cời đống rấm ra sưởi. Ban đầu thấy ấm và khoan khoái. Lúc sau nóng rát cả chân tay. Chú sợ, lùi lại.

Ông Hòn Rấm cười bảo:

– Sao chú mày nhát thế? Đất có thể nung trong lửa kia mà!

Chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại:

– Nung ấy ạ?

– Chứ sao? Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích.

Nghe thế, chú bé Đất không thấy sợ nữa. Chú vui vẻ bảo:

– Nào, nung thì nung!

Từ đấy, chú thành Đất Nung.

(còn nữa)

Theo Nguyễn Kiên

Chú thích:

  • Kị sĩ: lính cưỡi ngựa, thuộc tầng lớp quý tộc ngày xưa.
  • Tía: tím đỏ như màu mận chín.
  • Son: đỏ tươi.
  • Đoảng: vụng về, chẳng được việc gì.
  • Chái bếp: gian nhỏ lợp một mái, thêm vào đầu hồi nhà để làm bếp.
  • Đống rấm: đống trấu hoặc mùn ủ giữ lửa trong bếp.
  • Hòn rấm: hòn đất nặn phơi khô để đè lên đống rấm cho lửa chỉ cháy âm ỉ.

Chia sẻ cho bạn đọc 🌿 Có Chí Thì Nên 🌿 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Chứng Minh

Giới Thiệu Truyện Chú Đất Nung

Cùng Thohay.vn xem thêm một số thông tin giới thiệu truyện Chú đất nung.

  • Câu chuyện Chú đất nung được sáng tác bởi tác giả Nguyễn Kiên
  • Chuyện kể về cu Chắt được tặng hai món đồ chơi bằng bột. Chú đem cất cùng cậu bé Đất chú tự nặn. Đồ chơi bằng bột ở gần cậu bé Đất bị dính bẩn nên Chắt tách chúng ra. Cậu bé Đất muốn tìm về đồng ruộng, gặp mưa bị ướt, sưởi ấm thấy nóng, nhưng bếp lửa động viên, cậu bé liền ở gần lửa, trở thành Đất Nung.

Bố Cục Bài Chú Đất Nung

Bố cục bài Chú đất nung được chia thành 3 phần:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến đi chăn trâu
  • Đoạn 2: Từ Cu Chắt cất đồ đến Chú sợ, lùi lại
  • Đoạn 3: Phần còn lại

Xem bài viết đầy đủ 🌼 Bàn Chân Kì Diệu 🌼 Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài, Văn Mẫu

Hướng Dẫn Tập Đọc Chú Đất Nung

Sau đây là phần hướng dẫn tập đọc Chú đất nung.

  • Giọng hồn nhiên chậm rãi.
  • Chú ý nhân vật lời người kể với lời các nhân vật: chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất.
  • Nhấn giọng các từ ngữ: rất bảnh, thật đoảng, bẩn hết, ấm, khoan khoái, nóng rát, lùi lại, nhát thế, dám xông pha, nung thì nung.

Ý Nghĩa Câu Chuyện Chú Đất Nung

Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh để làm được nhiều việc có ích nên đã dám nung mình trong lửa đỏ.

Có thể bạn sẽ quan tâm bài 💚 Ông Trạng Thả Diều 💚 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Đọc Hiểu Tác Phẩm Chú Đất Nung

Cùng xem phần đọc hiểu tác phẩm Chú đất nung.

👉Câu 1: Cu Chắt có những món đồ chơi gì?   

A. Một chàng kị sĩ rất bảnh, một công chúa mặt trắng, một chú bé bằng đất.

B. Một cô búp bê bằng vải và một chiếc ô tô có dây cót để chạy.

C. Một công chúa mặt trắng và một chú bé bằng đất.

D. Một chiếc đồng hồ quả lắc bên trong có đặt một cô búp bê.

Đáp án:

Những món đồ chơi của cu Chắt đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, một công chúa mặt trắng, một chú bé bằng đất.

->> Đáp án đúng: A.

👉Câu 2: Những món đồ chơi đó khác nhau như thế nào?

1. Nàng công chúa, chàng kị sĩ.

2. Chú bé đất.

a. Đồ chơi do cu Chắt tự nặn lúc đi chăn trâu.

b. Món quà được tặng dịp tết Trung thu.

Đáp án:

Sự khác nhau của những món đồ chơi đó là:

– Nàng công chúa, chàng kị sĩ là món quà được tặng dịp tết Trung thu.

– Chú bé đất là đồ chơi do cu Chắt tự nặn lúc đi chăn trâu.

->> Đáp án đúng: 1 – b, 2 – a.

👉Câu 3: Những đồ chơi mà cu Chắt được tặng dịp Tết Trung thu có đặc điểm gì?

1. Chàng kị sĩ.

2. Nàng công chúa.

a. Mặt trắng, ngồi trong mái lầu son.

b. Rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng.

Đáp án:

Đặc điểm của những món đồ chơi mà cu Chắt được tặng vào dịp Tết Trung thu:

– Chàng kị sĩ: Rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng.

– Nàng công chúa: Mặt trắng, ngồi trong mái lầu son.

->> Đáp án đúng: 1 – b, 2 – a

👉Câu 4: Vì sao chàng kị sĩ phàn nàn với công chúa khi chơi với cu Đất?

A. Vì cu Đất thường bày trò nghịch ngợm khiến chàng kị sĩ mệt mỏi.

B. Vì cu Đất xấu quá khiến chàng kị sĩ chán ghét.

C. Vì cu Đất làm bẩn quần áo đẹp của chàng kị sĩ.

D. Vì cu Đất hư quá thường làm phiền chàng kị sĩ.

Đáp án:

Chàng kị sĩ phàn nàn với công chúa điều gì khi chơi với cu Đất:

Vì cu Đất làm bẩn quần áo đẹp của chàng kị sĩ.

->> Đáp án đúng: C.

👉Câu 5: Khi chỉ còn một mình, chú bé Đất cảm thấy ra sao và đã làm gì?

A. Chú bé Đất cảm thấy có lỗi với chàng kị sĩ và đã tới xin lỗi.

B. Chú bé Đất cảm thấy nhớ cậu chủ và liền tới tận nơi tìm cậu.

C. Chú bé Đất nhớ quê nên đã tìm đường ra cánh đồng.

D. Chú bé đất cô đơn quá nên tìm đến ông Hòn Rấm để tâm sự.

Đáp án:

Khi chỉ còn một mình, chú bé Đất cảm thấy nhớ quê nên đã tìm đường ra cánh đồng.

->> Đáp án đúng: C.

👉Câu 6: Trên đường ra cánh đồng, chú bé Đất đã gặp chuyện gì?

A. Chú gặp trời nắng nên đất trên người nứt ra.

B. Chú gặp ông Hòn Rấm ở ven đường.

C. Chú gặp nàng công chúa và chàng kị sĩ ở chái bếp.

D. Chú gặp trời mưa, ngấm nước nên rét.

Đáp án:

Trên đường ra cánh đồng, chú bé Đất gặp trời mưa, ngấm nước nên rét.

->> Đáp án đúng: D.

👉Câu 7: Khi chui vào bếp sưởi ấm, cảm giác của chú hòn Đất thay đổi như thế nào?

A. Cảm thấy nóng ran người nên chạy ra ngoài luôn.

B. Ban đầu thấy ấm và khoan khoái sau đó nóng rát cả tay chân.

C. Ban đầu thấy ấm và khoan khoái sau đó chú đánh một giấc say ở nơi đó luôn.

D. Ban đầu cảm thấy ấm nhưng sau đó chú tủi thân quá nên khóc nức nở.

Đáp án:

Khi chui vào bếp sưởi ấm, cảm giác của chú hòn Đất ban đầu thì thấy ấm và khoan khoái nhưng sau đó lại thấy nóng rát cả tay chân.

-> Đáp án đúng: B.

👉Câu 8: Vì sao cu Đất quyết định trở thành chú Đất Nung?

A. Vì chú muốn được xông pha và làm nhiều việc có ích.

B. Vì chú không muốn phải chịu lạnh như thế này nữa.

C. Vì chú muốn trả thù chàng kị sĩ và nàng công chúa.

D. Vì chú muốn biến thành một người khác để cu Chắt yêu thích mình hơn.

Đáp án:

Cu Đất quyết định trở thành chú Đất Nung bởi vì:

Vì chú muốn được xông pha và làm nhiều việc có ích.

Đáp án đúng: A.

👉Câu 9: Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?

A. Con người cần phải rèn luyện khả năng chịu được sức nóng của lửa.

B. Ngọn lửa là thứ vô cùng quý giá và thiêng liêng trong đời sống của con người.

C. Phải rèn luyện trong thử thách, khó khăn, con người mới mạnh mẽ, cứng cỏi được.

D. Muốn tôi luyện ý chí của mình thì cần phải nhảy được vào lửa.

Đáp án:

Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho việc phải rèn luyện trong thử thách, khó khăn, con người mới mạnh mẽ, cứng cỏi được.

-> Đáp án đúng: C.

👉Câu 10: Ý nghĩa câu chuyện Chú đất Nung (phần đầu truyện)?

nung mình            có ích            khỏe mạnh         can đảm

Chú bé Đất _________,________ muốn trở thành người _________,làm được nhiều việc_________đã dám __________trong lửa đỏ.

Đáp án:

“Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.”

->> Đáp án đúng: Các từ cần điền vào chỗ trống đó là: can đảm, khỏe mạnh, có ích, nung mình.

Tìm hiểu thêm tác phẩm 💌  Điều Ước Của Vua Mi-Đát 💌 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Soạn Bài Chú Đất Nung Lớp 4

Đừng bỏ lỡ gợi ý soạn bài Chú đất nung lớp 4.

👉Câu 1 (trang 135 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Cu Chắt có những đồ chơi gì ? Chúng khác nhau như thế nào ?

Trả lời:

Cu Chắt có những đồ chơi là một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trong mái lầu son và một chú bé bằng đất.

Chàng kị sĩ, nàng cóng chúa là món quà cu Chắt nhận được nhân Tết Trung thu. Đó là hai thứ đồ chơi được nặn từ bột, màu sắc sặc sỡ, trông rất đẹp. Còn chú bé Chắt là đồ chơi cu Chắt nặn ra từ đất sét. Đó là một hòn đất mộc mạc có hình người.

👉Câu 2 (trang 135 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì ?

Trả lời:

Mới chơi với hai người bột một tí, đất từ người cu Đất đã gây bẩn hết quần áo của họ. Nghe chàng kị sĩ phàn nàn, cu Chắt bèn bỏ riêng hai người bột vào trong lọ thủy tinh.

Chú bé Đất nhớ quê, tìm ra cánh đồng, gặp mưa, chú ngấm nước.

👉Câu 3 (trang 135 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung ?

Trả lời:

Chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung là vì chú muốn được xông pha, làm được nhiều việc có ích.

👉Câu 4 (trang 135 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì ?

Trả lời:

Chi tiết: “nung trong lửa” tượng trưng cho việc được tôi luyện trong gian nan thử thách, con người mới cứng cỏi, mạnh mẽ và trở nên hữu ích được. Nội dung: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh để làm được nhiều việc có ích nên đã dám nung mình trong lửa đỏ.

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🔻 Thợ Rèn 🔻 Nội Dung Chính Tả, Soạn Bài, Giáo Án

Giáo Án Chú Đất Nung Lớp 4

Chia sẻ cho các bạn nội dung giáo án Chú đất nung lớp 4.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

– Hiểu ND: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, cứu sống được người khác (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK).

2. Kĩ năng

– Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt được lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung).

3. Thái độ

– GD HS tính kiên trì trong học tập và rèn luyện

4. Góp phần phát triển các năng lực

– NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*KNS:Xác định giá trị.Tự nhận thức về bản thân/ Thể hiện sự tự tin

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

– GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 139/SGK (phóng to) 

       + Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc

– HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật

– Phương pháp: Quan sát, hỏi – đáp, đóng vai.

– Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)

+ Hs đọc bài “ Chú Đất Nung”

+ Tại sao chú bé Đất quyết định thành chú Đất Nung? 

– GV dẫn vào bài mới

– 1 HS đọc

+ Vì chú muốn xông pha, làm được nhiều việc có ích. 
2. Luyện đọc: (8-10p)

* Mục tiêu: Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt được lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung).

Cách tiến hành:
– Gọi 1 HS đọc bài (M3)

– GV lưu ý giọng đọc: đọc chậm rãi ở câu đầu, giọng hồi hộp, căng thẳng khi tả nỗi nguy hiểm mà nàng công chúa và chàng kị sĩ phải trải qua. Lời chàng kị sĩ và nàng công chúa lo lắng, căng thẳng, khi gặp nạn ngạc nhiên, khâm phục khi gặp lại Đất Nung: Lời Đất Nung, thẳng thắn, chân thành, bộc tuệch.

– GV chốt vị trí các đoạn








– Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 

– Yêu cầu đặt câu để hiểu rõ thêm nghĩa của từ hoảng hốt
– 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

– Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn






– Bài chia làm 3 đoạn.

+ Đoạn 1: Hai người bột … tìm công chúa.
+ Đoạn 2: Gặp công chúa… chạy trốn.
+ Đoạn 3: Chiếc thuyền …đến se lại bột.
+ Đoạn 4: Hai người bột đến hết

– Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (buồn tênh, nắp lọ, con ngòi, nước xoáy, cộc tuếch,…)

– Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4) → Cá nhân (M1) → Lớp

– Giải nghĩa từ khó: (đọc phần chú giải)

– HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển

– Các nhóm báo cáo kết quả đọc-  1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)

* Mục tiêu: Chú bé Đất dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, cứu sống được người khác

* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
– Gọi HS đọc 4 câu hỏi cuối bài.


+ Kể lại tai nạn của hai người bột.






+ Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn?
+ Vì sao chú Đất Nung có thể nhảy xuống nước cứu hai người bột?

+ Theo em, câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì?



– HS đặt tên khác cho truyện. 




– Hãy nêu ý nghĩa câu chuyện


* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài. 
– 1 HS đọc

– HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi

– TBHT điều hành hoạt động báo cáo:

+ Hai người bột sống trong lọ thủy tinh rất buồn chán. Lão chuột già cạy nắp tha nàng công chúa vào cống, chàng kị sĩ phi ngựa  đi tìm nàng và bị chuột lừa vào cống. Hai người cùng gặp lại nhau và cùng chạy trốn. Chẳng may họ bị lật thuyền, cả hai bị ngâm nước nhũn cả chân tay. 

+ Khi thấy hai người bột  gặp nạn, chú liền nhảy xuống,vớt họ lên  bờ phơi nắng. 

+ Vì Đất Nung đã được nung trong lửa, chịu được nắng mưa nên không sợ bị nước, không sợ bị nhũn chân tay khi gặp nước  như hai người bột. 

+ Câu nói của Đất Nung ngắn gọn, thông cảm cho hai người bột chỉ sống trong lọ thủy tin, không chịu được thử thách /Câu nói đó khuyên mọi người đừng quen cuộc  sống sung sướng  mà không chịu rèn luyện mình/… 

– Tiếp nối nhau đặt tên. 

Ø Tốt gỗ hơn tốt nước sơn 
Ø  Lửa thử vàng, gian nan thử sức 
Ø Đất Nung dũng cảm. 
Ø Hãy rèn luyện để trở thành người có ích. 

Ý nghĩaTruyện ca ngợi chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đỏ đã trở thành người hữu ích, chịu được nắng mưa, cứu sống hai người bột yếu đuối

– HS ghi lại ý nghĩa của bài vào vở.
3. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p)

* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài, phân biệt lời các nhân vật

* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, nêu giọng đọc các nhân vật

– Yêu cầu đọc phân vai cả bài


– GV nhận xét chung

4. Hoạt động ứng dụng (1 phút)

– Em học được điều gì từ chú Đất Nung?

– Liên hệ, giáo dục ý chí rèn luyện qua gian khó

5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
– 1 HS nêu lại

– 1 HS đọc toàn bài

– Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai

– Thi đọc phân vai trước lớp

– Lớp nhận xét, bình chọn.

+ Muốn trở thành người có ích phải biết rèn luyện, không sợ gian khổ, khó khăn… 

– Kể lại toàn bộ câu chuyện Chú Đất Nung

Xem thêm về bài 🌻 Thưa Chuyện Với Mẹ 🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

2 Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Chú Đất Nung Hay Nhất

Ngay sau đây là 2 mẫu kể lại câu chuyện Chú đất nung hay nhất.

Kể Lại Câu Chuyện Chú Đất Nung Nổi Bật – Mẫu 1

Tôi chứng kiến cảnh hai người bột ở mãi trong lọ thuỷ tinh nên cũng buồn. Bỗng một đêm, có con chuột già cạy nắp lọ, tha nàng công chúa và cái lầu đi mất. Chàng kị sĩ thương công chúa nên thúc ngựa vọt ra, chạy theo đến miệng cống. Lúc ấy, chuột già đã phục sẵn.

Nó bảo chàng để ngựa lại, xuống thuyền vào cống tìm công chúa. Gặp công chúa trong cái hang tối, chàng kị sĩ hỏi: “Kẻ nào đã bắt nàng tới đây?”. Công chúa liền trả lời: “Lão Chuột”. Chàng kị sĩ vội hỏi: “Lầu son của nàng đâu ?”. Vẻ mặt buồn rầu, nàng công chúa đáp: “Lão Chuột ăn mất rồi!”.

Chàng kị sĩ hoảng hốt, biết mình bị ổng hại lừa, vội dìu công chúa chạy trốn. Chiếc thuyền mảnh trôi qua cống ra tới con ngòi. Gặp nước xoáy, thuyền lật, cả hai bị ngấm nước, nhũn cả chân tay.

Tình cờ lúc ấy, tôi đi ngang qua. Thấy hai người bột bị nạn, tôi liền nhảy xuống, vớt lên bờ rồi phơi nắng cho se lại.

Hai người bột tỉnh dần, nhận ra bạn cũ thì lạ quá, kêu lên: “ôi, chính anh đã cứu chúng tôi đấy ư? Sao trông anh khác thế?”. Tôi hãnh diện trả lời: “Có gì đâu, tại tớ đã được nung trong lửa. Bây giờ, tớ có thể phơi nắng, phơi mưa hàng đời người ấy chứ!”.

Nàng công chúa phục quá, thì thào với chàng kị sĩ: “Còn chúng mình thì vừa mới chìm xuống nước đã nhũn cả ra!”. Tôi đánh một câu cộc tuếch: “Vì các đằng ấy ở trong lọ thuỷ tinh mà!”.

Kể Lại Câu Chuyện Chú Đất Nung Chọn Lọc – Mẫu 2

Tết Trung thu, tôi được mẹ tặng cho một món quà. Đó là chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi trên lưng con ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng ngồi trong mái lầu son. Tôi còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất sét nặn lúc đi chăn trâu chiều hôm kia.

Tôi cất đồ chơi vào cái nắp tráp hỏng. Hai người bột và chú bé Đất làm quen với nhau. Sáng hôm sau, chàng kị sĩ phàn nàn với nàng công chúa:

–  Cu Đất thật đoảng! Mới ở chung với nó có một đêm mà chúng mình đã bẩn hết cả quần áo đẹp.

Thấy vậy, tôi bèn bỏ hai người bột vào lọ thuỷ tinh.

Còn một mình, chú bé Đất nhớ quê, tìm đường ra cánh đồng. Mới đến chái bếp thì trời đổ mưa, chú ngấm nước, rét quá. Chú bèn vào bếp, cởi đống rấm ra sưởi. Ban đầu, chú thấy ấm áp và khoan khoái lắm. Lúc sau, nóng rát cả chân tay, chú vội vàng lùi ra xa.

Ông Hòn Rấm cười bảo:

–  Sao chú mày nhát thế ? Đất có thể nung trong lửa kia mà!

Chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại:

–  Nung ấy ạ ? Nghĩa là ngồi vào giữa đống lửa hả ông ?

–  Chử sao ? Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích.

Nghe vậy, chú bé Đất không thấy sợ nữa. Chú vui vẻ bảo:

–  Nào, nung thì nung!

Từ đấy, chú bé Đất thành chú Đất Nung cứng cáp, khoẻ mạnh và can đảm.

Viết một bình luận