Vua Tàu Thủy Bạch Thái Bưởi [Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài + Kể Chuyện]

Vua Tàu Thủy Bạch Thái Bưởi ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Kể Chuyện ✅ Gửi Đến Bạn Ý Nghĩa, Bố Cục, Giáo Án, Cách Soạn Bài.

Nội Dung Câu Chuyện Vua Tàu Thủy Bạch Thái Bưởi Lớp 4

Nội dung câu chuyện Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi sẽ giới thiệu đến các em học sinh chân dung một bậc anh hùng kinh tế với sự cố gắng, ham học hỏi và luôn tự hào về dân tộc của mình.

“Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi

Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Thấy em khôi ngô, nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học.

Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn. Chẳng bao lâu, anh đứng ra kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ,… Có lúc mất trắng tay, anh vẫn không nản chí. 

Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thủy vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc. Ông cho  người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu. Khi bổ ống, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti của Bạch Thái Bưởi có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị,…

Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế” như đánh giá của người cùng thời.

(Theo TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM)

Xem thêm ❤️️Bàn Chân Kì Diệu Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài, Văn Mẫu

Giới Thiệu Câu Chuyện Vua Tàu Thủy Bạch Thái Bưởi

Đừng quên xem thêm phần giới thiệu câu chuyện Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi dưới đây nhé!

  • Bài đọc “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi được in trong SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 trang 115
  • Nội dung bài đọc: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một đứa trẻ mồ côi có ý chí nghị lực và sự thông minh đã thành công trên thương trường thành một “bậc anh hùng kinh tế”.

Bố Cục Vua Tàu Thủy Bạch Thái Bưởi

Bố cục Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi có thể chia thành 4 đoạn:

  • Đoạn 1: Bởi mồ côi cha từ nhỏ……….làm con nuôi và cho ăn học: Giới thiệu cậu bé họ Bạch.
  • Đoạn 2: Năm 21 tuổi ……………… anh vẫn không nản chí: Giới thiệu các nghề mà Bạch Thái Bưởi đã từng làm.
  • Đoạn 3: Bạch Thái Bưởi mở công ty…….. Trưng Trắc, Trưng Nhị: Các cuộc cạnh tranh trong kinh doanh của Bạch Thái Bưởi với các công ti khác.
  • Đoạn 4: Chỉ trong mười năm………… đánh giá của con người.: Thành công của Bạch Thái Bưởi.

Đọc thêm bài 💚 Ông Trạng Thả Diều 💚 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Hướng Dẫn Tập Đọc Vua Tàu Thủy Bạch Thái Bưởi

Tham khảo ngay phần hướng dẫn tập đọc Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi sau đây nhé!

  • Đọc cả bài với giọng tự hào, ca ngợi ỷ chí vươn lên của Bạch Thái Bưởi.
  • Đọc đúng các từ: tàu thủy quẩy gánh hàng rong, hãng buôn, nản chí, diễn thuyết, sửa chữa, thịnh vượng,...

Giải thích các từ:

  • Hiệu cầm đồ: cửa hàng nhận đồ của người đang túng bấn đem gửi để vay tiền
  • Trắng tay: mất sạch tiền của.
  • Độc chiếm: chiến giữ một mình, không chia sẻ cho ai
  • Diễn thuyết: nói trước công chúng, nhằm tuyên truyền
  • Thịnh vượng: đang phát triển mạnh, giàu có lên.

Ý Nghĩa Bài Vua Tàu Thủy Bạch Thái Bưởi

Ý nghĩa bài đọc Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi: Qua hình tượng nhân vật Bạch Thái Bưởi, bài đọc không chỉ cung cấp thông tin về một nhân vật lịch sử có tài, mà còn đưa đến cho các học sinh một tấm gương về sự kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ để học tập và noi theo.

Chia sẻ thêm bài đọc 💌  Điều Ước Của Vua Mi-Đát 💌 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Đọc Hiểu Tác Phẩm Vua Tàu Thủy Bạch Thái Bưởi

Hướng dẫn cách đọc hiểu tác phẩm Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi chi tiết nhất.

👉Câu 1: Ý nghĩa của bài văn  ” Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi?

lẫy lừng, ý chí, nghị lực, kinh doanh

Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nghèo khó nhờ giàu_______và_______vươn lên đã trở thành một nhà________tên tuổi______.

Đáp án đúng: Các từ cần điền vào chỗ trống là: nghị lực, ý chí, kinh doanh, lẫy lừng

👉Câu 2: Nhân vật được nhắc đến trong bài học tên thật là gì?

A. Vua Tàu Thủy

B. Trần Đại Nghĩa

C. Nguyễn Ngọc Ký

D. Bạch Thái Bưởi

Đáp án đúng: D

👉Câu 3: Bạch Thái Bưởi có xuất thân như thế nào?

A. Mồ côi cha từ nhỏ.

B. Thuở nhỏ, Bạch Thái Bưởi đã được gia đình hướng nghiệp, học hành về kinh doanh đàng hoàng.

C. Thuở nhỏ theo mẹ quẩy gánh hàng rong.

D. Thấy Bưởi khôi ngô, nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học.

E. Thuở nhỏ, Bạch Thái Bưởi được một người quen giới thiệu xuống làm ăn tại một xưởng tàu.

Đáp án: A, C, D

👉Câu 4: Trước khi mở công ti vận tải đường thủy, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?

1. Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn.

2. Ngày từ hồi còn đi học, Bạch Thái Bưởi đã cùng bạn bè góp vốn mở công ti chuyên đồ điện gia dụng.

3. Sau đó đứng ra kinh doanh độc lập, qua các nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ,…

4. Có một tấm bằng loại ưu ở một trường ngoại, Bạch Thái Bưởi trở về nước đầu quân cho một công ti về may mặc.

Đáp án: Chọn ý 1 và 3

👉Câu 5: Chi tiết nào cho thấy Bạch Thái Bưởi là một người rất có chí, không ngại thất bại?

A. Từng mở công ti với bạn bè, bị họ lừa đến trắng tay, công ti phát sản nhưng Bưởi không nản lòng.

B. Có lúc mất trắng tay, nhưng Bưởi không nản chí.

C. Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thủy vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc.

D. Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn.

Đáp án đúng: B

👉Câu 6: Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thủy trong thời điểm nào?

A. Người dân không còn muốn đi tàu của người Hoa, muốn tìm tàu của người trong nước để đi nhưng việc tìm kiếm lại quá khó khăn.

B. Những con tàu của người Hoa đang độc chiếm các đường sông miền Bắc.

C. Người dân đang hoang mang, lo lắng, không ai dám sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy vì mức độ rủi ro quá cao.

D. Các công ti vận tải đường thủy trong nước đang vô cùng phát triển và có được những thị trường của riêng mình

Đáp án đúng: B

👉Câu 7: Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào? Nối các ý với nhau

Ông cho người đến các bến tàu để“Người ta thì đi tàu ta”
Trên mỗi chiếc tàu, ông cho dán dòng chữNgười Pháp, người Hoa
Treo ống để những người đồng tìnhThuê kĩ sư giỏi trông nom
Mua lại tàu củaBỏ tiền ủng hộ
Mua xưởng sửa chữa tàuDiễn thuyết

Đáp án đúng: 1 – e, 2 – a, 3 – d, 4 – b, 5 – c

👉Câu 8: Con hiểu như thế nào là “một bậc anh hùng kinh tế”?

A. Là người lập nên những thành tích phi thường trong kinh doanh.

B. Là một bậc anh hùng trong thiên hạ đầu đội trời chân đạp đất.

C. Là người đạt được Danh hiệu  Anh hùng Kinh tế do nhà nước trao tặng.

D. Là một người khảng khái, có khí chất giống như các anh hùng thời xưa.

Đáp án đúng: A

👉Câu 9: Theo con, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?

A. Nhờ ý chí vươn lên, thất bại không ngã lòng.

B. Biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc để khách đi tàu Việt Nam ủng hộ.

C. Biết tổ chức công việc kinh doanh.

D. Hoàn toàn dựa vào việc có nhiều tiền và may mắn.

Đáp án: A, B, C

👉Câu 10: Con hãy nối ý ở cột bên trái với ý ở cột bên phải để được những kết hợp:

Cho người tới các bến tàutreo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì bỏ ống cho chủ tàu
Trên tàu dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” vàcủa các chủ tàu người Hoa, người Pháp
Mua lại tàuđể diễn thuyết
Mua xưởng sửa chữa tàuThuê kĩ sư giỏi trông nom

Soạn Bài Vua Tàu Thủy Bạch Thái Bưởi Lớp 4

Các em học sinh có thể tham khảo cách soạn bài Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi lớp 4 dưới đây.

👉Câu 1 trang 116 Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Trước khi chạy tàu thủy Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?

Đáp án:

Trước khi chạy tàu thủy, Bạch Thái Bưởi đã phải lăn lộn với cuộc sống và trải qua nhiều nghề. Mồ côi cha từ nhỏ, quẩy gánh hàng rong theo mẹ, làm con nuôi nhà họ Bạch; năm 21 tuổi làm thư kí cho hiệu buôn, sau đó kinh doanh, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ…

👉Câu 2 trang 116 Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào?

Đáp án:

Để cạnh tranh và thắng được các chủ tàu người nước ngoài, Bạch Thái Bưởi đã tiến hành làm nhiều công việc bằng chính tài năng và trí tuệ của mình: Cho người đến các bến tàu để diễn thuyết, kêu gọi hành khách với khẩu hiệu: “Người ta phải đi tàu ta” khơi dậy lòng tự hào dân tọc của người Việt. Chính nhờ vậy mà khách hàng đến với ông ngày một đông và cuối cùng nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán tàu cho ông. Từ đó, ông mở rộng nghề kinh doanh của mình, mua xưởng sữa chữa tàu thuê kĩ sư trông nom,…

👉Câu 3 trang 116 Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Em hiểu thế nào là “Một bậc anh hùng kinh tế”?

Đáp án: Bậc anh hùng kinh tế là bậc anh hùng lao động ngành kinh doanh – một nhà kinh doanh giỏi trên thương trường.

👉Câu 4 trang 116 Tiếng Việt lớp 4 tập 1: Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công

Đáp án: Bạch Thái Bưởi thành công trước hết là ở nghị lực, ý chí kiên cường sự kiên trì nhẫn nại trong công việc sau đó là bằng tài năng và nghệ thuật kinh doanh biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc để hành khách người Việt ủng hộ người Việt, giúp kinh tế Việt phát triển. Đó chính là những nguyên nhân đưa Bạch Thái Bưởi đến thành công.

Đón đọc thêm 🔻 Thợ Rèn 🔻 Nội Dung Chính Tả, Soạn Bài, Giáo Án

Giáo Án Vua Tàu Thủy Bạch Thái Bưởi Lớp 4

Hy vọng các thông tin mà Thohay.vn chia sẻ dưới đây sẽ giúp các giáo viên dễ dàng hơn trong việc soạn giáo án Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi lớp 4.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

– HS hiểu được ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK).

2. Kĩ năng

– Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

3. Thái độ

– GD HS tinh thần vượt khó trong học tập và cuộc sống.

4. Góp phần phát triển năng lực

– Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

– GV:

  • Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 115, SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
  • Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

– HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật

– Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

– Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Khởi động:(5p)
– Đọc lại bài Có chí thì nên và nêu ý nghĩa của một số câu tục ngữ.
– GV nhận xét, dẫn vào bài
– 2 HS thực hiện
2. Luyện đọc:(8-10p)
* Mục tiêu: Đọc với giọng trôi chảy, mạch lạc với giọng kể chậm rãi, phát âm đúng, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, hiểu nghĩa một số từ ngữ.
Cách tiến hành:
– Gọi 1 HS đọc bài (M3)
– GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng kể chuyện: chậm rãi, giọng kể chuyện ở đoạn, 2 thể hiện hoàn cảnh và ý chí của Bạch Thái Bưởi. Đoạn 3 đọc nhanh thể hiện Bạch Thái Bưởi cạnh tranh và chiến thắng các chủ tàu nước ngoài. Đoạn 4 đọc với giọng sảng khoái thể hiện sự thành đạt của Bạch Thái Bưởi.
*Nhấn giọng những từ ngữ: mồ côi, đủ mọi nghề, trắng tay, không nản chí, độc chiếm, thịnh vượng, ba mươi, bậc anh hùng, …
– GV chốt vị trí các đoạn:
– Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
– 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
– Lắng nghe
– Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
–  Bài được chia làm 4 đoạn
+ Đoạn 1: Bưởi mồ côi … đến ăn học.
+ Đoạn 2: Năm 21 tuổi …không nản chí.
+ Đoạn 3: Bạch Thái Bưởi … đến Trưng Nhị.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
– Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (quẩy, nản chí, diễn thuyết, mua xưởng, sửa chữa, kĩ sư, lịch sự,….)
– Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4) → Cá nhân (M1) → Lớp
– Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
– HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
– Các nhóm báo cáo kết quả đọc
–  1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: HS hiểu nội dung từng đoạn và nội dung cả bài.
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
– GV phát phiếu học tập cho các nhóm
+ Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
+ Trước khi mở công ti vận tải đường thuỷ Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
+ Những chi tiết nào chứng tỏ ông là một người có chí?
+ Bạch Thái Bưởi mở công ty vào thời điểm nào?
+ Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạnh tranh ngang sức với chủ tàu người nước ngoài?
+ Em hiểu thế nào là vị anh hùng kinh tế?(* HS M3+M4 trả lời)
+ Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
+ Bài văn ca ngợi ai?
– HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
+ Bạch Thái Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau khi được họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi học Bạch và cho ăn học. 
+ Năm 21 tuổi ông làm thư kí cho một hãng buôn, sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ, 
+ Chi tiết: Có lúc mất trắng tay nhưng Bưởi không nản chí. 
+ Bạch Thái Bưởi mở công ty vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông của miền Bắc. 
+ Bạch Thái Bưởi đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt: cho người đến các bến tàu để diễn thuyết kêu gọi khách hàng với khẩu hiệu “Người ta thì đi tàu ta”. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông, rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, kĩ sư giỏi trông nom. 
– VD:Là những người dành được những thắng lợi to lớn trong kinh doanh. 
 + Là những người đã chiến thắng trong thương trường.
 + Là người lập nên những thành tích phi thường trong kinh doanh. 
 + Là những người kinh doanh giỏi, mang lại lợi ích kinh tế cho quốc gia, dân tộc…
– Bạch Thái Bưởi thành công nhờ ý chí, nghị lực, có chí trong kinh doanh: biết khơi dậy lòng tự hào của khách người Việt Nam, ủng hộ chủ tàu VN;giúp kinh tế Việt Nam phát triển: Bạch Thái Bưởi là người có đầu óc, biết tổ chức công việc kinh doanh. 
Ý nghĩa: Bài văn ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một câu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực, có ý chí vươn lên để trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy. 
– HS ghi lại ý nghĩa của bài
4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn số 3 của bài
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp
–  Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
– Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 3
– GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
+ Em học được điều gì từ Bạch Thái Bưởi?
– Liên hệ giáo dục: ý chí nghị lưc vươn lên.
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
– HS nêu lại giọng đọc cả bài
– 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 – Nhóm trưởng điều hành:
+ Luyện đọc theo nhóm
+ Vài nhóm thi đọc trước lớp.
–  Bình chọn nhóm đọc hay.
– HS nêu
– Nêu các tấm gương nghị lực mà em biết trong cuộc sống hàng ngày.

5 Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Vua Tàu Thủy Hay Nhất

Sưu tầm 5 mẫu kể lại câu chuyện Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi hay nhất, xem ngay đừng bỏ lỡ.

Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Vua Tàu Thủy Hay – Mẫu 1

Xin chào các bạn, tôi là là một chủ tàu người Pháp sống cùng thời kỳ với ông Bạch Thái Bưởi – người Việt Nam. Tôi rất khâm phục ý chí và nghị lực của ông Bạch Thái Bưởi. Sau đây, tôi xin kể câu chuyện về ông.

Ông Bưởi mồ côi cha từ bé, nhà ông rất nghèo nên phải theo mẹ đi bán hàng rong. Người nhà họ Bạch ở Trung Quốc thấy ông khôi ngô, rồi nhận ông về làm con nuôi và cho ăn học. Đến năm ông 21 tuổi, ông làm thư ký cho một hãng buôn có danh tiếng. Rồi ông đã đứng ra kinh doanh tự lập, buôn đủ mọi thứ: buôn gỗ, ngô, mở hiệu cầm đồ…

Có lúc sạt nghiệp, ông Bưởi vẫn không nản chí. Ông mở công ty vận tải đường thuỷ vào đúng lúc con tàu của người Hoa và người Pháp chúng tôi đã độc chiếm những đường sông miền Bắc. Rồi ông Bưởi cho người đến những bến tàu để diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ “Người ta thì đi thuyền ta” và treo một cái ống để vị khách nào đông tình với ông thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho ông.

Khi cho bỏ ống, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của ông rất là đông. Nhiều chủ tàu người Pháp và người Hoa phải bán tàu lại cho ông. Rồi ông Bưởi mua xưởng chữa tàu, thuê kỹ sư giỏi trông nom. Lúc rất thịnh vượng, công ty của ông Bưởi có 30 cái tàu lớn nhỏ mang nhiều cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc… Chỉ trong mười năm, ông đã trở thành “bậc anh hùng kinh tế” như những đánh giá của những người cùng thời chúng tôi.

Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Vua Tàu Thủy Chọn Lọc – Mẫu 2

Dạo ấy tình hình kinh tế đang phát triển. Đối với người Hoa chúng tôi, đây là cơ hội tốt để buôn bán, làm ăn trên thương trường. Tôi, một chủ tàu người Hoa cùng các đồng nghiệp đã làm ăn rất phát triển cho đến khi có một người tên là Bạch Thái Bưởi xuất hiện. Chuyện như sau:

Tôi biết Bưởi là một cậu bé mồ côi cha từ nhỏ. Cuộc sống của cậu rất khổ, phải theo mẹ bán hàng rong. Một hôm, có nhà họ Bạch đến mua hàng của mẹ con họ. Thấy Bưởi khôi ngô, lại qua nhiều lần để ý, nhà họ Bạch đã biết tính nết của cậu. Họ biết nếu nhận Bưởi về làm con, sẽ có ngày nở mày nở mặt. Họ nhận Bưởi về làm con nuôi và cho ăn học.

Khi tròn 21 tuổi, Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn và học được rất nhiều thủ thuật từ họ. Được vài năm, anh đứng kinh doanh độc lập và trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, ngô, lập nhà in,… Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thuỷ vào lúc những con tàu của chúng tôi đang độc chiếm các đường sông đất Bắc.

Ban đầu, chúng tôi cười cậu, sức bao nhiêu mà dám chọi với chúng tôi! Nhưng Bưởi đã chứng minh ngược lại. Cậu cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu, cậu dán dòng chữ “người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ống bên cạnh để khách nào đồng tình thì bỏ ống tiếp sức cho cậu. Bạch Thái Bưởi đã khôn khéo đánh vào niềm tự hào dân tộc. Khơi dậy lòng yêu nước của người Việt.

Chẳng bao lâu, công ty của cậu đã rất thành đạt, ngày càng nhiều khách đi tàu của cậu. Nhiều người trong số chúng tôi đã phải bán lại tàu cho cậu. Công ti của Bưởi có hơn ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử, xưởng sửa chữa tàu, kĩ sư giỏi.

Dù rất ấm ức vì bị thua Bưởi trên thương trường. nhưng tôi cũng rất khâm phục cậu bởi ý chí, nghị lực, quyết tâm. Cậu thật xứng đáng với danh hiệu: “một bậc anh hùng kinh tế” như mọi người đương thời khen tặng.

Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Vua Tàu Thủy Tiêu Biểu – Mẫu 3

Tôi là một chủ tàu người Pháp, đã từng phải bán tàu cho Bạch Thái Bưởi. Mặc dù tôi rất buồn vì bị thua lỗ nhưng dẫu sao tôi cũng phải kính phục Bạch Thái Bưởi vì ông đã cho tôi bài học quý giá trong kinh doanh.

Tôi nghe mọi người kể rằng Bạch Thái Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ gánh hàng rong kiếm sống qua ngày. Vì ngoan ngoãn, chăm chỉ lại khôi ngô, tuấn tú nên ông được nhà họ Bạch nhận về làm con nuôi và cho ăn học. Ông làm thư kí cho một hãng buôn vào năm 21 tuổi. Sau đó ông phải trải qua đủ nghề: buôn gỗ, buôn ngô, lập nhà in, khai thác mỏ,… Nhiều lúc việc buôn bán thua lỗ đến trắng tay nhưng ông vẫn không nản chí.

Giữa lúc người Hoa độc chiếm các đường sông miền Bắc, Bạch Thái Bưởi đã quyết định lập công ty vận tải đường thuỷ. Lúc đầu mọi người ai cũng coi thường. Nhưng ông đã có nhiều cách phát huy thế mạnh của mình. Đó là những thế mạnh mà chúng tôi không có: cho người đi diễn thuyết, dán biểu ngữ “người ta thì đi tàu ta” ở khắp các bến sông, treo ống quyên góp để tiếp sức cho các chủ tàu…

Khách đi tàu của ông ngày một đông. Vì thế, nhiều chủ tàu người Pháp người Hoa đành phải bán lại tàu cho Bạch Thái Bưởi, cả xưởng sửa chữa tàu cũng về tay ông. Ông thuê các kĩ sư giỏi người Việt trông nom công xưởng… Ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ của ông mang những cái tên lịch sử như: Lạc Long, Hồng Bàng, Trưng Trắc, Trưng Nhị,… tung hoành khắp các con sông miền Bắc.

Câu chuyện về “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi là như thế. Từ một cậu bé nghèo khổ, sau mười năm gian khổ lập nghiệp, ông đã trở thành anh hùng trên mặt trận kinh tế. Nghị lực phấn đấu, lòng yêu nước và tài năng kinh doanh của ông đã đưa ông tới thành công. Đó là những điều mà tôi vô cùng kính phục ông.

Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Vua Tàu Thủy Ấn Tượng – Mẫu 4

Tôi là một chủ tàu người Hoa, làm việc tại đất Việt. Những năm trước đây, ngành đường thủy của Việt Nam còn kém phát triển nên người Hoa chúng tôi làm chủ cả một vùng sông nước ở Bắc Bộ.

Sang những năm gần đây, công việc của chúng tôi ngày càng khó khăn bởi ngành tàu thủy mới nổi lên một cái tên lạ hoắc: Bạch Thái Bưởi. Anh ta mới mở một công ty vận tải đường thủy. Là một người có học thức và rất yêu nước nên anh ta không ưa gì những chủ tàu người Hoa như chúng tôi. Anh ta cho người đến các tàu để diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu của mình anh ta cho dán các dòng chữ: Người ta thì đi tàu ta và treo một cái ống để khách nào đồng ý với tôi thì vui lòng bỏ ống để ủng hộ.

Nhờ việc đánh trúng vào lòng yêu nước của nhân dân Nam quốc nên anh ta thu được nhiều tiền đồng, vô số tiền xu và tiền hào. Bởi có sự giúp đỡ đó nên công ty của anh ta làm ăn rất phát đạt, khách đi tàu rất đông. Nhanh chóng, anh ta thu mua hết của chúng tôi thuyền bè và cả xưởng sửa chữa tàu. Người Pháp cũng không đấu lại anh ta.

Giờ đây, ba mươi chiếc tàu mang tên Lạc Long, Hồng Bàng, Trưng Trắc, Trưng Nhị… của anh ta tung hoành khắp các con sông ở miền Bắc. Tuy tôi không vui vì việc đó nhưng quả thật tôi rất nể phục anh ta. Nghe nói Bạch Thái Bưởi mồ côi cha từ nhỏ nên phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong kiếm sống qua ngày.Cuộc sống tuy vất vả nhưng mẹ con họ thương yêu nhau vô cùng.

Giờ đây, từ một cậu bé nghèo, sau mười năm vất vả cố gắng lập nghiệp, Bạch Thái Bưởi đã trở thành một người thành đạt và được nhân dân quý mến vì lòng yêu nước của mình. Anh còn được mọi người xưng tụng là “một bậc anh hùng kinh tế”.

Mẫu Kể Lại Câu Chuyện Vua Tàu Thủy Đặc Sắc – Mẫu 5

Tôi là một chủ tàu người Pháp đang sinh sống, làm ăn ở vùng ven biển Việt Nam. Bao năm trôi nổi trên biển khơi, tôi đã chứng kiến sự thành đạt của Bạch Thái Bưởi – người được mệnh danh là “Vua tàu thủy”. Mệnh danh này ông ấy có được là nhờ quá trình nỗ lực và cố gắng không ngừng.

Ông Bưởi sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Ông mồ côi cha từ nhỏ và ngày ngày phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong trên khắp các nẻo đường. Thấy Bưởi khôi ngô, nhà tư sản họ Bạch nhận làm con nuôi, đặt tên là Bạch Thái Bưởi và cho ăn học thành tài.

Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn. Chẳng bao lâu, ông đứng ra kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ… và cố tìm ra hướng làm ăn mới.

Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ lấy tên là Bạch Thái Bưởi vào lúc những con tàu chở khách của người Hoa đã độc chiếm các tuyến đường sông miền Bắc. Ông cho người đến tận các bến tàu diễn thuyết, hô hào.

Trên mỗi chiếc tàu, ông cho dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ tiền vào ống, tiếp sức cho chủ tàu. Khi đổ ống ra, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho Bạch Thái Bưởi. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti ông có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị,…

Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Bưởi đã có trong tay một sản nghiệp đồ sộ, được mọi người yêu mến, trân trọng. Những người chủ tàu nước ngoài như chúng tôi ai ai cũng kính nể tài năng của Thái Bưởi và tôn ông làm “Bậc anh hùng kinh tế – Vua tàu thuỷ”.

Đừng nên bỏ qua 🌻Thưa Chuyện Với Mẹ 🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Viết một bình luận