Có Chí Thì Nên Lớp 4 [Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài + Chứng Minh]

Có Chí Thì Nên Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Chứng Minh ✅ Chia Sẻ Bạn Đọc Về Ý Nghĩa, Những Tấm Gương, Giáo Án.

Nội Dung Tập Đọc Có Chí Thì Nên Lớp 4

Bài đọc Có chí thì nên được tìm hiểu trong SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 108, 109. Sau đây là nội dung tập đọc Có chí thì nên lớp 4.

Có chí thì nên

1. Có công mài sắt, có ngày nên kim

2. Ai ơi đã quyết thì thành
Đã đan thì lận tròn vành mới thôi!

3. Thua keo này, bày keo khác

4. Người có chí thì nên
Nhà có nền thì vững

5. Hãy lo bền chí câu cua
Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!

6. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

7. Thất bại là mẹ thành công

TỤC NGỮ

Chú thích:

  • Nên: thành công
  • Hành: làm
  • Lận: dùng bàn chân và tay nắn, uốn tấm mê (đan bằng tre, nứa) vào vành cạp để tạo thành hình nong, nia, rổ, rá
  • Keo: một lần đấu sức
  • Cả: lớn
  • Rã: buông lơi

Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🌼 Bàn Chân Kì Diệu 🌼 Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài, Văn Mẫu

Bố Cục Bài Có Chí Thì Nên

Bố cục bài Có chí thì nên được chia làm 7 phần. Mỗi phần là 1 câu ca dao/tục ngữ nói về “có chí thì nên”.

  • Phần 1: Câu 1
  • Phần 2: Câu 2
  • Phần 3: Câu 3
  • Phần 4: Câu 4
  • Phần 5: Câu 5
  • Phần 6: Câu 6
  • Phần 7: Câu 7

Hướng Dẫn Tập Đọc Có Chí Thì Nên

Xem thêm hướng dẫn tập đọc Có chí thì nên.

  • Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: hãy lo bền chí, đã đan, sóng cả, rã,…
  • Đọc trôi chảy rõ ràng, rành mạch từng câu tục ngữ.
  • Đọc các câu tục ngữ thể hiện giọng khuyên có tình có lí

Tìm hiểu thêm tác phẩm 💚 Ông Trạng Thả Diều 💚 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Ý Nghĩa Bài Có Chí Thì Nên

Ý nghĩa bài Có chí thì nên như sau:

  • Bài đọc là tập hợp những câu tục ngữ nói về việc con người có ý chí, có quyết tâm thì làm việc gì cũng thành công.
  • Hiểu được lời khuyên của câu tục ngữ để phân loại thành ba nhóm: khẳng định có ý chí thì nhất định thành công, khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn, khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn.

Những Tấm Gương Có Chí Thì Nên

Sau đây là những tấm gương Có chí thì nên.

1. Nguyễn Ngọc Ký

Nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí là một tấm gương sáng trong lòng mọi người. Từ năm lên 4 nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí không được như bao người, ông bị liệt hai tay và không được đi học. Nhưng điều đó không ngăn cản ông, với nghị lực của bản thân ông đã dùng đôi chân của mình để học.

Bao nhiêu lần đau đớn vì bị chuột rút nhưng ông không nản chí. Để đến bây giờ ông đã là một nhà giáo ưu tú, là một tấm gương sáng cho mọi người noi theo.

2. Nguyễn Sơn Lâm – chinh phục Phan xi păng bằng nạng gỗ

Là một trong những nạn nhân bất hạnh vô tình nhận lấy sự ảnh hưởng của chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam. Nguyễn Sơn Lâm sinh ra đã không được bình thường, vì dị tật ở hệ xương. Chân tay mềm yếu, với bộ khung ‘’xương thủy tinh’’ anh không thể cao lớn,hoạt động sinh hoạt bình thường như bạn bè cùng trang lứa.

Từ đó sinh ra mặc cảm, tự ti và muốn buông bỏ số phận. Việc đến trường của Lâm cũng không còn nữa. Trong những tháng ngày sống với những nỗi buồn mặc cảm ở nhà. Thương con không được như bạn bè, mẹ của anh đã sưu tầm sách báo, những câu chuyện nói về tấm gương vượt khó vươn lên để kể cho anh nghe. Hiểu được tấm lòng và sự động viên của Mẹ. Hết lớp 12 Lâm đã thi đỗ 2 trường Đại Học.

Hiện nay, anh là Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty CP Đào tạo Tỏa sáng đồng thời là một diễn giả chuyên nghiệp. Không chỉ vậy, là một người niềm đam mê ngoại ngữ, anh có thể nói thành thạo 3 thứ tiếng Anh, Nhật, Pháp. Đặc biệt, với cơ thể chưa đầy 27kg và cao khoảng 90cm, vào tháng 10/2011, anh là người đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Phan xi păng – nóc nhà Đông Dương bằng nạng gỗ.

3. Nguyễn Thị Kim Anh nghị lực vượt khó trong học hành

Nguyễn Thị Kim Anh quê ở xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, bởi em đã mồ côi mẹ từ khi mới 10 tuổi, bố em lại bị câm, điếc bẩm sinh, không có khả năng lao động. Là chị cả của 2 em nhỏ, Kim Anh luôn phải tự làm tất cả mọi việc trong gia đình và chăm sóc các em.

Đi học về là em lại dành hết thời gian cho việc chăm sóc các em và lo nhà cửa, đồng ruộng. Còn phần thời gian ít ỏi vào buổi tối hoặc khuya em giành cho việc học để chuẩn bị bài ngày hôm sau.

Những nỗ lực của Kim Anh đã được đền đáp xứng đáng khi em đạt 27 điểm trong kì thi đại học năm nay và trở thành thủ khoa Đại học Ngoại thương Hà Nội. “Em muốn trở thành một nhà kinh tế để sau này khi ra trường sẽ tự mình tìm việc dễ hơn và đấy cũng là con đường thoát nghèo của gia đình”- Kim Anh tâm sự.

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 💌  Điều Ước Của Vua Mi-Đát 💌 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Soạn Bài Có Chí Thì Nên Lớp 4

Đừng bỏ qua gợi ý soạn bài Có chí thì nên lớp 4.

👉Câu 1 (trang 109 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Dựa vào nội dung của câu tục ngữ cếp chúng vào ba nhóm như sau

Trả lời:

a) Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định thành công.

– Có công mài sắt, có ngày nên kim.

– Người có chí thì nên.

– Nhà có nền thì vững.

b) Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn.

– Ai ơi đã quyết thì hành

Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.

– Hãy lo bền chí cầu cua.

Dù ai câu chạch câu rùa mặc ai.

c) Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn.

– Thua keo này ta bày keo khác.

– Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

– Thất bại là mẹ thành công.

👉Câu 2 (trang 109 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Cách diễn đạt của tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu. Chọn ý em cho là đúng nhất

Trả lời:

Chọn c: Ngắn gọn có vần điệu hình ảnh

👉Câu 3 (trang 109 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1) : Theo em học sinh phải rèn luyện ý chí gì? Lấy ví dụ về một học sinh không có ý chí

Trả lời:

Theo em học sinh phải rèn luyện ý chí vượt khó, kiên trì, siêng năng.

+ Ví dụ một học sinh không có ý chí.

– Viết chữ như gà bới không chịu khó luyện tập.

– Gặp bài toán khó, không chịu suy nghĩ nhờ anh ( chị, bố, mẹ) làm giúp.

– Bị điểm kém sinh ra chán nản v.v

Xem thêm về bài 🔻 Thợ Rèn 🔻 Nội Dung Chính Tả, Soạn Bài, Giáo Án

Giáo Án Có Chí Thì Nên Lớp 4

Có thể bạn sẽ cần nội dung giáo án Có chí thì nên lớp 4.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

– Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

– Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.

3. Thái độ

– GD HS có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn

4. Góp phần phát triển các năng lực

– NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

  * KNS: -Xác định giá trị

              -Tự nhận thức về bản thân

-Lắng nghe tích cực

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

– GV:  + Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 108 SGK (phóng to) 

– HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật

–  Phương pháp: Quan sát, hỏi – đáp, đóng vai.

– Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)

+ Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?

+ Nêu nội dung bài học– GV dẫn vào bài mới

+ Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu đến đấy, có trí nhớ lạ thường. . . . 

– HS đọc nội dung bài học. 
2. Luyện đọc: (8-10p)

* Mục tiêu: Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.

Cách tiến hành: 
–  Gọi 1 HS  đọc bài (M3)

– GV lưu ý giọng đọc: Các câu tục ngữ đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rại mang tính chất của một lời khuyên.

– Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 


– 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

– Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (đã quyết, hãy lo bền chí, câu chạch, câu rùa, sóng cả,…,…,…) 

– Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4) → Cá nhân (M1) → Lớp- Giải nghĩa từ khó: nên, hành, lận, keo, cả, rã (đọc phần chú giải)

– HS đọc nối tiếp  lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng

– Các nhóm báo cáo kết quả đọc

–  1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)

* Mục tiêu: Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp




 + Dựa vào nội dung các câu tục ngữ trên, hãy xếp chúng vào các nhóm?

Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định sẽ thành công
Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn
Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn. 




+ Cách diễn đạt các câu tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu? Chọn ý em cho là đúng?









+ Theo em, HS phải rèn luyện ý chí gì? Lấy ví dụ về biểu hiện một HS không có ý chí. 





– Nội dung của các câu tục ngữ?* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài. 
– GV ghi nội dung lên bảng
– 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài

– HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi

– TBHT điều hành hoạt động báo cáo:

Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định sẽ thành công

Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn

Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn.

1.Có công mài sắt có ngày nên kim….  
2. Ai ơi đã quyết  thì hành…
3. Thua keo này, bày keo …
4. Người có chí thì nên…
5.Hãy lo bền chí câu cua….
6. Chớ thấy sóng cả mà rã…
7. Thất bại là mẹ…

+ Ngắn gọn, ít chữ (chỉ bằng 1 câu)   

– Có công mài sắt có ngày nên kim. 

+ Có vần có nhịp cân đối cụ thể: 

– Ai ơi đã quyết  thì hành/Đã đan thì lận tròn vành mới thôi. !
– Thua keo này/ bày keo khác. 

+ Có hình ảnh. 

*Người kiên nhẫn mài sắt mà nên kim. 
*Người đan lát quyết  làm cho sản phẩm tròn vành. 
*Người kiên trì câu cua. 
*Người chèo thuyền không lơi tay chèo giữa sóng to gió lớn. 

+ HS phải rèn luyện ý chí vượt khó, cố gắng vươn lên trong học tập, cuộc sống, vượt qua những khó khăn gia đình, bản thân. 

– Những biểu hiện của HS không có ý chí: 

*Gặp một bài tập khó là bỏ luôn, không có gắng tìm cách giải. 

* Thích xem phim là đi xem không học bài. 

* Trời rét không muốn chui ra khỏi chăn để đi học. 

* Hơi bị bệnh là muốn nghỉ học ngay. 

* Bị điểm kém là chán học. 

* Gia đình có chuyện không may là ngại không muốn đi học. 

*Thấy trời nắng, muốn ở nhà, nói dối bị nhức đầu để trốn học.

Nội dungCác câu tục ngữ khuyên chúng ta: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn. 

– HS ghi lại nội dung bài
3. Luyện đọc diễn cảm: (8-10p)

* Mục tiêu: HS biết đọc diến cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài.

* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp
+ Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài



– GV nhận xét chung

4. Hoạt động ứng dụng (1 phút)

– Em học được điều gì qua các câu tục ngữ?

– Liên hệ, giáo dục ý chí vươn lên trong học tập và cuộc sống

5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
– 1 HS nêu lại

– Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc diễn cảm

– Thi đọc diễn cảm trước lớp

– Lớp nhận xét, bình chọn.

– HS liên hệ

– Sưu tầm các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao cùng chủ đề.

Xem bài viết đầy đủ 🌻 Thưa Chuyện Với Mẹ 🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

10 Bài Văn Mẫu Chứng Minh Có Chí Thì Nên Hay Nhất

Ngay sau đây là 10 bài văn mẫu chứng minh Có chí thì nên hay nhất được Thohay.vn tổng hợp.

Bài Văn Mẫu Chứng Minh Có Chí Thì Nên Chọn Lọc – Mẫu 1

Ý chí, nghị lực là một điều rất cần thiết trong cuộc sống hiện tại. Bởi vậy mà ông cha ta đã gửi gắm lời khuyên cho con người qua câu “Có chí thì nên”, tuy ngắn gọn mà rất sâu sắc.

Trong cuộc sống, nếu con người có ý chí, nghị lực sẽ vượt qua được mọi khó khăn, kiên trì với đam mê và ước mơ của bản thân để từ đó sẽ làm “nên” mọi việc – có nghĩa là đạt được thành công, mục tiêu đã đặt ra.
Câu tục ngữ là một lời khuyên vô cùng đúng đắn. Trong cuộc sống, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều tấm gương về ý chí, nghị lực.

Bác Hồ – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Khi còn là một chàng thanh niên mang trong mình lòng yêu nước, Người đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Bác đã bôn ba nhiều nơi, làm nhiều công việc. Dù khổ cực, khó khăn nhưng Bác vẫn kiên trì để cuối cùng đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí cũng là một tấm gương về lòng kiên trì, không ngại khó khăn. Mặc dù bị liệt đôi bàn tay và không thể nào cầm bút viết được nhưng thầy vẫn không từ bỏ. Thầy đã dùng đôi bàn chân của mình thay thế cho đôi tay học lấy những con chữ để khai sáng cho tâm hồn mình và cả cho những thế hệ sau. Thầy đã dạy cho chúng ta biết về ý chí, về lòng quyết tâm, nỗ lực hướng tới mục tiêu của mình.

Trong lĩnh vực thể thao, chúng ta không thể kể đến những cái tên như Nguyễn Công Phượng, Đỗ Duy Mạnh hay Nguyễn Quang Hải, Đoàn Văn Hậu… Họ đều là những chàng trai mang trong mình niềm đam mê với bóng đá.

Trải qua quá trình tập luyện vất vả, không ngại thử thách và luôn nỗ lực để vượt qua những giới hạn của bản thân. Họ đã trở thành những cầu thủ trụ cột của đội tuyển bóng đá quốc gia, cùng với đồng đội chiến đấu để đem lại vinh quang cho nền bóng đá nước nhà.

Ngược lại, vẫn còn rất nhiều người sống thiếu ý chí, thiếu nghị lực. Họ rất dễ nản chí, yếu đuối ngại công việc, sợ khó sợ khổ hay dễ ngả lòng và bi quan trước khó khăn. Những con người như vậy sẽ khó có thể đạt được thành công, mà sẽ chỉ mãi chìm đắm trong thất bại.

Như vậy, “Có chí thì nên” là một lời khuyên hoàn toàn đúng đắn, giá trị. Bài học được gửi gắm khiến cho mỗi người cần phải suy nghĩ về cách sống của bản thân.

Bài Văn Mẫu Chứng Minh Có Chí Thì Nên Đặc Sắc – Mẫu 2

Trên hành trình của cuộc sống, con người thường phải đối mặt với nhiều thử thách. Ông cha ta đã để lại câu “Có chí thì nên” để khuyên nhủ thế hệ sau bài học về ý chí, nghị lực.

Câu tục ngữ khẳng định rằng khi có ý chí, nghị lực và sự kiên trì sẽ gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ không làm được gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn.

Điều đó đã được chứng minh từ những tấm gương từ xưa đến nay. Mạc Đĩnh Chi, gia đình nghèo khó. Ban ngày còn phải làm kiếm sống chỉ tối đến mới có thời gian học tập. Không có tiền mua dầu thắp đèn, cậu bé họ Mạc phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng rồi soi lên trang sách mà đọc chữ.

Với ngọn đèn đom đóm ấy, cậu bé miệt mài học tập và đến khoa thi năm 1304 cậu đã thi đỗ trạng nguyên rồi trở thành một vị quan có tài năng lớn trong triều nhà Trần. Như vậy, đức kiên trì, chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở .

Hoặc trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến, nhất định thắng lợi.

Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đến cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của nhân dân ta trong những năm vừa qua, tất cả đều thử thách ý chí kiên trì, bền gan vững chí của cả dân tộc. Biết bao con người đã ngã xuống với tinh thần “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” để giành lại nên độc lập cho con cháu ngày hôm nay.

Không chỉ trong chiến đấu mà trong lao động, nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn đáng khâm phục. Những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu, sông Hồng, sông Đáy, sông Thương, chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì, bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ.

Những hạt lúa dẻo thơm, những trái cây ngọt ngào đều được sản xuất ra từ chính công sức vất vả của người nông dân không ngại thiên tai, dịch bệnh…

Như vậy, câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng đắn. Người không có chí hướng, không có lý tưởng, không có lòng kiên trì nhẫn lại luôn thất bại. Gần gũi với chúng ta là tấm gương sáng của Bác Hồ. Bác đã quyết chí đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ.

Ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để kiếm sống và làm cách mạng: lúc làm phụ bếp trên tàu thuỷ, khi làm người cào tuyết giữa mùa đông lạnh giá ở Luân Đôn… Vượt qua bao khó khăn gian khổ, Bác đã tìm ra con đường cứu nước và đưa dân tộc ta, đất nước ta làm cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi, giành lại độc lập, tự do.

Trái ngược với người “Có chí thì nên” là những người “Thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Họ luôn sợ hãi thử thách, khi gặp phải khó khăn thì chỉ biết lùi bước. Những người như vậy sẽ luôn thất bại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ác Hồ đã khuyên thanh niên:

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

Con người cần phải rèn luyện cho mình ý chí, nghị lực để có thể tiến bước đến thành công.

Bài Văn Mẫu Chứng Minh Có Chí Thì Nên Hay Nhất – Mẫu 3

Mỗi một câu tục ngữ trong kho tàng tục ngữ của dân tộc đều nhắn nhủ đến con người một bài học ý nghĩa về cuộc sống. Một trong số đó là đã câu tục ngữ “Có chí thì nên” – nhắn nhủ bài học về ý chí, nghị lực.

Qua câu tục ngữ trên, ông cha ta muốn khuyên nhủ con người về nghị lực trong cuộc sống. Sự kiên trì, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Không chỉ riêng câu tục ngữ trên mà còn có rất nhiều câu ca dao hay lời nói cũng thể hiện ý nghĩa trên. Ví dụ như:  “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. 

Hay:

“Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng, đổi nền mặc ai”

Một trong những vị tổng thống nổi tiếng của nước Mỹ, Abraham Lincoln – là một tấm gương sáng chói của sự tự lập, biết phấn đấu vươn lên để trở thành người quyền lực. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo khổ. Bố mẹ của ông đều là những người nông dân thất học và mù chữ.

Cuộc đời Lincoln gặp nhiều thất bại cũng như thành công. Tuy nhiên, sau mỗi thất bại ông đều lấy lại tinh thần, coi đó là nguồn động lực để tiếp tục cố gắng. Cho đến bây giờ, cái tên Abraham Lincoln luôn được xem là một nhà chính trị tiêu biểu sánh ngang với vị tổng thống khai quốc huyền thoại – George Washington.

Chắc hẳn không ai là không biết đến Thomas Edison – một nhà bác học vĩ đại của nhân loại. Ông từng phải thất bại đến hơn mười nghìn lần mới có thể phát minh ra chiếc bóng đèn dây tóc. Nếu không có ước mơ thắp sáng nhân loại đủ to lớn và mạnh mẽ cùng với sự kiên trì vượt qua khó khăn, vượt qua thất bại thì có lẽ ông đã không thể thành công sau nhiều lần thất bại như vậy.

Trên hành trình chinh phục thành công, thử thách là một điều tất yếu. Giống như lời bài hát của cố nhạc sĩ Trần Lập: “Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió. Lời hứa ghi trong tim mình. Vẫn bước đi hiên ngang đầu ngẩng cao… Ngày đó, ngày đó sẽ không xa xôi. Và chúng ta là người chiến thắng”. Chình vì vậy, con người cần có ý chí, nghị lực thì mới chinh phục được ước mơ của mình.

Như vậy, câu tục ngữ “Có chí thì nên” là hoàn toàn đúng đắn. Pauline Kael từng khẳng định rằng: “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường” – hãy luôn giữ vững ý chí nghị lực của bản thân mình.

Bài Văn Mẫu Chứng Minh Có Chí Thì Nên Tiêu Biểu – Mẫu 4

Ông cha ta đã để lại cho con cháu nhiều bài học quý giá. Điều đó được thể hiện qua kho tàng tục ngữ của dân tộc. Một trong số đó là câu: “Có chí thì nên”.

Câu tục ngữ nhằm nhắn nhủ con người rằng nếu có ý chí, nghị lực thì con người không ngại đối mặt với những thử thách trên cuộc hành trình “vô tận” để bước đến đích. Đồng thời, chúng ta cũng có được sự kiên trì, quyết tâm và nỗ lực để vươn tới những ước mơ của bản thân. Có ý chí đồng nghĩa với việc có bản lĩnh – dù khó khăn đến đâu chỉ cần tinh thần không ngại dấn thân, không lo lắng hay sợ hãi thì đều có thể vượt qua.

Chắc hẳn chúng ta đều biết đến cao Bá Quát, nổi tiếng với tài văn hay chữ tốt. Khi còn đi học, Cao Bá Quát thường bị phê bình là chữ xấu. Một lần nọ, ông viết đơn cho một bà cụ để kêu oan. Bà đem nộp cho quan, nhưng do chữ quá xấu, quan không đọc được liền sai đuổi bà cụ ra khỏi công đường. Khi đó, ông mới thấm thía rằng: “Dù văn hay đến đâu mà chữ xấu cũng chẳng ích gì!”.

Chính vì lẽ đó, Cao Bá Quát đã quyết tâm luyện chữ với phương pháp vô cùng công phu. Tối nào ông cũng luyện viết và phải viết xong mười trang vớ mới chịu đi ngủ. Lòng quyết tâm cũng như sự kiên trì đã giúp ông đạt được kết quả như mong muốn. Hay có thể kể đến chủ tịch Hồ Chí Minh – một con người tiêu biểu cho sự kiên trì, ý chí và nghị lực phi thường.

Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bác đã bôn ba ở nước ngoài suốt ba mươi năm để tìm ra con người cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta. Những năm tháng ấy, dù khó khăn và gian khổ, dù phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Nhưng với lòng yêu nước cũng như sự quyết tâm không ngại gian khó, Người vẫn vượt qua.

Đến cuối cùng, thành quả ngọt ngào đã đến, Hồ Chí Minh đã thành lập Đảng – bộ máy lãnh đạo và cùng với Đảng lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám giành lại độc lập cho dân tộc. Quả là người có ý chí, nghị lực sẽ kiên trì cố gắng để đạt được mục tiêu của bản thân.

Ngay cả xung quanh chúng ta, có biết bao nhiêu con người bình thường. Nhưng họ lại có ý chí, nghị lực phi thường. Nhiều bạn học sinh dù có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng vẫn vươn lên cố gắng học tập và đạt thành tích tốt. Những người khuyết tật tự mình vượt qua sự mặc cảm, khiếm khuyết của bản thân để có thể học tập và làm việc…

Như vậy, câu tục ngữ “Có chí thì nên” là một lời khuyên vô cùng đúng đắn. Nó mang lại cho mỗi người những bài học ý nghĩa về cuộc sống.

Bài Văn Mẫu Chứng Minh Có Chí Thì Nên Nổi Bật – Mẫu 5

Kho tàng tục ngữ dân tộc đã để lại nhiều bài học quý giá cho thế hệ sau. Một trong số đó là câu tục ngữ “Có chí thì nên” là lời răn dạy quý giá của ông cha ta.

Câu tục ngữ “Có chí thì nên” là lời khẳng định trong mọi hoàn cảnh, nếu con người nếu có ý chí và nghị lực sẽ vượt qua được những khó khăn để đạt mục tiêu mà bản thân đã đặt ra. Mọi nghịch cảnh trong cuộc sống sẽ đều có thể vượt qua nếu chúng ta giữ gìn được ý chí nghị lực. Cũng như chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định:

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

Điều đó đã được chứng minh từ những nhân vật có thật trong cuộc sống. Cố tổng thống nước Mỹ, Abraham Lincoln – một tấm gương sáng chói của sự tự lập, biết phấn đấu vươn lên để trở thành người quyền lực. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo khổ. Bố mẹ của ông đều là những người nông dân thất học và mù chữ.

Cuộc đời Lincoln gặp nhiều thất bại cũng như thành công. Tuy nhiên, sau mỗi thất bại ông đều lấy lại tinh thần, coi đó là nguồn động lực để tiếp tục cố gắng. Cho đến bây giờ, cái tên Abraham Lincoln luôn được xem là một nhà chính trị tiêu biểu sánh ngang với vị tổng thống khai quốc huyền thoại – George Washington.

Nhưng không nói ở đâu xa xôi, trên đất nước Việt Nam xinh đẹp, chúng ta có thể kể đến biết bao tấm gương về ý chí. Tuy họ chỉ là những con người bình thường, nhưng nhờ có ý chí, nghị lực mà đã trở thành những con người thành công trong cuộc sống. Những học sinh nghèo cố gắng vươn lên trong học tập. Những doanh nghiệp chủ động sáng tạo trong khó khăn…

Con đường đưa ta đến thành công luôn có rất nhiều chông gai, chướng ngại. Để tiến tới thành công, ý chí và nghị lực là những yếu tố đầu tiên giúp ta vượt qua những thử thách ấy. Nếu có ý chí, chúng ta sẽ không ngần ngại vượt qua khó khăn, rèn luyện, hoàn thiện bản thân mình để có thể theo đuổi những ước mơ, hoài bão của mình.

Còn đối với một học sinh chúng ta phải luôn cố gắng kiên trì học tập, không ngại phải đối mặt với những khó khăn gặp phải khi giải một bài toán khó hay viết một bài văn.

“Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường” (Pauline Kael). Ý chí, nghị lực là một sức mạnh to lớn giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Bài Văn Mẫu Chứng Minh Có Chí Thì Nên Ngắn Gọn – Mẫu 6

Ý chí, nghị lực là những điều cần có trong cuộc sống. Bởi vậy mà ông cha ta đã khuyên nhủ rằng: “Có chí thì nên”.

Trước hết, câu tục ngữ nói rằng con người cần có ý chí, kiên trì thì mới làm nên việc – hiểu rộng hơn là đạt được những thành công. Điều này là hoàn toàn đúng đắn, bởi cuộc sống luôn tồn tại những điều khó khăn, thử thách. Không có con đường nào đến với thành công mà bằng phẳng, nhẹ nhàng. Chính vì vậy, nhờ có ý chí kiên cường, con người sẽ không ngại phải dấn thân, tìm cách vượt qua khó khăn.

Trong cuộc sống, những tấm gương mà chúng ta có thể học hỏi. Chắc không ai là không biết đến Picasso, họa sĩ thiên tài người Tây Ba Nha. Ngay từ khi còn nhỏ, Picasso đã bộc lộ sự say mê và năng khiếu trong lĩnh vực hội họa. Nhưng để có được thành công, Picasso cũng cần phải nỗ lực rèn luyện không ngừng nghỉ.

Hay như nhà bác học Louis Pasteur cũng vậy. Khi còn nỏ là một hoc sinh trung bình, ông chỉ là một trong sinh trung bình mà thôi nhưng ông đã vượt qua được những khó khăn đó nhờ lòng kiên trì, sự nỗ lực không ngừng để vượt qua những khó khăn. Từ đó, ông đã đạt được thành công và trở thành một nhà bác học nổi tiếng.

Chúng ta cũng có thể kể đến rất nhiều những con người bình thường trong cuộc sống. Họ chỉ là những chàng trai, cô gái đang ngày đêm cố gắng học tập, tìm tòi và rèn luyện để nâng cao kiến thức, kĩ năng của bản thân. Dù có gặp phải những thử thách, nhưng họ vẫn luôn kiên trì bước về phía trước. Câu tục ngữ trên đã giúp em có thêm động lực để học tập tốt hơn.

Như vậy, câu tục ngữ “Có chí thì nên” là một lời khuyên hoàn toàn đúng đắn. Không có thành công nào mà không trả giá bằng sự nỗ lực, kiên cường.

Bài Văn Mẫu Chứng Minh Có Chí Thì Nên Độc Đáo – Mẫu 7

Mọi con đường đều có muôn vàn khó khăn, thử thách. Bởi vậy mà mỗi người cần rèn luyện được ý chí, nghị lực để có thể vượt qua và bước đến đích thành công. Từ đó, ông cha ta đã gửi gắm lời khuyên quý giá qua câu “Có chí thì nên”.

Câu tục ngữ ngắn gọn, nhưng lại chứa đựng nhiều bài học sâu sắc. Trước tiên, “chí” có nghĩa là ý chí, còn “nên” có nghĩa là nên việc. Như vậy, câu tục ngữ muốn khẳng định rằng nếu con người có ý chí kiên cường, đủ bản lĩnh và nghị lực để vượt qua những khó khăn thì chắc chắn sẽ bước đến đích của thành công.

Ý chí, nghị lực là một yếu tố giúp con người có đủ bản lĩnh để vượt qua mọi nghịch cảnh. Chúng ta đã biết đến nhiều tấm gương nổi tiếng đã chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ này. Abraham Lincoln – vị tổng thống thứ 16 của nước Mỹ xuất thân trong một gia đình nghèo khổ và thiếu thốn. Cha mẹ của ông là những người thất học và mù chữ. Bản thân ông cũng không được đến trường thường xuyên.

Bước vào cuộc sống, phải tự lập, ông đã trải qua quãng thời gian khó khăn. Cuộc đời của A. Lincoln từng gặp phải nhiều thất bại nhưng ông chưa bao giờ lựa chọn từ bỏ bản thân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng, trên con tàu Đô đốc Latouche Tréville, Người ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng.

Trong suốt “hành trình ngàn dặm” đó, Người đã đi qua nhiều nước phương Tây, phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Con đường ấy tuy đầy khó khăn và trắc trở. Nhưng đến cuối cùng, Bác cũng tìm đến được với ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc.

Ý chí giúp con người kiên trì với mọi mục tiêu, vượt qua thử thách để chạm tay đến ước mơ. Dù trong khó khăn, nhưng chúng ta vẫn kiên cường vượt qua mọi thử thách, gian khó. Lời răn dạy của câu tục ngữ hoàn toàn đúng đắn, giúp con người sống nghị lực hơn. Đối với một học sinh, em sẽ ghi nhớ câu tục ngữ để nỗ lực trau dồi, rèn luyện bản thân để tương lai trở thành một người có ích cho xã hội.

“Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng, đổi nền mặc ai”

Ý chí, nghị lực sẽ giúp bạn vượt qua mọi nghịch cảnh, để đạt được những điều mà bản thân khao khát.

Bài Văn Mẫu Chứng Minh Có Chí Thì Nên Cực Hay – Mẫu 8

Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách. Chính vì vậy, chúng ta cần phải rèn luyện cho bản thân bản lĩnh, ý chí vững vàng để có thể chinh phục được thành công. Cũng giống như câu tục ngữ: “Có chí thì nên” đã khuyên nhủ chúng ta.

Câu tục ngữ sử dụng mối quan hệ nhân quả thông qua từ “thì” ý chỉ nghị lực sẽ vượt qua được mọi khó khăn và tiến đến với mục tiêu mà bản thân mong muốn đạt được. Như vậy, đây là lời khuyên của ông cha ta dành cho thế hệ sau về nghị lực trong cuộc sống. Sự kiên trì, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

Trong cuộc sống này, chúng ta đã từng bắt gặp rất nhiều tấm gương tiêu biểu cho câu tục ngữ trên. Arianna Huffington – một nữ doanh nhân, một chính trị gia, một nhà báo và là người phụ nữ quyền lực nhất giới truyền thông. Để có được thành công như vậy, bà từng nhận phải thất bại cay đắng khi chỉ có 0.55% phiếu bầu cho cuộc chạy đua tổng thống Mỹ năm 2003.

Cuốn sách đầu tiên của bà là “The Female Woman” – xuất bản năm 1973 được viết khi bà 23 tuổi được bán khá thành công. Nhưng đến quyển sách thứ hai thì đã bị từ chối xuất bản 36 lần. Tuy nhiên, không vì thế mà Arianna Huffington nản lòng. Với lòng nhiệt huyết, quyết tâm cao độ dám vượt lên thất bại, bà đã tiếp tục viết và cho ra đời thêm 13 cuốn sách nữa, thường về các chủ đề quan điểm chính trị và viết tiểu sử.

Đó cũng có thể là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Từ nhỏ, Nguyễn Ngọc Ký đã nổi tiếng là hiếu học. Cho đến năm lên bốn tuổi, một cơn bạo bệnh đã cướp mất đôi bàn tay của ông. Tưởng như sự nghiệp học hành phải chấm dứt, nhưng bằng nghị lực phi thường cùng như lòng kiên trì không ngại khó khăn, ông đã rèn luyện để có thể viết chữ bằng chân.

Ông từng kể lại, mọi chuyện lúc đầu vô cùng khó khăn tưởng chừng như muốn từ bỏ. Nhưng khi bình tâm lại tiếp tục rèn luyện thì dần dần viết được chữ cái, rồi sau đó còn vẽ vẽ được bằng thước, xoay được compa… Nếu không có lòng kiên trì vượt qua bệnh tật và khó khăn, có lẽ ngày hôm nay chúng ta đã không được biết đến cái tên Nguyễn Ngọc Ký – từng được Bác Hồ hai lần trao tặng huy hiệu cao quý.

Như vậy, có thể khẳng định lời khuyên của câu tục ngữ “Có chí thì nên” đã đem đến bài học sâu sắc cho con người. Đó là lời khuyên quý giá mà chúng ta cần phải ghi nhớ trên hành trình tìm đến thành công.

Bài Văn Mẫu Chứng Minh Có Chí Thì Nên Ý Nghĩa – Mẫu 9

Kho tàng tục ngữ Việt Nam là những bài học quý giá mà ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau. Một trong số đó là câu “Có chí thì nên” là lời nhắc nhở mỗi người việc rèn luyện ý chí trong cuộc sống.

Ý nghĩa của câu tục ngữ muốn nhắn nhủ đến con người rằng con người nếu có ý chí, nghị lực sẽ vượt qua được mọi khó khăn và tiến đến với mục tiêu mà bản thân mong muốn. Khi bạn có ý chí, nghị lực thì con người không ngại đối mặt với những thử thách trên cuộc hành trình “vô tận” để bước đến đích.

Đồng thời, mỗi người cũng có được sự kiên trì, quyết tâm và nỗ lực để vươn tới những ước mơ của bản thân. Có ý chí đồng nghĩa với việc có bản lĩnh – dù khó khăn đến đâu chỉ cần tinh thần không ngại dấn thân, không lo lắng hay sợ hãi thì đều có thể vượt qua.

Những tấm gương để chứng minh cho câu tục ngữ trên có rất nhiều trong cuộc sống. Có thể kể đến ở nước ngoài, vợ chồng nhà bác học người Pháp: Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri. Họ đã kỳ công trong bốn năm trời lọc đi lọc lại tám lần bã quặng để tìm được một phần mười gam chất phóng xạ Radium. Vậy mới hiểu được rằng muốn tìm ra một nguyên tố hóa học cũng đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì mãnh liệt như thế nào.

Trở lại Việt Nam, chúng ta có thể kể đến nhà văn Mai Xuân Thưởng. Trong một vụ tai nạn giao thông, anh đã bị mất hai cánh tay nhưng vượt lên trên những mặc cảm, những khổ đau anh đã tự học rồi trở thành một nhà văn.

Hay bác sĩ Lương Định Của là một nhà bác học nghiên cứu về nông nghiệp. Để tạo một giống lúa mới có năng suất cao, có khả năng chống rầy tốt, bác phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hằng ngày từ tờ mờ đất bác đã ra ruộng lội bì bõm nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua nhiều vụ lúa dày công, một giống lúa mới được tạo lập đáp ứng tốt yêu cầu của tình hình đất nước đã ghi công sự kiên nhẫn, bền bỉ của bác trong nỗ lực đem lại sự no ấm cho cuộc đời…

Bên cạnh đó, còn rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, khi gặp phải thử thách thì không dám đối mặt. Điều đó chỉ khiến chúng ta chìm vào thất bại nối tiếp mà thôi. Vậy nên, đối với học sinh – chủ nhân của đất nước, điều cần làm là luôn cố gắng học tập, không ngại phải đối mặt với những khó khăn gặp phải khi giải một bài toán khó hay viết một bài văn.

Tóm lại, đây là một câu tục ngữ vô cùng đúng đắn. Lời khuyên của ông cha ta đã được chứng minh từ quá khứ đến hiện tại. Mỗi người hãy ghi nhớ điều đó để rèn luyện không ngừng, trở thành những người có ích cho xã hội.

Bài Văn Mẫu Chứng Minh Có Chí Thì Nên Súc Tích – Mẫu 10

Muốn thành công phải trải qua khó khăn, thử thách. Để vượt qua khó khăn, thử thách phải có ý chí, nghị lực. Bởi vậy mà ông cha ta đã gửi gắm lời khuyên qua câu: “Có chí thì nên”.

Hiểu một cách đơn giản, câu tục ngữ muốn gửi gắm lời khuyên đến con người rằng nếu có “chí” tức là ý chí, nghị lực sẽ vượt qua được mọi khó khăn, để làm “nên” được thành công, đạt được mục tiêu.

Thiên tài cũng cần phải nỗ lực. Và thành công chỉ đến với những người luôn kiên trì, có nghị lực. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người như vậy. Khi còn là một chàng thanh niên, Người đã phải chứng kiến cảnh tượng nước mất nhà tan, nhân dân lầm than. Tình yêu nước cùng lòng căm thù giặc đã thôi thúc Bác ra đi tìm đường cứu nước.

Suốt ba mươi năm bôn ba nước ngoài, dù khổ cực, khó khăn nhưng Người vẫn kiên trì để cuối cùng đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Câu chuyện về nhà bác học Thomas Edison cũng là một dẫn chứng điển hình về ý chí, nghị lực và kiên trì.

Trong quá trình phát minh bóng đèn, ông đã phải nếm trải thất bại tới hàng nghìn lần. Nhưng không vì thế mà Edison lựa chọn từ bỏ. Thất bại càng khiến ông nỗ lực hơn, cố gắng nhiều hơn. Dù là thiên tài, họ cũng phải lao động miệt mài, chăm chỉ mới có thể thành công.

Nguyễn Bá Học đã từng khẳng định: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông, cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Trước thử thách, con người thường cảm thấy lo lắng, sợ hãi thậm chí muốn lùi bước. Nhưng nếu rèn luyện được một ý chí kiên cường, cùng nghị lực phi thường, mọi khó khăn đều sẽ chỉ làm thành công của chúng ta thêm rực rỡ.

Câu chuyện “Có công mài sắt, có ngày nên kim” cũng là một dẫn chứng tiêu biểu. Lời bà cụ nói với cậu bé có lẽ vẫn còn vang vọng trong mỗi chúng ta: “Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Giống như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài”.

Ngày hôm nay, rất nhiều chàng trai, cô gái có ước mơ, khát vọng và đang ngày đêm cố gắng để hiện thức hóa mọi thứ. Rất nhiều học sinh dù hoàn cảnh gia đình nghèo khó nhưng đã biết vượt khó để có được thành tích học tập đáng ngưỡng mộ… Tất cả đều là thành quả của nghị lực phi thường, ý chí bền bỉ.

Có thể nói rằng, câu tục ngữ “Có chí thì nên” đã đem đến lời khuyên quý giá cho mỗi người. Pauline Kael từng khẳng định rằng: “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường” – hãy luôn giữ cho mình một ý chí kiên cường để vượt qua mọi giới hạn, bước đến thành công.

Viết một bình luận