Nếu Trái Đất Thiếu Trẻ Con Lớp 5: Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Nội Dung Tập Đọc Nếu Trái Đất Thiếu Trẻ Con Lớp 5, Soạn Bài, Cảm Thụ. Đọc Hiểu Tác Phẩm, Hướng Dẫn Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án.

Giới Thiệu Bài Nếu Trái Đất Thiếu Trẻ Con

Bài thơ “Nếu Trái Đất Thiếu Trẻ Con” là một tác phẩm được đưa vào SGK Tiếng Việt tập 2 trang 158, nói về tầm quan trọng của trẻ em đối với thế giới. Bài thơ miêu tả sự sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của các em nhỏ qua những bức tranh mà nhân vật Pô-pốp nhìn thấy khi vào cung thiếu nhi.

Nội dung chính

  • Bài thơ thể hiện sự ngây thơ và sáng tạo của trẻ em, đồng thời nhấn mạnh rằng nếu trái đất thiếu trẻ con, cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa và buồn tẻ. Những bức tranh của các em nhỏ không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của niềm vui, sự sống động và hy vọng.

Ý nghĩa

  • Sáng tạo và ngây thơ: Trẻ em với trí tưởng tượng vô biên mang lại sự tươi mới và sáng tạo cho cuộc sống.
  • Tầm quan trọng của trẻ em: Bài thơ nhấn mạnh rằng trẻ em là tương lai của thế giới, và sự hiện diện của các em làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.

Nội Dung Bài Nếu Trái Đất Thiếu Trẻ Con

Bài thơ Nếu trái đất thiếu trẻ con là một bài thơ hay, ý nghĩa, hiện đang được đưa vào chương trình học của học sinh lớp 5 trong SGK tiếng Việt tập 2. Dưới đây là nội dung bài thơ, mời bạn cùng thưởng thức.

Nếu trái đất thiếu trẻ con
Tác giả: Đỗ Trung Lai

Tôi và Anh vào Cung Thiếu nhi
Gặp các em
Và xem tranh vẽ
Thành phố Hồ Chí Minh rất nhiều gương mặt trẻ
Trẻ nhất là các em.

Pô-pốp bảo tôi:
“Anh hãy nhìn xem:
Có ở đâu đầu tôi đo được thế?
Anh hãy nhìn xem!
Và thế này thì “ghê gớm” thật:
Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt
Các em tô lên một nửa số sao trời!”
Pô-pốp vừa xem vừa sung sướng mỉm cười
Nụ cười trẻ nhỏ

Những chú ngựa xanh lại nằm trên cỏ
Những chú ngựa hồng lại phi trong lửa
Qua tấm lòng các em
Cả thế giới quàng khăn đỏ
Các anh hùng là những – đứa – trẻ – lớn – hơn.

Ngộ nghĩnh là các em
Sáng suốt là các em
Tôi lặng người sau lời Pô-pốp:
“Nếu trên trái đất này, trẻ con biến mất
Thì bay hay bò
Cũng vô nghĩa như nhau”.

Đọc thêm văn bản ❤️️Lớp Học Trên Đường Lớp 5 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Bố Cục Bài Nếu Trái Đất Thiếu Trẻ Con

Bố cục bài Nếu trái đất thiếu trẻ con gồm có 4 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “nhất là các em”
  • Đoạn 2: Tiếp theo đến “Nụ cười trẻ nhỏ”
  • Đoạn 3: Tiếp theo đến “những – đứa – trẻ – lớn – hơn”
  • Đoạn 4: Phần còn lại

Cảm thụ bài thơ 🔰Sang Năm Con Lên Bảy 🔰 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Hướng Dẫn Tập Đọc Nếu Trái Đất Thiếu Trẻ Con

Xem ngay phần hướng dẫn tập đọc Nếu trái đất thiếu trẻ con hay sau đây:

  • Đọc trôi chảy, lưu loát toàn toàn bài.
  • Bài thơ theo thể thơ tự do nên các em cần chú ý lấy hơi và ngắt nghỉ đúng
  • Diễn cảm bài thơ, giọng vui, hồn nhiên cảm hứng ca ngợi trẻ em, thể hiện đúng lời của phi công vũ trụ Pô-pốp.

Từ khó:

  • Pô-pốp: phi công vũ trụ, hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
  • Sáng suốt: có nhận thức rõ ràng và cách giải quyết đúng đắn
  • Lặng người: không nói năng, cử động gì được do vui, buồn đột ngột hoặc khám phá bất ngờ
  • Vô nghĩa: không có ý nghĩa hay giá trị gì.

Ý Nghĩa Bài Nếu Trái Đất Thiếu Trẻ Con

Ý nghĩa bài Nếu trái đất thiếu trẻ con chính là thể hiện tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với thế giới tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.

Chia sẻ tác phẩm 🌹Những Cánh Buồm Lớp 5 🌹Tìm hiểu chi tiết

Đọc Hiểu Tác Phẩm Nếu Trái Đất Thiếu Trẻ Con

Không nên bỏ qua phần đọc hiểu tác phẩm Nếu trái đất thiếu trẻ con bạn nhé!

👉Câu 1. Nhân vật Tôi và nhân vật Anh trong bài thơ là ai?

a. Tác giả và Pô-Pốp.

b. Trẻ em và tác giả.

c. Tác giả và trẻ em.

👉Câu 2. Khổ thơ nào nói về cảm giác thích thú của anh hùng Pô-Pốp khi xem tranh các bạn thiếu nhi vẽ?

a. Khổ thơ thứ nhất.

b. Khổ thơ thứ hai.

c. Khổ thơ thứ ba.

👉Câu 3. Tranh vẽ các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh?

a. Những chú ngựa hồng lại phi trong lửa.

b. Cả thế giới khăn quàng đỏ.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

👉Câu 4. Tác giả viết bài thơ để làm gì?

a. Để nói lên tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ thơ.

b. Để nói lên sự lì lợm của trẻ thơ.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

👉Câu 5. Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to: -Lạy thầy! Hôm nay con đem các moan sinh đến để tạ ơn thầy.

a. Đánh dấu phần chú thích trong câu.

b. Đánh dấu chỗ bất đầu lời nói của nhân vật đối thoại.

c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

👉Câu 6. Dấu ngoặc kép trong câu “Và thế này thì “ghê gớm” thật” có tác dụng gì?

a. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.

b. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

c. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

👉Câu 7. Trong bài thơ trên, dòng thơ nào được điệp lại hai lần để thể hiện cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh?

A. Những chú ngựa xanh lại nằm trên cỏ

B. Anh hãy nhìn xem

C. Qua tấm lòng các em

D. Những chú ngựa hồng lại phi trong lửa

👉Câu 8. Vẽ ra cả thế giới quàng khăn đỏ và coi các anh hùng như những đứa trẻ lớn hơn thể hiện điều gì trong tâm hồn tác giả?

A. khát vọng trẻ em được sống trong bình đẳng

B. mong ước trẻ em được sống trong tình yêu thương

C. mong ước người lớn muốn gần gũi, có tâm hồn, hồn nhiên như trẻ em

d. khát vọng trẻ em có quyền được hưởng hạnh phúc

👉Câu 9. Ba dòng thơ cuối là lời của ai nói với ai?

A. Lời anh hùng Pô-pốp nói với nhà thơ Đỗ Trung Lai

B. Lời nhà thơ Đỗ Trung Quân nói với người đọc

C. Lời nhà thơ Đỗ Trung Lai nói về Hà Nội.

D. Lời nhà thơ Đỗ Trung Lai với anh hùng Pô-pốp

Đáp án:

Câu123456789
Đáp ánabcabcbba

Soạn Bài Nếu Trái Đất Thiếu Trẻ Con Lớp 5

Tham khảo ngay cách soạn bài Nếu trái đất thiếu trẻ con lớp 5 sau đây nhé!

👉Câu 1 (trang 158 sgk Tiếng Việt 5): Nhân vật tôi và nhân vật Anh trong bài thơ là ai?

Đáp án: Nhân vật “tôi” là tác giả – nhà thơ Đỗ Trung Lai. Anh là phi công vũ trụ Pô-pôp. Chữ Anh được viết hoa là để bày tỏ lòng kính trọng đối với phi công vũ trụ Pô-pốp đã hai lần được phong Anh hùng Liên Xô.

👉Câu 2 (trang 158 sgk Tiếng Việt 5): Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào ?

Đáp án: Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được biểu lộ qua các chi tiết:

  • Lời nói xem tranh rất nhiệt thành của khách được nhắc lại vội vàng háo hức: Anh hãy nhìn xem, anh hãy nhìn xem!
  • Các từ ngữ biểu Lộ thái độ ngạc nhiên sung sướng: Có ở đâu đầu tôi to được thế? Và thế này thì “ghê gớm” thật. Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt – Các em tô lên một nửa số sao trời.
  • Vẻ mặt vừa xem vừa sung sướng mỉm cười.

👉Câu 3 (trang 158 sgk Tiếng Việt 5): Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh?

Đáp án: Tranh vẽ của các bạn nhỏ thật ngộ nghĩnh. Các bạn thể hiện đầu của phi công vũ trụ Pô-pốp rất to. Đôi mắt anh cũng rất to chiếm nửa già khuôn mặt trong đó tô rất nhiều sao trời. Ngựa xanh nằm trên cỏ, ngựa hồng phi trong lửa. Mọi người đều quàng khăn đỏ. Các anh hùng là đứa trẻ lớn hơn.

👉Câu 4 (trang 158 sgk Tiếng Việt 5): Em hiểu ba dòng thơ cuối như thế nào?

Đáp án: Em hiểu ba dòng thơ cuối là người lớn làm tất cả mọi thứ cũng chỉ vì trẻ con. Tình cảm yêu mến và trân trọng cùa người lớn đối với thế giới tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.

Đọc hiểu tác phẩm 🌻Tiếng Rao Đêm🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Giáo Án Nếu Trái Đất Thiếu Trẻ Con Lớp 5

Chia sẻ cho các giáo viên mẫu giáo án bài Nếu trái đất thiếu trẻ con lớp 5 chi tiết.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Đọc diễn cảm bài thơ, nhấn giọng ở những chi tiết, hình ảnh thể hiện tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.
  • Hiểu ý nghĩa: Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em.

2. Kĩ năng:

  • Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, hồn nhiên, cảm hứng ca ngợi trẻ em; lời của phi công vũ trụ Pô-pốp đọc với giọng ngạc nhiên, vui sướng; đọc trầm, nhịp chậm lại ở 3 dòng cuối.
  • Đọc đúng các từ khó: Pô-pốp, sáng suốt, lặng người, vô nghĩa…

3. Thái độ: Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với thế giới tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ em.

II. Chuẩn bị:

+ GV:

  • Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
  • Bảng phụ viết những câu văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

+ HS: SGK

III. Các hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊNHOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
2. Bài cũ: Giáo viên kiểm tra 2 học sinh đọc bài Lớp học trên đường, trả lời các câu hỏi. Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới:
Hôm nay, các em sẽ học bài thơ “Nếu trái đất thiếu trẻ em”. Với bài thơ này, các em sẽ hiểu trẻ em thông minh, ngộ nghĩnh, đáng yêu như thế nào, trẻ em quan trọng như thế nào đối với người lớn, đối với sự toàn tại của trái đất?
4. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài
+ Giáo viên ghi bảng tên phi công vũ trụ Pô-pốp.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc ngắt dòng, ngắt nhịp đúng – cho trọn ý một đoạn thơ
+ 2 nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ.
Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài.
Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải từ mới.Giáo viên cùng các em giải nghĩa từ.Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, hồn nhiên, cảm hứng ca ngợi trẻ em.
– GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải, đàm thoại.Yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi trong SGK.Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng các khổ thơ 1, 2.
+Nhân vật “tôi” trong bài thơ là ai? Nhân vật “Anh” là ai? Vì sao viết hoa chữ “Anh”?
Nhà thơ và anh hùng Pô-pốt đi đâu?
+Cảm giác thích thú của vị khác về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào?
+Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh?
+ Nét vẽ ngộ nghĩnh của các bạn chứa đựng những điều gì sâu sắc?
Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng khổ thơ cuối.
+ Ba dòng thơ cuối là lời nói của ai?
+ Em hiểu ba dòng thơ này như thế nào?
-Qua bài thơ rút ra được nội dung gì?

– Hoạt động 3: Đọc diễn cảm + Học thuộc lòng
bài thơ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách đọc diễn cảm bài thơ.Chú ý đọc nhấn giọng, ngắt giọng trong đoạn thơ sau:
Giáo viên đọc mẫu đoạn thơ.Yêu cầu nhiều học sinh luyện đọc.Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng.

Hoạt động 4: Củng cố
Giáo viên hỏi học sinh về ý nghĩa của bài thơ Giáo viên nhận xét, chốt ý.

5. Tổng kết – dặn dò:
Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc lòng bài thơ.
– Chuẩn bị: Ôn tập
Nhận xét tiết học.
– Hát
– Học sinh lắng nghe.
– Học sinh trả lời.
“ Nếu Trái Đất thiếu trẻ con”
Hoạt động lớp, cá nhân.
– Một HS đọc toàn bài
Cả lớp đọc từ khó đọc.
+ Pô-pốt, sáng suốt, lặng người, vô nghĩa.
HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ
– Một HS đọc toàn bài
– Một HS đọc phần chú giải trong SGK
– HS lắng nghe.
Hoạt động nhóm, lớp.
Cả lớp đọc thầm theo.
– Nhân vật “tôi” là tác giả – nhà thơ Đỗ Trung Lai. “Anh” là phi công vũ trụ Pô-pốt. Chữ “Anh” được viết hoa để bày tỏ lòng kính trọng phi công vũ trụ Pô-pốt đã hai lần được phong tặng Anh hùng Liên Xô.
– Vào cung thiếu nhi ở thành phố Hồ Chí Minh để xem trẻ em vẽ tranh thao chủ đề em người chinh phụ vũ trụ.
– Qua lời mời xem tranh rất nhiệt thành của khách được nhắc lại vội vàng, háo hức: Anh hãy nhìn xem, Anh hãy nhìn xem!
+ Qua các từ ngữ biểu lộ thái độ ngạc nhiên, vui sướng: Có ở đâu đầu tôi to được thế? Và thế này thì “ghê gớm” thật : Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt – Các em tô lên một nửa số sao trời!
+ Qua vẻ mặt: vừa xem vừa sung sướng mỉm cười.
Đọc thầm khổ thơ 2
 Đầu phi công vũ trụ Pô-pốp rất to.
+ Đôi mắt to chiếm nửa già khuôn mặt, trong đó có rất nhiều sao.
+ Ngựa xanh nằm trên cỏ, ngựa hồng phi trong lửa.
+ Mọi người đều quàng khăn đỏ.
+ Các anh hùng trông như những đứa trẻ lớn.
– Vẽ nhà du hành vũ trụ đầu rất to, các bạn có ý nói trí tuệ của anh rất lớn, anh rất thông minh.
+ Vẽ đôi mắt to chiếm nửa già khuôn mặt, trong đôi mắt chứa một nửa số sao trời, các bạn muốn nói mơ ước của anh rất lớn. Đó là mơ ước chinh phục các vì sao
+ Vẽ cả thế giới quàng khăn đỏ, các anh hùng chỉ là những đứa trẻ lớn hơn, các bạn thể hiện mong muốn người lớn gần gũi với trẻ em, hoặc người lớn hồn nhiên như trẻ em; cũng có tâm hồn trẻ trung như trẻ em; hiểu được trẻ em; cùng vui chơi với trẻ em; người lớn giống như trẻ em, chỉ lớn hơn mà thôi.
– HS thực hiện.
– Lời anh hùng Pô-pốp nói với nhà thơ Đỗ Trung Lai.
– Nếu không có trẻ em, mọi hoạt động trên thế giới sẽ vô nghĩa.
+ Người lớn làm mọi việc vì trẻ em.
+ Trẻ em là tương lai của thế giới.
+ Trẻ em là tương lai của lồi người.
+ Vì trẻ em, mọi hoạt động của người lớn trở nên có ý nghĩa.
+ Vì trẻ em, người lớn tiếp tục vươn lên, chinh phục những đỉnh cao.
*Nội dung:Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em
1 HS đọc diễn cảm bài thơ:
Pô-pốp bảo tôi:
“- Anh hãy nhìn xem:
Có ở đâu đầu tôi to được thế? 
Anh hãy nhìn xem!
Và thế này thì “ghê gớm” thật :
Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt
Các em tô lên một nửa số sao trời!” //
Pô-pốp vừa xem vừa sung sướng mỉm cười
Nụ cười trẻ nhỏ. //
– HS tìm giọng đọc cho bài thơ. Ví dụ: Lời Pô-pốp đọc với giọng nhanh, ngạc nhiên, hồn nhiên, vui sướng; lời nhận xét của tác giả đọc chậm lại
Học sinh thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài thơ
Học sinh thi đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài thơ.
– HS trả lời.

HS nối tiếp nhau nêu

2 Mẫu Cảm Thụ Nếu Trái Đất Thiếu Trẻ Con Hay Nhất

Sưu tầm 2 mẫu cảm thụ về bài đọc Nếu trái đất thiếu trẻ con hay nhất:

Mẫu Cảm Thụ Nếu Trái Đất Thiếu Trẻ Con Hay – Mẫu 1

“Nếu trái đất thiếu trẻ em” là một bài thơ tự do của tác giả Đỗ Trung Lai thể hiện niềm vui sướng, hạnh phúc của tác giả khi cùng với Pô-pốp vào xem tranh vẽ của các em thiếu nhi.

Pô – Pốp hết sức thích thú và ngạc nhiên khi thấy tranh các em thiếu nhi vẽ về mình:

Anh hãy nhìn xem!
Và thế này thì “ghê gớm” thật:
Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt
Các em tô lên một nửa số sao trời!”

Ngoài ra, nhân vật “tôi” và Pô – pốp còn thích thú khi thấy thế giới quanh đây hiện lên trong mắt các em thật đặc biệt, thật trong sáng:

Những chú ngựa xanh lại nằm trên cỏ
Những chú ngựa hồng lại phi trong lửa

Những gam màu các em tô vẽ thể hiện sự ngây thơ, hồn nhiên, ngộ nghĩnh, trong sáng, biết ước mơ, hy vọng về ngày mai tươi sáng. Nụ cười trẻ thơ mang lại niềm vui to lớn cho người đón nhận.

Thông qua bài thơ, tác giả dành tình cảm, sự yêu thương, trân quý đối với các em thiếu nhi. Nếu một ngày trái đất thiếu trẻ em, chắc hẳn đó thực sự là ngày vô nghĩa.

Mẫu Cảm Thụ Nếu Trái Đất Thiếu Trẻ Con Ngắn Hay – Mẫu 2

Bài thơ “Nếu trái đất thiếu trẻ con” của tác giả Đỗ Trung Lai nói đến những bức tranh của các bạn nhỏ vẽ và được tái hiện khi nhân vật Pô-pốp khi vào cung thiếu nhi xem tranh.

Pô-pốp thực sự hào hứng và thích thú khi thấy bức tranh các em thiếu nhi vẽ về mình ” Anh hãy nhìn xem, anh hãy nhìn xem!”

Có ở đâu đầu tôi đo được thế?
Anh hãy nhìn xem!
Và thế này thì “ghê gớm” thật:
Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt
Các em tô lên một nửa số sao trời!”
Pô-pốp vừa xem vừa sung sướng mỉm cười
Nụ cười trẻ nhỏ

Tranh vẽ của các bạn nhỏ thật ngộ nghĩnh nhưng cũng thật đáng yêu. Những bức tranh tại đây thể hiện sự sáng tạo nhưng cũng đầy sự ngây thơ của các cháu thiếu nhi. Thông qua các bức tranh, ta có thể thấy trí tưởng tượng vô biên của các em nhỏ.

Những chú ngựa xanh lại nằm trên cỏ
Những chú ngựa hồng lại phi trong lửa
Qua tấm lòng các em
Cả thế giới quàng khăn đỏ
Các anh hùng là những – đứa – trẻ – lớn – hơn.

Thế giới trí tưởng tượng của các em thiếu nhi thật đáng yêu, ngây thơ và trong sáng. Điều đó càng chứng tỏ nếu trái đất không có trẻ con thì sẽ rất vô nghĩa.

Sưu tầm văn mẫu phân tích🌿 Bài Thơ Bầm Ơi [Tố Hữu] 🌿Hay nhất

Viết một bình luận