Người Mẹ Vườn Cau: Soạn Bài, Tóm Tắt, Phân Tích Truyện

Thohay.vn chia sẽ nội dung và những bài văn mẫu phân tích hay nhất về truyện ngắn Người mẹ vườn cau đầy ý nghĩa của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

Xuất Xứ Và Hoàn Cảnh Sáng Tác Truyện Người Mẹ Vườn Cau

Truyện ngắn Người Mẹ Vườn Cau của tác giả Nguyễn Ngọc Tư là một tác phẩm văn học đặc sắc, phản ánh chân thực và nhân hậu về cuộc sống đời thường của những người nông dân ở Nam Bộ. Tác phẩm này thuộc thể loại truyện ngắn và được trích trong tập “Xa xóm Mũi”, xuất bản bởi NXB Kim Đồng vào năm 2016.

Mời bạn thưởng thức thêm tác phẩm ❣️ Trở Gió Của Nguyễn Ngọc Tư ❣️

Nội Dung Truyện Ngắn Người Mẹ Vườn Cau

Truyện ngắn Người Mẹ Vườn Cau của Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu với nhân vật “tôi” được cô giáo giao nhiệm vụ viết bài văn về mẹ. Tuy nhiên, nhân vật “tôi” không biết phải viết như thế nào và bắt đầu hồi tưởng về những kỷ niệm với người bà nội – một người mẹ anh hùng giàu đức hy sinh và đáng thương. Bạn có thể xem nội dung đầy đủ của truyện ngắn này ngay bên dưới.

Đề bài làm văn chỉ hai chữ “Người mẹ”. Cô Hương bảo “Bình luận, chứng minh, hay miêu tả cách nào cũng được”. Tôi cắn bút, nghĩ mãi bắt đầu như thế nào nhỉ?

Ba tôi có rất nhiều mẹ, tôi cũng có lắm bà Nội ở nhà cùng chú út. Nội ở Phố Đông, Nội ở vườn cau, Nội nào cũng già như nhau. Tôi nhớ khi còn nhỏ, ba dẫn về thăm Nội vườn cau. Hôm đó, mưa nhiều, con đường từ dưới bến lên nhà, đất bùn lẹp nhẹp, tôi ngã oàng oạch. Nhà Nội nhỏ xíu, mái lá đột tong tong. Đón ba, Nội gầy gò, cười phô cả lợi.

– Má tưởng con không về được, mưa gió tối trời vầy khéo cảm.

Bà vuốt đầu tôi.

– Tiên tổ mầy, sao mà giống cha quá vậy?

Hôm ấy bà giỗ chú Sơn. Trên cái bàn thờ con con thấp lè tè kia đến ba chiếc lư đồng, cái nào cũng nghi ngút khói. Bữa giỗ chỉ vài ba bác canh chua cá rô đồng, mắm kho, bông súng. Chưa bao giờ tôi được ăn lại nghe ngon như thế. Ba gắp thức ăn cho bà, bà gắp thức ăn cho tôi, đôn hậu bảo.

– Ăn cho mau lớn, con.

Tạnh mưa, mọi người lục đục đến, họ kéo gàu xối ào ào ngoài hiên nước. Ai cũng gọi nội bằng Má, “Má Tư”. “Má Tư” ơi ới. Tôi hỏi:

– Ba ơi, sao nội đông con quá vậy?

Ba cười bảo:

– Tối, ba kể con nghe.

Một chú quần vo tới gối, tay cầm lồng vỗ vai ba cười ha hả.

– Tao biết chú mày về nên đem thịt rắn qua đây, tụi mình lai rai.

Rồi chú quay lại:

– Má ơi, cho tụi con vui một bữa với thằng Sơn nghen.

Bà Nội quấn lại cái khăn sờn lên tóc.

– Rồi vợ mày chạy lại méc má cho mầy coi.

Nội ôm tôi vào lòng, ngồi trên võng bố đưa kèn kẹt. Các chú thỉnh thoảng lại cười vang. Nội cũng cười, trông Nội vui lắm, cái vui như thức dậy sau đêm dài vươn mình ngắm bình minh. Ba tôi cùng các chú nói chuyện huyên thuyên, toàn là chuyện ngày xưa. Chú Biểu quần vo tới gối, uống rượu tòn tọt, cười khà:

– Tưởng đâu lũ mày quên Má, quên hết tụi tao.

Ba tôi lúc lắc đầu, ông rót ba ly rượu cúng trên bàn thờ quay lại hỏi:

– Bát hương em Châu, bên chồng rước về hở má?

– Ừ, bên nhà sui bảo, cho chúng nó có đôi.

Bà nội dẫn tôi ra vườn, cái nắng sau mưa nồng ngả vàng pha sắc đỏ, những giọt nước còn đọng lại trên tán lá non. Ở đây cái gì cũng chín, từ trái mít, trái đu đủ, trái chanh, đến cả buồng cau. Trái chín đỏ lừ bên hông cau trắng muốt, tóc Nội cũng trắng phau phau, bà nắm tay tôi, bàn tay bà nhăn nheo, gân guốc. Đêm hôm ấy bà mắc mùng cho tôi ngủ, giường lạ ngủ không được. Ba kể hồi trước, ba cùng hai chú ở trên bàn thờ là đồng chí của nhau, các chú ấy hiên ngang và anh dũng lắm, ba bảo Nội là một bà mẹ anh hùng. Tôi hơi bất ngờ, lẽ ra anh hùng phải là cao to, đẹp khỏe chứ!

– Vậy Nội có súng không ba?

– Nội bán ve chai.

– Bán ve chai cũng là anh hùng hở ba?

– Ừ Nội gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba, Nội mang thức ăn, tin tức.

Ba vuốt đầu tôi, cái tay nặng chịch.

– Giá mà các chú ấy còn sống, bây giờ Nội đã có cháu, đâu phải sống một mình.

Tôi nghe gai gai người, nhớ cái dáng còm cõi, nụ cười phúc hậu, đôi mắt già nua nheo nheo. Trông ra ngoài, thấy bóng còng còn in trên vách, tôi nhổm dậy, “con ra ngủ với bà nghe ba”.

Ba tôi chuyển công tác lên tỉnh, nhà tôi dọn về phố khác. Mẹ nhắc ba:

– Lâu rồi, anh không về thăm má “vườn cau”.

– Ôi dào, má ở dưới, mấy anh dưới lo.

Một hôm, chú Biểu đến nhà, chú mang theo xâu ếch dài thiệt dài, bỗ bã:

– Cái này má gởi cho mày, má biểu phải đem đến tận nhà. Mấy giổ mày không về, má nhớ mày lắm. Sáng hôm qua má còn khoe vừa gặp mày trên vô tuyến.

Rồi chú lắc đầu:

– Lũ mày bạc làm sao đâu.

Tối đó mưa xập xoài rả rích, ba tôi chong đèn ngồi rít thuốc, mẹ hỏi, ba bảo – “Uống rượu, ngủ không được”

Món thịt ếch đầu mùa lịm trong lưỡi làm ba đau nhói. Ba rủ tôi.

– Mai về Nội vườn cau, con ha?

Chẳng biết chốn ấy còn chín lừ quả ngọt, hương cau còn nồng nàn trắng xoá một góc trời, tóc Nội chắc bạc nhiều hơn. Lúc tôi về, thế nào bà cũng giúi cho tôi nhiều quả chín mang về biếu mẹ, xâu ếch biếu ba. Thứ thức ăn mà không có hương vị cao lương nào thay thế được, dù bây giờ ba tôi xuống ngựa lên xe.

Bài văn được 4 điểm, lời phê cũng ngắn gọn như đề bài, “nghèo ý” tôi viết “Mẹ là người sinh ra em, nuôi em lớn, ngày thường mẹ nấu cơm em ăn, giặt đồ em mặc”. Bọn con Hải, Lam chọc ghẹo mãi, tôi chống chê – “làm sao viết vế mẹ bằng mấy dòng được, phải không?”

Xem thêm những bài văn mẫu phân tích 🌺 Chái Bếp Lớp 8 🌺 hay

Đôi Nét Về Tác Giả Tác Phẩm Người Mẹ Vườn Cau

Tác phẩm Người Mẹ Vườn Cau là một trong những truyện ngắn nổi tiếng của nữ nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Dưới đây là đôi nét về tiểu sử, sự nghiệp của nhà văn mà bạn có thể tham khảo để biết thêm thông tin.

👉 Tiểu sử

  • Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 là một nhà văn, thành viên Hội Nhà văn Việt Nam
  • Quê quán: xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

👉 Sự nghiệp

  • Đề tài sáng tác: Các tác phẩm chỉ là những câu chuyện đời thường của những người nông dân bình dị, quê mùa nhưng lôi cuốn bởi cái nhìn đầy chân thật và nhân hậu
  • Phong cách: Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ, không hề cao sang chau chuốt mà bình dị gần gũi với cuộc sống đời thường.
  • Các tác phẩm nổi tiếng như: Ngọn đèn không tắt (tập truyện ngắn, 2000), Ông ngoại (tập truyện ngắn thiếu nhi, 2001), Giao thừa (2003), Cánh đồng bất tận (2005),…
  • Các mốc sự kiện trong sự nghiệp văn chương đáng nhớ của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư :
    • 2000: Giải Nhất cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần 2 với tác phẩm Ngọn đèn không tắt, giải Mai vàng ở hạng mục Nhà văn xuất sắc.
    • 2001: Giải B Hội nhà văn Việt Nam với tác phẩm Ngọn đèn không tắt.
    • 2003: Là một trong 10 nhân vật trẻ xuất sắc tiêu biểu của năm 2002.
    • 2006: Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2006 với tác phẩm Cánh đồng bất tận.
    • 2008: Giải thưởng văn học ASEAN với tác phẩm Ngọn đèn không tắt và Cánh đồng bất tận.
    • 2018: Giải thưởng LiBeraturpreis 2018 do Hiệp hội Quảng bá văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latin tại Đức (Litprom) bình chọn với tác phẩm Cánh đồng bất tận.
    • 2019: Thuộc top 50 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam 2018 do tạp chí Forbes bình chọn.

Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Người Mẹ Vườn Cau

Người mẹ vườn cau ý chỉ người mẹ có công với cách mạng, đã hy sinh con cái của mình cho Tổ quốc, người mẹ ấy không có tên mà chỉ được gọi theo nơi ở bởi lẽ trên dải đất hình chữ S này vẫn còn rất nhiều mẹ Việt Nam anh hùng.

  • Nhan đề Người Mẹ Vườn Cau của tác phẩm mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và biểu trưng cho hình ảnh người mẹ Việt Nam anh hùng. Nó không chỉ gợi lên hình ảnh của người mẹ giàu lòng hy sinh, mà còn thể hiện sự kính trọng và biết ơn đối với những người mẹ đã mất con cái trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
  • Nhan đề còn gợi nhớ đến vườn cau, một biểu tượng quen thuộc của nông thôn Việt Nam, nơi gắn bó với cuộc sống và kỷ niệm của những người con đã hiên ngang, anh dũng ra đi bảo vệ đất nước. Đồng thời, nó cũng phản ánh sự gắn kết mật thiết giữa người mẹ với quê hương, với đất đai, và với những giá trị truyền thống của dân tộc.

Tham khảo thêm 👉 Những Chiếc Lá Thơm Tho Lớp 8 [Nội dung + bài văn mẫu phân tích]

Bố Cục Văn Bản Người Mẹ Vườn Cau

Với bố cục được chia ra 3 phần chính sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về cấu trúc và dòng chảy của câu chuyện, từ đó cảm nhận sâu sắc hơn về nội dung và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.

  • Phần 1: Từ đầu đến ngủ với bà nghe ba: Mô tả hoàn cảnh của người mẹ vườn cau, qua đó thể hiện được cuộc sống và tính cách của nhân vật.
  • Phần 2: Tiếp đến ba tôi chuyển công tác lên tỉnh: Phản ánh tình cảm của người mẹ vườn cau, cũng như mối quan hệ giữa các nhân vật trong gia đình.
  • Phần 3: Còn lại: Nêu lên ý nghĩa, giá trị và công lao của người mẹ.

Đọc Hiểu Tác Phẩm Người Mẹ Vườn Cau

Xem ngay phần đọc hiểu truyện ngắn Người mẹ vườn cau sau đây để hiểu sâu hơn về tác phẩm.

👉 Câu 1 (trang 11, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1): Nêu một số thông tin về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư mà em tìm hiểu được. Theo em, những thông tin nào là cần thiết để hiểu văn bản Người mẹ vườn cau?

Lời giải chi tiết:

Nguyễn Ngọc Tư (sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) là một nhà văn, thành viên Hội nhà văn Việt Nam. Năm 2018, cô được trao Giải thưởng Văn học Liberaturpreis 2018 do Litprom (Hiệp hội quảng bá văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latin ở Đức) bình chọn, dựa trên việc xem xét các bản dịch tiếng Đức tác phẩm nổi bật của các tác giả nữ đương đại tiêu biểu trong khu vực. Giải thưởng được trao hàng năm nhằm vinh danh các tác giả nữ đến từ châu Á, Phi, Mỹ Latin, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và vùng Caribe.

👉 Câu 2 (trang 11, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1): Theo em, cốt truyện Người mẹ vườn cau thuộc dạng nào dưới đây?

Lời giải chi tiết: Đáp án B

👉 Câu 3 (trang 11, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1): Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào?

Lời giải chi tiết:

 Truyện được kể theo ngôi thứ nhất. Cách kể này giúp người kể  thể hiện được những cảm xúc, cách nhìn cùng tiếng nói nội tâm của nhân vật. Qua đó người đọc có thể cảm nhận rõ và hiểu hơn về cảm xúc của nhân vật.

👉 Câu 4 (trang 11, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1): Cốt truyện của văn bản Người mẹ vườn cau có gì đáng chú ý?

Lời giải chi tiết:

Cốt truyện của văn bản này không giống các truyện ngắn thông thường. Truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi. Mở đầu tác phẩm tác giả đã nhắc đến việc làm văn về mẹ, với đề bài mở nhưng nhân vật “tôi” vẫn không thể nghĩ ra không nên bắt đầu như nào. Sau đó nhân vật bắt đầu dòng hồi tưởng về người bà. Cuối cùng kết truyện bài văn của nhân vật tôi tuy 4 điểm nhưng không hề buồn vì tả về mẹ đâu chỉ bằng vài câu.

👉 Câu 5 (trang 11, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1): Hình ảnh “người mẹ vườn cau” đã được tái hiện với những chi tiết tiêu biểu nào? Em ấn tượng với chi tiết nào nhất? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

  • Hình ảnh “người mẹ vườn cau” đã được tái hiện với những chi tiết tiêu biểu:
    • Nhà của nội vườn cau nhỏ xíu, mái lá dột tong tong, nội gầy gò, đón các con và cháu bằng nụ cười phô cả lợi.
    • Ba con nhân vật tôi về nhà nội hôm giỗ chú Sơn, con trai của nội, là đồng chí của ba. Cơm giỗ nội làm rất đơn giản, có canh chua cá rô đồng, mắm kho, bông súng nhưng rất ngon và ấm áp tình cảm.
    • Có rất nhiều các chú, các bác cũng đến sau ba con “tôi”, ai cũng gọi nội vườn cau là má, “tôi” hỏi ba sao nội đông con như vậy
    • Tôi được nội bế ngồi võng và dắt ra vườn chơi, còn bố và mọi người ngồi nhậu, ôn lại chuyện cũ
    • Đêm đó được nghe và biết chuyện của bà, tôi đã bảo bố rằng mình muốn ngủ với bà
    • Lần nào ba con “tôi” về thăm, bà cũng sắp cho quà trái mang về
  • Chi tiết ấn tượng: lần nào hai ba con “tôi” về chơi, nội cũng sắp cho quà trái mang về → chi tiết thể hiện tình cảm của nội dành cho các con, các cháu, tuy không phải ruột thịt, nhưng nội vườn cau lại dành tình yêu thương vô bờ của một người mẹ, một người bà cho con cháu.

👉 Câu 6 (trang 11, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Bà nội dẫn tôi ra vườn, cái nắng sau mưa nồng ngả vàng pha sắc đỏ, những giọt nước còn đọng lại trên tán lá non. Ở đây cái gì cũng chín, từ trái mít, trái đu đủ, trái chanh, đến cả buồng cau. Trái chín đỏ lừ bên hông cau trắng muốt, tóc Nội cũng trắng phau phau, bà nắm tay tôi, bàn tay bà nhăn nheo, gân guốc. Đêm hôm ấy bà mắc mùng cho tôi ngủ, giường lạ ngủ không được. Ba kể hồi trước, ba cùng hai chú ở trên bàn thờ là đồng chí của nhau, các chú ấy hiên ngang và anh dũng lắm, ba bảo Nội là một bà mẹ anh hùng. Tôi hơi bất ngờ, lẽ ra anh hùng phải là cao to, đẹp khỏe chứ!

– Vậy Nội có súng không ba?

– Nội bán ve chai.

– Bán ve chai cũng là anh hùng hở ba?

– Ừ Nội gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba, Nội mang thức ăn, tin tức.

Ba vuốt đầu tôi, cái tay nặng chịch.

– Giá mà các chú ấy còn sống, bây giờ Nội đã có cháu, đâu phải sống một mình.

Tôi nghe gai gai người, nhớ cái dáng còm cõi, nụ cười phúc hậu, đôi mắt già nua nheo nheo. Trông ra ngoài, thấy bóng còng còn in trên vách, tôi nhổm dậy, “con ra ngủ với bà nghe ba”.

(Trích Người mẹ vườn cau – Nguyễn Ngọc Tư)

a. Dựa vào đoạn trích trên, hãy cho biết: “Người mẹ vườn cau” là ai? 

b. “Ở đây cái gì cũng chín…”. Vì sao trong các thứ “chín” ấy, có cả “tóc nội cũng trắng phau phau”. Em hiểu nghĩa của từ “chín” ở câu này là gì? 

c. Người kể đã hiểu nhầm từ “anh hùng” như thế nào? Em hiểu vì sao bà mẹ vườn cau lại là một anh hùng? 

Lời giải chi tiết:

a. “Người mẹ vườn cau” là một người phụ nữ bán ve chai nhưng là bà mẹ anh hùng. Bà mẹ ấy đã từng gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm, đưa thư, mang thức ăn, tin tức,… cho các chiến sĩ bộ đội Giải phóng. 

b. “Ở đây cái gì cũng chín…”. Trong các thứ “chín” ấy, có cả “tóc nội cũng trắng phau phau”. Nghĩa của từ “chín” ở đây cần được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa bóng không chỉ là trái chín mà còn chỉ giai đoạn cuối, thời điểm sự vật đã phát triển đầy đủ và sung mãn nhất,… Vì thế, bên cạnh “trái chín đỏ lừ bên hông cau trắng muốt” là “tóc nội cũng trắng phau phau”.

c. 

– Anh hùng là những con người sống và thực hiện những hành động dựa trên lý tưởng của bản thân và kì vọng của mọi người. Là những người không ngại khó khăn, thử thách, nghịch cảnh mà luôn luôn làm những điều tốt đẹp hướng tới xã hội và cộng đồng.

– Anh hùng về danh từ có thể hiểu là người lập nên công trạng to lớn với nhân dân đất nước hoặc có những hành động hoặc bản lĩnh phi thường; về động từ chỉ các hành động anh hùng. Từ anh hùng được sử dụng với nghĩa tốt để tuyên dương các cá nhân, tập thể hoặc hành động nào đó.

– Bà mẹ vườn cau là anh hùng vì người phụ nữ trong chiến tranh rất hiên ngang, bất khuất và chịu nhiều hi sinh. Họ tiễn chồng, con lên đường ra trận và là hậu phương vững chắc cho những người lính trên chiến trường.

Tuyển tập 👉 Chùm Ca Dao Trào Phúng Lớp 8

Giá Trị Tác Phẩm Người Mẹ Vườn Cau

Tác phẩm Người Mẹ Vườn Cau của Nguyễn Ngọc Tư mang giá trị nhân văn sâu sắc và là một minh chứng cho nghệ thuật kể chuyện đậm chất Nam Bộ. Sau đây là những giá trị nổi bật của tác phẩm mà bạn có thể xem và tham khảo:

👉 Giá trị nội dung

Truyện nói về kí ức của tác giả về người bà nội – một người mẹ anh hùng giàu đức hy sinh và đáng thương. Qua đó, gửi gắm đến người đọc thông điệp về sự biết ơn và kính trọng những người đã hi sinh vì lí tưởng cách mạng, vì nền hòa bình độc lập và những người mẹ anh hùng.

👉 Giá trị nghệ thuật

  • Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đậm chất Nam Bộ.
  • Cốt truyện gần gũi, dễ dàng truyền tải nội dung.
  • Ngôn từ mộc mạc, giản dị nhưng giàu cảm xúc.

Sơ Đồ Tư Duy Người Mẹ Vườn Cau

Giúp bạn dễ dàng nhớ nội dung cũng như những giá trị cốt lõi của truyện ngắn Người Mẹ Vườn Cau với mẫu sơ đồ tư duy mà thohay.vn share bên dưới.

Sơ đồ tư duy Người Mẹ Vườn Cau đơn giản
Sơ đồ tư duy Người Mẹ Vườn Cau đơn giản
Sơ đồ tư duy Người Mẹ Vườn Cau chi tiết
Sơ đồ tư duy Người Mẹ Vườn Cau chi tiết

Tham khảo thêm tác phẩm 🍁 Mắt Sói 🍁

Soạn Bài Người Mẹ Vườn Cau Lớp 8

Để giúp bạn chuẩn bị tốt tác phẩm Người mẹ vườn cau trước khi học thì thohay.vn đã soạn bài sẵn. Bạn có thể tham khảo cho mình nhé.

👉 Câu 1 trang 29 SGK văn 8/1 cánh diều: Truyện ngắn ở trên viết về đề tài nào? Giải thích nhan đề Người mẹ vườn cau.

Lời giải chi tiết:

  • Truyện ngắn trên viết về chủ đề sự biết ơn và kính trọng ở trong cuộc sống.
  • Nhan đề rất ngắn gọn và đầy xúc tích khi nói đến hình ảnh người mẹ già sống ở nơi quê nhà có những đứa con hiên ngang và anh dũng đã sẵn sàng ra đi để bảo vệ Tổ quốc. Truyện đã viết về kí ức của tác giả về bà nội – một người mẹ anh hùng rất giàu đức hy sinh và đáng thương. Hình ảnh của người bà gắn liền với những vườn cau mà bà trồng. Qua đó cho chúng ta bài học về lòng biết ơn ở trong cuộc sống.

👉 Câu 2 trang 29 SGK văn 8/1 cánh diều: Theo em, chủ đề ở trong truyện ngắn Người mẹ vườn cau là gì?

Lời giải chi tiết:

Theo em, chủ đề trong truyện ngắn Người mẹ vườn cau nói về những con người giàu đức hi sinh và anh dũng vì lí tưởng cách mạng lớn lao, dám đánh đổi để có một nền hòa bình cho Tổ quốc ta.

👉 Câu 3 trang 29 SGK văn 8/1 cánh diều: Truyện được kể bằng ngôi thứ mấy? Ngôi kể đó có tác dụng như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Truyện được kể bằng ngôi thứ nhất. Cho thấy cái nhìn và cảm nhận chủ quan của nhân vật tôi về sự việc trong truyện, từ góc nhìn trẻ thơ người đọc sẽ có nhiều giải nghĩa khác nhau về văn bản.

👉 Câu 4 trang 29 SGK văn 8/1 cánh diều: Cốt truyện của văn bản Người mẹ vườn cau có điều gì đáng chú ý?

Lời giải chi tiết:

Cốt truyện của văn bản có những tình huống khá đặc biệt, tựa như dòng suy nghĩ của những đứa trẻ, không thống nhất theo một trình tự nào. Cốt truyện mượn câu chuyện có thật về những người mẹ Việt Nam anh hùng để tôn vinh và thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với các mẹ.

👉 Câu 5 trang 29 SGK văn 8/1 cánh diều: Hình ảnh “người mẹ vườn cau” đã được tái hiện với các chi tiết tiêu biểu nào? Em ấn tượng với chi tiết nào nhất? Tại sao?

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh “người mẹ vườn cau” đã được tái hiện với nhiều chi tiết tiêu biểu:

  • Ba kể rằng hồi trước, ba cùng với hai chú ở trên bàn thờ là đồng chí, các chú ấy vô cùng hiên ngang và anh dũng, ba bảo bà nội chính là một bà mẹ anh hùng.
  • Nội đi bán ve chai
  • Nội gánh giỏ đi khắp đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba. Nội đem thức ăn và tin tức.
  • Giá mà các chú vẫn còn sống, bây giờ nội đã có thêm cháu, đâu phải sống lủi thủi một mình.
  • Tôi nghe gai gai người, nhớ đến cái dáng còm cõi cùng với nụ cười phúc hậu và đôi mắt già nua nheo nheo.

Em rất ấn tượng với chi tiết khi người ba nói rằng bà nội chính là một bà mẹ anh hùng. Nhắc đến đây, em vô cùng xúc động và càng cảm thấy biết ơn về sự hi sinh thầm lặng ấy. Bà là hậu phương vững chắc cho tất cả đứa con của mình đi chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Và khái niệm về anh hùng đã không có sự dập khuôn như suy nghĩ ban đầu của nhân vật “tôi”. Qua đó, em lại càng thấy biết ơn và trân trọng cuộc sống hơn vì những con người thế hệ trước đã vô cùng anh dũng, sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để đem đến hòa bình cho đất nước ngày hôm nay.

👉 Câu 6 trang 29 SGK văn 8/1 cánh diều: Có người cho rằng, qua truyện ngắn này, tác giả đang muốn nhắn gửi tới người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Ý kiến của em như thế nào? (Trình bày ý kiến bằng đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng).

Lời giải chi tiết:

Qua văn bản “Người mẹ vườn cau”, tác giả Nguyễn Ngọc Tư muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Lòng biết ơn đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Thế kỉ XX, đất nước ta phải trải qua hai cuộc chiến lớn để lại nhiều mất mát, đau thương cho con người Việt Nam.

Đã có rất nhiều người hy sinh mạng sống của mình cho độc lập dân tộc trong đó còn có những người mẹ gạt nước mắt tiễn con ra trận. Khi hoà bình lập lại, con người quá mải mê với cơm áo gạo tiền mà quên đi quá khứ thế nhưng quá khứ ấy vẫn luôn vẹn nguyên, thuỷ chung giống như hình ảnh người mẹ vườn cau ngày ngày chờ đợi những cựu chiến binh đến thăm bà lúc tuổi già. Văn bản cũng là lời cảnh tỉnh với những ai đã quên đi quá khứ, chúng ta cần phải biết ơn thế hệ trước đã cho ta cuộc sống như ngày hôm nay.

Giáo Án Người Mẹ Vườn Cau Lớp 8

Chia sẽ đến các thầy, cô giáo mẫu giáo án dạy học tác phẩm Người mẹ vườn cau hay nhất.

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:

– HS xác định được ngôi kể, đề tài, nhan đề Người mẹ vườn cau.

– Hiểu được chủ đề, tình huống truyện gợi ra qua hình ảnh người mẹ vườn cau.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.

– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

– Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Người mẹ vườn cau.

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Người mẹ vườn cau.

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

3. Về phẩm chất

– Giúp HS rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhận thức được ý nghĩa của tình yêu thương; biết quan tâm, chia sẻ với mọi người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

– Phiếu học tập

– Các phương tiện kỹ thuật, những hình ảnh liên quan đến chủ đề bài học Người mẹ vườn cau.

– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

– SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS: Kể tên một số văn bản có đề tài viết về người mẹ.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

*Dự kiến sản phẩm: Mẹ (Đỗ Trung Lai), Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm), Về thăm mẹ (Đinh Nam Khương),…

– GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong văn học, đề tài về mẹ luôn là nguồn cảm hứng bất tận với các nghệ sĩ bởi tình yêu thương, sự hi sinh của người mẹ là những đại dương sâu thẳm mà cuộc đời con người không thể đo đạc cũng không thể thấu hiểu hết. Ở đó, các nhà văn có thể bộc lộ, thể hiện tâm tư tình cảm của mình dành cho người mẹ yêu quý và nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng không ngoại lệ, ông cũng đóng góp vào văn học ấy với tác phẩm Người mẹ vườn cau.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Người mẹ vườn cau.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm Người mẹ vườn cau.

c. Sản phẩm: HS nêu được một số nét về tác giả Nguyễn Ngọc Tư và thông tin tác phẩm Người mẹ vườn cau.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, giới thiệu về tác giả Nguyễn Ngọc Tư và truyện ngắn Người mẹ vườn cau.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
– HS thực hiện nhiệm vụ, tóm tắt ý chính.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm
– GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
– GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.
NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Truyện ngắn trên viết về đề tài gì? Giải thích nhan đề Người mẹ vườn cau.
+ Chủ đề của truyện ngắn Người mẹ vườn cau là gì?
+ Truyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? Ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào?
+ Cốt truyện của văn bản Người mẹ vườn cau có gì đáng chú ý?
+ Tóm tắt văn bản và nêu bố cục của văn bản.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm
– HS trả lời câu hỏi
– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.    
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả (1976)
– Quê quán: xã Tân Duyệt, huyệt Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
– Phong cách sáng tác: gần gũi, bình dị nhất và dễ cảm, giọng văn đậm chất Nam Bộ, mềm mại nhưng vô cùng sâu cay về số phận và cuộc đời éo le chìm nổi.
– Tác phẩm nổi bật: Ngọn đèn không tắt, Nước chảy mây trôi, Giao thừa, Cánh đồng bất tận,…
2. Tác phẩm
– Xuất xứ: trích “Xa xóm mũi”- Với phong cách viết văn giản dị mà tình cảm, “Người mẹ vườn cau” đã trở thành một tác phẩm truyện ngắn nổi tiếng và đem lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc.    
 3. Đọc văn bản
– Thể loại: truyện ngắn
– Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
– Ngôi kể: ngôi thứ nhất.
– Nhan đề: Chỉ người mẹ có công với Cách mạng, người mẹ ấy không có tên gọi cụ thể mà chỉ gọi theo đặc điểm nơi ở.
– Chủ đề: nói về những con người giàu đức hi sinh, anh dũng vì lí tưởng cách mạng lớn lao, đánh đổi lại một nền hòa bình cho Tổ quốc ta.
– Cốt truyện gần gũi, kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”.
– Bố cục: 3 phần
+ Phần 1 (từ đầu đến…ngủ với bà nghe ba): Hoàn cảnh của người mẹ vườn cau.
+ Phần 2 (tiếp theo đến…ba tôi chuyển công tác lên tỉnh): tình cảm của người mẹ vườn cau.
+ Phần 3 (phần còn lại): Ý nghĩa, giá trị công lao của người mẹ.
– Tóm tắt: nói về kí ức của tác giả về người bà – một người mẹ anh hùng giàu đức hi sinh và đáng thương.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS theo dõi văn bản, làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi:
+ Tình huống khơi gợi cho nhân vật “tôi về hình ảnh “người mẹ vườn cau” là gì?
+ Nhận xét về cách dẫn dắt câu chuyện của tác giả.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm
– HS trình bày sản phẩm thảo luận.
– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. 
NV2:Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS quan sát văn bản, thảo luận và đặt câu hỏi:
+ Chi tiết nào cho em thấy khung cảnh nơi ở của người mẹ vườn cau hiện lên?
+ Hình ảnh “người mẹ vườn cau” đã được tái hiện với những chi tiết tiêu biểu nào? Em ấn tượng với chi tiết nào nhất? Vì sao?
+ Những kỉ niệm thời ấu thơ nào được tác giả nhắc đến trong văn bản?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm
– HS trình bày sản phẩm thảo luận.
– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.=> Ghi lên bảng.             
NV3:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Sau khi nghe nhân vật chú Biểu, ba đã có quyết định như thế nào?
+ Bài văn của nhân vật “tôi” có điều gì đặc biệt? Vì sao bài văn chỉ được 4 điểm nhưng nhưng nhân vật “tôi” cũng không hề cảm thấy buồn?
+ Phần kết truyện đã gợi mở cho chúng ta những vấn đề gì?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm
– HS trình bày sản phẩm thảo luận.
– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.
NV4:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV đặt câu hỏi: Em hãy tổng kết nội dung và nghệ thuật của văn bản.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm
– HS trình bày sản phẩm thảo luận.
– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.B
ước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.=> Ghi bảng.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Nguyên nhân câu chuyện
– Cô giáo yêu cầu viết bài văn về mẹ, tuy nhiên nhân vật “tôi” không biết viết như nào.
– Nhớ lại rằng ba có nhiều mẹ và mình có bà, trong đó, ba có một “người mẹ vườn cau”.→ Cách dẫn dắt gần gũi, sinh động.         
 2. Những kỉ niệm thời nhỏ tại quê của “người mẹ vườn cau”
a. Khung cảnh
– Con đường đến nhà bà là con đường đát, những khi trời mưa đường bùn ướt nhẹp.
– Nhà bà là nhà mái lá nhỏ xíu.→ Cuộc sống giản dị, đơn sơ.
b. Hình ảnh “người mẹ vườn cau”
– Là một bà mẹ anh hùng.
– Làm nghề bán ve chai, đưa thư, mang thức ăn, tin tức,…
– Dáng còm cõi, nụ cười phúc hậu, đôi mắt già nua.
– Mái tóc trắng phau phau.
– Nội gầy gò, cười phô cả lợi nhưng vẫn luôn lo lắng cho các con các cháu.→ Sự hi sinh thầm lặng của người mẹ già, cả một đời vất vả, lam lũ, nhưng vẫn luôn là hậu phương vững chắc cho những đứa con của mình đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
c. Những kỉ niệm thời ấu thơ
– Bữa cơm giỗ chỉ vài ba bát canh chua cá rô đồng, mắm kho bông súng. → đơn giản nhưng ngon và chứa đựng sự ấm áp.
– Khi trời mưa tanh, mọi người ào ào kéo đến làm nhân vật “tôi” thắc mắc rằng tại sao bà lại có nhiều con như thế.
– Các chú cùng bố nhậu một bữa nhưng vẫn phải xin phép bà, mọi người vui vẻ nói chuyện ngày xưa.→ Khung cảnh gia đình ấm áp, hạnh phúc. 
3. Trở về thực tại với bài văn bị điểm kém
– Do ba chuyển công tác nên gia đình cũng chuyển lên phố.
– Chỉ khi chú Biểu đến nhà, nghe câu chú nói mình bạc, bố mới thấy nằm suy nghĩ và quyết định mai về lại thăm “người mẹ vườn cau”.→ Khẳng định tình cảm của người con dành cho “người mẹ làng cau”.
– Bài văn:
+ Văn bản nói về những kỉ niệm về mẹ vườn cau của bố còn trở về thực tại, mẹ của nhân vật “tôi” chỉ “là người sinh ra em, nuôi em lớn, ngày thường mẹ nấu cơm em ăn, giặt đồ em mặc”.
+ Bài văn tuy 4 điểm nhưng “tôi” không hề buồn vì viết về mẹ đâu chỉ bằng vài câu.→ bài học về sự biết ơn, kính trọng đến những người mẹ.  
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
– Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đậm chất Nam bộ.
– Cốt truyện gần gũi, dễ dàng truyền tải nội dung.
– Ngôn từ mộc mạc, giản dị những giàu cảm xúc
2. Nội dung
– Văn bản nói về kí ức của tác giả về người bà nội – một người mẹ anh hùng giàu đức hy sinh và đáng thương. Qua đó, gửi gắm đến người đọc thông điệp về sự biết ơn và kính trọng những người đã hi sinh vì lí tưởng cách mạng, vì nền hòa bình độc lập và những người mẹ

Chia sẽ đến bạn ❣️ Bài Thơ Về Bảng Tuần Hoàn Hóa Học Lớp 8 ❣️ [Dễ Nhớ Tên Nguyên Tố Hóa Học]

5+ Mẫu Tóm Tắt Người Mẹ Vườn Cau Ngắn Hay

Thông qua những mẫu tóm văn truyện ngắn Người mẹ vườn cau ngắn hay mà Thohay.vn chia sẽ bên dưới sẽ giúp bạn nắm được câu chuyện một cách dễ hiểu, súc tích hơn.

Tóm Tắt Văn Bản Người Mẹ Vườn Cau Siêu Ngắn

Mở đầu câu chuyện là cô giáo yêu cầu viết bài văn về mẹ, tuy nhiên nhân vật “tôi” không biết viết như nào và nhớ lại rằng ba có nhiều mẹ và mình có nhiều bà nội, trong đó, ba có một “người mẹ vườn cau”. Tiếp đó là những kỉ niệm thời nhỏ tại quê của “Người mẹ vườn cau”. Con đường đến nhà bà là con đường đất, những khi trời mưa đường bùn ướt nhẹp.

Nhà Nội là nhà mái lá nhỏ xíu. Nội gầy gò, cười phô cả lợi những vẫn luôn lo lắng cho các con các cháu. Hôm ấy là giỗ chú Sơn. Bữa cơm giỗ chỉ vài ba bác canh chua cá rô đồng, mắm kho, bông súng đơn giản những vẫn rất ngon và ấm áp. Khi trời tạnh mưa, mọi người ào ào kéo đến làm nhân vât “tôi” phải thắc mắc rằng tại sao bà lại có nhiều con như thế.

Các chú cùng bố nhậu một bữa nhưng vẫn phải xin phép bà. Mọi người vui vẻ nói chuyện ngày xưa. “Tôi” được Nội dẫn ra vườn cau và vườn hoa quả trĩu trái. Đêm hôm ấy được bà mắc mùng cho tôi ngủ và được nghe những câu chuyện bà kể khi khó ngủ. Do ba chuyển công tác nên gia đình cũng chuyển lên phố. Mẹ nhắc chuyện lâu chưa về thăm nội nhưng bố không lo.

Chỉ khi chú Biểu đến nhà, nghe câu chú nói mình bạc, bố mới thấy nằm suy nghĩ và quyết định mai về lại “Người mẹ vườn cau”. Đó là những kỉ niệm về mẹ vườn cau của bố còn với mẹ của “tôi” thì chỉ “Mẹ là người sinh ra em, nuôi em lớn, ngày thường mẹ nấu cơm em ăn, giặt đồ em mặc”. Bài văn tuy 4 điểm nhưng “tôi” cũng không hề buồn vì tả về mẹ đâu chỉ bằng vài câu.

Tóm Tắt Truyện Người Mẹ Vườn Cau Hay Ngắn

Nhân vật “tôi” trong tác phẩm đối diện với nhiệm vụ khó khăn khi phải viết về đề tài người mẹ, nhưng cảm thấy bất lực và không biết bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên, sự thách thức này trở nên nhẹ nhàng hơn khi nhân vật “tôi” bắt đầu nhìn lại những ký ức về người mẹ, đặc biệt là người mẹ vườn cau.

Những hình ảnh về những ngày thơ ấu đơn giản, những bữa cơm giỗ truyền thống, và ngôi nhà nhỏ bé ẩn sau hàng cây cau bóng mát, tất cả những điều này khiến tâm hồn nhân vật “tôi” bỗng chốc tràn ngập niềm vui và hạnh phúc. Bức tranh về cuộc sống giản dị, nhưng ấm áp và tràn ngập tình yêu thương, đã giúp nhân vật “tôi” tìm thấy nguồn động viên và cảm hứng cho bài văn của mình.

Người mẹ vườn cau, với tình thương và tận tâm, đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm trí nhân vật “tôi”. Khi nhìn lại những kỉ niệm này, nhân vật “tôi” nhận ra rằng đó chính là khoảnh khắc quý giá nhất trong cuộc đời mình. Dù cuộc sống hiện tại có điểm thấp nhưng nhân vật “tôi” không cảm thấy buồn bã. Sự nhớ đến những ký ức đẹp đã giúp nhân vật đối mặt với thực tại một cách lạc quan và tích cực hơn.

Xem thêm 👉 Giới Thiệu Về Một Cuốn Sách (Truyện) Lớp 8 [18+ Mẫu Hay]

Tóm Tắt Người Mẹ Vườn Cau Ngắn Gọn

Bối cảnh truyện là hình ảnh nhân vật “tôi” đang đối mặt với thử thách bài văn viết về người mẹ của cô giáo giao phó. Những ký ức đáng nhớ và những giá trị quan trọng nhất mà bà đã truyền lại cho “tôi”, những kỷ niệm về con đường về nhà, những bữa cơm đầy tình thương và những lần đi dạo trong vườn hoa quả đều được nhân vật “tôi” lưu giữ sâu trong tâm trí. Mặc dù bài văn của nhân vật “tôi” không được điểm cao, nhưng nhân vật vẫn cảm thấy hạnh phúc vì đã có người bà tuyệt vời như vậy trong cuộc đời mình.

Mẫu Tóm Tắt Người Mẹ Vườn Cau Đặc Sắc

Nhân vật “tôi” trong tác phẩm được của cô giáo giao bài văn về mẹ nhưng không biết làm như thế nào. Tuy nhiên, khi nhìn lại những kỉ niệm cùng người mẹ vườn cau, nhân vật “tôi” bỗng cảm thấy tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.

Những hình ảnh về những ngày thơ ấu đơn giản nhưng ấm áp, về ngôi nhà nhỏ bé đậm chất miền quê và về người bà tận tâm với từng chi tiết cuộc sống đã đánh thức những ký ức đáng quý trong tâm hồn nhân vật “tôi”. Những kỉ niệm cùng bà có lẽ là quý giá nhất đối với cuộc đời nhân vật. Quay lại thực tại được điểm thấp nhưng nhân vật tôi không cảm thấy buồn bã.

Bài Tóm Tắt Người Mẹ Vườn Cau Sinh Động

Người mẹ vườn cau của tác giả Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu bối cảnh bằng nhân vật “tôi” được cô giáo giao cho bài văn về mẹ. Với đề bài như vậy, nhưng nhân vật tôi lại không biết phải làm như thế nào. Sau đó là những chuỗi hồi tưởng về kỉ niệm hồi nhỏ, kỉ niệm cùng người bà.

Các hình ảnh về con đường về nhà bà, ngôi nhà, ngoại hình của bà, khung cảnh bữa cơm giỗ chú, được bà dắt đi dạo trong vườn hoa quả. Một loạt hồi tưởng như vậy, nhân vật quay lại thực tại với bài văn điểm kém của mình, tuy vậy nhân vật không hề buồn mà vẫn vui vẻ.

Tham khảo thêm 👉 Viết Bài Văn Giới Thiệu Một Cuốn Sách Yêu Thích [Những mẫu hay nhất]

5+ Mẫu Phân Tích Người Mẹ Vườn Cau Hay Nhất

Tổng hợp những bài văn mẫu phân tích, cảm nhận về tác phẩm Người mẹ vườn cau hay nhất.

Phân Tích Chuyện Người Mẹ Vườn Cau Sinh Động

Nguyễn Ngọc Tư không còn là cái tên xa lạ với những bạn thích thể loại truyện ngắn. Với phong cách viết văn giản dị mà tình cảm, “Người mẹ vườn cau” đã trở thành một tác phẩm truyện ngắn nổi tiếng và đem lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc.

Viết về mẹ, chắc chắn là không thể có từ ngữ nào có thể kể hết công lao nuôi dưỡng sinh thành và tình cảm thiêng liêng của mẹ giành cho con. Chính vì lý do đó mà mở đầu truyện ngắn, nhắc đến việc làm văn về mẹ, với đề bài mở nhưng nhân vật “tôi” vẫn không thể nghĩ ra không nên bắt đầu như nào.

Với suy nghĩ ngây ngô của trẻ con, “tôi” không thể hiểu sao mình chỉ có một mẹ còn bố thì lại có hai mẹ, làm cho “tôi” có hai nội: Nội ở Phố Đông, Nội ở vườn cau. Khi còn nhỏ, “tôi” đã được về nhà Nội ở vườn cau chơi. Con đường đến nhà bà là con đường đất, những khi trời mưa đường bùn ướt nhẹp. Nhà Nội là nhà mái lá nhỏ xíu. Nội gầy gò, cười phô cả lợi những vẫn luôn lo lắng cho các con các cháu, sợ trời mưa mấy đứa sẽ bị cảm.

Hôm ấy nhà “tôi” về nhà Nội là do có giỗ của chú Sơn. Bữa cơm giỗ chỉ vài ba bác canh chua cá rô đồng, mắm kho, bông súng đơn giản những vẫn rất ngon và ấm áp. Cảnh ba gắp thức ăn cho bà rồi bà lại gắp thức ăn cho “tôi” và bà xoa đầu bảo tôi ăn cho chóng lớn đã cho thấy khung cảnh gia đình ấm áp và hạnh phúc.
Trời tạnh mưa cũng là lúc mị người ào ào về nhà Nội tụ tập. Tiếng gọi “má Tư” cứ liên tục vang vong khiến “tôi” thắc mắc rằng sao Nội lại nhiều con như thế. Mọi người tụ tập và cùng nhau nhậu một bữa. Lớn bằng ấy nhưng các chú vẫn phải xin phép bà.

Mọi người cùng hàn huyên chuyện cũ, tiếng cười vang vọng khắp gian nhà nhỏ. “Tôi” được nội dẫn ra vườn cau. Vườn cau nhà Nội thật thú vị, chắc cũng vì lý do này, bố gọi nội là “Mẹ vườn cau”. Ở vườn, cái gì cũng chín, từ trái mít, trái đu đủ, trái chanh, đến cả buồng cau. Đêm hôm ấy, tôi được Nội mắc mùng cho ngủ, nhưng vì lạ giường mà mãi không ngủ được, Nội liền kể cho tôi nghe về câu chuyện của bà.

Người trên bàn thờ hôm nay là hai đồng chí thân thiết với bố, các chú đều là những người hiên ngang và anh hùng, và bà chính là mẹ anh hùng, tuy chỉ là người nhặt ve chai, không có súng cũng không cao to, khỏe mạnh nhưng vẫn làm anh hùng. Làm anh hùng tuy tự hào, tuy vui nhưng Nội rất buồn, nếu các chú ấy còn sống thì giờ Nội đã không phải ở một mình.

Do ba chuyển công tác nên gia đình cũng chuyển công tác lên phố luôn. Đã lâu lắm không trở về thăm lại Nội vườn cau nhưng bố vẫn không lo lắng vì ở dưới đó có các chú lo. Chỉ đến khi chú Biểu đến nhà, nghe câu chú nói mình bạc, bố mới thấy nằm suy nghĩ và quyết định mai về lại “Người mẹ vườn cau”. Đó là những kỉ niệm về mẹ vườn cau của bố còn với mẹ của “tôi” thì chỉ “Mẹ là người sinh ra em, nuôi em lớn, ngày thường mẹ nấu cơm em ăn, giặt đồ em mặc”. Bài văn tuy 4 điểm nhưng “tôi” cũng không hề buồn vì tả về mẹ đâu chỉ bằng vài câu.

Câu chuyện tuy ngắn nhưng nó lại mang giá trị nhân văn sâu sắc. Ngôn từ giản dị nhưng dạt dào cảm xúc, truyện ngắn “Người mẹ vườn cau” đã mang gợi đến cho mỗi chúng ta những kỉ niệm hạnh phúc về mẹ và những bài học về việc báo đáp công ơn mẹ. Mỗi chúng ta có thể có nhiều mẹ, nhưng mẹ sinh ra và nuôi dưỡng ta chỉ có một mà thôi. Ai rồi cũng có gia đình riêng nhưng mái ấm với mẹ chờ luôn là ngôi nhà mà chúng ta nên trở về nhất.

Tham khảo thêm những bài văn mẫu hay nhất 🌺 Viết Bài Văn Phân Tích Một Tác Phẩm Văn Học 🌺 (16 Mẫu)

Phân Tích Nhân Vật Người Mẹ Vườn Cau Điểm Cao

“Đối tượng của văn học vốn là than phận con người, nên chỉ những kẻ nào đọc và hiểu nó sẽ hoá thành không phải là một chuyên gia nghiên cứu văn học mà là một kẻ hiểu biết con người một cách sâu sắc” (Văn chương lâm nguy, Todorov). Quả đúng như vây, bởi “ văn học chính là cuộc đời, cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của của văn học”.

Mỗi nghệ sĩ lớn đều ý thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa con người và cuộc sống. Đời sống và con người luôn là nguồn đề tài không bao giờ vơi cạn cho những sác tác văn học được nảy nở, kết tinh tư tưởng của nhà văn. Đến với kho tàng truyện ngắn Việt Nam, ta sẽ bắt gặp một nghệ sĩ chân chính, “hiểu biết con người một cách sâu sắc” mang tên Nguyễn Ngọc Tư. Trong đó, “Người mẹ vườn cau” của cô đã gây một tiếng vang lớn và chưa đựng những triết lý nhân sinh sâu sắc về con người. 

Một tác phẩm văn chương chân chính phải là “giao liên dẫn dắt đưa đường” dẫn người đọc đến “xứ sở của cái đẹp”. Và với “Người mẹ vườn cau” Nguyễn Ngọc Tư đã dẫn dắt độc giả đến nhiều cung bậc cảm xúc khó tả!

Nguyễn Ngọc Tư sinh ra ở Bạc Liêu, vùng đất có rừng bần lấp loáng sáng trăng những đêm rằm trong trẻo. Cô được mệnh danh là hiện tượng văn học đặc biệt ở Nam Bộ. “Vào đời sớm” nhưng có lẽ chính vì thế mà những trang văn của Nguyễn Ngọc Tư đều mang đậm dấu ấn về cuộc sống, về hiện thực con người một cách sâu sắc. Là nhà văn của mộc mạc và bình dị thôn quê, độc giả yêu mến hay gọi bằng những cái tên thân thương cô Tư.

“Người Mẹ Vườn Cau” là một tác phẩm văn học ngắn nằm trong tập truyện ngắn “Chuyện đất Thổ” của tác giả. Được mệnh danh là “viên ngọc quý” trong văn học Việt Nam đương đại, nó không chỉ là một câu chuyện về cuộc sống nông thôn mà còn là một bức tranh tinh tế về tình yêu thương mẹ con và cuộc sống với những thách thức đầy khó khăn. 

Nguyễn Ngọc Tư cũng gửi gắm lòng mình thông qua nhan đề của tác phẩm. Chỉ gọi là người mẹ vườn cau chứ không đặt một cái tên cụ thể, là người mẹ có công với cách mạng, đã hy sinh con cái của mình cho Tổ quốc, người mẹ được gọi theo nơi ở bởi lẽ trên dải đất hình chữ S này vẫn còn rất nhiều mẹ Việt Nam anh hùng.

Hơn thế, “người mẹ” và “vườn cau” thường được coi là biểu tượng của tình mẹ và gia đình. Vườn cau đại diện cho sự bền vững và gắn kết, trong khi người mẹ thể hiện sự hy sinh và tình yêu thương vô điều kiện. Cả hai biểu tượng này đều mang lại những ý nghĩa sâu sắc về tình mẹ và gia đình.

Bối cảnh của tác phẩm kể về nhân vật “tôi “khi được giao bài tập về nhà viết về người mẹ, nhưng “tôi” không biết viết gì nhiều. Phải chăng không một từ ngữ nào có thể diễn tả được hết công lao và tình yêu thương của người mẹ? Với suy nghĩ ngây ngô của trẻ con, “tôi” không thể hiểu sao mình chỉ có một mẹ còn ba thì lại có hai mẹ, làm cho “tôi” có hai nội, trong đó ba có một “người mẹ vườn cau”.

“Người viết văn là người rất nặng nợ với đời. Cuộc đời của anh ta là một cuộc đời không bao giờ được phép ngừng lăn lộn trong cuộc sống thực tế, không bao giờ ngừng nghiên cứu và quan sát xã hội”(Nguyễn Minh Châu). Phải chăng, Nguyễn Ngọc Tư cũng đã lặn mò trong hiện thực cuộc sống để xây dựng được hình tượng nhân vật tôi giàu tình cảm như vậy! “Tôi” đã hồi tưởng về những kí ức thưở nhỏ tại quê nhà của “Người mẹ vườn cau” khi được ba dẫn đi.

Con đường đến nhà bà là con đường đất nhỏ quanh co, “đất bùn lẹp nhẹp, tôi ngã oàng oạch”, nhà Nội là nhà mái lợp lá nhỏ xíu và bình dị. Nội gầy gò, cười phô cả lợi nhưng vẫn lo lắng cho con cháu. Đây có lẽ cũng là hình ảnh bao người mẹ Việt Nam khác! Hôm ấy “tôi” về đúng ngày giỗ của bác, bữa cơm cỗ chỉ vài ba món canh cá chua rô đồng, mắm kho, bông súng đơn giản nhưng ấm cúng vô cùng. Ba gắp thức ăn cho bà, bà gắp thức ăn cho “tôi”.

Có thể người con trai lâu ngày không về thăm mẹ, nhưng qua những giao tiếp và tương tác với người mẹ, người đọc có thể cảm nhận được mối quan hệ đặc biệt giữa họ, nơi mà tình yêu, sự bao dung và hy sinh được thể hiện một cách rõ ràng. Khi trời tạnh mưa, các cô chú lần lượt kéo nhau đến, khiến nhân vật “ tôi” cũng phải thắc mắc sao bà có nhiều con đến thế! Các chú mang đồ nhắm để nhậu cùng ba, nhưng đều xin phép bà trước.

Bà ôm “tôi” vào lòng ngồi trên chiếc võng đung đưa, vui cười không ngớt, “cái vui như thức dậy sau đêm dài vươn mình ngắm bình minh” thật hạnh phúc làm sao!

“Tôi” được Nội dẫn ra vườn, khu vườn nhỏ bé mà quả gì cũng có, vườn hoa cau và vườn hoa quả sai trĩu, quả nào cũng chín mọng đỏ lừ. Làm hiên lên những hình ảnh về cuộc sống thôn quê Việt Nam, nơi mà vườn cau không chỉ là nơi trồng trọt mà còn là biểu tượng của sự mộc mạc và thanh bình. Bối cảnh này tạo ra một không gian đặc biệt, nơi mà nhân vật chính có thể tìm thấy sự bình yên và cảm nhận sâu sắc về gia đình và nguồn gốc.

“Tôi” nhìn thấy mái tóc trắng phau của Nội ngà ngà như màu hoa cau, “bàn tay bà nhăn nheo, gân guốc” đầy những vết tích của thời gian. Đêm hôm ấy, bà mắc mùng cho “tôi” ngủ và được nghe ba kể những câu chuyện ngày xưa. Ba kể Nội là “một bà mẹ anh hùng”.

Trong suy nghĩ ngây thơ, non nớt của một đứa trẻ con cứ nghĩ “anh hùng là phải cao to, đẹp khoẻ”, đã thế còn phải có súng. Thế mà Nội của “tôi” lại bán ve chai. Thế nhưng, “Nội gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba, Nội mang thức ăn, tin tức”. Rồi ba kể về người chú đã mất, tấm ảnh còn hương khói trên ban thờ mà nói” Giá mà các chú ấy còn sống, bây giờ Nội đã có cháu, đâu phải sống một mình.” Bởi mới nói, không đơn thuần là bán ve chai mà chỉ là cái cớ để làm cách mạng, để góp phần vào công cuộc giải phóng nước nhà.

Ở đây, Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng hình ảnh người mẹ anh hùng Việt Nam dũng cảm mà rất đỗi mộc mạc, tự nhiên, đi vào văn học một cách tự nhiên nhất, giống như: thứ “ánh sáng ban ngày, thứ ánh sáng tưởng như không màu, không sắc nhưng đó chính là ánh sáng mạnh mẽ và hữu ích nhất cho con người.” (Bertold Brecht)

Bây giờ, do ba chuyển công tác nên gia đình “tôi” cũng chuyển lên thành phố sống. Mẹ nhắc lâu ba không về thăm bà, nhưng ba không nghĩ gì nhiều. Chỉ khi chú Biểu đến nhà trách “lũ mày bạc làm sao đâu”. Lời chú Biểu nói gần gũi, chứa đầy tình cảm khi nói về má nhưng cũng không quên trách người em không dành thời gian quan tâm má. Lời quở trách nhẹ nhàng nhắc nhở người em về tình yêu thương dành cho gia đình.

Suy cho cùng, đây cũng là lời nhắc nhở với tất cả chúng ta khi mải bôn ba với cuộc sống mà quên đi những người vẫn đang chờ mong và yêu thương mình hết lòng! Khi ấy, ba mới nằm suy nghĩ và quyết định mai về lại “Người mẹ vườn cau”. Lúc ấy, chắc bà lại giúi cho “tôi” “nhiều quả chín mang về biếu mẹ, xâu ếch cho ba, thứ thức ăn mà không có hương vị cao lương nào thay thế được”.

Đó là những kỉ niệm về mẹ vườn cau của ba, còn với mẹ của “tôi” thì chỉ “Mẹ là người sinh ra em, nuôi em lớn, ngày thường mẹ nấu cơm em ăn, giặt đồ em mặc”. Bài văn ngắn ngủi nhận điểm 4 nhưng tôi không thấy buồn mà còn chống chế nói rằng” làm sao viết vế mẹ bằng mấy dòng được, phải không?”

Trong một vài công trình mình đã đọc về Nguyễn Ngọc Tư, có một đoạn viết như thế này. Với nhà văn viết truyện cũng như với bất cứ người lao động nghệ thuật nào khác, vẫn còn mãi một câu hỏi tự vấn:” Trước khi  chảy qua ngòi bút, những điều ấy đã chảy qua trái tim của anh như một dòng máu chưa?” ( Một vài suy nghĩ về thế kỷ).

Đó phải chăng là những điều mà cô Tư đã không ngừng trăn trở khi viết lên những trang văn của mình? Và “Người mẹ vườn cau “quả thật là nơi để Nguyễn Ngọc Tư “gửi mình”. Không đơn thuần là một câu chuyện về những ký ức thở ấu thơ của một cậu bé mà còn là một tác phẩm sâu sắc về tình mẹ con và giá trị của việc hi sinh cho gia đình. Bên cạnh đó, tác giả cũng lồng ghép nhiều triết lý nhân sinh sâu sắc.

Là thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Lòng biết ơn từ lâu đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của ta. Phải kể đến từ khi còn bom rơi lửa đạn, những ngày tháng cả dân tôc gồng mình chống giặc. Nhiều chàng trai cô gái tuổi đôi mươi không ngần ngại hi sinh thân mình trên chiến trường với tinh thần cao cả:

“Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi tổ quốc”

(Thanh Thảo)

Đau buồn hơn người ra đi là người ở lại, những người mẹ gạt nước mắt tiễn con ra trận, ở lại làm hậu phương vững chắc hay thậm chí còn tham gia vào làm cách mạng. Khi hoà bình lập lại, con người quá mải mê với cơm áo gạo tiền mà quên đi quá khứ, thế nhưng quá khứ ấy vẫn luôn vẹn nguyên, thuỷ chung giống như hình ảnh người mẹ vườn cau ngày ngày chờ đợi những đứa con về chơi lúc tuổi già. Văn bản cũng là lời cảnh tỉnh với những ai đã quên đi quá khứ, cần phải biết ơn thế hệ đi trước đã không ngần ngại hi sinh cho cuộc sống hôm nay.

Nói về một tác phẩm có giá trị, Biê- lin- xki cho rằng: “Trong tác phẩm nghệ thuật, tư tưởng và hình thức phải hoà hợp với nhau một cách hữu cơ như tâm hồn và thể xác. Nếu huỷ diệt hình thức thì cũng có nghĩa là huỷ diệt tư tưởng và ngược lại cũng vậy”. Và quả thật, “ Người mẹ vườn cau “ là sự thống nhất hài hoà giữa nội dung và hình thức dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Ngọc Tư. 

Tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, cho thấy cái nhìn và cảm nhận chủ quan của nhân vật tôi về sự việc trong truyện, từ góc nhìn trẻ thơ người đọc sẽ có nhiều giải nghĩa khác nhau về văn bản. Cốt truyện của văn bản có những tình huống khá đặc biệt, tựa như dòng suy nghĩ của những đứa trẻ, không thống nhất theo một trình tự nào.

Cốt truyện mượn câu chuyện có thật về những người mẹ Việt Nam anh hùng để tôn vinh và thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với các mẹ. Đồng thời, Nguyễn Ngọc Tư còn cuốn hút độc giả bằng lối kể chuyện giản dị mà sâu sắc. Ngôn ngữ mộc mạc nhẹ nhàng chạm đến trái tim độc giả.

Nguyễn Ngọc Tư viết “Tôi tin người ta luôn có những câu chuyện giống nhau, cùng sở hữu một vốn từ ngữ gần như nhau, nhưng mỗi người sẽ có một cách kể của riêng mình, từ cách chạm vào đời sống, cách người ta đặt tấm gương đón nhận những hình ảnh phản chiếu của đời sống ấy, tái tạo lại với tài năng thiên bẩm, sự trắc ẩn và tinh tế” Thế mới hiểu tại sao “ Người mẹ vườn cau “ lại chạm đến trái tim độc giả nhiều như vậy.

Bởi nó xuất phát  từ hiện thực cuộc sống khách quan, đi qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ, để rồi kết tinh thành câu chuyện giàu ý nghĩa. Tác phẩm sẽ cùng sống mãi bao thế hệ cùng những giá trị sâu sắc mà nó mang đến! Hãy nhớ rằng, đứa con nào cũng “đủ lônh đủ cánh” bay đi xa, rồi sẽ có những mái ấm gia đình riêng nhưng luôn có một nơi chờ ta về, đó là vòng tay mẹ!

Bài Văn Phân Tích Nhân Vật Người Mẹ Vườn Cau Siêu Hay

Khúc ca của văn chương mang một sức mạnh thật kì diệu, nó đi sâu vào tiềm thức, trái tim của người đọc, từ đó để lại biết bao rung động, suy ngẫm về cuộc đời. Giữa vườn hoa văn chương Việt Nam ấy có một khúc ca viết về người mẹ thật đẹp, được ánh lên dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Ngọc Tư. Với phong cách viết văn giản dị mà tình cảm, “Người mẹ vườn cau” đã trở thành một tác phẩm truyện ngắn nổi tiếng và đem lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc.

Trong văn học, đề tài về mẹ luôn là nguồn cảm hứng bất tận với các nghệ sĩ bởi tình yêu thương, sự hy sinh của người mẹ. Tấm lòng của người mẹ là những đại dương sâu thẳm mà suốt cuộc đời con người không thể đo đạc cũng không thể thấu hiểu hết. Ở đó, các nhà văn có thể bộc lộ, thể hiện tâm tư tình cảm của mình dành cho người mẹ yêu quý và nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng không ngoại lệ, cô cũng đóng góp vào đề tài ấy với tác phẩm Người mẹ vườn cau.

Tập truyện ngắn được trích trong “Xa xóm mũi – 2016”. Tập truyện “Xa xóm Mũi” là tập truyện gồm 11 truyện ngắn viết cho thiếu nhi mới nhất của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Nhà văn lấy nhan đề này để chỉ những người mẹ có công với Cách mạng, người mẹ ấy không có tên gọi cụ thể mà chỉ gọi theo đặc điểm nơi ở.

Tác phẩm mang đến cho người đọc bằng một tình huống của nhân vật “tôi” khi được cô giáo giao cho bài văn viết về mẹ. Với một đề bài như vậy nhưng nhân vật “tôi” lại không có cách nào để viết được. Sau đó “tôi” hồi tưởng về kỉ niệm hồi nhỏ, kỉ niệm cùng người bà của mình. Với việc xây dựng tình huống truyện đã khiến cho người đọc cảm nhận được sự gần gũi. Không những thế còn dễ dàng truyền tải nội dung đến các độc giả về hình ảnh người bà thông qua các chi tiết miêu tả, cuộc đối thoại của các nhân vật trong văn bản.

Với lối suy nghĩ ngây ngô trẻ con của nhân vật tôi thì không biết hiểu sao mình chỉ có một mẹ còn đối với bố thì lại có tận hai mẹ, cũng chính điều này đã làm cho nhân vật tôi có tới hai bà nội: Nội ở Phố Đông, Nội ở vườn cau. Trong kỉ niệm của “tôi” đã được về nhà Nội ở vườn cau chơi. Khung cảnh nơi đây dường như vẫn như hôm qua đọng mãi trong kí ức của nhân vật.

Con đường đến nhà bà là con đường đất, những khi trời mưa đường bùn ướt nhẹp. Nhà Nội là nhà mái lá nhỏ xíu, giọt tong tong. Hình ảnh về cuộc sống giản dị, đơn sơ đã in hằn vào trong tiềm thức của “tôi” mỗi khi nhớ đến người bà vườn cau. Khung cảnh bình yên bao nhiêu thì càng làm hiện lên hình ảnh Nội gầy gò, cười phô cả lợi những vẫn luôn lo lắng cho các con các cháu, sợ trời mưa mấy đứa sẽ bị cảm.

Nội là một bà mẹ anh hùng, theo lời kể của bố bà làm nghề bán ve chai, đưa thư, mang thức ăn, tin tức… Mang trong mình dáng vẻ còn cõi, nụ cười phúc hậu, đôi mắt già nua đã khiến cho người đọc hình ảnh thân thuộc. Tất cả đã ánh lên được sự hy sinh thầm lặng của người mẹ già, cả một đời vất vả, lam lũ, nhưng vẫn luôn là hậu phương vững chắc cho những đứa con của mình đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Những hình ảnh gắn với người bà vườn cau trong tâm trí của “tôi” đó là hôm về nhà Nội do có giỗ của chú Sơn. Bữa cơm giỗ chỉ có vài ba bát canh chua cá rô đồng, mắm kho, bông súng đơn giản, nhưng lại vô cùng ấm áp. Sau cơn mưa mọi người ào ào kéo đến nhà bà khiến cho nhân vật “tôi” có một thắc mắc sao nhà bà lại nhiều con như vậy.

Thế nhưng khi nghe các chú kể về khung cảnh ngày xưa khiến cho “tôi” phần nào cũng hiểu ra được. Cảnh ba gắp thức ăn cho bà rồi bà lại gắp thức ăn cho “tôi” và bà xoa đầu bảo “tôi” ăn cho chóng lớn đã cho thấy khung cảnh gia đình thật ấm áp và tràn đầy hạnh phúc.

Mọi người cùng hàn huyên chuyện cũ, tiếng cười vang vọng khắp gian nhà nhỏ. Còn “tôi” lại được nội dẫn ra vườn cau. Vườn cau nhà Nội thật thú vị, chắc cũng vì lý do này, bố gọi nội là “Mẹ vườn cau”. Ở vườn, cái gì cũng chín, từ trái mít, trái đu đủ, trái chanh, đến cả buồng cau. Đêm hôm ấy, “tôi” được Nội mắc mùng cho ngủ, nhưng vì lạ giường mà mãi không ngủ được, Nội liền kể cho “tôi” nghe về câu chuyện của bà. Người trên bàn thờ hôm nay là hai đồng chí thân thiết với bố, các chú đều là những người hiên ngang, anh dũng và Nội chính là mẹ của hai đồng chí đã hi sinh đó. Nội được gọi là mẹ Việt Nam anh hùng.

Tuy chỉ làm nghề bán ve chai nhưng “Nội còn đưa thư cho ba. Nội mang thức ăn, tin tức”. Sau cái gánh ve chai ấy là công việc cách mạng mà Nội đã âm thầm, không quản hiểm nguy mang đến cho ba, cho các chú. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng khiến nhân vật “tôi” hiểu ra rằng “anh hùng” đâu cần phải là người cao to hay có súng. “Anh hùng” có thể là những người rất bình thường thôi nhưng công việc họ làm cho đất nước thật phi thường!

Thế nhưng hiện tại do ba chuyển công tác nên gia đình cũng chuyển lên phố luôn. Cũng đã từ rất lâu mà nhân vật “tôi” chưa được quay lại thăm nội vườn cau, thế nhưng trong tâm hồn của “tôi” vẫn luôn dành cho bà một tình cảm đặc biệt. Chỉ còn là ký ức: “chốn ấy còn chín lừ quả ngọt, hương cau còn nồng nàn trắng xoá, tóc nội chắc bạc nhiều hơn…” Không những nhân vật “tôi” mà trong tâm trạng của người cha cũng vậy, luôn lo lắng cho bà. Và chỉ đến khi chú Biểu đến nhà, nghe câu chú nói mình “bạc”, bố mới thấy nằm suy nghĩ và quyết định “Mai về nội “vườn cau”, con ha?”.

Văn bản nói về những kỉ niệm về mẹ vườn cau của bố còn trở về thực tại, mẹ của nhân vật “tôi” chỉ “là người sinh ra em, nuôi em lớn, ngày thường mẹ nấu cơm em ăn, giặt đồ em mặc”. Bài văn tuy 4 điểm nhưng “tôi” không hề buồn vì viết về mẹ đâu chỉ bằng vài câu. Đây là bài học về sự biết ơn, kính trọng đến những người mẹ. Có những người mẹ bình dị mà thật nhân hậu, lớn lao, tình mẹ là tình cảm thiêng liêng, có sức lay động và cảm hoá mạnh mẽ.

Tác phẩm đã tạo nên tình huống truyện vô cùng độc đáo. Với ngôi kể thứ nhất đã đem đến cho người đọc được sự gần gũi, dường như người đọc đang hòa mình với nhân vật tôi để trở về với kí ức tuổi thơ bên người bà của mình.

Chỉ là những đoạn đối thoại ngắn, lối trần thuật tự nhiên, những câu văn đậm chất khẩu ngữ Nam bộ đã góp phần tạo nên lối kể chuyện mộc mạc, giản dị. Không tô vẽ, không cường điệu hóa, “Người mẹ vườn cau” đã hiện lên rõ nét trước mắt người đọc như chính những người con Nam Bộ chân thành, bộc trực, giàu đức hy sinh. Tất cả đã đưa đến cho người đọc hình ảnh về một người mẹ anh hùng tần tảo, yêu thương các con của mình.

Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi đến của văn học thế nên Andecxen đã từng nói: “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra”. Đúng vậy, Nguyễn Ngọc Tư với những trải nghiệm của chính mình đã phát hiện cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới.

Truyện ngắn “Người mẹ vườn cau” đã mang gợi đến cho mỗi chúng ta những kỉ niệm hạnh phúc về gia đình và những bài học về việc báo đáp công ơn của mẹ. Ai rồi cũng có gia đình riêng nhưng mái ấm có mẹ chờ luôn là ngôi nhà mà chúng ta nên trở về nhất. Giống như một nhà thơ đã từng viết về mẹ vậy:

“Mẹ ơi, mẹ như bình minh rạng ngời
Soi sáng con đường đời con đi
Mẹ là bầu trời, mẹ là biển rộng
Mẹ là tình yêu sâu lắng trong trái tim con.”

Chia sẽ thêm 👉 Viết Bài Văn Kể Lại Một Chuyến Đi Đáng Nhớ Của Em (20+ Mẫu)

Viết Đoạn Văn Cảm Nhận Về Người Mẹ Vườn Cau Ngắn Hay

Hình ảnh “người mẹ vườn cau” trong tôi là một biểu tượng của sự hiền lành và kiên nhẫn. Mẹ vườn cau luôn gắn bó với mảnh đất, với công việc chăm sóc cây trồng và với gia đình của mình. Bà ấy biết cách tạo ra những bông hoa cau đẹp đẽ và thơm ngon, và từng bông hoa đều là một kỷ niệm, một hồi ức của thời gian và công lao của mẹ.

Mẹ vườn cau mang trong mình một tấm lòng dày dạn, luôn sẵn sàng hy sinh để đảm bảo cho gia đình có đủ thực phẩm và sinh kế. Hình ảnh này thực sự là biểu tượng của tình mẫu tử, sự hiền hậu và tinh thần kiên nhẫn của người mẹ Việt Nam trong việc bảo vệ và chăm sóc cho gia đình và ngôi nhà của mình.

Văn Cảm Nhận Về Truyện Ngắn Người Mẹ Vườn Cau Hay Nhất

Người mẹ Vườn Cau của Nguyễn Ngọc Tư là một tác phẩm văn học nổi tiếng, thuộc thể loại tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. Tác phẩm này được kể theo ngôi thứ nhất, người kể xưng tôi. Về nội dung, người mẹ Vườn Cau xoay quanh câu chuyện về một người mẹ sống trong một vùng quê Nam Bộ.

Tác giả đã miêu tả rất chi tiết không gian của vườn cau, giàn trầu và những người bà, người mẹ trong cuộc sống hàng ngày. Những nhân vật trong tác phẩm được tả đến từng chi tiết, mang tính chân chất và mộc mạc. Tác phẩm mang đến cho độc giả cảm giác như đang sống trong miền quê Nam Bộ thông qua việc miêu tả sinh động và sắc sảo của tác giả.

Ngoài ra, qua câu chuyện của người mẹ Vườn Cau, tác giả còn truyền đạt những thông điệp về gia đình, yêu thương và ý nghĩa của cuộc sống. Với phong cách viết trong sáng, giàu yêu thương và nhạy cảm, Nguyễn Ngọc Tư đã tạo nên một tác phẩm văn học độc đáo và gần gũi với độc giả.

Mời bạn tham khảo thêm 👉 Trình Bày Ý Kiến Về Một Vấn Đề Xã Hội Lớp 8 (16+ Mẫu Hay)

Viết một bình luận