Pa-Xtơ Và Em Bé: Nội Dung Kể Chuyện + Ý Nghĩa + 3 Mẫu Tóm Tắt

Pa-Xtơ Và Em Bé ❤️️ Nội Dung Kể Chuyện, Ý Nghĩa + 3 Mẫu Tóm Tắt ✅ Chia Sẻ Ý Nghĩa Tác Phẩm, Tìm Hiểu Bố Cục, Cách Đọc Hiểu, Soạn Bài.

Nội Dung Câu Chuyện Pa-Xtơ Và Em Bé

Pa-xtơ và em bé là câu chuyện hay và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Qua bài học, cho chúng ta thấy tấm lòng cao cả vô cùng của bác sĩ Pa- xtơ. Cùng đọc nội dung câu chuyện ngay sau đây nhé!

Pa-xtơ và em bé

Năm 1885, một sự kiện đáng ghi vào lịch sử nhân loại : Em bé Giô-dép Mây-xte, chín tuổi, bị chó dại cắn, được mẹ em đưa từ vùng quê An-dát xa xôi đến thủ đô Pa-ri nhờ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa.

Mây-xte bị mười bốn vết cắn ở tay, vì em đã lấy tay che mặt khi con chó xông vào. Con chó đã bị đánh chết, nhưng tính mạng em cũng chỉ còn chờ đợi những ngày cuối cùng, không thể nào thoát được, như tính mạng của tất cả những người bị chó dại cắn xưa nay.

Pa-xtơ nhìn sắc thái đau đớn của em bé, nhìn đôi mắt đỏ hoe của người mẹ, lòng ông se lại. Ông cố kìm nỗi xúc động khi nghĩ đến một ngày kia em bé đáng thương này sẽ lên cơn điên dại, cuối cùng lịm dần vì tê liệt, hoặc nghẹt thở vì một cơn giật dừ dội, rồi chết…

Đêm đã khuya lắm rồi, Pa-xtơ vẫn ngồi im lìm trước bàn làm việc, mặt phờ phạc, đầy vẻ ưu tư. Chỉ còn đôi mắt thăm thẳm cho biêt ông đang suy nghĩ : “Có thể làm gì cho em bé ?”. vắc-xin chữa bệnh dại ông chế ra đã được thí nghiệm có kết quả trên loài vật, nhưng chưa lần nào thí nghiệm trên cơ thể con người. Ông muốn cho em bé khỏi, nhưng không muốn lấy em làm vật thí nghiệm. Nhỡ ra… Nhưng còn cách gì cứu em bé ? Bệnh dại sẽ phát, sắp sửa phát rồi…

Sáng hôm sau, Pa-xtơ lần lượt tìm gặp một số bác sĩ giàu kinh nghiệm và đã cùng nghiên cứu với mình để bàn bạc. Một đằng thì cái chết ghê gớm không thể thoát, còn một đằng thì, nếu tiêm vắc-xin còn có hi vọng cứu khỏi. Họ đã nhất trí với nhau như thế.

Ngay buổi chiều, Pa-xtơ cùng-hai bác sĩ cộng sự thân cận đến thăm Mây-xte một lần nữa để quyết định lần cuối. Và cũng buổi chiều hôm đó, ngày mồng 7 tháng 7 năm 1885, họ đã tiêm vào dưới da bụng Mây-xte vài giọt vắc-xin chống dại.

Rồi những ngày hôm sau, tiếp tục tiêm các loại vắc-xin có độc tính tăng dần. Những ngày đầu, mọi việc đều tốt đẹp. Em bé ngủ yên, ăn thấy ngon, chỗ tiêm ngày hôm trước, hôm sau đã lặn đi, không để lại vết tích gì. Nhưng những mũi sau, với liều độc mỗi ngày một tăng, em bé bắt đầu có những triệu chứng đáng ngại : chỗ tiêm hơi tấy đỏ, tuy không đau. Em vẫn tỉnh táo, ăn ngủ tốt, nhưng có vẻ hơi bồn chồn.

Chín ngày trôi qua, Pa-xtơ cảm thấy dài dằng dặc như chín tháng.

Hôm sau là ngày thứ mười. Người ta sẽ tiêm cho em bé mũi cuối cùng với loại vắc-xin có sức độc rất cao, vắc-xin đó có thể làm cho con chó, con thỏ lên cơn dại dữ dội sau bảy ngày ủ bệnh.

Có bắt buộc phải tiêm mũi này cho em bé không ? Câu hỏi cứ giày vò Pa-xtơ suốt đêm. Ông đã thức một đêm trắng. Râu ông mọc dài thêm, tóc cũng bạc thêm. Có lúc ông muốn cự tuyệt việc đó. Ồng tư nhủ : “Thế là được ! Phát thứ chín rồi cơ mà !”.

Nhưng gần sáng, sau một lúc ngủ thiếp đi trên ghế bành, Pa-xtơ lại thấy cần phải tiêm mũi thứ mười. Ông nghĩ phải mạnh dạn, kiên quyết mới được ! Mũi tiêm thứ mười này sè kiểm tra lại kết quả chín mũi tiêm trước, kiểm tra khả năng miễn dịch của cơ thể em sau chín ngày tiêm phòng, đồng thời tạo cho em sự miễn dịch chắc chắn.

Pa-xtơ đến thăm Mây-xte và chăm chú theo dõi người ta tiêm cho em bé mũi vắc-xin cuối cùng. Sau khi tiêm, tự tay ông dắt em bé lên giường, an ủi em và khuyên em nằm nghỉ. Ông ra về nhưng lòng không yên. Lát sau, ông lại đến với em bé.

Thêm bảy ngày chờ đợi đằng đẵng, tính từng giây từng phút. Bảy ngày lo lắng bồn chồn và đón chờ một cơn dại ghê gớm bất thần có thể xảy ra.

Giữa đêm hôm khuya khoắt, đã bao lần ông tì vào chiếc chân trái bị liệt, một mình chống gậy xuống cầu thang để thăm em bé.

Đến tận ngày thứ bảy, em bé vẫn bình yên !

Đêm qua, Pa-xtơ đã ngủ một giác ngon lành. Ông dậy sớm hơn thường lệ. Trời quang và cao vút. Một làn gió nhẹ thoảng qua. Lòng ông thấy thanh thản, dễ chịu lạ thường.

Mây-xte đã khỏi. Hôm nay, em lên đường trở về An-dát, quê hương thân yêu của em. Em lại tiếp tục đi trên những con đường mòn đầy ánh nắng đến trường học…

Thế rồi người ta liên tiếp gửi đến phòng thí nghiệm của Lu-i Pa-xtơ những người bị chó dại cắn để được cứu sống. Phòng thí nghiệm của ông trở thành bệnh viện chừa những người bị chó dại cắn và là cơ sở để một năm sau được Viện hàn lâm khoa học Pháp quyết định xây dựng Viện Pa-xtơ, viện chống dại đầu tiên trên thế giới.

Chia sẻ thêm văn bản 🌹Chuỗi Ngọc Lam Lớp 5 🌹 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Giới Thiệu Câu Chuyện Pa-Xtơ Và Em Bé

Giới thiệu đến bạn một số thông tin về câu chuyện Pa-Xtơ và em bé sau đây.

  • Câu chuyện Pa-Xtơ Và em bé hiện nay được in trong trang 138 SGK Tiếng Việt 5 tập 1
  • Nội dung chính: ca ngợi tài năng và tấm lòng nhân hậu cao cả, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ. Ông đã đóng góp công sức lớn lao của mình trong việc cứu chữa các bệnh nhân bị chó dại cắn. Hơn nữa, ông đã mang đến một công trình nghiên cứu chữa bệnh đầu tiên trên thế giới. Đây được xem như một phát minh khoa học lớn lao.

Bố Cục Truyện Pa-Xtơ Và Em Bé

Bố cục truyện Pa-Xtơ Và em bé có thể được chia thành 6 phần như sau:

  • Phần 1: từ đầu đến “rồi chết: Chú bé Giô-dép bị chó dại cắn được đưa từ vùng quê hẻo lánh đến Pa-ri nhờ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa
  • Phần 2: tiếp theo đến “sắp sửa phát rồi”: những trăn trở, phân vân của bác sĩ Pa-xtơ
  • Phần 3: Tiếp theo đến “dằng dặc như chín tháng”: quyết định tiêm vacxin cho cậu bé
  • Phần 4: Tiếp theo đến “đến với em bé”: Tiêm mũi cuối cùng cho cậu bé
  • Phần 5: Tiếp theo đến “đến trường học”: em bé đã khỏe mạnh và hồi phục
  • Phần 6: còn lại: Sau đó rất nhiều bệnh nhân đã đến nhờ ông cứu chữa

Tìm hiểu tác phẩm🌿Thầy Cúng Đi Bệnh Viện 🌿 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ

Hướng Dẫn Kể Chuyện Pa-Xtơ Và Em Bé

Hướng dẫn kể chuyện Pa-Xtơ và Em Bé hay, đúng ngữ điệu:

  • Dùng giọng kể truyền cảm, nhấn nhá câu chữ, lên giọng xuống giọng theo diễn biến của câu chuyện, và tâm trạng của nhân vật
  • Kể chuyện cần có nhịp ngưng nghỉ, không đọc suông

Chú thích từ khó:

  • Lư-i Pa-xtơ: nhà bác học người Pháp (1822 – 1895).
  • Ưu tư: lo nghĩ.
  • Vắc-xin : thuốc dùng để tiêm chủng vào người (hoặc vật) giúp cho người (vật) chống lại được một bệnh (ví dụ : vắc-xin phòng bệnh viêm não…).
  • Độc tính : tính chất độc hại đối với cơ thể.
  • Triệu chứng : biểu hiện của bệnh.
  • Bồn chồn : ở trạng thái nôn nao, tháp thỏm, có chút lo lắng.
  • Ủ bệnh : bệnh còn âm ỉ chưa phát ra ngoài (kê từ khi nhiễm đên khi phát bệnh).
  • Miễn dịch : (trạng thái của cơ thể) có thể tránh được một bệnh nào đó (sau khi đã được tiêm phòng hoặc khỏi bệnh).
  • Viện hàn lâm khoa học: cơ quan nghiên cứu khoa học lớn nhất của một nước.

Ý Nghĩa Câu Chuyện Pa-Xtơ Và Em Bé

Ý nghĩa câu chuyện Pa-Xtơ và Em Bé là gì?Xem ngay gợi ý sau đây của Thohay.vn nhé!

Truyện ca ngợi tấm lòng nhân ái cao cả của nhà bác học Lu-i Pa-xtơ trong việc tìm mọi cách để cứu sống em bé Giô-dép. Nhà bác học đã phải trải qua những thử thách ghê gớm, những giây phút căng thắng để hoàn thành giai đoạn cuối cùng một công trình nghiên cứu có tác dụng lớn lao đối với hạnh phúc con người.

Sưu tầm văn mẫu văn bản 🌷 Về Ngôi Nhà Đang Xây 🌷Hay nhất

Đọc Hiểu Truyện Pa-Xtơ Và Em Bé

Gợi ý cách đọc hiểu truyện Pa-Xtơ và em bé cho bạn tham khảo.

Nhân vật chính là bác sĩ Pa-Xtơ:

  • Ông là một bác sĩ có tài, có tâm và lòng nhân hậu
  • Tâm trạng của ông khi nhìn thấy vết cắn ở tay bé: Lòng ông se lại, cố kìm sự xúc động
  • Ông ưu tư, trăn trở khi nghĩ về việc có nên tiêm vacxin cho bé hay không
  • Ông lo lắng, bồn chồn, không ngủ yên khi sau khi tiêm vacxin cho bé
  • Là người mạnh mẽ, kiên định nhưng cũng rất thận trọng khi ông đã tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm khác.
  • Ông hạnh phúc, cảm thấy nhẹ nhỏm khi cháu bé vẫn khoẻ mạnh
  • Ông lại tiếp tục chữa trị, giúp đỡ cho nhiều bệnh nhân khác

Soạn Bài Pa-Xtơ Và Em Bé Lớp 5

Gợi ý cách soạn bài Pa-Xtơ và em bé lớp 5 theo các câu hỏi sau đây.

👉Câu 1 trang 138 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Dựa vào lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh minh họa, kể lại từng đoạn câu chuyện.

Tranh minh họa
Tranh minh họa

Đáp án:

  • Tranh 1: Chú bé Giô-dép bị chó dại cắn được đưa từ cùng quê xa xôi đến Pa-ri nhờ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa. Nhìn vẻ đau đớn của em bé và đôi mắt đỏ đọc của người mẹ, lòng Pa-xtơ se lại.
  • Tranh 2: Đêm đã khuya, Pa-xtơ vẫn ngồi trước bàn làm việc, nét mặt đầy ưu tư. Vắc xin chữa bệnh dại ông chế ra có tác dụng ở loài vật, nhưng ông chưa thử nghiệm lên người bao giờ. Ông muốn cứu cậu bé nhưng còn lo lắng.
  • Tranh 3: Ngày hôm sau Pa-xtơ quyết định tiêm vắc-xin cho cậu bé, đây là loại vắc-xin có độc tính cao. Ông hồi hộp theo dõi.
  • Tranh 4: Pa-xtơ tiêm mũi tiêm cuối cùng. Ông lo lắng vô cùng, phải mất bảy ngày chờ đợi.
  • Tranh 5: Qua ngày thứ bảy, em bé đã khỏe mạnh, bình yên.
  • Tranh 6: Sau thành công vang dội ấy, rất nhiều bệnh nhân nhờ ông cứu chữa. Phòng thí nghiệm của ông trở thành viện Pa-xtơ – viện chống bệnh dại đầu tiên trên thế giới.

👉Câu 2 trang 138 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Đáp án:

1. Ngày 6-7-1885 chú bé Giô-dép chín tuổi bị chó dại cắn đã hai ngày. Mẹ của Giô-dép đã đưa cậu từ vùng quê xa xôi lên thủ đô Pa-ri nhờ Pa-xtơ cứu chữa. Cậu bé bị mười bốn vết cắn ở tay vì che mặt khi chó xông đến. Tính mạng của cậu chỉ được tính bằng từng ngày. Nhìn vẻ mặt đau đớn của cậu bé và nỗi lòng của người mẹ, Pa- xtơ vô cùng đau khố khi nghĩ đến một ngày kia cậu bé phát bệnh rồi đau đớn ra đi…

2. Đêm đã khuya, vậy mà Pa-xtơ không tài nào chợp mắt được. Vắc-xin chữa bệnh dại ông đả tìm ra nhưng chỉ mới thí nghiệm có kết quả trên loài vật. Còn trên cơ thể người thì chưa. Ông rất muốn cứu cho cậu bé nhưng không thể lấy em làm vật thí nghiệm. Bởi, nếu có tai biên gì thì sao?

3. Sáng hôm sau, ông thảo luận với đồng nghiệp và quyết định tiêm cho Giô-dép, hi vọng có thể cứu được em. Và thế rồi, ngay chiều hôm ấy 7-7-1885, ông đã tiêm vắc-xin cho Giô-dép. Những ngày sau, ông tiếp tục tiêm vắc-xin có độc tố tăng dần. Chín ngày trôi qua, đối với ông dằng dặc như chín tháng. Phát tiêm thứ mười với thứ vắc-xin có độc tính rất cao. Đây là phát tiêm quyết định tính mạng của Giô-dép. Bởi vậy mà suốt cả đêm Pa-xtơ đã thức trắng. Sáng ra, ông quyết định tiêm phát thứ mười.

4. Sau khi tiêm xong, Pa-xtơ tự tay dắt Giô-dép lên giường, an ủi em. Thêm bảy ngày nữa chờ đợi làm cho Pa-xtơ tóc càng bạc trắng hơn. Dù chân trái bị bại liệt, Pa-xtơ vẫn thường xuyên chống gậy đến thăm Giô-dép.

5. Qua được ngày thứ bảy, cậu bé vần mạnh khỏe, bình yên. Lúc này, ông mới thở phào nhẹ nhõm. Như vậy ông đã thành công trong việc chữa bệnh dại.

6. Sau thành công vang dội ấy, người ta liên tiếp gửi đến phòng thí nghiệm của ông những người bị chó dại cắn. Phòng thí nghiệm của ông trở thành Viện Pa-xtơ – viện chống dại đầu tiên trên thế giới.

👉Câu 3 trang 138 Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.

Đáp án: Câu chuyện muốn ca ngợi tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ. Tài năng và tấm lòng nhân hậu đã giúp ông cống hiến cho loài người một phát minh khoa học lớn lao.

Tìm hiểu văn bản 🌷 Tác Phẩm Của Si-Le Và Tên Phát Xít 🌷 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Giáo Án Kể Chuyện Pa-Xtơ Và Em Bé Lớp 5

Thohay.vn cung cấp thêm cho bạn mẫu giáo án kể chuyện Pa-Xtơ và em bé Lớp 5 chi tiết.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn ,kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện. Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .

– HS M3,4 kể lại được toàn bộ câu chuyện .

2. Kĩ năng: Kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện.

3. Thái độ: Yêu quý, tôn trọng tính mạng của con người.

4. Năng lực:

  • Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng                                                                     

  • Giáo viên: Tranh minh hoạ trong SGK phóng to.
  • Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

  • Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành.
  • Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
– Cho HS thi kể lại một việc làm tốt hoặc một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường mà em đã làm hoặc chứng kiến.
– Nhận xét.
– Giới thiệu bài – ghi đề.
– HS thi kể
– HS nghe
– HS ghi vở
2. HĐ nghe kể (10 phút)
*Mục tiêu: 
– HS biết kể lại từng đoạn câu chuyện (M1)
– Một số HS kể được toàn bộ câu chuyện (M3,4)
*Cách tiến hành:
– Giáo viên kể lần 1.
– GV viết lên bảng các tên riêng từ mượn nước ngoài, ngày tháng đáng nhớ; Lu-i-Pa-xtơ, cậu bé Giơ-dép thuốc vắc- xin, 6/7/1885 (ngày Giơ- dép được đưa đến viện gặp bác sĩ Pa-xtơ), 7/7/1885 (ngày những giọt vắc- xin chống bệnh dại đầu tiên được thử nghiệm trên cơ thể con người)
– GV giới thiệu ảnh Pa-xtơ (1822 – 1895) 
– Giáo viên kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ SGK.
– Giáo viên kể lần 3(nếu cần)
– HS nghe
– HS theo dõi
– HS nghe và quan sát
– HS nghe
– HS nghe
3. Hoạt động thực hành kể chuyện(15 phút)
* Mục tiêu: HS kể được từng đoạn, cả câu chuyện.
* Cách tiến hành:
– Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
– GV nhắc HS kết hợp kể chuyện với trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
– HS kể theo cặp
– Thi kể trước lớp
– GV nhận xét
– GV và HS bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất.
– 1 Học sinh đọc lần lượt yêu cầu của từng     bài tập.
– HS nghe
– Học sinh kể lại từng đoạn câu chuyện theo nhóm đôi. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
– Học sinh thi kể trước lớp từng đoạn câu chuyện theo tranh
– 2 HS kể toàn bộ câu chuyện) .
– Lớp nhận xét
– HS nghe
– Hs bình chọn
4. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (7 phút)
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
*Cách tiến hành:
– GV hỏi để giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:
+ Vì sao Pa-xtơ phải suy nghĩ day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc xin cho Giô-dép?
+ Câu chuyện muốn nói điều gì?
– GV: Để cứu em bé bị chó dại cắn 
Pa – xtơ đã đi đến một quyết định táo bạo: Dùng thuốc chống bệnh dại mới thí nghiệm ở động vật để tiêm cho em bé. Ông đã thực hiện việc này một cách thận trọng, tỉnh táo, có tính toán, cân nhắc ông đã dồn tất cả tâm trí và sức lực để theo dõi tiến triển của quá trình điều trị. 
– Nhận xét, khen HS kể tốt, nói đúng ý nghĩa truyện.
– HS nêu ý kiến.
+ Pa-xtơ muốn em bé khỏi bệnh nhưng không dám lấy em làm vật thí nghiệm vì loại vắc xin này chưa thử nghiệm trên cơ thể người.
+ Ca ngợi tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ.
– HS nghe
5. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
– Chi tiết nào trong truyện làm em nhớ nhất ?– HS nêu
6. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
– Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.– HS nghe và thực hiện

3 Mẫu Tóm Tắt Câu Chuyện Pa-Xtơ Và Em Bé

Chia sẻ thêm các mẫu tóm tắt câu chuyện Pa-Xtơ Và Em Bé cho những bạn đang tìm kiếm.

Mẫu Tóm Tắt Câu Chuyện Pa-Xtơ Và Em Bé Ngắn – Mẫu 1

  • Tranh 1: Chú bé Giô-dép bị chó dại cắn và được mẹ đưa từ vùng quê xa xôi đến Pa-ri nhờ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa
  • Tranh 2: Pa-xtơ trăn trở về vắc xin chữa bệnh dại ông chế ra chưa thử nghiệm lên người bao giờ. Ông muốn cứu cậu bé nhưng còn lo lắng.
  • Tranh 3: Cuối cùng, ông cũng quyết định tiêm vắc-xin cho cậu bé
  • Tranh 4: Ông tiêm mũi tiêm cuối cùng và vô cùng lo lắng
  • Tranh 5: Qua ngày thứ bảy, cậu bé đã khỏe mạnh trở lại
  • Tranh 6: Sau thành công vang dội ấy, rất nhiều bệnh nhân đến nhờ ông cứu chữa. Từ đó phòng thí nghiệm của ông cũng trở thành viện Pa-xtơ – viện chống bệnh dại đầu tiên trên thế giới.

Mẫu Tóm Tắt Câu Chuyện Pa-Xtơ Và Em Bé Ngắn Hay – Mẫu 2

  • Tranh 1: Chú bé Giô-dép bị chó dại cắn rất nặng, sau đó được mẹ đưa đến chổ Lu-i Pa-xtơ nhờ cứu chữa
  • Tranh 2: Nhìn vết vắn trên tay cậu bé, ông rất đau lòng. Đồng thời ông cũng lo lắng về vacxin của mình
  • Tranh 3: Sau khi trăn trở và tham khảo ý kiến các đồng nghiệp, ông quyết định tiêm vacxin cho cậu bé
  • Tranh 4: Tiến hành tiêm mũi cuối cùng
  • Tranh 5: Công cuộc chữa trị dại cho cháu bé bằng vacxin đã thành công
  • Tranh 6: Tên tuổi ông được lan rộng, nhiều người đến chữa bệnh. Phòng nghiên cứu của ông sau đó trở thành Viện Pa-xtơ, viện chống dại đầu tiên trên thế giới.

Mẫu Tóm Tắt Câu Chuyện Pa-Xtơ Và Em Bé Chọn Lọc – Mẫu 3

  • Tranh 1: Chú bé Giô-dép chín tuổi bị chó dại cắn đã hai ngày. Mẹ của Giô-dép đưa cậu từ vùng quê xa xôi lên thủ đô Pa-ri nhờ Pa-xtơ cứu chữa.
  • Tranh 2: Đêm đã khuya, vậy mà Pa-xtơ không tài nào chợp mắt được. Vắc-xin chữa bệnh dại ông đã tìm ra nhưng chỉ mới thí nghiệm có kết quả trên loài vật.
  • Tranh 3:  Ông thảo luận với đồng nghiệp và quyết định tiêm cho Giô-dép
  • Tranh 4: Ông quyết định tiêm phát thứ mười.
  • Tranh 5: Qua được ngày thứ bảy, cậu bé vần mạnh khỏe, bình yên. Lúc này, ông mới thở phào nhẹ nhõm
  • Tranh 6: Sau thành công vang dội ấy, người ta liên tiếp gửi đến phòng thí nghiệm của ông những người bị chó dại cắn. Phòng thí nghiệm của ông trở thành Viện Pa-xtơ – viện chống dại đầu tiên trên thế giới.

Đón đọc tác phẩm 🌼 Một Chuyên Gia Máy Xúc 🌼 Nội Dung Bài Tập Đọc, Soạn Bài

Viết một bình luận