Nội Dung Bài Thơ Sống Không Giận Không Hờn Không Oán Trách, Nguồn Gốc, Ý Nghĩa, Phân Tích, Hình Ảnh Và Tranh Thư Pháp Đẹp Nhất.
NỘI DUNG CHÍNH
Bài Thơ Sống Không Giận Không Hờn Không Oán Trách
Bài thơ “Sống Không Giận, Không Hờn, Không Oán Trách” thường được gắn liền với các bài giảng của Thầy Thích Pháp Hòa, một vị sư nổi tiếng trong cộng đồng Phật giáo. Bài thơ này khuyến khích mọi người sống một cuộc sống an nhiên, không để những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, hờn dỗi hay oán trách chi phối tâm hồn.
Bài thơ này không chỉ là một lời khuyên về cách sống mà còn là một triết lý sống sâu sắc, giúp con người tìm thấy sự bình an và hạnh phúc trong cuộc sống hàng ngày.
Sống không giận, không hờn, không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách chông gai
Sống vươn lên theo kịp ánh ban mai
Sống chan hoà với người chung sống
Sống là động nhưng lòng luôn bất động
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống yên vui danh lợi mãi coi thường
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.
Thương ghét – trong lòng mãi vấn vương
Hơn thua được mất – chuốc thêm phiền
Vui buồn chẳng qua – như gió thoảng
Tốt xấu khen chê – chi một lời
Quẳng gánh lo đi – nhẹ cuộc đời
Hành trang chuẩn bị – kiếp lai sinh
Công danh tài sắc – như sương khói
Buông xả đi rồi – sống thảnh thơi
Nhịn đời để tấm thân yên
Nhịn sự hơn thua khỏi lụy phiền
Nhịn kẻ hung hăng lòng độ lượng
Nhịn lòng háo thắng cõi thần tiên
Nhịn cha, nhịn mẹ con hiếu thảo
Nhịn vợ, nhịn chồng gia đình đầm ấm
Nhịn anh, nhịn chị – anh chị hòa
Nhịn xóm láng giềng nghĩa tâm giao
Nhịn ăn, nhịn ngủ đãi khách lỡ đường .
Nam mô lòng sở nguyện cầu
Chứng cho bá tánh muôn sầu tiên tan.
Xem phân tích 👉 Bài Thơ Sống Của Đạo Phật ❤️️Nguồn Gốc & Giải Mã Triết Lý.
Tác Giả Bài Thơ Sống Không Giận Không Hờn Không Oán Trách
Bài thơ Sống do hòa thượng Thích Hạnh Hải sáng tác. Ngài Thích Hạnh Hải, húy thượng Tâm hạ Phước, tự Thông Như sinh năm 1916 (Bính Thìn).
Hòa thượng thuộc đời thứ 43, dòng Lâm Tế Liễu Quán, thế danh Phan Cẩm Long. Nguyên quán làng Quang Ðông, xã Ninh Đông. Xuất thân từ một gia đình nông dân, đời đời kính tín Tam Bảo, có thân phụ làm rẫy. Hoà thượng sinh tại quê ngoại làng Phú Nghĩa, xã Ninh Ðông, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hoà.
Năm 16 tuổi, phụ thân mất. Vào một năm sau đó, thân mẫu cho cả 3 anh em xuất gia đầu Phật, Quy y với Ngài Trừng Nghệ – Nhơn Sơn. Ngài thuộc đời thứ 42 dòng Lâm Tế Liễu Quán, là trụ trì chùa Thiền Sơn, thôn Trường Lộc, xã Ninh Hưng, huyện Ninh Hoà.
Chia sẽ bạn 👉 Chùm Thơ Thiền Về Cuộc Sống, Ngẫm Sự Đời 🙏 Sống Chậm Lại
Phân Tích Sống Không Giận Không Hờn Không Oán Trách
Chia Sẽ Bạn Bài Phân Tích Sống Không Giận Không Hờn Không Oán Trách Để Giúp Quý Bạn Đọc Hiểu Ý Nghĩa Triết Lý Nhân Sinh Qua Bài Thơ Này.
Sống không giận, không hờn, không oán trách
Phàm phu chúng ta ai cũng giận hờn, oán trách. Người chưa hiểu phật pháp thì giận nhiều, oán nhiều. Hiểu Phật pháp rồi thì giảm bớt giận hờn, giảm bớt oán trách. Hiểu phật pháp rồi xuất gia thì chúng ta càng tu luyện pháp môn này nhiều hơn nữa. Khi giận hờn, chúng ta đã giết chết những tế bào trong cơ thể của chính mình, điều đó gậy nên sự bất thiện.
Thấy những cảnh trái ý nghịch lòng ta oán trách. Những người xung quanh làm ta phiền não, không vừa lòng, ta giận buồn. Ví dụ xây cái nhà, ngôi chùa, làm vườn hoa thiệt đẹp nếu mình giao cho người khác mà họ không chăm sóc cây cảnh giống như mình, về thấy cây héo, hoa khô trong khi mình đã đổ biết bao là tâm trí vào đó và như vậy mình giận. Giận người không làm đúng như ý mình muốn. Cho nên sống là không giận hờn, không oán trách. Làm được như vậy có nghĩa là chúng ta trở thành bậc thánh.
Người mới tu tập thì hãy giảm bớt giận hờn, trách móc. Đó là chúng ta tập để trở thành bậc thánh. Nếu biết giận là tâm bất thiện, là tội lỗi, là mầm mống gây oan trái thì tập giảm bớt giận.Trong một ngày, tâm giận xuất hiện nhiều lần trong chúng ta. Chẳng hạn công việc nhiều, áp lực mệt mỏi, nếu không điều tiết thì ta sẽ giận hết người này đến người khác.
Ta giận làm trái tim ta đau, nó bị tổn thương mỗi ngày nhiều lần như thế sẽ có nguy cơ bị bệnh tim. Vậy chúng ta đừng nên quan trọng hoá bất cứ vấn đề gì, hãy bớt giận, bớt hờn. Ai quan trọng hoá vấn đề thì giận nhiều, trách móc nhiều và sẽ đau bịnh nhiều.
Hãy tập mĩm cười và chấp nhận những cái hiện ta đang có. Tập buông bỏ những cái không cần thiết. Chưa biết đạo thì cái gì cũng giận. Biết đạo rồi thì buông bỏ, bước đầu giảm giận, tập sống hạnh của bậc thánh là không giận, không oán trách. Cuộc sống không giận, không oán trách là một cuộc sống mà chúng ta sống để đem lại an vui cho người khác, không còn sống cho mình nữa. Đó là một cuộc sống tốt đẹp của những bậc Thánh trong Đạo Phật. Chúng ta phải tập hạnh của chư vị thánh để sống tốt đời đẹp đạo.
Xem thêm: Bài Thơ Sống Của Phan Bội Châu
Sống mĩm cười với thử thách chông gai
Đời là bể khổ. Sanh khổ, bệnh khổ, già khổ, chết khổ. Cuộc đời là bể khổ, vui ít, đau khổ nhiều, khổ do chông gai nghịch cảnh bắt nguồn từ tâm chúng ta. Đức Phật dạy phải tu tâm hỷ, tập sống mĩm cười. Ai có tâm hoan hỷ là bớt đi sự ích kỷ nhỏ mọn. Khi chúng ta ích kỷ, hẹp hòi ta không có khả năng cười. Phật giáo Bắc Tông có hình ảnh Phật Di Lặc cười thoải mái.
Cuộc sống vốn chông gai thác ghềnh, ta học hạnh mĩm cười để đủ can đảm sáng suốt mà vượt qua những thác ghềnh của cuộc đời. Nếu cuộc đời không có chông gai thì không có ý nghĩa gì. Người nào vượt qua chông gai nhiều thì mới biết quý giá trị cuộc sống. Cuộc đời mà phẳng lặng như nước hồ thu thì mình không có cơ hội rèn luyện ý chí, lòng kiên nhẫn. Ta mĩm cười để vượt qua chông gai. Tâm không an lạc thì khó mà mĩm cười. Có ráng cười thì mặt cũng méo xẹo.
Như vậy chúng ta thấy những chông gai, đau khổ trong cuộc sống cũng có ý nghĩa quý giá của nó. Vì sao đức Phật tu hành luôn có Đề Bà Đạt Đa theo quấy phá. Sở dĩ như vậy vì trong tu tập, đạo lực đóng vai trò quan trọng. Nghịch cảnh giúp ta rèn luyện sức chịu đựng. Đời sống tu hành đâu có dễ cho những người yếu đuối. Mĩm cười vượt qua thử thách, chông gai cũng là tâm nhẫn nhục của đạo Phật .
Chúng tôi có xem tài liệu về tâm lý học, nghệ thuật sống trường thọ là mỗi ngày quý vị phải nói sao cho 3 người phải cười. Cho nên trong 24 giờ một ngày quý vị nên tìm tối thiểu ba người nói cho họ cười. Nhưng không phải nói chây, nói không lành mạnh. Với nụ cười trong sáng, những câu nói của mình làm người ta hoan hỷ để chuyển hoá. Trên báo Tuổi trẻ cười có kể chuyện hài: có 3 cách bảo vệ răng. Cách thứ nhất là cứ 6 tháng quý vị đi nha sĩ một lần. Cách thứ hai là phải luôn nhớ đánh răng thật kỹ. Cách thứ ba là không nên xen vào chuyện của người khác.( vì xen vào chuyện người khác thì người ta đánh gãy răng) .
Cho nên nghệ thuật thứ hai là tập sống mĩm cười, nó giúp ta sức mạnh, vượt qua mọi chông gai thử thách trong cuộc sống. Cười là biểu hiện của tâm hỷ, một trong tứ vô lượng tâm. Người có tâm thiện cộng với hành động thiện cộng với lời nói thiện sẽ có nụ cười hoan hỷ. Ngược lại người có tâm ác cộng với hành động ác, cộng với lời nói ác sẽ không có nụ cười tươi hoan hỷ mà mặt lúc nào cũng cau có xấu xí.
Xem thêm: Bài Thơ Lẽ Sống Của Lê Đức Thọ
Sống vươn lên theo kịp ánh ban mai
Trong kinh điển, Phật dạy người tu phải tập hạnh tinh tấn. Người không tinh tấn sẽ không thành Phật. Hạnh tinh tấn là bí quyết thành công. Tinh tấn là vươn lên, cố gắng thực hiện thiện pháp. Tinh tấn trong thiện pháp để loại trừ những bất thiện pháp. Nghệ thuật sống là phải vươn lên để kịp thời, đúng lúc. Phật dạy phải tinh tấn.
Cho nên ta là nơi nương tựa của ta để vượt qua những chông gai, vươn lên trong thiện pháp. Dễ duôi là con đường tử, không dễ duôi là con đường bất tử. Cầu tiến là không dễ duôi trong thiện pháp. Sống mà dễ duôi, không tinh tấn là như chết rồi mà chưa chôn. Vì vậy phải thể hiện hạnh tinh tấn để đoạn trừ ác pháp, để làm thiện pháp.
Việc thiện thường đi ngược với khuynh hướng vị kỷ của con người. Ai cũng muốn làm điều có lợi cho mình, những điều có lợi cho người khác chúng ta ít quan tâm. Do vậy làm thiện pháp, cố gắng thực hiện thiện pháp vì lợi ích cho chúng sinh là chúng ta lội ngược dòng nước. Trong Phật giáo có các loại phước:
a/ Phước vật: làm từ thiện xã hội, công quả, cúng dường trai tăng, xây chùa đắp tượng Phật.
b/ Phước đức: phải giữ ngũ giới.
c/ Phước trí : tu thiền, niệm phật.
Hạnh tinh tấn là chìa khoá mở được 3 phước này. Phát huy hạnh tinh tấn là vươn lên đi kịp với ánh ban mai. Bong bóng vì nhẹ nên dễ bay. Con người nặng nên không bay được. Tinh tấn trong thiền. Tâm thiền của những vị thiền sư quá mạnh. Họ tu tập không ngừng nên thân tâm nhẹ nhàng, họ có thần thông, có khả năng bay. Tương tự, Ngài Huyền Trang ( Trung Quốc) miệt mài trên vạn dặm đường đi thỉnh kinh, ngài Nan-in một vị Thiền sư nổi tiếng thời Minh Trị Thiên Hoàng ( Nhật Bản) không ngừng tham thiền…đó là những tấm gương cho hạnh tinh tấn để đạt được sự giác ngộ.
Xem thêm bình giảng: Bài Thơ Sống Của Đạo Phật
Sống chan hoà với mọi người chung sống
Trong Trung bộ kinh, Phật dạy sống lục hoà là 6 phương pháp sống hoà hợp.
1/Thân hoà đồng trú:
Đây là sự hoà thuận trong một tập thể, một môi trường sống. Trong chùa chúng ta có nhiều người từ các vùng miền khác nhau đến cùng tu tập. Mỗi người có quê hương gốc gác xuất xứ khác nhau thì sẽ có sự khác biệt trong giọng nói, suy nghĩ, hành động. Nhưng khi đã ở cùng một trú xứ vói nhau thì phải có sự hoà thuận, nương dựa nhau mà sống và tu tập. Trong lý tưởng Phật pháp, trong tình đồng đạo, chúng ta sống cùng huynh đệ trải qua bao nhiêu năm tu hành gian khó.
Thân giữ oai nghi tế hạnh, sống phù hợp với mọi người, không tự cao tự đại. Thân biểu hiện bên ngoài là cách ăn mặc, chưng diện, còn bên trong là tâm không sát sinh, trộm cắp, tà dâm. Thân hoà đồng trú là cách giúp người tu khởi đầu tâm từ trong việc ở chung với nhau nơi một trú xứ. Vị sư cả trụ trì phải là người thể hiện thân hoà đồng trú để làm gương cho tăng chúng ở chỗ thương yêu, đối xử bình đẳng không phân biệt đối với mọi người.
2/ Khẩu hoà vô tranh
Lời nói hoà hợp. Nhiều khi mình có tài hùng biện nhưng không phải cái gì biết cũng nói, có những cái biết không nên nói. Giống như gas và điện là những thứ rất cần thiết cho sinh hoạt nhưng nếu chúng ta dùng không đúng cách nó sẽ không an toàn và làm hại chúng ta. Vậy phải biết nói điều gì đem lại lợi ích chung cho mình và cho người thì hãy nói bằng không thì thôi.
Nói những lời độc ác, thô lỗ cộc cằn gây cho người khác sự bực bội, làm cho người ta hiểu lầm, đau khổ, mất ăn mất ngủ chỉ vì lời ta nói thì có gì hay? Có nói không, không nói có gây bất hoà, chia rẻ. Do vậy khẩu hoà là nói đúng sự thật, không tranh cãi với nhau nặng lời. Kinh Phật dạy lời nói phải là ái ngữ, nhẹ nhàng thì mới có sự quan hệ tốt với người xung quanh.
Nếu có ai lớn tiếng, cao giọng với mình, chúng ta cũng bực tức, phản ứng bằng cách nói xẳng lại thì sẽ mất đi sự hoà thuận trong chùa. Khẩu hoà vô tranh còn phải hiểu là đừng nói xấu nhau sau lưng, không phát ngôn tuỳ tiện, đừng gây gổ nặng nề để giữ cái tâm an vui cho mình và cho bạn đồng tu trong chùa.
3/Giới hoà đồng tu
Cùng nhau giữ giới luật. Phật tử có 5 giới, người xuất gia tu nữ có hơn 110 giới, tỳ kheo có 227 giới. Trong chùa có luật, ai có việc đi vắng thì ghi tên lên bảng, có người đau bệnh thì chúng ta chăm sóc. Chúng ta phải tuân thủ điều đó. Hoặc khi nhập hạ không được vắng quá 7 ngày. Dù có việc phải đi thì đến ngày thứ 6 cũng phải trở về chùa. Như vậy mọi người cùng nhau tôn trọng, rèn luyện và giữ gìn giới luật thì cuộc sống tu tập rất vui vẻ.
4/ Kiến hoà đồng giải
Sống trong một tổ chức chúng ta chia sẻ sự hiểu biết với nhau, trong chùa đó là chia sẻ Phật pháp. Trong chùa Nam tông không có dùng chuông mỏ khi tụng kinh, không thờ Phật A di đà hay Quán Thế Âm bồ tát. Phật giáo Nam tông không có truyền thống ấy và không phản đối khi thấy người ta đi theo truyền thống khác mình. Người trí phải biết thời, biết sử dụng đúng chỗ, đúng nơi. Truyền thống Phật giáo Nguyên thuỷ thờ duy nhất Phật Thích Ca và không tổ chức xin xăm trong chùa.
Kiến nghĩa là những quan niệm của mình. Đức Phật nói kiến (quan niệm ) rất quan trọng. Cho nên trong bát chánh đạo, chánh kiến đứng đầu. Chánh kiến là tuệ. Chánh kiến đứng đầu trong bát chánh đạo để biết đâu là tà, đâu là chánh.
Như vậy, cùng chung sống với nhau phải hoà hợp về quan niệm, về sự hiểu biết. Vì sự hiểu biết con người không đồng đều nên khi biết được điều gì hay trong giáo pháp, trong tu thiền chúng ta chia sẻ với bạn đồng tu trong chùa . Kiến hoà đồng giải còn thể hiện ở chỗ thống nhất phương pháp tu tập, đem an lạc trong hội chúng. Nếu không thống nhất những vấn đề quan niệm, tri kiến trong tu tập thì mỗi người đi mỗi ngã, không hoà hợp. Đức Phật dạy chúng ta phải luôn khiêm tốn.
Trên con đường muôn dặm của Phật pháp chúng ta gặp rất nhiều những vị thuyết pháp giỏi. Có vị cho Vi Diệu Pháp là nhất, có người cho Giới là nhất, có người cho Kinh tạng là nhất. Tại sao? Vì chư vị đang quan trọng về lãnh vực đó, chứ lời phật dạy thì chúng ta thực hành ở kinh, luật hay luận vẫn có khả năng giác ngộ như nhau.
5/Ý hoà đồng duyệt
Lời nói có khi vụng về nhưng ý không hiểm ác thì người khác cũng sẽ thông cảm. Ý rất quan trọng. Vì chúng ta hành động theo ý chúng ta suy nghĩ. Trong tâm người tu hành không nghĩ xấu về người khác, nhìn thấy ưu điểm của người khác. Sống trong một trú xứ mà nhìn thấy ai cũng là người tốt: người siêng tu thiền, tụng kinh, người năng chăm sóc chánh điện, người thích làm công quả, người luôn đem lời nói hoà giải mọi người v.v…
Chúng ta sẽ thấy vui thích khi ở trong một trú xứ như vậy. Khi tâm ý chúng ta nghĩ đến điều tốt nên chỉ thấy toàn những người tốt tự nhiên ta sẽ thấy hoan hỷ. Không nhìn khuyết điểm, không soi mói, không nói xấu sau lưng, không tỵ hiềm, đố kỵ, ghen ghét mà luôn hoà thuận, nương dựa, chia sẻ với nhau để sống, chúng ta sẽ có một đời sống xuất gia tràn đầy niềm vui.
6/ Lợi hoà đồng quân
Trong một tập thể sống chung có những quyền lợi, vật dụng phát sanh phải chia đều cho nhau. Sự hoà hợp về kiến giải về giới luật đôi khi dễ thực hiện hơn những vấn đề liên quan đến quyền lợi vật chất. Do vậy, lợi hoà đồng quân để mọi người gắn bó và yêu thương nhau hơn, tránh sự bất công trong một trú xứ. Có người được nhiều tứ vật dụng( y áo, thuốc men, thức ăn, trú xứ) nhưng để cho hư chớ không chia cho ai cả. Nếu sống chung mà chẳng bao giờ biết tặng quà cho nhau thì cũng thấy dỡ quá, xa lạ quá.
Đôi khi người ta còn tìm kiếm cơ hội để tặng quà cho nhau nữa. Như vậy mới bồi đắp tình thương yêu trên tinh thần đồng tu với nhau trong một trú xứ. Vì tình thương là gốc của sự hoà hợp. Chúng ta thấy những gì lợi ích cho phẩm hạnh của một người tu thì chúng ta thực tập để giúp mình chuyển hoá. Lục hoà là sáu phương pháp giúp cho một tổ chức, một hội chúng tỳ khưu tăng, tỳ khưu ni sống an lạc.
Xem thêm chùm: Thơ Về Sinh Lão Bệnh Tử, Sống Chết Vô Thường
Sống là động nhưng lòng luôn bất động
Tâm chúng ta luôn động. Tâm viên ý mã, tâm như con khỉ, con ngựa luôn nhảy nhót, phóng túng, muốn chạy đâu thì chạy. Khi ngồi thiền quý vị mới thấy rỏ cái tâm của mình vô cùng biến chuyển. Cuộc sống luôn biến đổi, tâm thức cũng luôn biến đổi. Tâm là gì? Tâm là biết cảnh. Cảnh vui chúng ta tham. Cảnh không vui chúng ta nổi sân. Quý vị cần quân bình giữa hai cái này.
Đối với bậc thánh, a la hán tâm luôn bất động. Khi một vị giải thoát dục lậu, hữu lậu, kiến lậu và vô minh lậu họ sẽ trở thành bậc thánh. Hạnh phúc, đau khổ, khen chê, được lợi, bất lợi… đó là những pháp thế gian. Người ta chê mình, mình động tâm. Người ta khen mình, mình động tâm. Lên chức thì động tâm vui cười, mừng rỡ. Mất chức cũng động tâm đau khổ, khóc than. Ai thoát ra khỏi những pháp thế gian đó là người tỉnh thức. Nếu không tỉnh thức sẽ là người chết. Chúng ta tu hành là người đang học làm thánh, đang đi trên con đường học làm thánh.
Có những cảnh làm người ta rung nhưng tâm không động. Nhưng chúng ta còn là kẻ phàm phu thì cũng có lúc rung động trước những pháp thế gian. Muốn không rung động để giữ cho tâm bất động thì phải giữ giới. Giữ giới trong sạch thì mới đến được định. Tâm định trước những pháp thế gian mới phát sinh trí tuệ. Tu giới, tu định, tu tuệ là nền tảng giáo dục của Phật giáo đi từ thấp lên cao. Có giới, định, tuệ chúng ta sẽ có sức mạnh nội tâm, sống không lệ thuộc, bị chi phối và lay động bởi ngoại cảnh.
Chia sẽ bạn chùm 👉 Thơ Thầy Thích Nhất Hạnh
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
Thương là biểu hiện của tâm từ bi. Phật dạy người tu phải có tứ vô lượng tâm. Từ là thương. Bi là thương xót. Phật dạy người tu phải có lòng từ, thương những người chung quanh, có lòng bi để bớt đi sự độc ác, hung bạo . Thấy người ăn xin, có người cho, có người không cho. Không cho là biểu hiện khắt khe quá chăng ? Vì người ta dám đi xin ăn thì mình cũng nên cho với lòng từ bi. Có người đi xin ăn để nuôi con ăn học. Vậy ta cho họ một chút giúp cho họ đỡ khổ, giúp cho xã hội giảm bớt tội phạm.
Thay vì họ đi làm những điều tội lỗi, ăn trộm ăn cắp thì họ đi xin. Có lần chúng tôi gặp một bà bán bánh chuối, chồng đi lấy vợ bé, hai đứa con nghiện hút. Gánh bánh chuối đè vai bà ta bao nhiêu năm qua để kiếm từng đồng bạc nuôi con và nuôi chính mình. Chúng tôi đến mua bánh chuối để có cơ hội nói chuyện với bà ấy, giúp bà an tâm hơn để không ngã gục trên đường đời. Sống là thương nhưng thương bằng tâm luyến ái, chiếm hữu, độc quyền thì không tốt.
Tiếng Phạn metta là tâm từ, tiếng Anh là lovingkindness, thương phải hiểu. Hiểu mới thương. Thương không hiểu là phiến diện dẫn đến những hệ luỵ phức tạp. Trong nhà Phật là nếu trường hợp mình đang tập thực hành tâm từ là phải thương những người đáng thương. Người thân quen thương đã đành nhưng người không thân cũng thương luôn. Đó chính là tình thương không phân biệt quốc gia, dòng họ, giai cấp…Phật dạy người tu rất cần tình thương đó. Muốn đạt tình thương đó phải có tứ vô lượng tâm.
Người nghèo Việt Nam và người nghèo Ấn Độ hay ở Myamar không khác gì nhau. Người Việt Nam chỉ thương người nghèo Việt Nam thôi là tình thương phân biệt. Muốn có tình thương vô lượng. Phật Thích Ca có tình thương không phân biệt thì phải khổ luyện hơn 20 a tăng kỳ, 100 ngàn đại kiếp. Do vậy tâm từ bi, tình thương vô điều kiện, không giới hạn, nó khác xa với tâm luyến ái, ích kỷ của thế gian.
Tuyển tập -> Thơ Cõi Tạm Trần Gian
Sống yên vui danh lợi mãi coi thường
Quý vị biết cuộc đời này không yên vui, không hạnh phúc. Hạnh phúc và yên vui là ý niệm. Có người quan niệm sống yên vui là mình phải có quyền, có tiền, phải làm chủ, ở nhà lầu xe hơi. Tất cả là những ý niệm, nhưng thật ra mình làm chủ nhà lầu xe hơi mình cũng đâu có yên vui. Những vị nguyên thủ quốc gia cũng đâu an vui, nếu tâm chưa thật sự yên vui và thảnh thơi.
Khi quý vị thấy tâm an vui là quý vị an vui. Có người buổi sáng được uống một ly cà phê đá, ăn một tô bún bò, hút một điếu thuốc là thấy vui rồi. Chúng tôi thuyết pháp ở đây thấy an vui. Ai khích bác một câu, chúng tôi hỷ xả là chúng tôi an vui. Hạnh phúc an vui chỉ là ý niệm. Sáng mình thích ăn hủ tiếu Nam vang mà đưa cháo thì đâu có vui. Mình có căn nhà, có danh lợi thì mình yên vui. Nhưng nếu mình đặt nặng danh lợi thì mình sẽ có nhiều đối thủ không ưa mình thì làm sao tâm mình an vui.
Hãy biết trong cuộc sống, danh vọng chỉ là bóng mờ sương đêm, chỉ là phương tiện khi hơi thở chúng ta còn. Còn không thở được nữa thì thật vô nghĩa vì khi chết có mang theo được gì đâu. Đời là vô thường. Quý vị biết xem thường danh lợi tâm quý vị an vui, những người chung quanh sẽ không cảm thấy ngột ngạt.
Có người sống lao theo công việc lợi danh đã không có đủ thời gian để giáo dục con cái. Những đứa con của họ thiếu tình thương cha mẹ, sống trong sự chăm sóc của người giúp việc nhiều hơn của cha mẹ, con cái buồn và cảm thấy xa lạ, lạc lỏng, cô đơn nên kết bạn kết bè giải khuây. Nếu kết bạn xấu sẽ gây nhiều hậu quả khó lường, trở thành tội phạm, là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Người tu làm sao vẫn sống an vui trong cái nghèo vật chất. Tâm an vui là gốc rễ của con người.
Tâm thức quan trọng vì nó là hệ điều hành giống như cái CPU của máy điện toán quan trọng hơn cái màn hình. Tâm xao động, không làm chủ được thì bao nhiêu căn nhà cao tầng cũng bằng không. Cho nên quý vị hãy tập sống sao cho tâm mình luôn vững chãi, mát mẻ mới đủ nghị lực sáng suốt trong cuộc sống.
XEM BÀI THƠ NỔI TIẾNG CỦA PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG 👉 Cư Trần Lạc Đạo Phú
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến
Tâm luôn biến dịch, không ai có thể làm chủ của tâm mình, thế nên kinh pháp cú Đức Phật dạy:
Tâm dẫn đầu các pháp
Tâm chủ, tâm tạo tác
Nếu nói với tâm thiện
Hạnh phúc sẽ theo ta
Giống như bóng với hình.
Tâm dẫn đầu các pháp
Tâm chủ, tâm tạo tác
Nếu nói với tâm ác
Đau khổ sẽ theo ta
Giống như bóng với hình.
Hai câu kinh pháp cú trên, đức phật rất đề cao tâm của chúng ta. Vạn pháp do tâm tạo. Trong tứ niệm xứ, tu thiền để huân tập tâm chánh niệm. Chánh niệm là ghi nhớ những gì xảy ra trong hiện tại. Biết tâm mình rõ thì mới nắm được vạn pháp. Liễu tri tâm của mình thì đất trời 31 cõi này mình cũng sẽ liễu tri. Dân gian thường nói: tu tâm, Tứ niệm xứ dạy niệm tâm, biết thân thọ tâm pháp, biết tâm sanh diệt, tâm thiện, bất thiện , tâm phóng túng, an tịnh. Thiền là cách huấn luyện tâm, làm chủ tâm của mình. Khởi điểm của thiền là thanh lọc tâm. Chúng ta tỉnh thức, kiểm soát tâm là giúp cho trí tuệ phát triển. Khi tâm thanh tịnh, lúc đó tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.
Mời bạn xem thêm 💚 Thơ Phật Giáo Về Vô Thường 💚 Chùm Thơ Giác Ngộ Sống Chết
Ý Nghĩa Bài Thơ Sống Không Giận Không Hờn Không Oán Trách
Cuộc đời con người có lúc thăng, lúc trầm, lúc thế kia nhưng cốt cách của con người lúc nào cũng có, bạn phải có trách nhiệm hoàn thành kiếp nhân sinh của mình.
Sống không giận, không hờn, không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách chông gai
Sống vươn lên theo kịp ánh ban mai
Sống an hòa với những người chung sống
Sống là động nhưng lòng luôn bất động
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống yên vui danh lợi mãi coi thường
“Tâm bất biến” giữa dòng đời “ vạn biến”
Thương ghét – trong lòng mãi vấn vương
Những câu thơ trên vừa uyển chuyển vừa mạnh mẽ, răn dạy con người hãy cố gắng sống trên đời sao cho đúng nghĩa Sống.
Những người nỗ lực lao động sẽ mang lại nhiều giá trị lớn lao cho xã hội sẽ luôn luôn thấy mãn nguyện về mình, được người đời đề cao, ngưỡng mộ. Để làm được điều lớn lao, những người đó phải chọn được lẽ sống đúng cho mình và phải sống theo lẽ sống, không bị điều vô nghĩa, những cạm bẫy, những điều xã hội không mong muốn tha hóa.
Mỗi thời đại, các cá nhân có cách lựa chọn lẽ sống riêng, không bao giờ là muộn nhưng thường là ở lứa tuổi thanh niên, trung niên. Nếu nghĩ về lẽ sống, bạn có thể tìm từ 3 nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc, những nhiệm vụ lớn lao, khó khăn, cam go, nghiệt ngã của cuộc sống cá nhân, cuộc sống đồng loại. Nhưng gần đây, bạn trẻ sống lơ lửng, không mục đích, không chỗ bám vào một lẽ sống rõ ràng. Ai ai cũng nói mình dám nói, dám làm, dám sống, dám chơi… nhưng cụ thể ẽ sống của họ là gì? Ước mơ, hoài bão, lý tưởng của họ đối với bản thân mình, với lợi ích chung sự tiến bộ của xã hội, cái tôi trong chngs ta và sự hy sinh của bản thân vì cái chung của xã hội đi lên…
Có một câu nói: “ Lẽ sống giống bánh lái của cuộc đời. Con người không có lẽ sống giống như con thuyền không có bánh lái, chẳng biết đi đâu, về đâu”.
Sống để làm gì? Nếu xác định được mục đích, bạn sẽ sống khác đi và cuộc sống của bạn cũng sẽ khác đi.
Đừng bỏ lở những bài 👉 Thơ Phật Giáo Về Cuộc Đời
Hình Ảnh Sống Không Giận Không Hờn Không Oán Trách
Giới thiệu đến bạn đọc 👉 Những Bài Thơ Phật Giáo Về Tình Yêu
Tranh Thư Pháp Sống Không Giận Không Hờn Không Oán Trách
Gửi tặng bạn 💚Thơ Hay Về Tấm Lòng Từ Thiện💚45+ Bài Thơ Thiện Nguyện.