Sự Tích Con Nhện: Nội Dung Câu Chuyện + Ý Nghĩa + Giáo Án

Sự Tích Con Nhện ❤️️ Nội Dung Câu Chuyện, Ý Nghĩa, Giáo Án ✅ Cùng Thohay.vn Đọc Mẫu Câu Chuyện Ngắn Viết Về Nhện Ngắn Hay Bên Dưới.

Nội Dung Truyện Cổ Tích Con Nhện

Nội dung truyện cổ tích con Nhện.

Ngày xưa có một người thợ dệt rất khéo tay được gọi là Gamba. Cô là người thợ giỏi nhất làng và tiếng tăm của Gamba đã được truyền khắp vùng.

Đó là lý do mà cô luôn tự hào về bản thân mình, cũng như cô luôn ngẩng cao đầu khi ra ngoài và không cần chú ý đến một ai.

Một hôm em gái của Gamba hỏi cô rằng: “Ate, chị có thể cho em mượn kim thêu của chị được không?”.

Ate là tiếng filipino được dùng để gọi một người chị theo cách tôn kính nhất. Nó có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc được đặt trước tên gọi của một người. Nó được phát âm là Ah-teh.

Nhưng Gamba tỏ ra vô cùng giận dữ và hét lên: “Tránh xa chị ra. Và đừng bao giờ nghĩ đến việc mượn đồ thêu của chị. Em chỉ làm hư nó và không có đủ tiền để đền cho chị đâu. Để nó lại đó!”

Người em gái nghèo đã khóc nức nở vì bị người chị đối xử tệ bạc. Cô cảm thấy dường như Gamba không xem cô là em gái. Thực sự việc sống chung với người chị như Gamba là điều vô cùng khó khăn. Cô ước gì chị cô có thể đối xử tử tế với cô và tất cả mọi người xung quanh.

Một lúc sau đến lượt em trai của Gamba nhờ vả cô: “Ate, chị có thể may lại cái áo đã mòn rách này của em không? Em không còn gì để mặc nữa, em chỉ có cái áo này thôi”.

Gamba lại tiếp tục gầm lên: “Hãy biến đi! Cậu có biết là cậu đang làm phiền chị hay không? Cậu hãy đến nhờ mẹ đi, bà ấy sẽ sửa áo cho cậu. Bà già đó rất rảnh rỗi và không có việc gì làm đâu. Đi đi!”

Khi nghe được những lời nói kiêu ngạo và vô cùng hỗn xược của con gái, mẹ Gamba rất giận dữ. Bà chỉ muốn tát con gái để dạy cho cô một bài học về cách tôn trọng người khác, nhưng rốt cuộc bà đã không làm điều này.

Thay vào đó, bà chỉ nói rằng: “Bấy nhiêu đó là quá đủ rồi Gamba! Đó là công việc và nghĩa vụ của con. Đó là cách mà còn thể hiện tình thương và sự tử tế đối với các em”.

Bà tiếp tục mắng con gái: “Không chỉ riêng họ, con còn phải đối xử tử tế và giúp đỡ những người khác khi họ cần.”

Nhưng Gamba giả vờ như không nghe thấy những điều mà mẹ cô vừa nói. Cô tiếp tục dệt và dệt.

Một đêm hôm nọ khi đến giờ ăn tối, mẹ của Gamba gọi cô ấy xuống ăn.

Nhưng đáp lại chỉ là một sự gắt gỏng: “Cái gì? Mẹ có biết mẹ đang làm phiền con nữa không? Mẹ không thấy con chưa dệt xong à?”

Người mẹ ân cần nói: “Con khiến mẹ lo lắng quá. Vì nếu như con làm việc quá sức và bỏ bữa ăn con sẽ bị bệnh.”

Lần này Gamba thô lỗ trả lời: “Đó không phải là việc của mẹ!”.

Tuy nhiên, mẹ Gamba vẫn từ tốn giải thích: “Việc bỏ bữa của con là một tội lỗi đối với Thượng Đế. Vì con đã từ chối ân huệ của người! Con biết điều đó mà!”

Vẫn giọng nói giận dữ, Gamba hét lớn: “Tội lỗi gì cơ? Và dù cho có tội hay không con cũng không quan tâm. Con lặp lại một lần nữa hãy để con yên và để con làm những gì mình nên làm”.

Người mẹ bật khóc nói rằng: “Mẹ hy vọng Thượng đế sẽ tha thứ cho con”. Sau đó người mẹ quay trở lại bàn ăn.

Cả hai người em của Gamba đều chứng kiến cách cư xử tệ bạc của cô đối với mẹ. Khi này cô em gái vô cùng khó chịu, cô lầm bầm trong miệng với ước mong rằng: “Ước gì chị sẽ phải dệt vải suốt cuộc đời còn lại”.

Người em trai của cô cũng thêm vào: “Vâng em cũng mong muốn điều đó. Em ước gì chị ấy chỉ có thể dệt, dệt và dệt”.

Và rồi mọi người đã vô cùng ngạc nhiên khi Thượng Đế nghe được điều ước của họ. Với giọng nói mạnh mẽ và cương nghị, ngài tức giận nới với Gamba:

“Với tài năng mà ta cho con, con đã trở nên quá kiêu ngạo. Con không biết yêu thương và đối xử tử tế với anh chị em của mình và cả với những người cần con giúp đỡ. Con cũng không biết tôn trọng người mẹ có công dưỡng dục và thậm chí là con không dành một vị trí nào cho bà ấy trong trái tim của mình”.

“Không dừng lại ở đó, ân huệ mà ta ban trên bàn ăn cũng bị con từ chối. Do đó hình phạt dành cho con chính là con sẽ phải dệt mọi lúc mọi nơi trong suốt cuộc đời của mình”.

Khi Thượng Đế vừa dứt lời Gamba đột nhiên biến mất khỏi nơi đang ngồi. Thay vào đó là sự xuất hiện của một sinh vật lạ. Con vật này đang dệt những mạng nhện ngay tại chiếc ghế của Gamba.

Chứng kiến cảnh tượng đó người mẹ đã vô cùng đau đớn trước số phận của con gái mình. Bà đã khóc thương cho con và ước gì giá như con gái học được cách yêu thương và tôn trọng mọi người, thì điều này đã không xảy ra.

Nhưng tất cả những điều mà bà có thể làm bây giờ là vuốt ve con vật nhỏ bé và gọi tên con gái “Gamba, Gamba”.

Từ đó trở đi người ta gọi sinh vật này là “Gagamba”, trong tiếng Tagalog nó có nghĩa là con nhện. Nhưng khác với Gamba, con vật này không dệt vải cùng với một sợi chỉ, mà nó tạo nên một mạng nhện từ chính cơ thể của mình.

Thohay.vn Tặng Bạn ❤️️Sự Tích Hoa Tỉ Muội ❤️️ Nội Dung Truyện, Soạn Bài Kể Chuyện

Ý Nghĩa Câu Chuyện Sự Tích Con Nhện

Thohay.vn chia sẻ cho các cô và bạn nhỏ ý nghĩa câu chuyện sự tích con Nhện.

Trong sự tích con nhện, bạn thấy Gamba là một cô gái rất có tài dệt vải. Tài năng và sự khéo léo của em mọi người ở khắp gần xa đều khâm phục và ngưỡng mộ em.

Nhưng tài năng quá cũng làm Gamba trở nên kiêu ngạo! Em đã tự đánh mất mình. Em xem thường mọi người và chỉ coi công việc của em mới là quan trọng và là duy nhất. Sự kiêu ngạo của em đã làm Thượng đế nổi giận. Ngài đã biến em thành con nhện, cả đời chỉ biết mỗi việc giăng tơ.

Qua đó bạn thấy có tài là rất tốt! Nhưng có tài mà biết đem tài năng đó để phục vụ mọi người, thì mình sẽ được mọi người yêu mến và quý trọng chứ không nên kiêu căng, ngạo mạn.

Giáo Án Sự Tích Con Nhện

Giáo Án Sự Tích Con Nhện.

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức, kĩ năng:


  – Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp đoạn văn câu tư trong truyện
  – Trả lời được các câu hỏi của trong câu chuyện 
  – Hiểu nội dung câu chuyện nói gì hàm ý ra sao 

2.Phát triển năng lực và phẩm chất:

  – Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học:
     + phát triển vốn từ chỉ người,
     + chỉ vật;
     + kỹ năng đặt câu.
  – Biết yêu quý thời gian, yêu quý lao động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  – GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học
– GV treo tranh lên bảng.
  – GV giới thiệu bài rồi ghi tên bài lên bảng.
  – HS mở SGK chuẩn bị học bài.
  – HS: Vở bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:
  – Gọi HS đọc câu chuyện ……
  – GV hỏi nội dung trong truyện HS vừa đọc xong
  – Nhận xét, tuyên dương.

2. Dạy bài mới:

 a. Khởi động:


  – Kể lại những việc em đã làm ngày hôm qua?
  – GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

 b. Khám phá:

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

  – GV đọc mẫu: giọng đọc lưu luyến, tình cảm.
  – Hoạt động HS chia đoạn ra để đọc
  – Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ ……………
  – Luyện đọc từng đoạn : GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn từng lời thoại . Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

  – GV gọi HS đọc lần lượt các câu hỏi trong sgk
  – GV cho HS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện các câu hỏi trong sách giáo khoa
  – GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
  – HS học thuộc các lời thoại bất kỳ trong truyện
  – Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3:

Luyện phát âm.

– Gv cho Hs nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp.
– Chú ý theo dõi Hs đọc để phát hiện thêm các từ cần luyện phát âm, các câu cần chú ý ngắt giọng và các em mắc lỗi.
 – Các từ đó có thể là 
– Hướng dẫn Hs ngắt nhịp câu văn, đoạn văn
 – Giới thiệu các câu cần luyện ngắt giọng. Yêu cầu hs tìm cách đọc và luyện đọc các câu này.

Luyện đọc lại: 

  – Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc tình cảm, lưu luyến thể hiện sự tiếc nuối.
  – Nhận xét, khen ngợi.

Luyện Thi đọc.

  – Gv đọc mẫu lần 1.
  – Nối tiếp nhau đọc bài theo tổ hoặc theo dãy bàn. Mỗi em đọc 1 đoạn. Đọc từ đầu cho đến hết bài.
  – hs đọc từ khó.
  – Yêu cầu Hs nối tiếp nhau đọc bài vòng 2.
  – 5 đến 7 hs đọc bài cá nhân.
  – Cả lớp đọc đồng thanh.
  – Gọi hs đọc chú giải.  
  – Cả lớp đồng thanh đọc lại các câu này.
  – Chia nhóm và luyện đọc trong nhóm của mình.
  – Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
  – Nhận xét, cho điểm.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

   – Gọi HS đọc lần lượt các yêu cầu sgk
   – Cho HS trả lời câu hỏi
   – Tuyên dương, nhận xét.
   – Yêu cầu 2: HDHS đặt câu với từ vừa tìm được.
   – GV sửa cho HS cách diễn đạt.
   – Yêu cầu HS viết câu vào bài
   – Nhận xét chung, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò:

   – Hôm nay em học bài gì truyện gì?
   – GV nhận xét giờ học.
   – dặn dò HS về nhà học bài củ  và chuẩn bị bài mới cho tiết sau nhé

Thohay.vn Chia Sẽ ❤️️Cây Bút Thần ❤️️ Nội Dung Truyện Cổ Tích, Tóm Tắt, Ý Nghĩa

Viết một bình luận