Cây Bút Thần Lớp 3 ❤️️ Nội Dung Truyện Cổ Tích, Tóm Tắt, Ý Nghĩa ✅ Tổng Hợp Các Thông Tin Về Ý Nghĩa, Bố Cục, Đọc Hiểu Tác Phẩm.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Truyện Cây Bút Thần Lớp 3
Nội dung câu chuyện Cây bút thần thể hiện khát vọng giúp người của Mã Lương, đồng thời cũng phê phán sự tham lam của nhân vật phú ông.
Cây bút thần
Ngày xưa, có một em bé rất thông minh, tên là Mã Lương. Mã Lương rất thích vẽ. Khi kiếm củi trên núi hay lúc cắt cỏ ven sông, em đều tập vẽ trên đất, trên đá. Em vẽ chim, tưởng như sắp được nghe chim hót; vẽ cá, tưởng được trông thấy cá bơi. Em ao ước có một cây bút vẽ.
Một đêm, Mã Lương mơ thấy một cụ già tóc bạc phơ đưa cho em cây bút sáng lấp lánh. Em reo lên: “Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông!”. Tỉnh dậy, Mã Lương thấy cây bút vẫn trong tay mình.
Mã Lương vẽ một con chim, chim tung cánh bay; vẽ một con cá, cá vẫy đuôi trường xuống sông,… Mã Lương liền dùng bút thần vẽ cho người nghèo trong làng. Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày. Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc,…
Biết chuyện, một phú ông trong làng sai đầy tớ: “Mau bắt Mã Lương về cho ta!”. Hắn bắt Mã Lương vẽ theo ý muốn của hắn. Mã Lương không chịu. Hắn nhốt em vào chuồng ngựa bỏ đói, bỏ rét. Nhưng Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò sưởi để sưởi.
Phú ông sai đầy tớ xông vào cướp bút thần. Nhưng Mã Lương đã vượt ra ngoài bằng chiếc thang vẽ trên tường. Rồi Mã Lương vẽ một con ngựa, đi khắp đó đây giúp đỡ người nghèo khổ.
(Theo Truyện cổ tích Trung Quốc)
Chia sẻ thêm bài đọc 🌱Ngôi Nhà Trong Cỏ Lớp 3 🌱 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài
Tóm Tắt Câu Chuyện Cây Bút Thần
Thohay.vn chia sẻ thêm cho bạn bản tóm tắt câu chuyện Cây bút thần như sau:
Truyện “cây bút thần” kể về Mã Lương – một người rất thích vẽ và vẽ rất đẹp. Cậu ao ước có một cây bút vẽ và cậu đã được một cụ già tóc bạc phơ tặng cho một cây bút lấp lánh. Đó là cây bút thần, vẽ gì thì điều đó thành sự thật.
Có cây bút cậu đã giúp đỡ người nghèo trong làng. Biết chuyện, phú ông đã bắt Mã Lương vẽ nhưng cậu không đồng ý. Hắn đã nhốt cậu lại và bỏ đói nhưng nhờ cây bút, cậu đã thoát được ra ngoài và đi khắp nơi giúp người nghèo khổ.
Giới Thiệu Truyện Cổ Tích Cây Bút Thần
Cùng tìm hiểu thêm một số thông tin giới thiệu về truyện cổ tích Cây bút thần sau đây.
- Truyện cổ tích Cây bút thần hiện đang được đưa vào chương trình học tập đọc lớp 3, in trong SGK Tiếng Việt 3 tập 1 trang 140. 141
- Nội dung: Truyện kể về Mã Lương – một người vẽ rất đẹp. Cậu được một cụ già tóc bạc phơ tặng cho một cây bút vẽ gì thì điều đó thành sự thật. Cậu đã dùng cây bút để giúp đỡ người nghèo trong làng. Biết chuyện, phú ông đã bắt Mã Lương vẽ nhưng cậu không đồng ý. Dù cho bị phú ông bắt nhốt nhưng cậu đã trốn thoát được.
Đừng nên bỏ qua bài đọc 🌻 Con Đường Của Bé 🌻Hay, thú vị
Bố Cục Câu Chuyện Cây Bút Thần
Bố cục câu chuyện Cây bút thần có thể được chia thành 4 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “một cây bút vẽ”: Mã Lương ao ước có một cây bút vẽ
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “em vẽ cho cuốc”: Mã Lương được tặng bút thần, giúp đỡ những người khó khăn
- Đoạn 3: Tiếp theo đến “vẽ lò sưởi để sưởi”: Mã Lương bị phú ông tham lam bắt
- Đoạn 4: Phần còn lại: Mã Lương trốn thoát được và tiếp tục giúp đỡ người nghèo.
Hướng Dẫn Tập Đọc Cây Bút Thần
Ngay sau đây là phần hướng dẫn tập đọc Cây bút thần:
- Đọc đúng từ ngữ và toàn bộ câu chuyện Cây Bút Thần
- Đọc diễn cảm câu chuyện, ngưng nghỉ đúng nhịp, không đọc suông.
Chú thích:
- Phú ông: người đàn ông giàu có ở nông thôn thời xưa
- Đầy tớ: người ở cho nhà giàu (thời xưa), phải làm tất cả các việc nhà
Đón đọc câu chuyện 🍃Những Chiếc Áo Ấm🍃 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài
Ý Nghĩa Câu Chuyện Cây Bút Thần
Cùng Thohay.vn tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa câu chuyện Cây bút thần nhé!
Truyện cổ tích Cây bút thần mang nhiều ý nghĩa, thể hiện mong muốn khát khao của nhân dân về công lý xã hội, những người lao động nghèo khổ và bị áp bức phải luôn yêu thương nhau và nhận sự giúp đỡ. Ngược lại kẻ thống trị, tham lam, độc ác nhất định bị tiêu diệt và không thể tồn tại.
Truyện còn cho thấy mong ước vào những khả năng kì diệu của con người. Qua truyện cổ tích này, dân gian cũng gửi gắp thông điệp rằng ai trong chúng ta cũng cần có sự đam mê và nỗ lực cố gắng để đạt được thành công.
Đọc Hiểu Truyện Cây Bút Thần
Đừng nên bỏ qua phần chia sẻ nội dung đọc hiểu truyện Cây bút thần sau đây.
👉Câu 1. Nhân vật nào không phải nhân vật kì tài trong truyện cổ tích?
A. Mã Lương
B. Lang Liêu
C. Lý Thông
D. Em bé thông minh
Đáp án C
👉Câu 2. Cây bút thần tập trung thể hiện vấn đề gì?
A. Quan niệm về chức năng của nghệ thuật
B. Cội rễ của tài năng, giá trị nghệ thuật
C. Ước mơ công lí xã hội
D. Cuộc đấu tranh giai cấp không khoan nhượng
Đáp án D
👉Câu 3. So với truyện cổ tích đã đọc, Cây bút thần phản ánh cuộc đấu tranh trong xã hội như thế nào?
A. Giống các truyện cổ tích khác
B. Sinh động, rõ ràng hơn
C. Trực tiếp, chân thực, sinh động hơn
D. Không cụ thể, thiếu chân thực
Đáp án B
👉Câu 4. Nhân vật phản diện trong cây bút thần là?
A. Tên địa chủ giàu có, ác độc
B. Nhà vua
C. Vua, tên địa chủ, lũ triều thần, bọn đầy tớ
D. Vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử
Đáp án C
👉Câu 5. Kẻ nào mang họa tới cho nhân dân lao động dưới chế độ xã hội phong kiến?
A. Bọn địa chủ
B. Bọn quan lại
C. Vua chúa
D. Cả bộ máy thống trị tàn bạo
Đáp án D
👉Câu 6. Cuộc đấu trong truyện Cây bút thần là cuộc đấu tranh nào?
A. Đấu tranh chống địa chủ
B. Đấu tranh chống vua chúa
C. Đấu tranh chống áp bức bóc lột
D. Đấu tranh chống những kẻ tham lam, cường quyền
Đáp án D
👉Câu 7. Nhân dân mượn truyện cổ tích Cây bút thần thể hiện ước mơ gì?
A. Thoát li khỏi hiện thực
B. Sống yên lành
C. Thoát khỏi những áp bức, bóc lột
D. Khả năng kì diệu của con người
Đáp án C
👉Câu 8. Niềm tin của nhân dân lao động thể hiện trong tác phẩm Cây bút thần là gì?
A. Chế độ phong kiến đem lại hạnh phúc cho mọi người
B. Vua chúa, quan lại, địa chu sẽ hi sinh quyền lợi vì dân
C. Chỉ cần nghệ thuật có thể cải tạo xã hội
D. Những con người bé nhỏ, sẽ được đổi đời, sẽ được chiến thắng
Đáp án C
👉Câu 9. Kết truyện Mã Lương vẽ gì?
A. Vẽ núi vàng, hàng dãy núi vàng rồi vẽ những thỏi vàng không biết bao nhiêu thước
B. Vẽ rồng, vẽ phượng
C. Vẽ chim hót, cá lội, vẽ đồ dùng lao động
D. Vẽ biển, buồm lớn, vẽ sóng biển chôn vùi tên vua tàn ác và triều thần của hắn
Đáp án D
👉Câu 10. Tính chất nào không có trong truyện Cây bút thần
A. Tính hiện thực
B. Tính mâu thuẫn
C. Tính trữ tình
D. Tính chiến đấu
Đáp án C
👉Câu 11. Vì sao Mã Lương được tặng cây bút thần?
A. Vì em thích và rất chăm tập vẽ
B. Vì Mã Lương thông minh
C. Mã Lương được ban cho ân huệ
D. Mã Lương thông minh, say mê học vẽ, được thần giúp đỡ và biết sử dụng bút thần
Đáp án D
👉Câu 12. Mã Lương dùng bút thần vào những việc gì?
A. Thỏa mãn khát vọng của cá nhân
B. Phục tùng lũ người độc ác, tham lam
C. Trả thù cá nhân đối với vua, quan lại, địa chủ
D. Làm điều thiện thực hiện ước mơ công lí cho người nghèo khổ
Đáp án D
👉Câu 13. Mã Lương dùng bút thần để trừng trị địa chủ và nhà vua
A. Vì hai kẻ đó cố tình cướp bút
B. Vì chúng ép Mã Lương làm theo ý chúng
C. Vì chúng tham lam, độc ác
D, Làm điều thiện, giúp đỡ những người nghèo khổ
Đáp án C
👉Câu 14. Kết truyện “không ai biết sau đó Mã Lương đi đâu”
A. Giúp hình tượng nhân vật Mã Lương lung linh, huyền bí hơn
B. Truyện gần gũi thực tế hơn
C. Mã Lương hi sinh trong cuộc đấu tranh chống cường quyền nên tác giả phải nói tránh đi cho người đọc đỡ thương tiếc
D. Mã Lương trở nên bất tử
Đáp án: A
Đọc và tìm hiểu câu chuyện⚡ Những Bậc Đá Chạm Mây ⚡ Nội Dung, Ý Nghĩa
Soạn Bài Cây Bút Thần Lớp 3
Gợi ý cách soạn bài Cây bút thần lớp 3 đơn giản, dễ hiểu.
👉Câu 1 trang 141 sgk Tiếng việt 3: Tìm những chi tiết cho thấy Mã Lương rất thích vẽ và vẽ rất giỏi.
Đáp án: Những chi tiết cho thấy Mã Lương rất thích vẽ và vẽ rất giỏi là:
- Mã Lương rất thích vẽ: Khi kiếm củi hay lúc cắt cỏ ven sông, em đều tập vẽ trên đất, trên đá.
- Mã Lương vẽ rất giỏi: Em vẽ chim, tưởng như sắp được nghe chim hót; vẽ cá, tưởng được trông thấy cá bơi.
👉Câu 2 trang 141 sgk Tiếng việt 3: Mã Lương được ai tặng cho cây bút thần? Cây bút đó có gì lạ?
Đáp án:
- Mã Lương được một cụ già tóc bạc phơ tặng cho cây bút thần.
- Cây bút đó có điểm lạ là: vẽ một con chim, chim tung cánh bay; vẽ một con cá, cá vẫy đuôi trườn xuống sông.
👉Câu 3 trang 141 sgk Tiếng việt 3: Đóng vai người dân trong làng, nói về những điều Mã Lương đã làm cho họ từ khi có bút thần.
Đáp án: Mã Lương là một cậu bé vô cùng tốt bụng. Cậu đã dùng cây bút thần để giúp đỡ chúng tôi rất nhiều. Nhà nào không có cày, cậu ấy vẽ cày cho. Nhà nào thiếu cuốc, cậu ấy cũng vẽ cho cuốc. Nhờ có Mã Lương mà người dân chúng tôi có cuộc sống đầy đủ hơn, không còn thiếu thốn nữa.
👉Câu 4 trang 141 sgk Tiếng việt 3: Theo em, vì sao Mã Lương không chịu làm theo ý muốn của phú ông?Chọn câu trả lời hoặc nêu ý kiến khác của em.
a. Vì phú ông đã nhốt Mã Lương vào chuồng ngựa.
b. Vì phú ông bắt Mã Lương chịu đói, chịu rét.
c. Vì phú ông đã giàu có lại còn tham lam.
Chọn đáp án c.
👉Câu 5 trang 141 sgk Tiếng việt 3: Em đoán xem những sự việc gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Đáp án: Sau đó Mã Lương đã đi khắp nơi giúp đỡ những người nghèo khổ. Khắp muôn nơi, người dân đều có cuộc sống tốt hơn. Mã Lương được mọi người yêu quý, tôn làm thần Lương. Sau khi chết đi, Mã Lương đã trở thành tiên và tiếp tục đi giúp đỡ mọi người.
Giáo Án Cây Bút Thần Lớp 3
Xem thêm nội dung giáo án Cây bút thần lớp 3 được chúng tôi chia sẻ sau đây.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết kết hợp đọc chữ và xem tranh để hiểu các tình tiết, sự việc của câu chuyện. Nêu được nhận xét về nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật.
- Chia sẻ với bạn nội dung bài đọc mở rộng (viết về những người làm việc thầm lặng, có ích cho xã hội). Biết ghi chép những thông tin cơ bản về bài đọc.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Năng lực riêng:
- Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
- Đọc đúng và rõ ràng câu chuyện Cây bút thần (đọc đúng các tiếng khó, các tiếng dễ phát âm sai). Biết thể hiện ngữ điệu khi đọc lời nói của nhân vật trong câu chuyện, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Mở rộng vốn từ về thành thị và nông thôn, nhận biết các sự vật được so sánh trong câu văn. Biết đặt câu có hình ảnh so sánh.
- Viết được bức thư theo hướng dẫn.
3. Phẩm chất: Biết bày tỏ sự cảm mến với những người có hành động cao đẹp, sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực, đóng vai.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên:
- Giáo án.
- Tranh ảnh minh hoạ bài đọc, tranh ảnh về nhân vật kì ảo trong truyện cổ tích.
- Sách, truyện phục vụ yêu cầu đọc mở rộng.
- Phiếu học tập cá nhân/ nhóm cho phần Luyện tập về từ và câu (nếu chuẩn bị được).
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh: SHS; Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: – GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động: HS thực hiện hoạt động theo nhóm, từng em sẽ trả lời câu hỏi: Nếu được ban một phép lạ, em muốn mình có phép lạ gì? – GV mời 1-2 em phát biểu trước lớp. – GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc và nói (phán đoán) nội dung từng bức tranh – GV nhận xét, giới thiệu bài đọc với HS: Cây bút thần là câu chuyện cổ tích của Trung Quốc. Cũng giống như nhiều truyện cổ tích của Việt Nam, truyện thường có những nhân vật hoặc đồ vật thần kì, đem may mắn đến cho những người tốt bụng, hiền lành hoặc nghèo khổ. Bài đọc hôm nay có nhiều chi tiết thần kì thú vị. Các em hãy đọc và tìm hiểu nội dung văn bản để hiểu được vì sao câu chuyện này được xếp vào chủ điểm Cộng đồng gắn bó. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Đọc đúng và rõ ràng câu chuyện Cây bút thần (đọc đúng các tiếng khó, các tiếng dễ phát âm sai). Biết thể hiện ngữ điệu khi đọc lời nói của nhân vật trong câu chuyện, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. Biết kết hợp đọc chữ và xem tranh để hiểu các tình tiết, sự việc của câu chuyện. Nêu được nhận xét về nhân vật dựa vào hành động, việc làm của nhân vật. b. Cách thức tiến hành: – GV đọc cả bài (giọng kể chuyện, thay đổi ngữ điệu ở chỗ lời nói trực tiếp của các nhân vật), nhắc HS nhìn vào bài để đọc thầm theo. – GV hướng dẫn đọc: + Đọc đúng từ ngữ có các tiếng dễ phát âm sai (VD: Mã Lương, kiếm củi trên núi, cây bút sáng lấp lánh,…). + Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Một đêm,/ Mã Lương mơ thấy một cụ già tóc bạc phơ/ đưa cho em cây bút sáng lấp lánh./ Em reo lên:/ “Cây bút đẹp quái/ Cháu cảm ơn ông”. + Đọc diễn cảm những lời nói của Mã Lương. – GV hướng dẫn HS chia bài đọc thành 5 đoạn (đã tách trong bài đọc). – GV mời 5 HS đọc nối tiếp theo 5 đoạn (hoặc 2 HS đọc nối tiếp 5 đoạn). – GV yêu cầu HS làm việc nhóm (mỗi nhóm 5 bạn): Mỗi bạn đọc một đoạn (đọc nối tiếp 5 đoạn), 1-2 lượt. – GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Đọc nhẩm toàn bài một lượt. – GV mời 5 HS đọc xung phong đọc nối tiếp 5 đoạn trước lớp. – GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS trả lời đúng các câu hỏi trong bài đọc. b. Cách thức tiến hành: GV tổ chức cho cả lớp làm việc chung câu 1 và 2. – GV nêu câu hỏi 1 và mời 1 HS đọc câu hỏi 2: + Câu 1. Tìm những chi tiết cho thấy Mã Lương rất thích vẽ và vẽ rất giỏi. + Câu 2. Mã Lương được ai tặng cho cây bút thần? Cây bút đó có gì lạ? – GV dành thời gian cho HS chuẩn bị câu trả lời rồi mời HS phát biểu trước lớp. (GV nhắc HS không cần nói đúng câu chữ trong câu chuyện.) – GV mời một số HS phát biểu, trả lời. – GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: + Câu 1. Những chi tiết cho thấy Mã Lương rất thích vẽ: § Mã Lương thích vẽ: Khi kiếm củi trên núi hay lúc cắt cỏ ven sông, Mã Lương đều tập vẽ. Mã Lương vẽ trên đất, trên đá. § Mã Lương vẽ giỏi: Em vẽ chim, tưởng như sắp được nghe chim hót; vẽ cá, tưởng được trông thấy cá bơi. + Câu 2. § Mã Lương được cụ già tóc bạc phơ tặng cho cầy bút thần. Cầy bút đó rất kì diệu: vẽ chim, chim tung cánh bay; vẽ cá, cá vẫy đuôi trườn xuống sông; vẽ cày, vẽ cuốc thành cày, thành cuốc cho người dân đem đi làm ruộng,… § Mã Lương được ông tiên tặng cho cây bút thần, vẽ thứ gì thứ đó đều trở thành thật (thành cái có thật). Câu 3. – GV nêu yêu cầu câu 3: Đóng vai người dân trong làng, nói về những điều Mã Lương đã làm cho họ từ khi có bút thần. GV hướng dẫn HS cách thực hiện theo nhóm: + Bước 1: Tìm hiểu những việc Mã Lương làm cho dân làng từ khi có bút thần. + Bước 2: Từng em tập đóng vai người dân trong làng nói về những điều Mã Lương đã làm cho họ, các em khác đóng vai người nghe, chăm chú nhìn vào người nói. Lưu ý: Khi nói, cần hình dung mình đang nói với người dân của làng khác, kết hợp thể hiện cử chỉ, điệu bộ,… để vai diễn tự nhiên hơn. Cần nhìn vào người nghe để nói. + Bước 3: Các thành viên góp ý cho nhau để đóng vai đạt hơn trước. – GV mời một số nhóm lên “trình diễn”. – GV nhận xét, gợi ý HS có thể nói theo các cách khác nhau. VD: Làng tôi có cậu bé Mã Lương thông minh, tốt bụng lắm. Cậu ấy có cây bút thần. Vẽ gì được nấy. Cậu ấy chỉ giúp người nghèo khổ. Nhà nào không có cày, cậu ấy vẽ cho cày. Nhà nào không có cuốc, cậu vẽ cho cuốc,… Ai cũng có dụng cụ tốt để làm ăn. Chúng tôi không biết lấy gì để cảm ơn cậu ấy. Câu 4. – GV mời 1 HS đọc giải nghĩa từ phú ông và đầy tớ, mời 2 HS đọc nối tiếp câu hỏi và các phương án trả lời: + Từ ngữ: § Phú ông: người đàn ông giàu có ở nông thôn xưa. § Đầy tớ: người ở cho nhà giàu (thời xưa), phải làm tất cả các việc nhà. + Câu hỏi 4: Theo em, vì sao Mã Lương không chịu làm theo ý muốn của phú ông? a. Vì phú ông đã nhốt Mã Lương vào chuồng ngựa. b. Vì phú ông bắt Mã Lương chịu đói, chịu rét. -GV hướng dẫn cách làm: + Làm việc cá nhân: đọc câu hỏi 4, chọn phương án trả lời mình cho là đúng nhất (hoặc nêu ý kiến khác theo cách hiểu của riêng mình). + Làm việc nhóm: từng cá nhân nêu ý kiến (nêu phương án trả lời mình chọn hoặc nêu ý kiến thể hiện cách hiểu riêng của mình), có thể giải thích vì sao mình chọn ý kiến đó. – GV mời 2 – 3 nhóm trưởng nêu các phương án trả lời mà các bạn trong nhóm đã chọn, sau đó GV thống kê. – GV hỏi HS nào có ý kiến khác, ý kiến riêng thì mạnh dạn chia sẻ. – GV nhận xét chung, chốt phương án đúng: phương án c. – GV giải thích vì sao 2 phương án còn lại chưa đúng: Vì Mã Lương từ chối làm theo ý muốn của tên địa chủ trước khi hắn nhốt Mã Lương vào chuồng ngựa, bỏ đói, bỏ rét. Câu 5. – GV mời 1 HS đọc yêu cầu của câu 5: Em đoán xem những sự việc gì sẽ xảy ra tiếp theo. – GV hướng dẫn làm việc theo nhóm: từng em phán đoán; nhóm bình chọn phán đoán nào thú vị và hợp lí. – GV khen các ý kiến hay. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: Đọc diễn cảm toàn bài Cây bút thần. b. Cách thức tiến hành: – GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc nối tiếp các đoạn. – GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp. Hoạt động 4: Đọc mở rộng a. Mục tiêu: Học sinh tìm đọc bài về nhân vật được mọi người yêu quý. b. Cách thức tiến hành: – GV yêu cầu HS tìm đọc bài về một nhân vật được mọi người quý mến, cảm phục và viết phiếu đọc sách. – GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện các yêu cầu nêu trong SGK: Chia sẻ với bạn về điều em muốn học từ nhân vật trong bài đọc. – GV đi các nhóm để góp ý, nhận xét, khích lệ. | – HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. HS chia nhóm, hoạt động theo nhóm, từng em sẽ trả lời câu hỏi. – 1-2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác theo dõi, góp ý. – HS lắng nghe, quan sát tranh và nêu nội dung. – HS lắng nghe. – HS đọc thầm theo GV. – HS thực hiện theo hướng dẫn. – HS đánh dấu vào SGK bằng bút chì. – 5 HS đọc nối tiếp theo 5 đoạn. – HS chia nhóm, mỗi nhóm 5 em, mỗi em đọc 1 đoạn. – HS đọc nhẩm cả bài. – 5 HS đọc 5 đoạn trong bài Cây bút thần. Các HS khác theo dõi, đọc nhẩm theo. – HS lắng nghe, tiếp thu ý kiến – HS nghe câu hỏi và suy nghĩ để trả lời. – HS lắng nghe. – Một số HS phát biểu ý kiến. – HS chốt đáp án cùng GV. – HS chia nhóm, phân công nhiệm vụ và thực hiện theo yêu cầu của GV – Từng nhóm HS “trình diễn”. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét. – HS lắng nghe. – 1 HS đọc giải nghĩa từ phú ông đầy tớ; 2 HS đọc nối tiếp câu hỏi và các phương án trả lời. – HS đọc câu hỏi và đưa ra đáp án. – HS chia nhóm, thảo luận về bài tập. – 2 – 3 nhóm trưởng nêu các phương án trả lời mà các bạn trong nhóm đã chọn. – HS chia sẻ ý kiến riêng (nếu có). – HS lắng nghe. – HS lắng nghe. – 1 HS đọc yêu cầu của câu 5. – HS chia nhóm và làm theo hướng dẫn của GV. – HS lắng nghe. – HS lắng nghe, thực hiện. – HS lắng nghe. – HS tìm đọc bài về một nhân vật được mọi người quý mến, cảm phục và viết phiếu đọc sách. – HS chia sẻ với bạn trong nhóm về điều bản thân muốn học từ nhân vật trong bài đọc – HS lắng nghe. |
Hướng dẫn soạn bài 🍀 Tôi Yêu Em Tôi 🍀Chi Tiết nhất
4 Mẫu Kể Chuyện Cây Bút Thần Ngắn Hay Nhất
Sưu tầm thêm 4 mẫu kể chuyện Cây bút thần ngắn hay nhất.
Mẫu Kể Chuyện Cây Bút Thần Ngắn Hay – Mẫu 1
Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ bên Trung Quốc, có cậu bé mổ côi tên là Mã Lương vừa thông minh vừa vẽ rất giỏi. Dù thích vẽ những em lại không có đủ tiền mua một cây bút lông.
Một đêm, trong giấc ngủ, Mã Lương mơ thấy cụ già râu tóc bạc phơ hiện ra trước mặt, trong vầng hào quang. Cụ già mỉm cười hiền từ, đưa cho em một cây bút và nói:
– Ta tặng con cây bút thần. Nó sẽ giúp con nhiều trong cuộc sống.
Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, sung sướng reo lên:
– Ôi! Cáy bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông ạ!
Cậu bé chưa dứt lời thí cụ già đã biến mất. Tỉnh dậy, hoá ra đó là một giấc mơ, nhưng cây bút thần vẫn nằm trong tay khiến Mã Lương lấy làm lạ lắm.
Mã Lương lấy bút ra vẽ thử một con chim. Nét cuối cùng vừa xong thì chim tung cánh bay lên trời, cất tiếng hớt líu lo. Cậu bé vẽ tiếp một con cá, cá quẫy đuôi trườn xuống sông, bơi lượn trước mắt. Mã Lương sung sướng vô cùng!
Từ đấy, Mã Lương dùng cây bút thần vẽ cho tất cả những người nghèo khổ trong làng. Ai thiếu cuốc, cậu vẽ cuốc. Ai thiếu đèn, cậu vẽ đèn. Nhà nào chưa có thùng múc nước, cậu vẽ thùng múc nước. Một đồn mười, mười đồn trăm, việc làm kỳ lạ của Mã Lương ai ai cũng biết.
Trong vùng, có tên địa chủ tham lam. Nghe chuyện Mã Lương có cây bút thần, hắn sai đầy tớ đến bắt cậu về nhà vẽ theo ý hắn. Mã Lương dứt khoát không vẽ bất cứ thứ gì cho hắn. Tên địa chủ giậm chân tức tối, nhốt cậu bé vào chuồng ngựa và bỏ cậu đói. Nhưng Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò sưởi để sưởi.
Tên địa chủ thấy thế liền sai đầy tớ xông vào cướp bút thần nhưng Mã Lương đã vượt ra ngoài bằng chiếc thang vẽ trên tường. Rồi Mã Lương vẽ một con ngựa, đi khắp đó đây giúp đỡ người nghèo khổ.
Mẫu Kể Chuyện Cây Bút Thần Hay – Mẫu 2
Ngày xưa có một em bé rất thông minh tên em là Mã Lương. Cha mẹ em mất sớm. Em thích học vẽ từ nhỏ nhưng không có tiền để mua bút. Hàng ngày em tập vẽ bằng cách đi kiếm củi, em lấy que vạch xuống đất vẽ những con chim bay trên trời. Lúc cắt cỏ, em nhúng tay xuống nước vẽ con cá con tôm. Khi về nhà, em vẽ mọi đồ đạc lên tường.
Mã Lương học vẽ rất say mê và em tiến bộ rất mau. Em vẽ cái gì cũng giống như thật nhưng chỉ khổ nỗi là không có bút.
Một hôm, nằm mơ em thấy có một ông già râu tóc bạc phơ hiện ra đưa cho em một chiếc bút và nói:
– Đây là bút thần, nó sẽ giúp con nhiều.
Mã Lương vui sướng reo lên.
– Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông, cảm ơn ông!
Mã Lương cầm cây bút vẽ con chim, chim tung cánh hay, vẽ con cá, cá trườn xuống nước. Mã Lương rất thích, rồi em cầm cây hút này đi vẽ cho những người nghèo khó trong làng, nhà nào thiếu cái gì Mã Lương vẽ cho cái đấy.
Chuyện đến lai tên địa chủ. Hắn liền sai người đến bắt Mã Lương về nhà vẽ theo ý hắn. Mã Lương tính tình khảng khái nên không vẽ bất cứ cái gì mà tên nhà giàu độc ác yêu cầu. Hắn tức giận nhốt em vào trong chuồng ngựa. Vài hôm sau, hắn cứ tưởng là Mã Lương chết vì đói và lạnh. Lúc nhìn thì thấy Mã Lương đang ăn bánh và ngồi cạnh lò sưởi, hắn tức quá, bắt bọn đầy tớ đến giết Mã Lương để lấy cây bút thần.
Mười tên đầy tớ xông vào chuồng ngựa thì Mã Lương đã vượt qua tường bằng chiếc thang mà em vẽ. Thoát khỏi nhà tên địa chủ, Mã Lương vẽ một con ngựa và nhảy lên mình ngựa phóng đi khắp nơi để giúp đỡ người nghèo khổ.
Mẫu Kể Chuyện Cây Bút Thần Chọn Lọc – Mẫu 3
Ngày xưa có một em bé rất thông minh tên gọi Mã Lương. Em vốn thích học vẽ từ nhỏ nhưng cha mẹ đều mất sớm, nhà nghèo đến nỗi không có cả tiền mà mua bút. Thời gian trôi qua, nhờ chăm chỉ luyện tập Mã Lương tiến bộ rất nhanh. Em vẽ vật gì cũng giống hệt khiến người ta xem tranh mà cứ ngỡ như được nghe chim hót, được xem cá bơi lội tung tăng. Thế nhưng, chiếc bút vẽ vẫn là một niềm khao khát mà Mã Lương chưa có được.
Nhưng một đêm nọ, đang nằm ngủ rất say em chợt nhìn thấy một cụ già râu tóc bạc phơ hiện ra trước mặt, đưa cho em một cây bút và nói:
– Đây là cây bút thần! Con hãy cầm lấy, nó sẽ giúp con được nhiều điều.
Mã Lương nhìn cây bút đẹp quá bèn reo lên sung sướng rồi em cảm ơn ông cụ.
Tỉnh dậy không ngờ giấc mơ của Mã Lương lại thành hiện thực, chiếc bút vẽ vẫn nằm gọn trong tay. Em liền cất những nét vẽ đầu tiên. Em vẽ cá, cá liền trườn xuống nước, bơi lội tung tăng. Em vẽ chim, chim bỗng vụt lên trời cất vang tiếng hót. Mã Lương vừa thấy bất ngờ lại vừa thấy lạ lẫm vô cùng..
Thế là từ đó, Mã Lương đem cây bút của mình đi vẽ đồ đạc cho tất cả Chưng người nghèo khó trong làng. Tin cậu bé có cây bút thần lợi hại bay tới tai tên địa chủ giàu nhất cả vùng. Hắn liền sai người tới bắt Mã Lương về để vẽ theo ý hắn.
Vốn tính tình khẳng khái, lại rất hiểu bụng dạ tham lam của lũ nhà giàu, em nhất quyết không vẽ cho hắn bất cứ thứ gì. Ức quá! Tên địa chủ bèn nhốt em vào chuồng ngựa nhưng nào ngờ ở trong chuồng ngựa em vẫn ngồi bên một bếp lửa hồng và ăn bánh ngon lành. Tất cả đều từ cây bút vẽ.
Tức quá, tên địa chủ bèn sai người đến giết Mã Lương để cướp bút thần. Nhưng mấy chục tên đầy tớ vừa hung hăng xông tới thì em đã vọt ra ngoài bằng một chiếc thang vẽ trên tường.
Mẫu Kể Chuyện Cây Bút Thần Tiêu Biểu – Mẫu 4
Mã Lương thích vẽ và vẽ rất đẹp nhưng lại mồ côi cha mẹ từ sớm. Cuộc sống vất vả, thiếu thốn nên không có tiền mua giấy và bút vẽ. Những lúc rảnh rỗi, em lại lấy que vẽ xuống đất, vẽ trên đá. Thậm chí, em vẽ kín cả những bức tường ở nhà
Càng ngày em vẽ càng đẹp, trông giống như thật. Em khao khát có được một chiếc bút lông. Một đêm em nằm mơ thấy có một vị tiên hiện ra, tặng cho em cây bút. Tỉnh dậy em thấy trên tay mình đang nắm chặt cây bút tiên ông cho. Em vui lắm. Có bút, em vẽ ngay một con chim. Bức vẽ vừa hoàn thành, chim cất cánh bay lên từ trang giấy. Mã Lương biết là mình có bút thần. Ngay lập tức, em vẽ ra đồ vật cần thiết giúp mọi người trong làng.
Việc em có bút thần bay đến tai một tên địa chủ, hắn lập tức cho người bắt em. Hắn dỗ dành em, bảo em vẽ những thứ hắn yêu cầu. Nhưng em nhất định không chịu vẽ. Tức giận, hắn nhốt em vào chuồng ngựa, không cho ăn.
Hắn nghĩ em đã chết đói nhưng Mã lương đã vẽ ra lò sưởi, vẽ bánh nướng để ăn và cả cái thang để trốn. Tên địa chủ cho người xông vào định giết em, cướp lấy cây bút thần nhưng Mã Lương đã trốn mất, chỉ còn chiếc thang và bức tường đổ vỡ.
Đón đọc thêm về 🔥 Tia Nắng Bé Nhỏ 🔥 Nội Dung Kể Chuyện, Ý Nghĩa, Soạn Bài