Con Đường Của Bé Lớp 3 [Nội Dung Bài Thơ + Giáo Án + Soạn Bài]

Con Đường Của Bé Lớp 3 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Giáo Án, Soạn Bài ✅ Tham Khảo Hướng Dẫn Tập Đọc, Ý Nghĩa, Bố Cục, Đọc Hiểu.

Nội Dung Bài Thơ Con Đường Của Bé Lớp 3

Con đường của bé là bài thơ sẽ được tìm hiểu ở trang 127, 128 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Bên dưới là nội dung bài thơ Con đường của bé lớp 3.

Con đường của bé
Tác giả: Thanh Thảo

Đường của chú phi công
Lẫn trong mây cao tít
Khắp những vùng trời xanh
Những vì sao chi chít

Đường của chú hải quân
Mênh mông trên biển cả
Tới những vùng đảo xa
Và những bờ bến lạ

Con đường làm bằng sắt
Là của bác lái tầu
Chạy dài theo đất nước
Đi song hành bên nhau

Còn con đường của bố
Đi trên giàn giáo cao
Những khung sắt nối nhau
Dựng nên bao nhà mới

Và con đường của mẹ
Là ở trên cánh đồng
Cỏ ruộng dâu xanh tốt
Thảm lúa vàng ngát hương.

Bà bảo đường của bé
Chỉ đi đến trường thôi
Bé tìm mỗi sớm mai
Con đường trên trang sách.

Chú thích:

  • Giàn giáo: giàn (bằng sắt hoặc bằng gỗ) cho thợ xây thi công các công trình.
  • Song hành: đi song song với nhau

Cập nhật cho bạn đọc 🍃Những Chiếc Áo Ấm🍃 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài

Giới Thiệu Bài Thơ Con Đường Của Bé

Ngay sau đây là thông tin giới thiệu bài thơ Con đường của bé.

  • Bài thơ Con đường của bé do tác giả Thanh Thảo sáng tác
  • Bài thơ viết về nghề nghiệp của chú phi công, chú hải quân, bác lái tàu hỏa, nghề của bố (nghề xây dựng), của mẹ (làm nông) và việc hằng ngày của bé (đi học) với nhiều hình ảnh thơ đẹp.

Bố Cục Bài Thơ Con Đường Của Bé

Bố cục bài thơ Con đường của bé được chia thành 6 phần:

  • Phần 1: Khổ thơ 1
  • Phần 2: Khổ thơ 2
  • Phần 3: Khổ thơ 3
  • Phần 4: Khổ thơ 4
  • Phần 5: Khổ thơ 5
  • Phần 6: Khổ thơ cuối

Tham khảo chi tiết ⚡ Những Bậc Đá Chạm Mây ⚡ Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài

Hướng Dẫn Tập Đọc Con Đường Của Bé Lớp 3

Đừng bỏ qua hướng dẫn tập đọc Con đường của bé lớp 3.

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ Con đường của bé.
  • Biết đọc bằng giọng vui vẻ, hổn nhiên của bạn nhỏ trong bài thơ khi khám phá ra được nghề nghiệp của những người xung quanh.

Ý Nghĩa Bài Thơ Con Đường Của Bé

Ý nghĩa bài thơ Con đường của bé gửi gắm đó là:

  • Qua hình ảnh về những con đường, tác giả muốn nói về các nghề nghiệp trong cuộc sống
  • Từ đó giúp chúng ta thêm yêu quý, trân trọng các nghề nghiệp khác nhau.

Đón đọc thêm về 🍀 Tôi Yêu Em Tôi 🍀 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án

Đọc Hiểu Con Đường Của Bé

Tham khảo phần đọc hiểu Con đường của bé bên dưới.

👉Câu 1: Tác giả của bài thơ “Con đường của bé” là ai?

  • A. Võ Quảng
  • B. Thanh Thảo
  • C. Tố Hữu
  • D. Xuân Quỳnh.

👉Câu 2: Công việc của chú phi công là gì?

  • A. Lái máy bay trên trời cao.
  • B. Lái máy bay chiến đấu
  • C. Diễn tập bay
  • D. Tất cả các đáp án trên.

👉Câu 3: Con đường của chú phi công được miêu tả như thế nào?

  • A. Lẫn trong mây cao tít
  • B. Bay khắp trời xanh
  • C. Bay ở nơi có những vì sao chi chít
  • D. Tất cả các đáp án trên.

👉Câu 4: Câu nào sau đây mô tả đúng về con đường của chú hải quân?

  • A. Mênh mông trên biển cả tới nhiều nơi xa lạ
  • B. Chiến đấu với những kẻ xâm phạm chủ quyền biển đảo quốc gia.
  • C. Mênh mông trên biển cả, bắt thật là nhiều cá
  • D. Tất cả các đáp án trên.

👉Câu 5: Công việc của bố là làm gì?

  • A. Ngồi văn phòng làm việc với mày tính, tạo ra những phần mềm hữu ích.
  • B. Phụ hồ.
  • C. Đi trên những giàn giáo cao, nối những khung sắt với nhau, dựng lên bao nhà mới.
  • D. Đi giao hàng, chở khách khắp thành phố, băng qua mọi ngõ ngách.

👉Câu 6: Con đường ở trên cánh đông với cỏ ruộng dâu xanh tốt và thảm lúa vàng ngát hương là con đường của ai?

  • A. Bố
  • B. Ông
  • C. Bà
  • D. Mẹ

👉Câu 7: Con đường của ai không được đề cập đến trong bài thơ?

  • A. Chú hải quân
  • B. Bác lái tàu
  • C. Bác sĩ
  • D. Bố

👉Câu 8: Công việc của người được nói đến trong khổ thơ thứ hai là gì?

  • A. Làm việc trên tàu biển
  • B. Làm việc trên tàu sân bay
  • C. Đánh bắt cá
  • D. Làm việc dưới lòng biển

👉Câu 9: Đâu không phải là một đặc điểm con đường của bác lái tàu?

  • A. Làm bằng sắt
  • B. Lái băng qua đại dương
  • C. Chạy dài theo đất nước
  • D. Hai đường ray song hành bên nhau

👉Câu 10: Qua hình ảnh về những con đường, tác giả muốn nói về điều gì?

  • A. Nói về nghề nghiệp
  • B. Nói về cảnh đẹp thiên nhiên
  • C. Nói về các loại phương tiện giao thông
  • D. Nói về tình yêu cộng đồng, đất nước.

👉Câu 11: “Con đường trên trang sách” có nghĩa là gì?

  • A. Con đường được vẽ trong sách
  • B. Con đường khám phá kiến thức
  • C. Con đường ta đi lại hằng này
  • D. Con đường trong truyện cổ tích ngày xưa 

👉Câu 12: Từ “còn” trong câu “con đường của bố” có tác dụng gì?

  • A. Chuyển đổi sang cấu trúc khổ thơ mới.
  • B. Tạo nhịp điệu biến đổi cho bài thơ, tránh sự nhàm chán.
  • C. Chuyển từ nói về một nhóm người ngoài xã sang nói về các thành viên trong gia đình.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

👉Câu 13: Câu nào sau đây không đúng về bài thơ?

  • A. Mỗi người có một công việc khác nhau.
  • B. Con đường của bé khác với con đường của những người còn lại.
  • C. Những người như chú phi công, chú hải quân, bác lái tàu không phải là người thân của bé.
  • D. Những nghề nghiệp trên không được coi trọng

👉Câu 14: Đâu không phải là một nghề?

  • A. Nghề bác sĩ
  • B. Nghề cứu hộ.
  • C. Nghề bán hàng
  • D. Nghề làm bài tập.

👉Câu 15: Con đường của bé có gì khác với con đường của những người còn lại?

  • A. Con đường của bé là vẽ với trên trang giấy còn con đường của những người kia có tính chất quan trọng hơn việc vẽ vời của bé.
  • B. Con đường của bé là học tập còn con đường của những người kia là làm việc, tạo ra sản phẩm, dịch vụ, nhằm duy trì và phát triển đất nước. Bé còn nhỏ nên cần phải học tập trước đã, sau này lớn lên mới có thể làm việc như những người còn lại được.
  • C. Con đường của bé có tính chất cụ thể, con đường của những người kia có tính trừu tượng. Khi lớn lên, công việc của bé sẽ trở nên trừu tượng như họ.
  • D. Không có sự khác biệt vì đều cống hiến cho đất nước.

Chia sẻ cho bạn đọc 🔥 Tia Nắng Bé Nhỏ 🔥 Nội Dung Kể Chuyện, Ý Nghĩa, Soạn Bài

Soạn Bài Con Đường Của Bé Lớp 3

Xem thêm gợi ý soạn bài Con đường của bé lớp 3 nhé.

👉Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 128 Câu 1: Ba khổ thơ đầu nhắc đến những ai? Công việc của họ là gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ 3 khổ thơ đầu và kết hợp quan sát tranh để trả lời câu hỏi.

Trả lời:

Khổ thơ 1 nhắc đến phi công. Công việc của họ là lái máy bay, đưa mọi người đi khắp nơi.

Khổ thơ thứ 2 nhắc đến người lính hải quân. Công việc của họ là bảo vệ vùng biển của đất nước.

Khổ thơ thứ 3 nhắc đến người lái tàu. Công việc của họ là lái những chuyến tàu chạy dài đất nước.

👉Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 128 Câu 2: Bạn nhỏ kể những gì về công việc của bố mẹ mình?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ 4 và 5 để hoàn thành bài tập.

Trả lời:

Bạn nhỏ kể về nghề nghiệp của bố mẹ và những công việc mà bố mẹ phải làm

Bố: đi trên giàn giáo, xây nên những ngôi nhà mới

Mẹ: làm việc trên cánh đồng, làm ra những hạt gạo trắng ngần

👉Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 128 Câu 3: Qua hình ảnh những con đường, tác giả muốn nói về điều gì?

a. Nói về nghề nghiệp

b. Nói về cảnh đẹp thiên nhiên

c. Nói về các loại phương tiện giao thông

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các đáp án, suy nghĩ và chọn đáp án phù hợp.

Trả lời:

Qua hình ảnh những con đường, tác giả muốn nói về nghề nghiệp.

👉Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 128 Câu 4: Em hiểu “con đường trên trang sách” có nghĩa là gì?

a. Con đường được được vẽ trong sách

b. Con đường khám phá kiến thức

c. Con đường ta đi lại hằng ngày

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các đáp án, suy nghĩ và chọn đáp án phù hợp.

Trả lời:

“Con đường trên trang sách” có nghĩa là con đường khám phá kiến thức

👉Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 trang 128 Câu 5: Nói 2 – 3 câu về một con đường được tả trong bài thơ.

Phương pháp giải:

Em lựa chọn một trong số những con đường được nói đến trong bài thơ để nói.

Trả lời:

– Con đường đi trên giàn giáo là con đường nguy hiểm, khó khăn và rất đáng tự hào. Những người đi trên con đường này giúp cho mọi người có những ngôi nhà đẹp để ở.

– Con đường trên trang sách là một con đường rất dài. Vì đây là con đường khám phá kiến thức mà kiến thức thì lại rất rộng lớn, không thể khám phá hết được.

Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🌷 Khi Cả Nhà Bé Tí 🌷 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án

Giáo Án Bài Thơ Con Đường Của Bé Lớp 3

Cuối cùng là nội dung giáo án bài thơ Con đường của bé lớp 3.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

Cảm nhận được cái hay của bài thơ, nhịp điệu thơ, hình ảnh và nội dung bài thơ: Bài thơ được viết với thể 5 chữ – thể thơ gần gũi với HS tiểu học, bài thơ viết về nghề nghiệp của chú phi công, chú hải quân, bác lái tàu hoả, nghề của bố (nghề xây dựng), của mẹ (làm nông) và việc hằng ngày của bé (đi học) với nhiều hình ảnh thơ đẹp.

2. Kĩ năng: 

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ Con đường của bé. Biết đọc bằng giọng vui vẻ, hổn nhiên của bạn nhỏ trong bài thơ khi khám phá ra được nghề nghiệp của những người xung quanh.
  • Mở rộng vốn từ về nghề nghiệp; nhận biết được câu hỏi với từ để hỏi, biết biến đổi câu kể thành cầu hỏi.
  • Tiếp tục luyện kĩ năng viết đoạn văn về một nhân vật trong câu chuyện.

3. Phẩm chất

– Bồi dưỡng tình yêu đối với các nghề nghiệp khác nhau trong cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:        

– Giáo viên:

  • Giáo án.
  • Tranh minh hoạ bài đọc Con đường của bé.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

– Học sinh: Các loại vở ghi, bút mực, bút chì, thước kẻ.

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

– Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực, đóng vai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV gọi 1 – 2 HS đọc yêu cầu hoạt động Khởi độngCùng nhau giải đố:

+ Ai mặc áo màu trắng
Có chữ thập xinh xinh
Tiêm thuốc cho chúng mình
Đuổi thật xa bệnh tật?
(Theo Lê Thu Hương)

+ Ai thường hay đến lớp
Chăm chỉ soạn, chấm bài
Say sưa những ngày dài
Bên mỗi trang giáo án?
(Kim Ngân)

– GV cho HS làm việc nhóm đôi để lần lượt lần lượt giải từng cầu đố.

– GV mời 2 HS lần lượt phát biểu ý kiến trước lớp.
 
– GV nhận xét, chốt đáp án: 1. y tá (điều dưỡng); 2. cô giáo/ thầy giáo.

– GV giới thiệu khái quát nội dung bài đọc Con đường của béChúng ta đã được biết về nghề y tá (điếu dưỡng), nghề dạy học qua 2 câu đố vui.

Bài học hôm nay sẽ giới thiệu với các em những người thuộc những ngành nghề khác: phi công, bộ đội hải quân, người lái tàu hoả, công nhân xây dựng, nông dân. Hãy cùng nhau đọc bài thơ Con đường của bé để hiểu thêm về những nghề nghiệp đó và hãy xem con đường của bạn nhỏ trong bài thơ như thế nào.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ Con đường của bé. Biết đọc bằng giọng vui vẻ, hồn nhiên của bạn nhỏ trong bài thơ khi khám phá ra được nghề nghiệp của những người xung quanh.

b. Cách thức tiến hành:

– GV đọc cả bài, giọng đọc thể hiện sự hào hứng, say mê, tha thiết.

– GV hướng dẫn đọc:

+ Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai (VD: chi chít, giàn giáo,…).
+ Đọc đúng nhịp của câu thơ, khổ thơ.

– GV cho 6 HS đọc nối tiếp 6 khổ thơ trước lớp làm mẫu.
 
– GV yêu cầu HS làm việc nhóm (3 em/ nhóm): Mỗi bạn đọc một đoạn (lần lượt đổi vai nhau), từ 1-2 lượt.

– Sau khi HS làm việc nhóm, GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Bây giờ, mỗi bạn tự đọc nhẩm toàn bài một lượt.

– GV mời 2 nhóm đọc trước lớp.
 
– GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp.

– GV giải thích từ ngữ: giàn giáo, song hành.

+ GV chiếu hình ảnh giàn giáo và giải thích: Giàn giáo: giàn (bằng sắt hoặc bằng gỗ) cho thợ xây dựng thi công các công trình.

Song hành: đi song song với nhau.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Con đường của bé.

b. Cách thức tiến hành:

Câu 1.

– GV gọi 1 – 2 HS đọc câu hỏi 1: Ba khổ thơ đầu nhắc đến những ai? Công việc của họ là gì?.
 
– GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp để tìm câu trả lời:

+ Đọc lại một lượt thật nhanh 3 khổ thơ đầu.
+ Xem các tranh minh hoạ tương ứng với mỗi khổ thơ.
+ Tìm những tên người được nhắc đến trong bài.
+ Suy luận để tìm nghề nghiệp của họ.

– GV gọi đại diện 2 – 3 nhóm trả lời, yêu cầu các nhóm khác bổ sung. GV gợi ý: Khổ thơ thứ nhất nhắc đến ai? Công việc của người ấy là gì?,…

– GV nhận xét, chốt đáp án:
+ Khổ thơ 1 nhắc đến chú phi công. Công việc của chú là lái máy bay.
+ Khổ thơ thứ 2 nhắc đến chú hải quân. Công việc của chú là lái tàu biển.
+ Khổ thơ thứ 3 nhắc đến bác lái tàu hoả. Công việc của bác là lái tàu hoả – tàu chạy trên đường ray trên mặt đất.

Câu 2.

– GV nêu câu hỏi 2: Bạn nhỏ kể những gì về công việc của bố mẹ mình?.

– GV đưa ra các câu hỏi gợi ý, yêu cầu HS thảo luận theo bàn:

+ Bố/ mẹ bạn nhỏ làm việc ở đâu?
+ Công việc cụ thể của từng người là gì?
+ Như vậy, bố/ mẹ bạn nhỏ làm nghề gì?

– GV mời 2 – 3 HS phát biểu.
 
– GV chốt:

+ Bố làm việc trên những giàn giáo cao, mẹ làm việc trên cánh đồng.
+ Bố xây những ngôi nhà mới, mẹ trổng lúa và trồng dâu.
+ Bố làm nghề xây dựng, mẹ làm nông nghiệp.

– GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận để thống nhất về những điều bạn nhỏ kể về công việc của bố mẹ mình.

– GV mời 2 HS phát biểu.

– GV nhận xét, chốt đáp án: Bạn nhỏ kể về nơi làm việc của bố và của mẹ: Bố làm việc trên những giàn giáo cao và xây những ngôi nhà mới. Còn mẹ làm việc trên cánh đồng, trồng lúa và trổng dâu. Như vậy, bố bạn nhỏ làm nghề xây dựng, còn mẹ bạn nhỏ làm nông nghiệp.

Câu 3.

– GV gọi 2 HS đọc câu hỏi 3 trước lớp: Qua hình ảnh những con đường, tác giả muốn nói về điều gì?

a. Nói về nghề nghiệp

b. Nói về cảnh đẹp thiên nhiên

c. Nói về các loại phương tiện giao thông

– GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, hướng dẫn và giao nhiệm vụ:
+ Đọc kĩ 3 phương án.
+ Suy luận để tìm câu trả lời.
+ Cố gắng giải thích lí do của sự lựa chọn.

– GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận.
 
 
– GV nhận xét, chốt đáp án: phương án b – Nói về nghề nghiệp.

– GV nói thêm về những phương án không được lựa chọn: Bài này có nhắc tới 2 phương tiện giao thông là máy bay và tàu hoả; cũng có nói tới cảnh đẹp của đất nước, nhưng chủ yếu tập trung vào nghề nghiệp của những con người cụ thể: chú phi công, bác lái tàu, bố và mẹ của em bé. Ở đây, cảnh đẹp của đất nước cũng góp phần thể hiện vẻ đẹp của mỗi nghề nghiệp.

Câu 4.

– GV gọi 2 HS đọc câu hỏi 4: Em hiểu “con đường trên trang sách” có nghĩa là gì?

a. Con đường được vẽ trong sách
b. Con đường khám phá kiến thức
c. Con đường ta đi lại hằng ngày

– GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, gợi ý HS có thể dùng suy luận loại trừ phương án sai: không phải con đường được vẽ trong sách, cũng không thể là con đường ta đi lại hằng ngày.
– GV mời 2 – 3 HS phát biểu ý kiến.
 
– GV chốt đáp án: phương án b – Con đường khám phá kiến thức.

Câu 5.

– GV nêu yêu cầu câu 5: Nói 2-3 câu về một con đường được tả trong bài thơ.
– GV yêu cầu HS: Chúng ta sẽ làm việc theo cặp, trao đổi ý kiến cá nhân với nhau, có thể lựa chọn 1 bạn đại diện cho nhóm mình đề trả lời trước lớp. GV khuyến khích
– GV mời 2 – 3 HS phát biểu.
– GV nhận xét, khen ngợi những bạn có câu trả lời hay, diễn đạt trôi chảy. GV ghi nhận một số đáp án. VD: Em thích nhất con đường của chú phi công. Con đường này lẫn vào trong mây, ở rất cao và xa trên bầu trời đầy sao.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: HS luyện đọc lại diễn cảm toàn bài Con đường của bé.
b. Cách thức tiến hành:
– GV yêu cầu HS làm việc theo cặp: đọc nối tiếp các khổ thơ.
– GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của cả lớp.

– 2 HS đọc yêu cầu hoạt động Khởi động. Cả lớp đọc thầm theo.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– HS làm việc nhóm đôi.
 
– 2 HS lần lượt phát biểu ý kiến trước lớp.
– HS lắng nghe.
 
– HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– HS đọc thầm theo.
 
– HS đọc theo hướng dẫn của GV.
 
 
– 6 HS đọc nối tiếp 6 khổ thơ trước lớp làm mẫu. Cả lớp đọc thầm theo.
– HS làm việc nhóm theo phân công của GV.
– HS tự đọc nhẩm toàn bài một lượt.
 
– 2 nhóm đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
– HS lắng nghe.
– HS quan sát và lắng nghe GV giải thích.
 
 
 
 
– 1 – 2 HS đọc câu hỏi 1 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
– HS nghe GV hướng dẫn, thảo luận theo cặp.
 
 
 
– Đại diện 2 – 3 nhóm trả lời, các nhóm khác nghe, bổ sung (khi cần).
– HS lắng nghe.
 
 
 
– HS lắng nghe câu hỏi 2.
 
– HS nghe GV đặt câu hỏi gợi ý, thảo luận theo bàn.
 
 
 
– 2 – 3 HS phát biểu. Cả lớp nghe, bổ sung khi cần thiết.
– HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
– HS tiếp tục thảo luận.
 
– 2 HS phát biểu.
 
– HS lắng nghe.
 
– 2 HS đọc câu hỏi 3 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.
 
 
 
– HS lắng nghe GV hướng dẫn, sau đó làm việc theo cặp.
 
 
– 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận. Cả lớp nghe, góp ý khi cần thiết.
– HS lắng nghe.
 
– HS lắng nghe.
 
 
– 2 HS đọc câu hỏi 4 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
 
 
 
– HS nghe GV gợi ý để làm việc theo cặp.
 
 
– 2 – 3 HS phát biểu ý kiến.
– HS lắng nghe.
 
 
– HS đọc thầm câu 5 theo GV.
– HS lắng nghe, thực hiện.
 
 
 
– 2 – 3 HS phát biểu.
 
– HS lắng nghe.
 
– HS làm việc theo cặp, đọc nối tiếp các khổ thơ.
– HS lắng nghe.

Lưu lại thông tin về bài 💚 Sự Tích Nhà Sàn 💚 Nội Dung Kể Chuyện, Ý Nghĩa, Soạn Bài

Viết một bình luận