Mưa Lớp 3: Nội Dung Bài Thơ + Soạn Bài + Đọc Hiểu + Giáo Án

Mưa Lớp 3 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Đọc Hiểu, Giáo Án ✅ Tham Khảo Ngay Hướng Dẫn Tập Đọc, Ý Nghĩa, Bố Cục, Đọc Hiểu, Cách Soạn Bài.

Nội Dung Bài Thơ Mưa Lớp 3

Bài thơ Mưa của tác Trần Tâm là một trong những bài thơ hay trong chương trình tập đọc lớp 3. Trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết nhé!

Mưa
Tác giả: Trần Tâm

Mây đen lũ lượt
Kéo về chiều nay
Mặt trời lật đật
Chui vào trong mây.

Chớp đông chớp tây
Rồi mưa nặng hạt
Cây lá xòe tay
Hứng làn nước mát.

Gió reo gió hát
Giọng trầm giọng cao
Chớp dồn tiếng sấm
Chạy trong mưa rào.

Bà xỏ kim khâu
Chị ngồi đọc sách
Mẹ làm bánh khoai.
Lửa reo tí tách.

Chỉ thương bác ếch
Lặn lội trong mưa
Xem từng cụm lúa
Phất cờ lên chưa.

Đọc hiểu câu chuyện🍀 Cây Bút Thần Lớp 3 🍀 Nội Dung Truyện Cổ Tích, Tóm Tắt, Ý Nghĩa

Giới Thiệu Bài Thơ Mưa Lớp 3

Giới thiệu thêm một số thông tin chính về bài thơ Mưa lớp 3.

  • Bài thơ Mưa của tác giả Trần Tâm được in trong SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 134
  • Nội dung: Bài thơ miêu tả khung cảnh ngoài trời mưa lạnh lẽo và không gian ấm cúng đối lập trong căn nhà nhỏ.
  • Khi học bài Mưa, các em không chỉ hiểu hơn về cảnh thiên nhiên thú vị khi trời mưa và khung cảnh đầm ấm của gia đình vào buổi chiều mưa mà các em còn học được cách tả cảnh biến sự vật vô tri vô giác trở nên sinh động, có linh hồn hơn của tác giả.

Bố Cục Bài Thơ Mưa

Bố cục bài thơ Mưa có thể được chia thành đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “Chạy trong mưa rào”: Cảnh mưa kéo đến
  • Đoạn 2: Tiếp theo đến “Lửa reo tí tách”: Cảnh gia đình sinh hoạt
  • Đoạn 3: Phần còn lại: cảm xúc khi thấy ếch phải lặn lội trong mưa

Khám phá thêm 🌱Ngôi Nhà Trong Cỏ Lớp 3 🌱 Nội Dung Câu Chuyện, Soạn Bài

Hướng Dẫn Tập Đọc Bài Thơ Mưa

Tiếp theo là phần hướng dẫn tập đọc bài thơ Mưa chi tiết:

  • Đọc đúng các từ khó như: lũ lượt, chiều nay, lật đật, cụm lúa, xỏ kim, lửa reo, tí tách,…          
  • Đọc trôi trảy, biết ngắt nhịp ở dòng thơ       
  • Đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc tình cảm, thể hiện cảnh sinh hoạt gia đình đầm ấm trong cơn mưa

Chú thích:

  • Lũ lượt : nối tiếp nhau, không ngớt.
  • Lật đật : có dáng vội vã, vất vả.

Ý Nghĩa Bài Thơ Mưa

Ý nghĩa bài thơ Mưa: Bài thơ tả cảnh trời mưa và cảnh sum họp đầm ấm của gia đình trong một buổi chiều mưa. Qua đó thể hiện tình yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên của tác giả:

Đón đọc thêm bài 🌻 Con Đường Của Bé 🌻Nội dung, ý nghĩa

Đọc Hiểu Bài Mưa Lớp 3

Gợi ý cách trả lời câu hỏi phần đọc hiểu bài thơ Mưa lớp 3.

👉Câu 1: Sự vật nào không xuất hiện khi trời mưa?

A. Mây đen

B. Chớp

C. Gió

D. Cầu vồng

👉Câu 2: Từ ngữ, chi tiết nào chỉ trời lúc mưa?

A. Mây đen lũ lượt

B. Chớp dồn tiếng sấm

C. Gió reo gió hát

D. Cả 3 đáp án trên

👉Câu 3: Cây lá trong mưa được miêu tả như thế nào?

A. Xòe tay hứng làn nước mát

B. Trốn vào trong nhà

C. Héo úa dưới mưa

D. Không đáp án nào đúng

👉Câu 4: Khi trời mưa, mặt trời ở đâu?

A. Ở nhà

B. Ở dưới mưa

C. Ở trong mây

D. Ở dưới ruộng

👉Câu 5: Từ láy nào không xuất hiện trong bài thơ?

A. Lũ lượt

B. Lật đật

C. Tí tách

D. Ào ào

👉Câu 6: Lửa được nhà thơ miêu tả qua từ nào?

A. Bùng bùng

B. Bập bùng

C. Tí tách

D. Lập lòe

Câu 7: Ai không phải là người xuất hiện trong bài thơ?

A. Bà

B. Mẹ

C. Chị

D. Ông

👉Câu 8: Con vật nào xuất hiện trong bài thơ?

A. Ếch

B. Cóc

C. Nhái

D. Cả 3 con trên

👉Câu 9: Ếch lặn lội trong mưa để làm gì?

A. Xem lúa

B. Kiếm ăn

C. Tìm tổ

D. Trú mưa

👉Câu 10: Trong khung cảnh trời mưa, bà đang làm gì?

A. Xỏ kim

B. Đọc sách

C. Làm bánh khoai

D. Ngắm mưa

👉Câu 11: Trong khung cảnh trời mưa, mẹ đang làm gì?

A. Xỏ kim

B. Đọc sách

C. Làm bánh khoai

D. Ngắm mưa

👉Câu 12: Trong khung cảnh trời mưa, chị đang làm gì?

A. Xỏ kim

B. Đọc sách

C. Làm bánh khoai

D. Ngắm mưa

👉Câu 13: Điều gì giúp ta nhận biết trời mưa?

A. Mây đen lũ lượt

B. Ánh nắng chan hòa

C. Ánh nắng chói chang

D. Cây lá tươi tốt

👉Câu 14: Bài thơ có mấy khổ?

A. 4

B. 5

C. 7

D. 6

👉Câu 15: Cái gì kêu tí tách?

A. Gió

B. Lửa

C. Mưa

D. Chớp

Soạn Bài Mưa Lớp 3

Các em học sinh có thể soạn bài Mưa lớp 3 theo hướng dẫn dưới đây.

👉Câu 1 (trang 135 sgk Tiếng Việt 3 tập 2): Tìm các hình ảnh gợi tả cơn mưa.

Đáp án: Sau đây là các hình ảnh gợi tả cơn mưa:

  • Mây đen lũ lượt kéo về
  • Mặt trời lật đật
  • Chui vào trong mây
  • Chớp đông, chớp tây
  • Rồi mưa nặng hạt
  • Cây lá xoè tay
  • Hứng làn nước mát
  • Gió reo gió hát
  • Chớp dồn tiếng sấm
  • Chạy trong mưa rào

👉Câu 2 (trang 135 sgk Tiếng Việt 3 tập 2): Cảnh sinh hoạt gia đình ấm cúng ra sao?

Đáp án: Trong ngày mưa, cả gia đình quây quần bên bếp lửa. Cảnh sinh hoạt đó thật là ấm cúng:

Bà xỏ kim khâu
Chị ngồi đọc sách
Mẹ làm bánh khoai
Lửa reo tí tách

👉Câu 3 (trang 135 sgk Tiếng Việt 3 tập 2): Vì sao mọi người thương bác ếch?

Đáp án: Mọi người thương bác ếch vì bác vẫn đang lặn lội trong mưa gió lạnh lùng để lo cho từng cụm lúa dưới ruộng.

👉Câu 4 (trang 135 sgk Tiếng Việt 3 tập 2): Hình ảnh bác ếch gợi em nghĩ đến ai?

Đáp án: Hình ảnh bác ếch gợi em nghĩ đến nhiều bà con nông dân, cả khi mưa gió tơi bời, vẫn cặm cụi ngoài đồng để chăm lo cho lúa mạ, ruộng nương.

Đừng nên bỏ qua bài 🍀 Tôi Yêu Em Tôi 🍀Tìm hiểu chi tiết

Giáo Án Mưa Lớp 3

Xem thêm nội dung giáo án bài Mưa lớp 3 được biên soạn chi tiết dưới đây.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

  • Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: lũ lượt, lật đật, dồn, tí tách,…
  • Hiểu được nội dung bài: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả.

2. Kĩ năng: 

  • Đọc đúng: lũ lượt, chiều nay, lật đật, nặng hạt, làn nước mát, cụm lúa, xó kim, lửa reo, tí tách,…          
  • Đọc trôi trảy, biết ngắt nhịp hợp lí ở mỗi dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.        
  • Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng tình cảm thể hiện cảnh đầm ấm của sinh hoạt gia đình trong cơn mưa, tình cảm yêu thương những người lao động.

3. Thái độ: Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu những con người lao động

4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* GD BVMT: GV liên hệ: Mưa làm cho cây cối, đồng ruộng thêm tươi tốt; mưa cung cấp nguồn nước cần thiết cho con người chúng ta.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:        

  • GV: Tranh minh họa bài đọc. 
  • HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

  • Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
  • Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GVHoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút):
+ Gọi 3 đọc bài “Sự tích chú Cuội cung trăng”. 
+ Yêu cầu nêu nội dung của bài. 
– GV nhận xét chung.
– GV kết nối kiến thức 
– Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng.
+ 3 em lên tiếp nối đọc bài.
+ Nêu lên nội dung bài.
– HS lắng nghe
– Lớp nghe hát bài Hạt mưa xinh
– Quan sát, ghi bài vào vở
2. HĐ Luyện đọc (15 phút)
*Mục tiêu: Đọc trôi trảy rành mạch, ngắt nhịp đúng các câu thơ 4 chữ
* Cách tiến hành: Nhóm – Lớp
a. GV đọc mẫu toàn bài 
– Giáo viên đọc mẫu toàn bài: 
+ Giọng gấp gáp nhấn giọng những từ ngữ gợi tả sự dữ dội của cơn mưa: lũ lượt, lật đật, nặng hạt, reo, hát, (khổ 1+2+3);
+  Giọng khoan thai ở đoạn tả cảnh sinh hoạt đầm ấm của gia đình trong cơn mưa (khổ 4); 
+ Hạ giọng, thể hiện tình cảm ở đoạn cuối (khổ thơ 5)
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu thơ kết hợp luyện đọc từ khó
– GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
– Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng các câu thơ, khổ thơ 

Chớp đông/ chớp tây//
Giọng trầm/ giọng cao//
Chớp dồn tiếng sấm//
Chạy trong mưa rào.// 

d. Đọc đồng thanh:
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
– HS lắng nghe
– Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
– Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
– Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (lũ lượt, chiều nay, lật đật, nặng hạt, làn nước mát, cụm lúa, xó kim, lửa reo, tí tách…)
– HS chia đoạn (5 đoạn thơ như SGK)
– Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn thơ trong nhóm.
– Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
– Giải nghĩa từ khó: lũ lượt, lật đật.
– Đặt câu với từ lật đật
– Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ
3. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút)
*Mục tiêu:  Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả.
*Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp
– Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài
*GV hỗ trợ TBHT điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.
+ Tìm những hình ảnh gợi tả cơn mưa trong bài thơ ?
+ Cảnh sinh hoạt gia đình ngày mưa ấm cúng như thế nào?
+ Vì sao mọi  người lại thương bác ếch ?
+ Hình ảnh của bác ếch gợi cho em nhớ tới ai ?
+  Nêu nội dung của bài?
=>Tổng kết nội dung bài, giáo dục bảo vệ môi trường: Mưa làm cho cây cối, đồng ruộng thêm tươi tốt; mưa cung cấp nguồn nước cần thiết cho con người chúng ta. Chúng ta cần bảo vệ môi trường để có nguồn nước mưa sạch.
+ Vậy cần bảo vệ môi trường như thế nào?
– 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài
– Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)
*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.
+ Mây đen lũ lượt kéo về, mặt trời chui vào trong mây; chớp, mưa nặng hạt, lá xòe tay hứng làn gió mát, gió hát giọng trầm giọng cao, sấm rền chạy trong mưa rào .
Cả nhà ngồi bên bếp lửa, bà xâu kim, chị ngồi đọc sách, mẹ làm bánh khoai.
+ Vì bác lặn lội trong mưa gió để xem từng cụm lúa đã phất cờ chưa.
+ Đến các bác nông dân đang lặn lội làm việc ngoài đồng trong gió mưa. (…)
* Nội dung: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả .
+ Bảo vệ nguồn nước, bảo vệ bầu không khí,….
4. HĐ Đọc diễn cảm – Học thuộc lòng bài thơ (7 phút)
*Mục tiêu: 
– Biết đọc diên cảm bài thơ với giọng tình cảm thể hiện cảnh đầm ấm của sinh hoạt gia đình trong cơn mưa, tình cảm yêu thương những người lao động.
– Học thuộc lòng bài thơ
*Cách tiến hành: Nhóm 4- cả lớp
– Yêu cầu HS chọn đọc diễn cảm bài thơ
– Nhận xét, tuyên dương học sinh. 
– Yêu cầu HTL tại lớp
– 1 HS đọc lại toàn bài (M4)
– HS đọc dưới sự điều hành của nhóm trưởng
– Thi đọc trước lớp
– Bình chọn nhóm đọc tốt
– HS học thuộc từng khổ thơ, cả bài thơ
– Thi đọc thuộc lòng
5. HĐ ứng dụng (1 phút) :
6. HĐ sáng tạo (1 phút)
– VN tiếp tục đọc thuộc lòng bài thơ
– VN tìm đọc các bài thơ khác về mưa

Xem thêm bài 🌷 Khi Cả Nhà Bé Tí 🌷 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án

Viết một bình luận