Mặt Trời Xanh Của Tôi Lớp 3 [Nội Dung Bài Thơ + Soạn Bài + Cảm Thụ]

Mặt Trời Xanh Của Tôi Lớp 3 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Cảm Thụ ✅ Hướng Dẫn Tập Đọc, Cách Soạn Bài, Giáo Án Chi Tiết.

Nội Dung Bài Thơ Mặt Trời Xanh Của Tôi

Nội dung bài thơ Mặt trời xanh của tôi thể hiện tình yêu của tác giả với rừng cọ quê mình. Cùng Thohay.vn tìm hiểu chi tiết về bài thơ này ngay sau đây nhé!

Mặt trời xanh của tôi
Tác giả: Nguyễn Viết Bình

Đã có ai lắng nghe
Tiếng mưa trong rừng cọ ?
Như tiếng thác dội về
Như ào ào trận gió.

Đã ai lên rừng cọ
Giữa một buổi trưa hè ?
Gối đầu lên thảm cỏ
Nhìn trời xanh, lá che…

Đã có ai dậy sớm
Nhìn lên rừng cọ tươi ?
Lá xoè như tia nắng
Giống hệt như mặt trời.

Rừng cọ ơi ! rừng cọ !
Lá đẹp, lá ngời ngời
Tôi yêu, thường vẫn gọi
Mặt trời xanh của tôi.

Đọc hiểu bài thơ🌈 Mưa Lớp 3 🌈 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Đọc Hiểu, Giáo Án

Giới Thiệu Bài Thơ Mặt Trời Xanh Của Tôi

Giới thiệu thêm một vài thông tin về bài thơ Mặt trời xanh của tôi.

  • Bài thơ Mặt trời xanh của tôi của tác giả Nguyễn Viết Bình, được in trong SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 125
  • Nội dung chính: Bài đọc “Mặt trời xanh của tôi” viết về vẻ đẹp của rừng cọ được cảm nhận thông qua những hình ảnh quen thuộc và tình cảm của tác giả đối với rừng cọ.

Bố Cục Bài Thơ Mặt Trời Xanh Của Tôi

Bố cục bài thơ Mặt trời xanh của tôi có thể chia thành 4 đoạn, mỗi khổ 1 đoạn:

  • Đoạn 1: Khổ 1: Cảnh mưa trong rừng cọ
  • Đoạn 2: Khổ 2: Rừng cọ trong buổi trưa hè
  • Đoạn 3: Khổ 3: Rừng cọ trong buổi sớm
  • Đoạn 4: Khổ cuối: Tình yêu của tác giả với rừng cọ

Hướng dẫn kể chuyện🍀 Cây Bút Thần Lớp 3 🍀 Hay đặc sắc

Hướng Dẫn Tập Đọc Mặt Trời Xanh Của Tôi Lớp 3

Đừng nên bỏ qua các hướng dẫn tập đọc bài Mặt trời xanh của tôi lớp 3 dưới đây nhé!

  • Đọc đúng: lắng nghe, lên rừng, lá xòa, mặt trời, lá ngời ngời,…
  • Đọc trôi trảy, biết ngắt nhịp hợp lí ở mỗi dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.

Chú thích:

  • Cọ: cây thuộc họ dừa, cao, lá to và xòe ra như hình cái quạt.
  • Hoa cau: hoa của cây cau, có màu vàng nhạt.

Ý Nghĩa Bài Thơ Mặt Trời Xanh Của Tôi

Ý nghĩa bài thơ Mặt trời xanh của tôi: Thông qua bài thơ, ta cảm nhận được vẻ đẹp của rừng cọ và tình yêu của tác giả với rừng cọ quê hương mình. Bài thơ như nhắc nhở chúng ta hãy yêu quê hương của mình hơn, yêu những điều bình dị nơi chúng ta sinh ra.

Đừng nên bỏ qua bài đọc🌻 Con Đường Của Bé 🌻Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa

Đọc Hiểu Mặt Trời Xanh Của Tôi

Cùng khám phá nội dung phần đọc hiểu Mặt trời xanh của tôi sau đây nhé!

👉Câu 1: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì để diễn tả tiếng mưa trong rừng cọ?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Cả so sánh và nhân hóa

D. Không có đáp án nào đúng

👉Câu 2: Tác giả đã tả tiếng mưa trong rừng cọ như thế nào?

A. Như tiếng thác, trận gió

B. Như tiếng gầm

C. Như cơn lốc

D. Như tiếng suối

👉Câu 3: Tác giả sử dụng từ láy nào để diễn tả mưa rừng cọ?

A. Rào rào

B. Dồn dập

C. Ào ào

D. Rì rào

👉Câu 4: Tác giả lên rừng cọ vào buổi trưa hè để làm gì?

A. Đi ngủ

B. Đi săn bắt

C. Gối đầu lên thảm cỏ nhìn trời, lá

D. Cả 3 đáp án trên

👉Câu 5: Lá cọ được tác giả gọi là gì?

A. Chiếc lá to

B. Chiếc lá đẹp

C. Mặt trời xanh

D. Mặt trăng tròn

👉Câu 6: Rừng cọ không được tác giả cảm nhận bằng giác quan nào?

A. Thị giác

B. Xúc giác

C. Thính giác

D. Khướu giác

👉Câu 7: Trong câu “Lá xòe như tia nắng/Giống hệt như mặt trời” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Cả so sánh và nhân hóa

D. Không sử dụng biện pháp tu từ

👉Câu 8: Tác giả sử dụng từ lá nào để miêu tả vẻ đẹp của lá cọ?

A. Phấp phới

B. Ngời ngời

C. Lung linh

D. Đồ sộ

👉Câu 9: Câu “Rừng cọ ơi! Rừng cọ!” tác giả nhân hóa bằng cách nào?

A. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây cọ

B. Nói với cây cọ như nói với con người

C. Gọi cây cọ bằng một từ vốn dùng để gọi người

D. Cả 3 đáp án đều đúng

👉Câu 10: Tình cảm của tác giả với rừng cọ là?

A. Chán ghét

B. Xót xa

C. Yêu quý

D. Sợ hãi

👉Câu 11: Thời điểm nào không được tác giả nhắc đến trong bài thơ?

A. Sáng sớm

B. Khi gió ấm

C. Trưa hè

D. Đêm khuya

👉Câu 12: Hoa cọ được tác giả so sánh với?

A. Hoa cau

B. Hoa súng

C. Hoa bưởi

D. Hoa sữa

👉Câu 13: Hoa cọ có màu gì?

A. Màu xanh

B. Màu trắng 

C. Màu vàng

D. Màu đỏ

👉Câu 14: Qua định nghĩa về cây cọ, lá cọ giống vật nào sau đây?

A. Cánh quạt

B. Cái chổi

C. Cái bàn

D. Cả 3 đáp án trên

👉Câu 15: Cây cọ thuộc họ gì? 

A. Họ trầu

B. Họ dừa

C. Họ cau

D. Họ bưởi

Soạn Bài Mặt Trời Xanh Của Tôi Lớp 3

Soạn bài Mặt trời xanh của tôi sẽ giúp các em học sinh chuẩn bị trước các câu hỏi thật tốt.

👉Câu 1 (trang 126 sgk Tiếng Việt 3 tập 2): Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với các âm thanh nào?

Đáp án: Tiếng mưa trong rừng cọ so sánh với tiếng thác nước đổ về, tiếng gió thổi ào ào.

👉Câu 2 (trang 126 sgk Tiếng Việt 3 tập 2): Về mùa hè, rừng cọ có gì thú vị?

Đáp án: Về mùa hè, nằm dưới rừng cọ nhìn lên, tác giả thấy trời xanh qua từng kẽ lá.

👉Câu 3 (trang 126 sgk Tiếng Việt 3 tập 2): Tìm những câu thơ nói về vẻ đẹp của hoa cọ và lá cọ. Vì sao lá cọ giống mặt trời?

Đáp án: Những câu thơ nói về vẻ đẹp của hoa cọ và lá cọ:

  • Hoa vàng như hoa cau
  • Lá xòe từng tia nắng
  • Giống hệt như mặt trời

Lá cọ được gọi là “mặt trời xanh” vì những chiếc lá cọ xỏe ra, to, tròn giống như mặt trời và lá cọ có màu xanh nên tác giả gọi lá cọ là “mặt trời xanh”

👉Câu 4 (trang 126 sgk Tiếng Việt 3 tập 2): Em có thích gọi lá cọ là mặt trời xanh không? Vì sao?

Đáp án: Em thấy cách gọi lá cọ là mặt trời xanh rất thú vị vì đó là một sự so sánh rất sáng tạo của tác giả bài thơ.

Đừng nên bỏ qua bài 🍀 Tôi Yêu Em Tôi 🍀Tìm hiểu chi tiết

Giáo Án Mặt Trời Xanh Của Tôi Lớp 3

Sau đây là giáo án bài Mặt trời xanh của tôi lớp 3 chi tiết cho những ai cần tham khảo.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

  • Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: cọ, mặt trời xanh,…
  • Hiểu được tình yêu thương của tác giả qua hình ảnh “mặt trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ (Trả lời được các câu hỏi trong bài, HTL bài thơ)

2. Kĩ năng: Biết ngắt nhịp hợp lí ở các câu thơ, nghỉ hơi sau mỗi câu thơ. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.

3. Thái độ: Yêu thiên nhiên, yêu cây cối

4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:        

  • GV: Tranh minh họa bài đọc. Bảng phụ viết đoạn thơ cần hướng dẫn.
  • HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

  • Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
  • Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GVHoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút):
+ Gọi 2 đọc bài “Cóc kiện trời”. 
+ Yêu cầu nêu nội dung của bài. 
– GV nhận xét chung.
– GV kết nối kiến thức 
– Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. 
+ 3 em lên tiếp nối đọc bài.
+ Nêu lên nội dung bài.
– HS lắng nghe
– Quan sát, ghi bài vào vở
2. HĐ Luyện đọc (15 phút)
*Mục tiêu: Đọc trôi trảy rành mạch, ngắt nhịp đúng
* Cách tiến hành: Nhóm – Lớp
a. GV đọc mẫu toàn bài 
– Giáo viên đọc mẫu toàn bài giọng tha thiết, trìu mến
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu thơ kết hợp luyện đọc từ khó
– GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
– Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng các câu thơ, khổ thơ 

Đã có ai lắng nghe//
Tiếng mưa trong rừng cọ//
Như tiếng thác/ dội về//
Như ào ào / trận gió.//  (…)

d. Đọc đồng thanh:
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
– HS lắng nghe
– Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
– Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
– Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (lắng nghe, lên rừng, lá xòa, mặt trời, lá ngời ngời…)
– HS chia đoạn (4 đoạn thơ như SGK)
– Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn thơ trong nhóm.
– Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
– Giải nghĩa từ khó: cọ, mặt trời xanh
– Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ
3. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút)
*Mục tiêu:  Hiểu được tình yêu thương của tác giả qua hình ảnh “mặt trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ (Trả lời được các câu hỏi trong bài)
*Cách tiến hành: 
– Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài
*GV hỗ trợ TBHT điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.
+ Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào trong rừng?
+ Về mùa hè rừng cọ có gì thú vị
+Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như  mặt trời?
+ Em có thích gọi lá cọ là “mặt trời xanh” không? Vì sao?
+ Nêu nội dung của bài?
=>Tổng kết nội dung bài.
– 1 HS đọc 3 câu hỏi cuối bài
– Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)
*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.
+ Với tiếng thác đổ về, tiếng gió thổi ào ào
+…nhà thơ tìm thấy trời xanh qua từng kẽ lá.
+ Lá cọ hình quạt gân lá xoè ra như những tia nắng…
VD:
+ Em thích cách gọi đó vì nó rất đúng. 
+ Vì cách gọi ấy rất lạ: mặt trời không đỏ mà lại có màu xanh. (…)
*Nội dung: Tình yêu thương của tác giả qua hình ảnh “Mặt trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ
– HS lắng nghe
4. HĐ Đọc diễn cảm – Học thuộc lòng bài thơ (7 phút)
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, đọc thuộc lòng bài thơ
*Cách tiến hành: Nhóm 4- cả lớp
– Yêu cầu HS chọn đọc diễn cảm 2 khổ thơ
– Nhận xét, tuyên dương học sinh. 
– Yêu cầu HTL tại lớp
– 1 HS đọc lại toàn bài (M4)
– HS đọc dưới sự điều hành của nhóm trưởng
– Thi đọc trước lớp
– Bình chọn nhóm đọc tốt
– HS học thuộc từng khổ thơ, cả bài thơ
– Thi đọc thuộc lòng
5. HĐ ứng dụng (1 phút) :
6. HĐ sáng tạo (1 phút)
– VN tiếp tục đọc thuộc lòng bài thơ
– VN tìm đọc toàn bộ bài thơ Mặt trời xanh của tôi.

2 Mẫu Cảm Thụ Bài Mặt Trời Xanh Của Tôi

Sưu tầm 2 mẫu cảm thụ bài thơ Mặt trời xanh của tôi chia sẻ cho các em học sinh.

Mẫu Cảm Thụ Bài Mặt Trời Xanh Của Tôi Chọn Lọc – Mẫu 1

Rừng cọ trong bài thơ Mặt trời xanh của tôi của tác giả Nguyễn Viết Bình hiện lên thật đẹp, thật bình yên.

Đã có ai lắng nghe
Tiếng mưa trong rừng cọ ?
Như tiếng thác dội về
Như ào ào trận gió.

Đã bao giờ bạn lắng nghe tiếng mưa trong rừng cọ hay chưa? Tiếng mưa trong rừng cọ “Như tiếng thác dội về, Như ào ào trận gió”, bởi vì lá cọ khá to nên khi mưa rơi xuống sẽ tạo nên các âm thanh khá lớn. Nếu trận mưa kéo dài hàng tiếng đồng hồ thì tiếng mưa sẽ tạo thành âm thanh dữ dỗi như thác chảy.

Đã ai lên rừng cọ
Giữa một buổi trưa hè ?
Gối đầu lên thảm cỏ
Nhìn trời xanh, lá che…

Cảm giác vào rừng cọ trong những buổi trưa hè là tuyệt vời nhất. Hãy thử tưởng tượng trong một ngày hè oi bức, ta được nằm dưới bãi cỏ, ngước mắt lên nhìn trời xanh thông qua các tán lá cọ mát rượi, thật là thú vị và bình yên biết mấy.

Đã có ai dậy sớm
Nhìn lên rừng cọ tươi ?
Lá xoè như tia nắng
Giống hệt như mặt trời.

Đoạn thơ thứ ba đã lý giải tại sao tác giả lại gọi lá cọ là “mặt trời xanh”. Những buổi sáng, ánh mặt trời chiếu lên những tàu cọ tạo màu xanh óng ánh, cùng với những chiếc răng cưa của mình, nhìn xa các tàu cọ như những tia nắng mặt trời toả ra bốn phương.

Rừng cọ ơi ! rừng cọ !
Lá đẹp, lá ngời ngời
Tôi yêu, thường vẫn gọi
Mặt trời xanh của tôi.

Khổ thơ bộc lộ tình cảm thiết tha yêu quý của tác giả đối với rừng cọ. Tác giả trò chuyện với rừng cọ như trò chuyện với người thân, tả những chiếc lá cọ vừa đẹp vừa ngời ngời sức sống.

Hình ảnh “Mặt trời xanh của tôi” ở dòng thơ cuối không chỉ nói lên sự liên tưởng, so sánh chính xác của tác giả mà còn bộc lộ rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về rừng cọ của quê hương mình

Mẫu Cảm Thụ Bài Mặt Trời Xanh Của Tôi Ngắn Hay – Mẫu 2

Người ta thường tả vẻ đẹp của rừng thông, rừng trúc, rừng dừa,… ít ai nghĩ đến vẻ đẹp của rừng cọ. Nhưng bài thơ của Nguyễn Viết Bình cho ta thấy rừng cọ có vẻ đẹp thật độc đáo.

Khi có mưa, rừng cọ có vẻ đẹp hoang sơ và dữ dội:

Như tiếng thác dội về
Như ào ào trận gió.

Đây là cảm giác rất đặc trưng ở rừng cọ khi có mưa rào. Tàu cọ to và cứng như miếng tôn, khi hạt mưa dội vào tạo nên âm thanh lộp độp rất lớn. Mưa nhỏ mà tưởng như mưa to. Nếu mưa rào xối xả thì tiếng mưa tạo thành một dòng chảy âm thanh dữ dội, giống như tiếng thác đổ về, như ào ào trận gió. Thành ngữ Mưa rừng cọ, gió rừng thông là để diễn tả sự cộng hưởng của lá các loài cây này với mỗi hạt mưa, làn gió.

Vào những trưa hè, mỗi cây cọ như một cái ô lớn toả bóng. Nếu cả một rừng cọ dày thì như có một bầu trời xanh thứ hai, người lên rừng cọ khoan khoái thả mình trên thảm cỏ mà nhìn bầu trời xanh mát rượi này.

Những buổi sáng sớm, ánh mặt trời chiếu lên những tàu cọ tạo màu xanh óng ánh, các răng cưa to bản của lá như những tia nắng mặt trời toả ra bốn phương. Đấy là hình ảnh đẹp nhất của cây cọ khiến cho tác giả gọi đó là “Mặt trời xanh của tôi”.

Hướng dẫn soạn bài🌺 Mặt Trời Mọc Ở Đằng Tây 🌺Chi tiết nhất

Viết một bình luận