Tôi Yêu Em Tôi Lớp 3 [Nội Dung Bài Thơ + Soạn Bài + Giáo Án]

Tôi Yêu Em Tôi Lớp 3 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án ✅ Mời Bạn Đọc Xem Thêm Về Bố Cục, Ý Nghĩa, Hướng Dẫn Tập Đọc.

Nội Dung Bài Thơ Tôi Yêu Em Tôi Lớp 3

Bài thơ Tôi yêu em tôi được tìm hiểu ở trang 106, 107 Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống. Cùng đọc nội dung bài thơ Tôi yêu em tôi lớp 3 bên dưới.

Tôi yêu em tôi
Tác giả: Phạm Hổ

Tôi yêu em tôi
Nó cười rúc rích
Mỗi khi tôi đùa
Nó vui, nó thích.

Nó quen ngủ muộn
Biết dậy theo tôi
Nó sợ mở mắt
Mẹ đi làm rồi.

Mắt nó đen ngời
Trong veo như nước
Miệng nó tươi hồng
Nói như khướu hót.

Hoa lan, hoa lý
Nó nhặt cài đầu
Hương thơm theo nó
Sân trước vườn sau

Tôi đi đâu lâu
Nó mong nó nhắc
Nó nấp sau cây
Òa ra ôm chặt

Nó đã đi học
Cặp sách “vỡ lòng”
Điều gì không thích
Nó đáp “Khờ…ông”

Nó thích vẽ lắm
Vẽ thỏ có đôi
Nó sợ thỏ một
Không có bạn chơi

Nó làm cô giáo
Kể chuyện “gà con”
Bảo cả tôi nữa
“Các cháu ngồi ngoan!”

Mỗi sáng ngủ dậy
Vãi ngô gọi gà
Nó đứng nó đếm
Con gần, con xa…

Nó hát và múa
Bài “Chim líu lo…”
Trước sân rủ bạn
Cùng nhảy lò cò

Nó thích tự giặt
Khăn mặt, mùi soa
Nó thích gấp giúp
Áo mẹ, áo cha…

Thấy tôi quét nhà
Nó giành quét lấy
Tay nó bé tí
Cái chổi to sù

Có phim, có xiếc
Dắt nó đi xem
Có quà, có bánh
Tôi nhường cho em…

Hai đứa thương nhau
Cha tôi mừng lắm!
Hai đứa nghịch đùa
Mẹ cười đứng ngắm!

Kìa, tiếng nó đấy!
Đang ở trường về
Cùng bạn bắt bướm
Cười dưới hàng tre…

Cập nhật cho bạn đọc 🔥 Tia Nắng Bé Nhỏ 🔥 Nội Dung Kể Chuyện, Ý Nghĩa, Soạn Bài

Giới Thiệu Bài Tôi Yêu Em Tôi

Sau đây là thông tin giới thiệu bài Tôi yêu em tôi.

  • Bài thơ Tôi yêu em tôi là sáng tác của nhà thơ Phạm Hổ. Nhà thơ Phạm Hổ (28 tháng 11 năm 1926 – 4 tháng 5 năm 2007), bút danh Hồ Huy, sinh tại xã Thanh Liêm (nay là xã Nhơn An), Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
  • Bài thơ nói lên tình cảm chị em, luôn yêu thương, chơi đùa cùng với nhau. Vẻ đẹp của em, thói quen của em hằn vào trái tim của người chị. Vì vậy mà là chị, người chị luôn biết cách làm cho em vui.

Bố Cục Bài Thơ Tôi Yêu Em Tôi

Bố cục bài thơ Tôi yêu em tôi được chia làm 2 phần:

  • Phần 1: 2 khổ thơ đầu
  • Phần 2: Còn lại

Đừng vội bỏ lỡ 🌷 Khi Cả Nhà Bé Tí 🌷 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án

Hướng Dẫn Tập Đọc Tôi Yêu Em Tôi

Xem thêm hướng dẫn tập đọc Tôi yêu em tôi bên dưới.

  • Đọc đúng và rõ ràng bài thơ Tôi yêu em tôi; biết nghỉ hơi giữa các dòng thơ;
  • Giọng đọc thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ (nhân vật xưng “tôi” trong bài thơ) đối với em gái của mình.

Ý Nghĩa Bài Thơ Tôi Yêu Em Tôi

Ý nghĩa bài thơ Tôi yêu em tôi cụ thể như sau:

  • Bài thơ nói về tình cảm của người chị dành cho người em của mình.
  • Bài thơ giúp cho chúng ta hiểu thêm về tình cảm yêu thương, đùm bọc, bao dung của anh chị em trong gia đình.

Đón đọc thêm vềm 💚 Sự Tích Nhà Sàn 💚 Nội Dung Kể Chuyện, Ý Nghĩa, Soạn Bài

Đọc Hiểu Bài Thơ Tôi Yêu Em Tôi

Đừng bỏ lỡ phần đọc hiểu bài thơ Tôi yêu em tôi bên dưới.

👉Câu 1: Bài thơ “Tôi yêu em tôi” là của tác giả nào?

  • A. Phạm Hổ
  • B. Tăng Bạt Hổ
  • C. Phạm Tiến Duật
  • D. Tố Hữu

👉Câu 2: Hai câu thơ sau có thể được hiểu như thế nào?

Tôi yêu em tôi
Nó cười rúc rích

  • A. Tôi yêu em tôi chỉ khi nó cười rúc rích
  • B. Tôi yêu em tôi nên nó cười rúc rích
  • C. Tiếng cười rúc rích của em tôi là xuất phát từ tôi.
  • D. Tôi yêu em tôi vì nó cười rúc rích

👉Câu 3: Mỗi khi được đùa thì em gái thấy thế nào?

  • A. Thấy vui, thấy thích
  • B. Thấy bình thường
  • C. Thấy buồn, thấy ghét
  • D. Thấy thương anh.

👉Câu 4: Mắt của em gái được tác giả miêu tả như thế nào?

  • A. Xanh biếc, trong như pha lê.
  • B. Giống như mắt mèo.
  • C. Đen ngời, trong veo như nước.
  • D. Cả A và B.

👉Câu 5: Miệng và giọng nói của em gái được tác giả miêu tả như thế nào?

  • A. Miệng đỏ chót, giọng nói ấm áp
  • B. Miệng tươi hồng, nói như khướu hót
  • C. Miệng đen sì, nói như đấm vào tai
  • D. Miệng và giọng nói không có gì đặc biệt.

👉Câu 6: Khổ thơ thứ ba kể về gì?

  • A. Em gái lấy hoa lan, hoa lí cài đầu khiến hương thơm trùm khắp quanh nhà.
  • B. Em gái nấp sau bụi cây chờ anh đi qua thì nhảy ra ôm lấy.
  • C. Tình yêu giữa bạn nhỏ và em gái
  • D. Tất cả các đáp án trên.

👉Câu 7: Khi bạn nhỏ đi đâu lâu, em gái đã làm gì?

  • A. Mong, nhắc.
  • B. Nấp sau cây rồi bất ngờ oà ra ôm chặt lấy anh
  • C. Khóc sướt mướt.
  • D. Cả A và B.

👉Câu 8: Khi đang ở trên đường về nhà, em gái đã làm những gì?

  • A. Chạy đi lang thang khắp nơi, đến tối mới về nhà
  • B. Tìm hoa bắt bướm
  • C. Cùng bạn bắt bướm, cười dưới hàng tre
  • D. Chạy đến chỗ của anh trai.

👉Câu 9: Đâu là nội dung của khổ thơ thứ nhất?

  • A. Em gái mang màu sắc trẻ thơ nhưng trưởng thành.
  • B. Bạn nhỏ yêu em gái vì em gái luôn tươi vui.
  • C. Tiếng cười khúc khích đặc biệt.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

👉Câu 10: Em gái của bạn nhỏ hiện lên như thế nào qua hai khổ thơ 2 và 3?

  • A. Mang đậm tâm hồn trẻ thơ
  • B. Tình cảm sâu lắng của hai anh em
  • C. Chỉ thích chơi đùa, không chịu học hành
  • D. Xinh xắn, đáng yêu, dễ thương

👉Câu 11: Hai câu thơ sau thể hiện điều gì ở em gái?

Nó nấp sau cây
Oà ra ôm chặt

  • A. Sự tinh nghịch, bộc lộ cảm xúc trực tiếp
  • B. Em gái dở hơi
  • C. Em gái biết cách lấy lòng anh
  • D. Em gái rất giỏi chơi trốn tìm.

👉Câu 12: Khổ thơ thứ tư cho thấy điều gì sau đây?

  • A. Bạn nhỏ luôn biết cách để em gái nhớ mình
  • B. Bạn nhỏ được em gái rất yêu quý
  • C. Em gái rất biết cách hù hoạ doạ anh trai
  • D. Tất cả các đáp án trên.

👉Câu 13: Phẩm chất gì của em gái được thể hiện qua việc vẽ thỏ luôn có đôi?

  • A. Đáng yêu
  • B. Tinh tế
  • C. Tốt bụng
  • D. Tất cả các đáp án trên.

👉Câu 14: Qua bài thơ, ta có thể nói gì về bạn nhỏ (người anh)?

  • A. Bạn nhỏ đã rất chú ý đến em gái mình, hiểu em là người như thế nào.
  • B. Bạn nhỏ không yêu thích em gái vì nó rất trẻ con.
  • C. Bạn nhỏ có một tư tưởng giản dị, chất phác của người thôn quê.
  • D. Cả A và B.

👉Câu 15: Nội dung chính của bài thơ là gì?

  • A. Câu chuyện cảm động về tình cảm anh em trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
  • B. Người anh yêu quý em gái bởi những thứ như sự xinh đẹp, tươi vui, đáng yêu, hồn nhiên, tinh nghịch, tốt bụng ở em gái mình.
  • C. Nêu lên một sự thật rằng nếu em gái xinh đẹp, đáng yêu thì sẽ được anh trai yêu thương vô bờ bến.
  • D. Cả A và C.

👉Câu 16: Chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất hiểu sở thích, tính tình của em mình?

  • A. Nó thích vẽ lắm, vẽ thỏ phải có đôi vì sợ thỏ một không có bạn chơi.
  • B. Nó thích tắm mưa, vầy nước, thích giúp đỡ người khác.
  • C. Bạn nhỏ quen thuộc và nhận ra ngay tiếng của em mình khi đang ở trên đường về nhà.
  • D. Cả A và C.

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🌟 Ngưỡng Cửa 🌟 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Cảm Nhận

Soạn Bài Tôi Yêu Em Tôi Lớp 3

Cập nhật cho bạn đọc gợi ý soạn bài Tôi yêu em tôi lớp 3.

👉Câu 1 trang 107 sgk Tiếng Việt lớp 3: Khổ thơ đầu cho biết bạn nhỏ yêu em gái về điều gì?

Trả lời:

– Khổ thơ đầu, bạn nhỏ yêu em gái về nụ cười và sự vui thích mỗi khi chơi với chị.

👉Câu 2 trang 107 sgk Tiếng Việt lớp 3: Trong khổ thơ 2 và 3, bạn nhỏ tả em gái mình đáng yêu như thế nào?

Trả lời:

– Trong khổ thơ thứ 2, bạn nhỏ tả em gái mình có mắt đen ngời, trong veo như nước. Miệng thì tươi hồng, nói như con khướu biết hót.

– Trong khổ thơ 3, em gái làm điệu bằng cách cài hoa lan, hoa li lên đầu để có mùi thơm.

👉Câu 3 trang 107 sgk Tiếng Việt lớp 3: Khổ thơ nào cho thấy bạn nhỏ được em gái rất yêu quý?

Trả lời:

– Khổ thơ thứ 4 cho thấy bạn nhỏ được em gái rất yêu quý.

Tối đi đâu lâu
Nó mong, nó nhắc
Nó nấp sau cây
Òa ra ôm chặt.

👉Câu 4 trang 107 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất hiểu sở thích, tính tình của em mình?

Trả lời:

– Chi tiết cho thấy bạn nhỏ rất hiểu sở thích, tính tình của em mình là: Vẽ thỏ phải có đôi; thường lấy hoa lan, hoa li nhặt cài đầu; biết em mong nhắc mình mỗi khi không có chị ở nhà.

👉Câu 5 trang 107 sgk Tiếng Việt lớp 3: Bài thơ cho em hiểu điều gì về tình cảm anh chị em trong gia đình?

* Học thuộc lòng những khổ thơ em thích.

Trả lời:

– Bài thơ cho em hiểu về tình cảm anh chị em trong gia đình: Anh chị em một nhà cần yêu thương đùm bọc lẫn nhau. San sẻ và thấu hiểu nhau giúp cho tình thân được bền chặt, nhiều kỉ niệm.

– Học sinh chọn những khổ thơ yêu thích, học thuộc từng câu trong các khổ, thuộc từng khổ rồi ghép lại hoàn chỉnh.

Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🌺 Mặt Trời Mọc Ở Đằng Tây 🌺 Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài

Giáo Án Tôi Yêu Em Tôi Lớp 3

Cuối cùng là nội dung giáo án Tôi yêu em tôi lớp 3.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

Dựa vào từ ngữ, hình ảnh thơ và tranh ảnh minh họa, cảm nhận được vẻ đáng yêu của cô em gái qua cảm nhận của nhân vật “tôi” và tình cảm yêu quý nhau của hai anh em.

2. Kĩ năng: 

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

  • Đọc đúng và rõ ràng bài thơ Tôi yêu em tôi; biết nghỉ hơi giữa các dòng thơ; giọng đọc thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ (nhân vật xưng “tôi” trong bài thơ) đối với em gái của mình.
  • Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ, ca dao nói về mối quan hệ anh chị em trong nhà; biết viết hoa chữ cái mở đầu tên bài thơ và chữ cái đầu mỗi dòng thơ (viết đúng mẫu chữ viết hoa đã học ở lớp 2). Viết đúng từ ngữ chứa tiếng mở đầu bằng r/ d/ gi hoặc ươn/ ương.

3. Phẩm chất

– Hình thành và phát triển tình cảm yêu quý, quan tâm đối với người thân trong gia đình, biết bày tỏ tình cảm với người thân qua lời nói, cử chỉ, hành động.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:        

– Giáo viên: Giáo án, Tranh ảnh minh họa bài thơ Tôi yêu em tôi; băng đĩa về những việc anh – chị – em trong nhà thường làm cùng nhau, Máy tính, máy chiếu (nếu có).

– Học sinh: Sách giáo khoa, Các loại vở ghi, bút mực, bút chì, thước kẻ.

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

– Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV yêu cầu HS chia sẻ với các bạn: Mỗi bạn trong từng bàn hãy chia sẻ với nhau điều mà em yêu nhất điều gì ở anh, chị hoặc em của mình. Bạn nào không có anh, chị hoặc chưa có em thì có thể nói về anh, chị, em họ.

– GV dẫn vào bài học: Bài học hôm nay, các em sẽ biết một bạn nhỏ cũng rất yêu em mình. Đó là bạn nhỏ trong bài thơ Tôi yêu em tôi.

– GV cho HS quan sát tranh minh họa bài đọc, nêu nội dung tranh.

– GV chốt: Trong tranh vẽ cảnh một bạn nhỏ đang đi học về trên con đường đất ở một vùng cao. Bạn nhỏ đang vẫy chào người anh của mình từ đằng xa. Anh của bạn nhỏ cũng đang đứng vẫy và đợi bạn nhỏ trở về.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Đọc đúng và rõ ràng bài thơ Tôi yêu em tôi; biết nghỉ hơi giữa các dòng thơ; giọng đọc thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ (nhân vật xưng “tôi” trong bài thơ) đối với em gái của mình.

b. Cách thức tiến hành:

– GV đọc cả bài, đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

– GV hướng dẫn đọc:

+ Đọc đúng các câu thơ có tiếng dễ phát âm sai (VD: Nó vui nó thích; Hoa lan hoa lí; Nó thích vẽ lắm;…).
+ Nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ.
+ Đọc diễn cảm các câu thơ (thể hiện được cảm xúc đang nhắc nhớ các kỉ niệm đã qua).

– GV mời 3 HS đọc nối tiếp 6 khổ thơ trước lớp (mỗi em đọc 2 khổ).
 
– GV yêu cầu HS tự đọc nhẩm toàn bài một lượt.
 
– GV mời 3 HS đọc nối tiếp 6 đoạn trước lớp.
 
– GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Tôi yêu em tôi.

b. Cách thức tiến hành:

Câu 1.

– GV nêu câu hỏi 1: Khổ thơ đầu cho biết bạn nhỏ yêu em gái về điều gì?; yêu cầu HS trao đổi theo cặp để chuẩn bị câu trả lời.

– GV mời một số HS phát biểu ý kiến. GV khích lệ HS mạnh dạn trả lời theo cách hiểu của mình.

– GV nhận xét, chốt một số đáp án. VD:

+ Bạn nhỏ yêu em gái vì em cười rúc rích mỗi khi bạn nhỏ nói đùa.

+ Bạn nhỏ yêu em gái vì em biết hưởng ứng một cách thích thú những câu đùa vui của mình.

+ Bạn nhỏ yêu em gái vì tiếng cười khúc khích của em rất đáng yêu mỗi khi nghe chuyện vui.

Câu 2.

– GV nêu câu hỏi 2 và các thẻ thông tin: Trong khổ thơ 2 và 3, bạn nhỏ tả em gái mình đáng yêu như thế nào?.

+ Mắt em
+ Miệng em
+ Cách làm điệu của em

– GV mời 2 HS đọc 2 khổ thơ 2 và 3.
 
– GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn, hướng dẫn HS cách tìm câu trả lời:

+ Làm việc cá nhân: Đọc lại câu hỏi, đọc lại đoạn thơ 2, 3 để tìm chi tiết nói về vẻ đáng yêu của em gái bạn nhỏ (câu thơ tả mắt, tả miệng, tả cách làm điệu của em).

– Làm việc theo bàn: Từng bạn nêu ý kiến rồi thống nhất câu trả lời.

– GV mời 3 HS phát biểu ý kiến.
 
– GV nhận xét, chốt đáp án: Bạn nhỏ kể, tả về cô em gái của mình rất xinh đẹp, rất đáng yêu.

+ Mắt em: đen ngời, trong veo như nước

+ Miệng em: tươi hổng, nói như khướu hót

+ Cách làm điệu của em: hoa lan, hoa lí em nhặt cài đầu, hương thơm bay theo em từ sân trước tới vườn sau,…).

Câu 3.

– GV nêu câu hỏi 3: Khổ thơ nào cho thấy bạn nhỏ được em gái rất yều quý?.

– GV lấy ý kiến xung phong phát biểu của HS.

– GV chốt câu trả lời: Khổ thơ thứ tư, bạn nhỏ kể cô em gái rất mong, rất nhớ mỗi khi mình đi đâu lâu và khi trở về, em nấp sau cây chạy oà ra ôm chặt.

– GV có thể mời 2 – 3 em đọc đồng thanh khổ thơ thứ tư.

Câu 4.

– GV nêu câu hỏi 4: Chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất hiểu sở thích, tính tình của em mình?.

– GV hướng dẫn HS tìm khổ thơ kể về sở thích của em gái và phát biểu ý kiến trước lớp.

– GV nhận xét, chốt một số đáp án. VD:

+ Bạn nhỏ biết em mình thích vẽ. Em vẽ thỏ phải có đôi, vì em sợ nếu chỉ vẽ một con, thỏ sẽ buồn vì không có bạn chơi cùng. Điều này cho thấy bạn rất hiểu tính nết của em.

+ Bạn nhỏ hiểu sở thích và tính nết của em gái. Em thích vẽ tranh. Em không muốn ai buồn, kể cả những con vật trong tranh em vẽ.

+ Bạn nhỏ biết em gái thích vê tranh. Bạn nhỏ hiểu tính nết của em gái: em yêu quý mọi người, mọi vật. Điều này thể hiện trong tranh em vẽ,…

Câu 5.

– GV nêu yêu cầu câu 5: Bài thơ giúp em hiểu điều gì về tình cảm anh chị em trong gia đình?, cho HS suy nghĩ để chuẩn bị câu trả lời.

– GV mời một số HS phát biểu trước lớp. GV khích lệ HS nêu câu trả lời thể hiện suy nghĩ thực, cảm xúc thực của bản thân.
 
 
 
 
 
 
 
– GV khen ngợi tất cả các ý kiến phát biểu.
Hoạt động 3: Học thuộc lòng
a. Mục tiêu: Học thuộc lòng được những khổ thơ HS thích.
b. Cách thức tiến hành:
– GV hướng dẫn học thuộc lòng những khổ thơ yêu thích:
+ Làm việc cá nhân: Đọc lại nhiều lần những khổ thơ em thích để học thuộc.
+ Làm việc theo cặp, theo nhóm:
§  Đọc nối tiếp (hoặc đọc đồng thanh) từng câu thơ/ từng khổ thơ.
§  Câu thơ/ khổ thơ nào chưa thuộc, có thể mở SGK ra để xem lại.
– GV mời một số HS xung phong đọc những khổ thơ mình đã thuộc.
 
 
– GV nhận xét, khen ngợi cả lớp.
 

– HS làm việc nhóm theo hướng dẫn của GV.
 
 
 
– HS lắng nghe.
 
 
– HS quan sát tranh minh họa bài đọc, nêu nội dung tranh.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– HS đọc thầm theo.
 
– HS luyện đọc theo GV.
 
 
 
 
 
 
– 3 HS đọc nối tiếp 6 khổ thơ trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.
– HS tự đọc nhẩm toàn bài một lượt.
– 3 HS đọc nối tiếp 6 đoạn trước lớp. Cả lớp theo dõi.
– HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
– HS nghe GV đọc câu hỏi 1 và thảo luận theo cặp để chuẩn bị câu trả lời.
– Một số HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nghe, nhận xét.
– HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
 
– HS đọc thầm câu hỏi theo GV.
 
 
 
 
– 2 HS đọc khổ thơ 2, 3 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.
– HS nghe GV hướng dẫn để tìm câu trả lời.
 
 
 
 
 
 
 
– 3 HS phát biểu trước lớp. Cả lớp nghe, nhận xét.
– HS chốt đáp án cùng GV.
 
 
 
 
 
 
 
– HS nghe GV nêu câu hỏi.
 
– 1 – 2 HS phát biểu
– HS lắng nghe.
 
 
– 2 – 3 HS đọc đồng thanh khổ thơ thứ tư.
 
– HS nghe GV nêu câu hỏi 4.
 
– HS tìm khổ thơ về sở thích của em gái, phát biểu.
– HS lắng nghe.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
– HS lắng nghe, suy nghĩ để phát biểu.
 
– Một số HS phát biểu trước lớp. Cả lớp nghe, nhận xét, góp ý, bổ sung. VD:
+ Bài thơ thể hiện tình cảm anh chị em trong nhà rất cảm động.
+ Tình cảm anh em ruột thịt làm cho cuộc sống thêm đẹp, thêm vui.
– HS lắng nghe.
 
 
 
 
– HS nghe GV hướng dẫn để học thuộc lòng.
 
 
 
 
 
 
 
– Một số HS xung phong đọc những khổ thơ mình đã thuộc. Cả lớp hỗ trợ (nếu bạn quên) và góp ý, nhận xét.
– HS lắng nghe.

Lưu lại thông tin về bài 🌱 Bàn Tay Cô Giáo 🌱 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án

Viết một bình luận