Ngưỡng Cửa Lớp 3: Nội Dung Bài Thơ + Soạn Bài + Cảm Nhận

Ngưỡng Cửa Lớp 3 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Cảm Nhận ✅ Lưu Lại Các Ý Nghĩa, Bố Cục, Giáo Án, Hướng Dẫn Tập Đọc.

Nội Dung Bài Thơ Ngưỡng Cửa Lớp 3

Qua bài thơ Ngưỡng Cửa, nhà thơ Vũ Quần Phương muốn gửi gắm tới mỗi chúng ta về những kỉ niệm của tuổi thơ, về quê hương, về gia đình, về những người thân yêu nhất. Sau đây là nội dung bài thơ Ngưỡng cửa lớp 3.

Ngưỡng cửa
Tác giả: Vũ Quần Phương.

Nơi này ai cũng quen
Ngay từ thời tấm bé
Khi tay bà, tay mẹ
Còn dắt vòng đi men

Nơi bố mẹ ngày đêm
Lúc nào qua cũng vội
Nơi bạn bé chạy tới
Thường lúc nào cũng vui

Nơi này đã đưa tôi
Buổi đầu tiên đến lớp
Nay con đường xa tắp
Vẫn đang chờ tôi đi.

Đón đọc thêm câu chuyện 🌺 Mặt Trời Mọc Ở Đằng Tây 🌺 Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài

Giới Thiệu Bài Thơ Ngưỡng Cửa Lớp 3

Chia sẻ cho các bạn thêm thông tin giới thiệu bài thơ Ngưỡng cửa lớp 3.

  • Bài thơ Ngưỡng cửa do nhà thơ Vũ Quần Phương sáng tác. Vũ Quần Phương (sinh năm 1940) tên thật là Vũ Ngọc Chúc là nhà thơ, nhà báo và nhà phê bình văn học.
  • Qua bài thơ tác giả muốn gửi gắm những bài học vỡ lòng quý giá đến các em nhỏ về tình cảm gia đình và công lao trời biển của cha mẹ.

Bố Cục Bài Thơ Ngưỡng Cửa

Bố cục bài thơ Ngưỡng cửa được chia làm 3 phần:

  • Phần 1: Khổ thơ 1
  • Phần 2: Khổ thơ 2
  • Phần 3: Khổ thơ cuối

Chia sẻ cho bạn đọc 🌱 Bàn Tay Cô Giáo 🌱 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án

Hướng Dẫn Tập Đọc Ngưỡng Cửa Lớp 3

Sau đây là hướng dẫn tập đọc Ngưỡng cửa lớp 3.

  • Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài.
  • Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai, ví dụ: nơi ấy, lúc nào, xa tắp (miền Bắc); ngưỡng cửa, cũng, đã, vẫn, đang,… (miền Trung, miền Nam). Biết ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ; nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ và giữa các khổ thơ.

Ý Nghĩa Bài Ngưỡng Cửa Lớp 3

Khám phá ý nghĩa bài Ngưỡng cửa lớp 3:

  • Sự nhớ về ngưỡng cửa, nơi đã cho tác giả nhiều kỉ niệm thời thơ ấu cùng với gia đình, người thân
  • Thể hiện sự trân trọng đối với tình thương của cha mẹ dành cho mình.

Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🍀 Mùa Hè Lấp Lánh 🍀 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án

Đọc Hiểu Bài Thơ Ngưỡng Cửa

Cập nhật cho các bạn phần đọc hiểu bài thơ Ngưỡng cửa.

👉Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ “Ngưỡng cửa”?

A. Vũ Quần Phương

B. Lương Ngọc An

C. Hoàng Ngọc Phách

D. Vũ Đình Liên

👉Câu 2: Từ “ngưỡng cửa” hiểu theo nghĩa ban đầu là gì?

A. Cái ngưỡng ở cửa.

B. Thanh dưới của khung cửa ra vào.

C. Thời kì thịnh thế

D. Tất cả các phương án trên.

👉Câu 3: “Nơi ấy” trong bài thơ chỉ cái gì?

A. Gia đình

B. Tổ ẩm

C. Nhà

D. Ngưỡng cửa

👉Câu 4: Theo khổ thơ đầu, câu nào sau đây là đúng?

A. Chẳng ai biết nhà là gì cả

B. Chẳng ai biết nơi ấy là nơi nào cả

C. Ngưỡng cửa thì có người quen, người không

D. Ai cũng quen thuộc với ngưỡng cửa ngay từ thời còn bé

👉Câu 5: “Nơi ấy” đã chứng kiến những điều gì trong cuộc sống của bạn nhỏ?

A. Bà, mẹ dắt vòng đi men.

B. Bạn bè đến chơi

C. Lần đầu tiên đến lớp.

D. Tất cả các phương án trên.

👉Câu 6: Không khí ở “nơi ấy” như thế nào khi có bạn bè lui tới?

A. Thường hay nhộn nhịp.

B. Thường lúc nào cũng vui.

C. Thường lúc nào cũng buồn.

D. Thường hay có những tình huống buồn cười.

👉Câu 7: Câu nào sau đây nói đúng về mẹ của tác giả qua khổ cuối?

A. Mẹ cầm cầm đèn đi ra sân ngắm trăng.

B. Mẹ ở ngoài sân để trông cho tác giả ngủ.

C. Mẹ vẫn có công việc trong đêm khuya.

D. Tất cả các phương án trên đều sai.

👉Câu 8: Từ “ngưỡng cửa” có nghĩa là gì nếu hiểu theo nghĩa chuyển?

A. Bước vào một hành trình mới

B. Lúc kết thúc của một quá trình

C. Ngôi nhà

D. Cánh cửa

👉Câu 9: Câu nào sau đây nói đúng về bố mẹ của tác giả trong bài thơ?

A. Bố mẹ khi đi qua “nơi ấy” có đôi lúc vội vàng.

B. Bố mẹ lúc nào đi qua ngưỡng cửa cũng vội vàng.

C. Bố mẹ hay vấp ngã khi đi qua ngưỡng cửa.

D. Bố mẹ đã từng hẹn hò ở “nơi ấy”.

👉Câu 10: Có thể đưa ra nhận xét từ hai câu thơ sau:

Nơi bố mẹ ngày đêm

Lúc nào qua cũng vội

A. Tác giả rất chú ý đến bố mẹ của mình.

B. Bố mẹ của tác giả tất bật, thường xuyên có công việc, ít rảnh rỗi.

C. Bố mẹ của tác giả nhanh nhẹn.

D. Cả A và B.

👉Câu 11: Đâu là cách hiểu đúng về hai câu thơ sau:

Nơi ấy ngôi sao khuya
Soi vào trong giấc ngủ.

A. Ngôi sao khuya xuất hiện trong giấc mơ của tác giả.

B. Trong giấc ngủ, tác giả nhìn thấy ngôi sao khuya đang soi vào mình ở chỗ ngưỡng cửa.

C. Ánh sáng của ngôi sao ban đêm đi qua ngưỡng cửa chiếu vào giấc ngủ của tác giả.

D. Ánh sáng của ngôi sao khuya khi đi qua ngưỡng cửa đã biến hoá thành luồng ma thuật kì ảo.

👉Câu 12: Hai câu thơ sau muốn nói đến điều gì?

Nay con đường xa tắp
Vẫn đang chờ tôi đi.

A. Hai câu này rất khó hiểu, không thể hình dung ra ý của tác giả là gì.

B. Hành trình học tập của tác giả còn dài, còn nhiều điều thú vị ở phía trước.

C. Đường đến tương lai còn xa, và tác giả đang dần đi vào.

D. Con đường đến trường xa xôi dần nhưng tác giả đang dần hồi phục để đi học lại.

Chia sẻ cho bạn đọc 🌿 Đi Học Vui Sao 🌿 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án

Soạn Bài Ngưỡng Cửa Lớp 3

Chia sẻ cho các bạn gợi ý soạn bài Ngưỡng cửa lớp 3.

👉Câu 1 trang 83 sgk Tiếng Việt lớp 3: “Nơi ấy” trong bài thơ chỉ cái gì?

Trả lời:

– Nơi ấy trong bài thơ chỉ ngưỡng cửa nhà.

👉Câu 2 trang 83 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nơi ấy đã chứng kiến những điều gì trong cuộc sống của bạn nhỏ?

Trả lời:

– Ngưỡng cửa đã chứng kiến: con chập chững tập đi, con cùng bạn bè chơi đùa vui vẻ, con đi học từ những ngày đầu tiên.

👉Câu 3 trang 83 sgk Tiếng Việt lớp 3: Theo em, hình ảnh “con đường xa tắp” muốn nói đến điều gì? Chọn câu trả lời hoặc nêu ý kiến khác của em.

a. Hành trình học tập còn dài lâu.

b. Nhiều điều mới mẻ chờ đón em ở phía trước.

c. Đường đến tương lai còn xa.

Trả lời:

– Hình ảnh “con đường xa tắp” muốn nói còn nhiều điều mới mẻ chờ đón em ở phía trước. Xa tắp đó chưa hề nhìn thấy, cũng chưa hiện ra trong tâm trí em. Đó là sự mới mẻ và hấp dẫn mà em chờ được chạm đến.

👉Câu 4 trang 83 sgk Tiếng Việt lớp 3: Ngưỡng cửa đã nhắc bạn nhỏ nhớ tới những ai, giúp bạn nhỏ cảm nhận điều gì về những người đó?

Trả lời:

Ngưỡng cửa đã nhắc bạn nhỏ tới những người, cảm nhận về họ của bạn nhỏ như sau:

– Người bà: bà của bạn nhỏ ân cần, thương và lo cho cháu.

– Bố mẹ: bố mẹ bận bịu với công việc.

– Bạn bè: bạn bè luôn thân thiết, vô tư chơi đùa với bạn nhỏ.

Cập nhật cho bạn đọc 🌼 Chó Đốm Con Và Mặt Trời 🌼 Nội Dung Kể Chuyện, Ý Nghĩa

Giáo Án Ngưỡng Cửa Lớp 3

Tìm hiểu nội dung giáo án Ngưỡng cửa lớp 3 bên dưới.

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai, ví dụ: nơi ấy, lúc nào, xa tắp (miền Bắc); ngưỡng cửa, cũng, đã, vẫn, đang,… (miền Trung, miền Nam). Biết ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ; nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ và giữa các khổ thơ.
  • Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (ngưỡng cửa, tấm bé, dắt vòng đi men,…). Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ (Ngưỡng cửa là nơi thân quen với mọi người trong gia đình, là nơi chúng ta bắt đầu đến trường và đi xa hơn nữa).
  • Nhận biết từ có nghĩa giống nhau; đặt câu với những từ ngữ này.
  1. Năng lực

a. Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu; tìm đúng từ ngữ có nghĩa giống nhau, đặt được câu với những từ ngữ này.

b. Năng lực văn học:

  • Biết bày tỏ sự yêu thích với một từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
  • Biết chia sẻ cảm xúc trước một kỉ niệm, hình ảnh thân quen với người thân trong gia đình.
  • Biết và tìm được câu có nghĩa giống nhau.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: Biết trân trọng, yêu thương ngôi nhà của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  1. Đối với giáo viên
  • SGK Tiếng Việt 3 (tập 1), SGV Tiếng Việt 3 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1).
  • Tranh minh họa bài đọc Ngưỡng cửa.
  • Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

  • SGK Tiếng Việt 3 (tập 1), Vở bài tập Tiếng Việt (tập 1).

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

  • Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
  • Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊNHOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành

– GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc và cho biết: Bức tranh vẽ về điều gì?

– GV mời 2 – 3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.     

– GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.

– GV dẫn dắt HS vào bài học: Ngày nay, có nhiều nhà cao tầng. Nhà cao tầng không có ngưỡng cửa. Những mỗi người vẫn gắn bó với ngôi nhà, căn hộ của mình, nơi mình chập chững đi những bước đầu tiên, rồi lớn lên, đi học và đi muôn nơi….như tác tác giả gắn bó với ngưỡng cửa trong bài thơ này. Chúng ta hãy cùng đọc bài thơ Ngưỡng cửa để biết ngưỡng cửa thân thiết và gần gũi với con người như thế nào nhé.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

– Đọc được bài thơ Ngưỡng cửa với giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm.

– Giải nghĩa được những từ ngữ khó.

– Đọc đúng những từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai. Có ý thức phân biệt các âm, vần, thanh dễ lẫn và viết đúng chính tả.

b. Cách tiến hành

– GV đọc mẫu cho HS bài thơ Ngưỡng cửa:

+ Giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

+ Nhấn giọng, gây ấn tượng với những từ ngữ gợi tả, từ ngữ chỉ hành động: tấm bé, đi men, cũng vội, cũng vui.

+ Đọc chậm rãi ở câu cuối.

+ Biết ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ; nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ và giữa các khổ thơ.

– GV cùng HS giải nghĩa một số từ ngữ khó:

+ Ngưỡng cửa: thanh lưới của khung cửa ra vào, thường chỉ có ở nhà gỗ, nhà tranh.

+ Dắt vòng đi men: Bố mẹ, ông bà hoặc anh chị cho bé bám vào tay để men theo tập đi.

– GV tổ chức và hướng dẫn cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp từng câu trước lớp: GV chỉ định 1 HS đầu bàn (hoặc đầu dãy) đọc, lần lượt từng em đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài.

+ GV sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc cho HS.

+ GV lưu ý:  HS không bắt buộc phải thay đổi cách phát âm địa phương của mình, trừ những lỗi phát âm của một vùng phương ngữ hẹp.

+ nơi ấy, lúc nào, xa tắp (miền Bắc).

ngưỡng cửa, cũng, đã, vẫn, đang,… (miền Trung, miền Nam).

– GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, HS đọc tiếp nối 4 khổ thơ.

– GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp 4 khổ thơ trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

– GV mời cả lớp đọc đồng thanh (cả bài) với giọng vừa phải, không đọc quá to.

– GV mời HS khá giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

– Thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài Ngưỡng cửa. Trả lời câu hỏi bằng trò chơi Phỏng vấn.

– Hiểu được nội dung của bài thơ Ngưỡng cửa.

b. Cách tiến hành

– GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ ràng 4 câu hỏi:

+ Khổ thơ 1 gợi lại kỉ niệm gì về ngưỡng cửa?

+ Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên nỗi vất vả của bố mẹ?

+ Hình ảnh nào trong bài thơ thể hiện niềm vui bạn bè gần với ngưỡng cửa?

+ Em hiểu “con đường xa tắp” ở khổ thơ 3 là gì? Chọn ý đúng:

a) Đường đến trường học.

b) Đường đến nhà bạn bè.

c) Đường đến tương lai.

– GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài đọc, thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài. HS trả lời câu hỏi bằng trò chơi Phỏng vấn.

– GV yêu cầu HS thực hiện trò chơi:

+ Mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia.

+ Đại diện nhóm 1 đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời, sau đó đổi vai.   
– HS quan sát tranh minh họa bài đọc.         

– HS trả lời:

+ Bức tranh vẽ người bà đang dắt theo một bé trai đứng ở ngưỡng cửa chào các anh chị đi học.

+ Ngưỡng cửa là phần dưới của khung cửa ra vào, phân biệt bên trong với bên ngoài nhà. Ngưỡng cửa thường chỉ có ở nhà gỗ, nhà tranh

– HS lắng nghe, tiếp thu.                          

– HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.      

– HS lắng nghe và cùng GV giải nghĩa từ ngữ khó.   

– HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

+ HS đọc nối tiếp từng câu 

+ HS tập và sửa lỗi phát âm.  

Nhất định đừng bỏ qua 💚 Sự Tích Loài Hoa Của Mùa Hạ 💚 Nội Dung Kể Chuyện, Ý Nghĩa

2 Mẫu Cảm Nhận Về Bài Thơ Ngưỡng Cửa Hay Nhất

Ngay sau đây là 2 mẫu cảm nhận về bài thơ Ngưỡng cửa hay nhất.

Cảm Nhận Về Bài Thơ Ngưỡng Cửa Ấn Tượng – Mẫu 1

Ngưỡng Cửa là một thi phẩm nổi bật cho chùm thơ của Vũ Quần Phương. Ông là một nhà thơ đa tài, kiệt xuất cùng ngòi bút tinh tế của mình ông đã ra mắt rất nhiều tác phẩm gây nên tiếng vang lớn trong nền văn học Việt Nam.

Trong đó có bài thơ Ngưỡng cửa mang đầy màu sắc và ý nghĩa về tình cảm gia đình và công ơn to lớn của những bậc sinh thành. Ngưỡng cửa vô tri tưởng chừng như bình dị nhưng nó lại được xem như một sự liên kết giữa tình cảm gia đình và thế giới bao la bên ngoài.

Nơi này ai cũng quen
Ngay từ thời tấm bé
Khi tay bà, tay mẹ
Còn dắt vòng đi men

Nơi bố mẹ ngày đêm
Lúc nào qua cũng vội
Nơi bạn bé chạy tới
Thường lúc nào cũng vui

Nơi này đã đưa tôi
Buổi đầu tiên đến lớp
Nay con đường xa tắp
Vẫn đang chờ tôi đi

Chắc hẳn sau khi đọc xong bài thơ Ngưỡng Cửa của thi sĩ nổi tiếng Vũ Quần Phương thì ai trong chúng ta đều có những cảm xúc và cảm nhận riêng. Với những vần thơ đầy bình dị và hồn nhiên nhưng lại ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc dành cho những thiếu nhi về gia đình và cuộc đời đầy màu sắc.

Cảm Nhận Về Bài Thơ Ngưỡng Cửa Đặc Sắc – Mẫu 2

Mỗi người sinh ra ai cũng có quê hương- nơi cất dấu những kỉ niệm thời ấu thơ- nơi chắp cánh cho ta bước vào đời. Nhà thơ Vũ Quần Phương đã rất thành công khi ghi lại dấu ấn không thể nào quên ấy trong bài thơ “Ngưỡng cửa”

”Nơi này ai cũng quen
Ngay từ thời tấm bé
Khi tay bà, tay mẹ
Còn dắt vòng đi men.”

Ngưỡng cửa vô cùng thân thuộc từ những năm tháng đầu đời, từ những bước đi đầu tiên khi còn có “tay bà”, “tay mẹ” dắt em đi trong sự chăm chút yêu thương. Không những thế “ngưỡng cửa” còn là nơi chứng kiến những vất vả lo toan của bố, của mẹ:

” Nơi bố mẹ ngày đêm
Lúc nào qua cũng vội ”

Chỉ từng ấy thôi cũng đủ gợi lên hình ảnh “vội vàng, tất tả lo toan của bố mẹ lo lắng để nuôi con khôn lớn thành người. Đó là những đêm mất ngủ khi con ốm, con đau. Đó là tình yêu thương, sự hi sinh vô bờ bến của bố mẹ mà chỉ có “ngưỡng cửa” chứng kiến và thấu hiểu. Ngưỡng cửa còn là nới cất dấu niềm vui của tuổi ấu thơ cùng bè bạn:

”Nơi bạn bè chạy tới
Thường lúc nào cũng vui.”

“Ngưỡng cửa” còn là nơi nuôi ta khôn lớn, là nơi chứng kiên sự trưởng thành, chắp cánh ước mơ:

”Nơi này đã đưa tôi
Buổi đầu tiên đến lớp
Nay con đường xa tắp,
Vẫn đang chờ tôi đi.”

Qua bài thơ, nhà thơ muốn gợi cho chúng ta những kỉ niệm tuổi thơ và thế giới bao la bên ngoài mà chúng ta sẽ phải đón nhận

Viết một bình luận