Bàn Tay Cô Giáo Lớp 3 [Nội Dung Bài Thơ + Soạn Bài + Giáo Án]

Bàn Tay Cô Giáo Lớp 3 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án ✅ Cập Nhật Ý Nghĩa, Bố Cục, Đọc Hiểu, Hướng Dẫn Tập Đọc.

Nội Dung Bài Thơ Bàn Tay Cô Giáo Lớp 3

Bài thơ Bàn tay cô giáo được tìm hiểu trong SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 59, 60, 61. Bên dưới đây là nội dung bài thơ Bàn tay cô giáo lớp 3.

Bàn tay cô giáo
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn

Một tờ giấy trắng
Cô gấp cong cong
Thoắt cái đã xong
Chiếc thuyền xinh quá!

Một tờ giấy đỏ
Mềm mại tay cô
Mặt trời đã phô
Nhiều tia nắng toả.

Thêm tờ xanh nữa
Cô cắt rất nhanh
Mặt nước dập dềnh
Quanh thuyền sóng lượn.

Như phép mầu nhiệm
Hiện trước mắt em:
Biển biếc bình minh
Rì rào sóng vỗ…

Biết bao điều lạ
Từ bàn tay cô.

Cập nhật cho bạn đọc 🍀 Mùa Hè Lấp Lánh 🍀 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án

Giới Thiệu Bài Thơ Bàn Tay Cô Giáo

Đừng bỏ lỡ thông tin giới thiệu bài thơ Bàn tay cô giáo sau đây.

  • Bài thơ Bàn tay cô giáo là sáng tác của nhà thơ Nguyễn Trọng Hoàn, được in trong sách Tiếng Việt 3, tập 2, trang 24, NXB Giáo dục Việt Nam – 2019
  • Bài đọc miêu tả cô giáo đang cắt, dán bức tranh cảnh biển trong sự trầm trồ, thích thú của các em học sinh.

Bố Cục Bài Thơ Bàn Tay Cô Giáo

Bố cục bài thơ Bàn tay cô giáo được chia làm 2 phần chính:

  • Phần 1: 3 khổ thơ đầu
  • Phần 2: 2 khổ còn lại

Cập nhật cho bạn đọc tác phẩm 🌿 Đi Học Vui Sao 🌿 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án

Hướng Dẫn Tập Đọc Bàn Tay Cô Giáo Lớp 3

Ngay sau đây là hướng dẫn tập đọc Bàn tay cô giáo lớp 3.

  • Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ.
  • Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ.
  • Đọc thuộc lòng bài thơ.

Ý Nghĩa Bài Thơ Bàn Tay Cô Giáo

Chia sẻ cho các bạn ý nghĩa bài thơ Bàn tay cô giáo.

  • Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo.
  • Cô đã tạo ra biết bao điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo của mình.

Chia sẻ cho bạn đọc 🌼 Chó Đốm Con Và Mặt Trời 🌼 Nội Dung Kể Chuyện, Ý Nghĩa

Đọc Hiểu Bài Thơ Bàn Tay Cô Giáo

Đừng bỏ qua gợi ý đọc hiểu bài thơ Bàn tay cô giáo bên dưới.

👉Câu 1: Tác giả của bài thơ “Bàn tay cô giáo” là ai?

A. Nguyễn Trọng Hoàn

B. Trần Đăng Khoa

C. Phạm Hổ

D. Nguyễn Đình Chiểu

👉Câu 2: Tờ giấy đầu tiên cô dùng để gấp đồ có màu gì?

A. Trắng

B. Đỏ

C. Xanh

D. Nhiệm.

👉Câu 3: Cô đã dùng tờ giấy trắng để gấp thành gì?

A. Một chiếc máy bay to đùng.

B. Một chiếc ô tô cầu kì

C. Một chiếc thuyền vững chắc.

D. Một chiếc thuyền xinh xắn.

👉Câu 4: Cô đã dùng tờ giấy màu đỏ để làm thành cái gì?

A. Một cái khăn quàng

B. Một lá cờ tổ quốc

C. Một ông mặt trời toả nhiều tia nắng

D. Một vườn hoa hồng rực rỡ sắc đỏ.

👉Câu 5: Tờ giấy màu xanh được cô cắt thành gì?

A. Mặt biển

B. Sóng

C. Bầu trời

D. Cả A và B.

👉Câu 6: Đâu là bức tranh hiện ra trước mắt học sinh của cô?

A. Biển đục ngầu do rác thải từ tàu thuyền đổ ra

B. Biển trắng ngần, màu trời xanh biếc, ông mặt trời vàng óng, sóng vỗ tanh tách.

C. Biển màu xanh biếc trong ánh bình minh, những con sóng vỗ rì rào.

D. Con thuyền trắng đi trong bão tố, màu đỏ của máu lan ra trên biển xanh biếc.

👉Câu 7: Câu thơ nào sau đây thể hiện tốc độ mà cô gấp đồ?

A. Một tờ giấy trắng

B. Cô gấp cong cong

C. Thoắt cái đã xong

D. Chiếc thuyền xinh quá!

Khám phá thêm bài 💚 Sự Tích Loài Hoa Của Mùa Hạ 💚 Nội Dung Kể Chuyện, Ý Nghĩa

Soạn Bài Bàn Tay Cô Giáo Lớp 3

Tiếp theo là gợi ý soạn bài Bàn tay cô giáo lớp 3.

👉Câu 1 (trang 26 sgk Tiếng Việt lớp 3): Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm những gì ?

Trả lời:

Từ mỗi tờ giấy có màu khác nhau, cô giáo đã làm ra chiếc thuyền, mặt trời, mặt nước, biển biếc.

👉Câu 2 (trang 26 sgk Tiếng Việt lớp 3): Hãy tả bức tranh cắt dán giấy của cô giáo.

Trả lời:

Cô giáo đã cắt dán bức tranh mô tả cảnh biển lúc bình minh có mặt trời hồng mới mọc toả ra nhiều tia nắng mới, có mặt nước biển xanh đang dập dềnh vỗ sóng và có một chiếc thuyền đang lướt sóng ra khơi.

👉Câu 3 (trang 26 sgk Tiếng Việt lớp 3): Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào ?

Trả lời:

Em hiểu hai dòng thơ cuối bài.

Biết bao điều lạ
Từ bàn tay cô

Có ý nghĩa như sau: Cô giáo là người rất khéo tay, có khả năng sáng tạo. Hai bàn tay cô đã làm ra nhiều dụng cụ học tập, đã vẽ nên nhiều bức tranh minh hoạ làm cho học sinh rất thích thú, rất say mê. Hai bàn tay khéo léo như có phép màu của cô đã giúp các em cảm nhận được cảnh tượng bát ngát của trời xanh, biển biếc.

👉Câu 4 (trang 26 sgk Tiếng Việt lớp 3): Học thuộc lòng bài thơ

Trả lời:

Tự học thuộc lòng bài thơ.

Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🔻 Ăn Mầm Đá 🔻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Kể Lại Câu Chuyện

Giáo Án Bàn Tay Cô Giáo Lớp 3

Cuối cùng là nội dung giáo án Bàn tay cô giáo lớp 3.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

– Hiểu nghĩa các từ trong bài: phô,…

– Hiểu nội dung: Ca ngợi bàn tay kỳ diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao nhiêu điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; học thuộc lòng bài thơ).

2. Kĩ năng: 

– Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: cong cong, thoắt cái, toả, dập dềnh, rì rào…

– Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết ơn, kính trọng thầy, cô giáo.

4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:        

– Giáo viên: Tranh minh họa trong sách giáo khoa bảng phụ hướng dẫn luyện đọc.

– Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật: 

– Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.

– Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GVHoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút)

– Học sinh đọc bài thơ “Cô giáo lớp em”

– Học sinh nối tiếp kể lại 5 đoạn của bài “Ông tổ nghề thêu”.

– Giáo viên kết nối kiến thức. 

– Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. 

– Học sinh đọc.

– Học sinh thực hiện.

– Lắng nghe.

– Mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc (15 phút)

*Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch, ngắt nhịp đúng nhịp.

* Cách tiến hành :
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài

– Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ, lưu ý học sinh đọc với giọng ngạc nhiên, khâm phục. Nhấn giọng những từ thể hiện sự nhanh nhẹn, khéo léo, mầu nhiệm của bàn tay cô giáo.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng dòng thơ kết hợp luyện đọc từ khó

– Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.




c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

– Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt nghỉ đúng nhịp thơ. 

– Hướng dẫn đọc câu khó: 

Một tờ giấy trắng
Cô gấp cong cong
Thoắt cái đã xong
Chiếc thuyền xinh quá!

Giọng đọc  chậm lại, đầy thán phục:

Biết bao điều lạ
Từ bàn tay cô  
(…)

– Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ “phô”.

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

– Học sinh lắng nghe.



– Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp từng câu trong nhóm. 

– Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

– Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (cong cong, thoắt cái, toả,dập dềnh, rì rào,…)

– Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

– Nhóm báo cáo kết quả đọc từng đoạn trong nhóm.










– Đọc phần chú giải (cá nhân). 


– Lớp đọc đồng thanh toàn bài đọc.
3. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút)

*Mục tiêu: Hiểu nội dung: Ca ngợi bàn tay kỳ diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao nhiêu điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo.

*Cách tiến hành: 
– Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài.

*Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban Học tập điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm những  gì?

+ Em hãy tưởng tượng và tả bức tranh gấp, cắt giấy của cô giáo?

+ Em hiểu 2 dòng thơ cuối bài như thế nào?

*Giáo viên kết luận: Bàn tay cô giáo khéo léo, mềm mại, như có phép màu nhiệm.
– 1 học sinh đọc 4 câu hỏi cuối bài.

– Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)

*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.

+Từ 1 tờ giấy đỏ cô làm ra 1 mặt trời….

+Từ một tờ giấy xanh cô cắt tạo thành mặt nước dập dềnh….

+ Học sinh nêu: VD: Một chiếc thuyền trắng rất xinh dập dềnh trên mặt biển xanh. Mặt trời đỏ ối phô những  tia nắng hồng. Đó là cảnh biển lúc bình minh

+ Cô giáo rất khéo tay…

– Học sinh lắng nghe.
4. HĐ học thuộc lòng bài thơ (7 phút)

*Mục tiêu: Học sinh học thuộc lòng bài thơ.

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – cả lớp
– Giáo viên mời một số  học sinh đọc lại toàn bài thơ bài thơ.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc khổ thơ mình thích.

– Học sinh thi đua học thuộc lòng từng khổ thơ  của bài thơ.

– Giáo viên mời 2 em thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ. 

– Giáo viên nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
– Học sinh đọc lại toàn bài thơ.


– Học sinh thi đua đọc thuộc lòng từng khổ của bài thơ.

– 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.

– Học sinh nhận xét.

– Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay.
5. HĐ ứng dụng (1 phút) 

6. HĐ sáng tạo (1 phút)
– Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài đọc. 

– Sưu tầm thêm các bài thơ, bài hát,… ca ngợi bàn tay kỳ diệu của thầy, cô giáo đã tạo ra biết bao nhiêu điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo.

Xem thêm về 🌻 Tiếng Cười Là Liều Thuốc Bổ 🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Viết một bình luận