Đi Học Vui Sao Lớp 3: Nội Dung Bài Thơ + Soạn Bài + Giáo Án

Đi Học Vui Sao Lớp 3 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án ✅ Tham Khảo Hướng Dẫn Tập Đọc, Ý Nghĩa, Bố Cục, Giáo Án.

Nội Dung Bài Thơ Đi Học Vui Sao Lớp 3

Đi học vui sao là bài thơ được giới thiệu ở trang 43, 44 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống. Cùng xem nội dung bài thơ Đi học vui sao lớp 3 bên dưới.

Đi học vui sao

Sáng nay em đi học
Bình minh nắng xôn xao
Trong lành làn gió mát
Mơn man đôi má đào.

Lật từng trang sách mới
Chao ôi là thơm tho
Này đây là nương lúa
Dập dờn những cánh cò.

Bao nhiêu chuyện cổ tích
Cũng có trong sách hay
Cô dạy múa, dạy hát
Làm đồ chơi khéo tay.

Giờ ra chơi cùng bạn
Em náo nức nô đùa
Khi mệt lại túm tụm
Cùng vẽ tranh say sưa.

Tan học em ùa chạy
Đồng quê lúa chín vàng
Nhịp chân theo nhịp hát
Lòng em vui xốn xang.

(Phạm Anh Xuân)

Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🌼 Chó Đốm Con Và Mặt Trời 🌼 Nội Dung Kể Chuyện, Ý Nghĩa

Giới Thiệu Bài Thơ Đi Học Vui Sao

Tiếp theo là thông tin giới thiệu bài thơ Đi học vui sao.

  • Đi học vui sao là bài thơ được sáng tác bởi nhà thơ Lê Anh Xuân. Nhẹ nhàng mà sâu lắng, thơ của nhà thơ Phạm Anh Xuân như một lời thì thầm với các bạn thiếu nhi.
  • Bài đọc “Đi học vui sao” kể về những niềm vui ở trường của bạn nhỏ. Ở trường có biết bao nhiêu là niềm vui, bạn nhỏ cảm thấy rất vui vẻ khi được đến trường.

Bố Cục Bài Thơ Đi Học Vui Sao

Bố cục bài thơ Đi học vui sao bao gồm 3 phần:

  • Phần 1: Khổ thơ đầu tiên
  • Phần 2: 3 khổ thơ tiếp theo
  • Phần 3: Khổ thơ cuối cùng

Xem thêm về 💚 Sự Tích Loài Hoa Của Mùa Hạ 💚 Nội Dung Kể Chuyện, Ý Nghĩa

Hướng Dẫn Tập Đọc Đi Học Vui Sao

Sau đây là hướng dẫn tập đọc Đi học vui sao.

  • Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài.
  • Chú ý các từ ngữ khó như: xôn xao, mơn man, dập dờn,…

Ý Nghĩa Bài Thơ Đi Học Vui Sao

Ý nghĩa bài thơ Đi học vui sao đó là nói lên niềm vui khi được đi học, có tình cảm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè.

Cập nhật cho bạn đọc tác phẩm 🔻 Ăn Mầm Đá 🔻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Kể Lại Câu Chuyện

Đọc Hiểu Đi Học Vui Sao

Chia sẻ cho các bạn phần đọc hiểu Đi học vui sao.

👉Câu 1: Bài thơ “Đi học vui sao” do ai sáng tác?

A. Phạm Anh Xuân

B. Phạm Hổ

C. Phạm Tiến Duật

D. Khuyết danh

👉Câu 2: Thời tiết lúc đến trường như thế nào?

A. Trời mưa, gió thổi mạnh đến mức không đi nổi.

B. Thời tiết đẹp, có cái nắng và có cái gió.

C. Thời tiết âm u, mang nhiều điều không may.

D. Trời nắng, có làn gió mát, trong lành.

👉Câu 3: Có những cảnh vật gì trên đường đến trường?

A. Nương lúa.

B. Cánh cò

C. Ô tô, xe buýt, xe máy

D. Cả A và B.

👉Câu 4: Hai câu thơ sau nói về hành động thường thấy gì của học sinh?

Lật từng trang sách mới
Chao ôi là thơm tho

A. Lật từng trang sách mới

B. Ngửi mùi sách mới

C. Giở sách ra xem qua nếu nó là sách mới.

D. Không đáp án nào là đúng.

👉Câu 5: Ở trường, các bạn học sinh được cô giáo dạy những gì?

A. Dạy chém gió, tán gái, cua trai

B. Dạy múa, hát, làm đồ chơi

C. Dạy làm bài tập về nhà

D. Tất cả các phương án trên.

👉Câu 6: Giờ ra chơi, các bạn học sinh làm gì?

A. Học bài, làm bài tập cô giáo giao

B. Nô đùa, đến khi mệt thì vẽ tranh

C. Con trai diễn tập đánh nhau, con gái nhảy dây

D. Đá bóng, đá cầu, nhảy dây

👉Câu 7: Khi tan học, các bạn học sinh ra về trong khung cảnh và cảm xúc như thế nào?

A. Vui sướng hát vang, chạy nhảy giữa đồng quê lúa chín vàng

B. Buồn rười rượi, lo về mẹ đánh vì ăn trứng ngỗng.

C. Vui vẻ đạp xe trên đường đầy ô tô và xe máy.

D. Được bố đèo về trên con đường dài và hẹp, cảm xúc nâng nâng, khó tả

Chia sẻ cho bạn đọc 🌻 Tiếng Cười Là Liều Thuốc Bổ 🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Soạn Bài Đi Học Vui Sao Lớp 3

Cùng tìm hiểu gợi ý soạn bài Đi học vui sao lớp 3.

👉Câu hỏi trang 43 sgk Tiếng Việt lớp 3: Em thường kể với người thân những chuyện gì về trường lớp của em

Trả lời:

Em thường kể về bạn bè, thầy cô, các hoạt động diễn ra ở trường học với người thân của mình.

👉Câu 1 trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 3: Bạn nhỏ đi học trong khung cảnh như thế nào?

Trả lời:

Bạn nhỏ đi học trong khung cảnh buổi sáng bình minh có nắng xôn xao, có làn gió mát.

👉Câu 2 trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 3: Những trang sách bạn nhỏ được học có gì thú vị?

Trả lời:

Những trang sách bạn nhỏ được học có rất nhiều điều thú vị: có nương lúa, dánh có dập dờn, có rất nhiều chuyện cổ tích hay.

👉Câu 3 trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui của các bạn trong giờ ra chơi.

Trả lời:

Những chi tiết thể hiện niềm vui của các bạn nhỏ trong giờ ra chơi là:

+ Giờ ra chơi bạn nhỏ háo hức nô đùa

+ Cùng các bạn vẽ tranh say sưa

👉Câu 4 trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nêu cảm xúc của bạn nhỏ khi tan học.

Trả lời:

Khi tan học bạn nhỏ cảm thấy vui xốn xang. Em cũng có cảm xúc giống bạn nhỏ khi tan học vì em muốn chạy thật nhanh về nhà để kể cho người thân nghe những điều thú vị hôm nay ở trường học.

Khám phá thêm bài ⚡ Con Chim Chiền Chiện ⚡ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài Chi Tiết

Giáo Án Đi Học Vui Sao Lớp 3

Cập nhật cho các bạn nội dung giáo án Đi học vui sao lớp 3.

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

– Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điềm cụ thể trong bài thơ; nhận biết được suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật thông qua các từ ngữ, hình ảnh miêu tả hoạt động, cảm xúc của nhân vật; hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Mỗi ngày đi học là một ngày vui của các bạn học sinh.

  1. Năng lực

a. Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

b. Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

  • Đọc đúng và rõ ràng bài thơ Đi học vui sao, biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ; nhận biết được các đặc điểm của một bài thơ như khổ thơ, vần,…; bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài thơ qua giọng đọc.
  • Viết đúng chính tả 3 khổ đấu của bài thơ Đi học vui sao (theo hình thức nhớ – viết) trong khoảng 15 phút. Viết đúng từ ngữ chứa s/ x, dấu hỏi/ dấu ngã.
  • Nói được về một ngày đi học và nói cảm nghĩ sau một tháng học tập.
  1. Phẩm chất

– Cảm nhận được niềm vui khi được đi học, có tình cảm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

  1. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

  • Giáo án.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc Đi học vui sao.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

  • Các loại vở ghi
  • Bút mực, bút chì, thước kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA HS
TIẾT 1: ĐỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV mời 1 HS đọc câu hỏi phần Khởi động trước lớp: Em thường kể với người thân những chuyện gì về trường lớp của em?

– GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn:

+ Làm việc cá nhân

· Quan sát các bức tranh, nhớ lại các hoạt động ở trường học.
· Nhớ lại những điểu em thường hay kể với người thân vế trường học.
· Chuẩn bị nội dung trả lời.

+ Làm việc nhóm: Lần lượt từng HS phát biểu trong nhóm, nói về những điều mình thường hay kể với người thân về trường lớp. Các HS khác lắng nghe, trao đổi, góp ý.

– GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp, yêu cầu các HS lắng nghe, nhận xét, góp ý. 

– GV nhận xét các bạn nói tốt và động viên các bạn còn gặp khó khăn trong việc trình bày.

– GV mời HS nêu nội dung tranh minh hoạ bài đọc.

– GV nhận xét, chốt: Tranh vẽ cảnh con đường làng uốn lượn, xung quanh là cảnh làng quê rất đẹp. Trên đường có hai bạn nhỏ đeo cặp đang tung tăng chạy nhảy, các bạn đang cười đùa rất vui. Đây có lẽ là đường đi học của các bạn nhỏ, khung cảnh rất yên bình. Hai bạn nhỏ đang đi học hoặc đi học về, nhìn các bạn rất vui. Chúng ta cùng đọc bài xem khi đi học, các bạn có những niềm vui gì.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Đọc đúng và rõ ràng bài thơ Đi học vui sao, biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ; nhận biết được các đặc điểm của một bài thơ như khổ thơ, vần,…; bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài thơ qua giọng đọc.

b. Cách thức tiến hành:

– GV đọc cả bài, giọng đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

– GV hướng dẫn đọc:

+ Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai (VD: nắng, trong lành, làn gió, nương lúa, cổ tích, náo nức, nô đùa, vẽ tranh, chín vàng,../).
+ Cách ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2:

Sáng nay/ em đi học
Bình minh/ nắng xôn xao 
Cô dạy múa/ dạy hát
Làm đồ chơi/ khéo tay

– GV mời 2 HS đọc nối tiếp 5 khổ trước lớp. 

– GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, mỗi HS đọc một khổ, đọc lần lượt nối tiếp 1-2 lượt.

– Sau khi làm việc theo cặp, GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Đọc nhẩm toàn bài một lượt.

– GV mời 2 HS đọc nối tiếp 5 khổ trước lớp.  

– GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Đi học vui sao.

b. Cách thức tiến hành: Câu 1.

– GV nêu câu hỏi 1: Bạn nhỏ đi học trong khung cảnh như thế nào?.

– GV yêu cầu HS chuẩn bị câu trả lời, sau đó trao đổi theo cặp để thống nhất câu trả lời.

– GV mời 2 – 3 HS phát biểu ý kiến, các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung. 

– GV nhận xét, chốt đáp án: Bạn nhỏ đi học trong khung cảnh bình minh nắng xôn xao, gió trong lành, mát rượi, gió lướt nhẹ trên má của bạn ấy.

– GV có thể nói rõ thêm: Đó là một khung cảnh đẹp, bình yên, thể hiện cảm xúc rất vui vẻ, hào hứng của bạn nhỏ khi đi học.

– GV đặt câu hỏi liên hệ: Khi em đi học, cảnh vật xung quanh như thế nào?

– GV mời 2 HS trả lời trước lớp.

– GV nhận xét, đánh giá.

Câu 2.

– GV mời 1 HS đọc to câu hỏi 2: Những trang sách bạn nhỏ được học có gì thú vị?.

– GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, chuẩn bị câu trả lời phát biểu trước lớp.

– GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

– GV nhận xét, chốt đáp án: Những trang sách mới rất thom, có lẽ là mùi của giấy, của mực. Trong trang sách có hình ảnh nương lúa, cánh cò dập dờn, có những câu chuyện cổ tích rất hay.

– GV nói thêm: Mỗi khi đọc sách, ngoài việc tiếp nhận những điều hay của nội dung sách, các em có thể cảm nhận sách bằng rất nhiều giác quan. Các em dùng tai nghe tiếng lật giấy, dùng mắt xem tranh, đọc chữ, dùng mũi ngửi mùi giấy, mực, dùng tay sờ vào giấy. Vì thế, mỗi quyển sách đều mang lại rất nhiều điều thú vị cho người đọc, giống như bạn nhỏ trong bài thơ đã cảm nhận.

Câu 3.

– GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3 trước lớp: Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui của các bạn trong giờ ra chơi. 

– GV hướng dẫn HS làm việc nhóm:

+ Đọc kĩ lại bài thơ để tìm khổ thơ nói về giờ ra chơi.

+ Quan sát tranh gợi ý và tìm chi tiết trong khổ thơ nói về niềm vui của các bạn trong giờ ra chơi.

+ Từng bạn phát biểu ý kiến, cả nhóm góp ý. Mỗi nhóm cử 1 bạn trình bày ý kiến trước lớp.

– GV mời đại diện 2 – 3 nhóm phát biểu.     

– GV nhận xét, chốt đáp án: Chi tiết các bạn náo nức nô đùa và túm tụm, say sưa vẽ tranh.

– GV đặt câu hỏi liên hệ: Khi ra chơi, các em thường làm gì? Các em thích làm gì nhất? Em cảm thấy thế nào sau mỗi giờ ra chơi?    

– GV nhận xét, đánh giá.

Câu 4.

– GV đọc câu hỏi 4: Nêu cảm xúc của bạn nhỏ khi tan học.

– GV yêu cầu HS suy nghĩ để chuẩn bị câu trả lời, sau đó trao đổi theo cặp về câu trả lời của mình.

– GV mời 3 – 4 HS phát biểu trước lớp. 

– GV thống nhất câu trả lời: Khi tan học, lòng bạn nhỏ vui xốn xang. Các hành động của bạn cũng thể hiện cảm xúc rất vui như ùa chạy, hát theo nhịp chân bước.

Câu 5.

– GV mời 1 HS đọc câu hỏi 5 trước lớp: Em cảm thấy thế nào khi nghe tiếng trống tan trường?

– GV gợi ý: Em có thể nêu cảm xúc nói chung khi nghe tiếng trống tan trường. (VD: Mỗi khi nghe tiếng trống tan trường, em đều rất vui, giống như bạn nhỏ trong bài thơ), hoặc cảm xúc sau khi kết thúc một buổi học cụ thể (VD: Em không có cảm xúc vui giống bạn nhỏ trong bài thơ. Hôm qua, khi tan trường, em rất buồn. Vì trong giờ ra chơi em và bạn Lan giận nhau),…

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, nêu cảm xúc của mình trong nhóm. GV khuyến khích HS nêu thêm lí do khiến HS có cảm xúc đó. Cả nhóm nhận xét, góp ý.

– GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời trước lớp.

– GV khen ngợi những HS trình bày tốt, rõ ràng, mạch lạc.

Hoạt động 3: Học thuộc lòng

a. Mục tiêu: Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu bài thơ Đi học vui sao.

b. Cách thức tiến hành:

– GV hướng dẫn học thuộc lòng:

+ Làm việc cá nhân: Đọc lại nhiều lần từng khổ thơ trong ba khổ thơ đẩu để học thuộc.

+ Làm việc theo cặp, theo nhóm:

· Đọc nối tiếp (hoặc đọc đồng thanh) từng câu thơ/ từng khổ thơ.

· Câu thơ/ khổ thơ nào chưa thuộc, có thể mở SGK ra để xem lại.

– GV mời một số HS xung phong đọc những khổ thơ mình đã thuộc.

– GV nhận xét, góp ý.
– HS đọc yêu cầu phần Khởi động. 

– HS lắng nghe, thực hiện.  

– Các nhóm trình bày trước lớp, cả lớp lắng nghe, nhận xét.

– HS lắng nghe, nhận xét. 

– HS quan sát tranh và nêu nội dung.      

– HS đọc thầm theo.  

– HS phát âm theo GV.  

– HS đọc ngắt nhịp theo GV.    

– 2 HS đọc bài trước lớp, cả lớp đọc thầm theo. 

– HS lắng nghe, thực hiện. 

– HS lắng nghe, thực hiện. 

– 2 HS đọc nối tiếp 5 khổ trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

– HS lắng nghe.     

– HS đọc thầm câu hỏi. 

– HS lắng nghe, thực hiện. 

– Một số HS phát biểu, cả lớp nghe và nhận xét, bổ sung.

– HS lắng nghe.  

– HS lắng nghe.  

– HS nghe, suy nghĩ để trả lời.

– 2 HS trả lời trước lớp.

– HS lắng nghe. 

– HS đọc câu hỏi 2. 

– HS thực hiện. 

– 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

– HS lắng nghe.   

– HS lắng nghe.        

– HS đọc câu hỏi 3.

– HS lắng nghe, thực hiện. 

– 2 – 3 nhóm phát biểu.

VD: Những chi tiết thể hiện niềm vui của các bạn trong giờ ra chơi: nô nức nô đùa, khi mệt thì túm lại say sưa vẽ tranh.– HS lắng nghe. 

– HS chia sẻ. VD: Khi ra chơi, em thường đọc truyện Doraemon. Em thích được ngồi ở thư viện để đọc truyện. Sau mỗi giờ ra chơi, em cảm thấy tinh thần rất thoải mái.

– HS lắng nghe. 

– HS đọc thầm câu hỏi 4. 

– HS lắng nghe, thực hiện. 

– 3 – 4 HS phát biểu trước lớp. VD: Cảm xúc của bạn nhỏ khi tan học là vui xốn xang.

– HS lắng nghe. 

– HS đọc câu hỏi 5. 

– HS lắng nghe.  

– HS lắng nghe, thực hiện. 

– Đại diện 2 – 3 nhóm trả lời trước lớp.

– HS lắng nghe.  

– HS lắng nghe, thực hiện.   

– HS đọc đoạn thơ mình đã thuộc trước lớp. Cả lớp hỗ trợ (nếu bạn quên).

Tham khảo chi tiết 🍃Ngắm Trăng + Không Đề🍃 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Viết một bình luận