Hoa Học Trò Lớp 4: Nội Dung Tập Đọc + Ý Nghĩa + Soạn Bài

Hoa Học Trò Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Ý Nghĩa, Soạn Bài ✅ Cập Nhật Ý Nghĩa, Bố Cục, Đọc Hiểu, Soạn Bài, Giáo Án Cụ Thể.

Nội Dung Tập Đọc Hoa Học Trò Lớp 4

Hoa phượng là loài hoa gắn liền với những kỷ niệm tuổi học trò, mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp với mỗi người học sinh. Cùng tìm hiểu nội dung bài tập đọc Hoa học trò lớp 4 sau đây để hiểu hơn về loài hoa này nhé!

Hoa học trò

Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm của bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây, báo một tim thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?

Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.

Theo XUÂN DIỆU

Tìm hiểu thêm bài 🌿Sầu Riêng Lớp 4 🌿 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Giới Thiệu Bài Đọc Hoa Học Trò

Giới thiệu thêm một số thông tin về bài đọc Hoa học trò:

  • Bài đọc Hoa học trò được viết bởi thi sĩ Xuân Diệu – một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam
  • Hiện nay bài đọc Hoa học trò đang được in trong SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 44
  • Nội dung: Bài đọc tả về cây phượng. Một vùng trồng toàn cây phượng, mỗi đóa hoa phượng giống như một cô cậu học trò, chỉ là một phần nhỏ của xã hội, nhưng góp lại mang đến vẻ đẹp rực rỡ. Hoa phượng đỏ rực báo hiệu hè đến, vừa buồn vừa vui, gắn liền với tuổi học trò nên được gọi là hoa học trò.

Bố Cục Bài Hoa Học Trò

Bố cục bài Hoa học trò có thể chia bài đọc thành 3 đoạn như sau:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “đậu khít nhau”
  • Đoạn 2: Từ “Nhưng hoa càng đỏ” đến “bất ngờ vậy?”
  • Đoạn 3: Phần còn lại

Đọc hiểu bài thơ ❤️️Chợ Tết Lớp 4 ❤️️Tìm hiểu nội dung, bố cục, ý nghĩa

Hướng Dẫn Tập Đọc Hoa Học Trò

Thohay.vn hướng dẫn bạn đọc cách tập đọc bài Hoa học trò.

  • Đọc trôi chảy toàn bài.
  • Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, suy tư, phù hợp với nội dung là ghi lại những phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian.

Chú thích:

  • Phượng: cây bóng mát có hoa màu đỏ, hoa mọc thành từng chùm, nổi vào mùa hè
  • Phần tử: một bộ phận, một phần trong cái chung
  • Vô tâm: không để ý đến những điều lẽ ra cần để ý
  • Tin thắm: tin vui (thắm: đỏ)

Ý Nghĩa Của Bài Hoa Học Trò

Ý nghĩa bài đọc Hoa học trò: Bài đọc ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng – một loài hoa rất gần gũi và thân thiết với học trò. Thông qua bài đọc giúp các em học sinh hiểu hơn về hoa phượng, biết được lý do tại sao lại gọi hoa phượng là hoa học trò. Bên cạnh đó giúp các em phát huy được khả năng quan sát, tưởng tượng của mình.

Chia sẻ cách đọc hiểu 🌊Bè Xuôi Sông La Lớp 4 🌊 Nội Dung, Ý Nghĩa Bài Thơ

Đọc Hiểu Tác Phẩm Hoa Học Trò

Chia sẻ bộ câu hỏi và đáp án trong phần đọc hiểu tác phẩm Hoa học trò cho các em học sinh cùng tham khảo.

👉Câu 1: Loài cây nào được nhắc tới trong bài văn?  

A. Cây bàng

B. Cây phượng

C. Cây bằng lăng

D. Cây xương rồng

Đáp án đúng: B

👉Câu 2: Vì sao tác giả giả lại gọi phượng là “hoa học trò”?  

A. Vì phượng cũng giống như người học trò, cần mẫn, chăm chỉ, quanh năm tỏa bóng mát cho mọi người.

B. Vì phượng trẻ trung, rực rỡ như những cô cậu học trò tuổi còn trẻ trung.

C. Vì phượng gần gũi, gắn bó tuổi học trò. Theo suốt các cô cậu học trò và đi liền với biết bao kỉ niệm.

D. Vì phượng mang sắc xanh, màu xanh của sự trẻ trung, tươi mới.

Đáp án đúng: C

👉Câu 3: Con điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh nhận định sau: kỉ niệm, nghỉ hè,”hoa học trò”, sân trường, học trò, mùa thi, gần gũi

    “Tác giả gọi phượng là ________bởi vì loài cây này rất gần gũi, quen thuộc với _____. Phượng thường được trồng trên các _____, hoa nở vào _____ của học trò. Thấy màu hoa phượng, ______ nghĩ đến kì thi và những ngày _____. Hoa phượng gắn liền với rất nhiều ________ của học trò và mái trường.”

Đáp án: “hoa học trò”, học trò, sân trường, mùa thi, học trò, nghỉ hè, kỉ niệm,…

👉Câu 4: Phượng báo hiệu điều gì mỗi độ hoa nở?

A. Mùa khai trường

B.Mùa thi

C. Kết thúc năm học

D. Mùa xuân

Đáp án: B, C

👉Câu 5: Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt? Điền vào chổ trống: màu phượng, đỏ rực, nghỉ hè, kết thúc, nở nhanh, cả một vùng, con bướm thắm, Hoa phượng

Hoa phượng ____, đẹp không phải ở một đóa mà cả loạt, _______, cảm một góc trời. Màu sắc như cả ngàn ________ đậu khít nhau. Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui: buồn vì báo hiệu sắp ________ năm học, sắp xa mái trường; vui vì báo hiệu sắp được ______. Hoa phượng ________ đến bất ngờ, ______ mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như đến Tết nhà nhà dán câu đối đỏ.

Đáp án: đỏ rực, cả một vùng, con bướm thắm, kết thúc, nghỉ hè, nở nhanh, màu phượng

👉Câu 6: Chỉ ra những hình ảnh so sánh có trong bài?

A. Những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

B. Lá xanh um, mát rượu, ngon lành như lá me non.

C. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy.

D. Khắp phố phường bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.

Đáp án: A, B, D

👉Câu 7: Ý nghĩa bài văn Hoa học trò?

A. Phượng là loài cây mang vẻ đẹp vô cùng độc đáo, hơn thế nó còn gắn bó và thân thuộc đối với tuổi học trò.

B. Phượng là loài cây vô cùng có ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế nước nhà.

C. Nỗi niềm nhớ nhung bạn bè, mái trường của các cô cậu học trò mỗi độ phượng nở, hè về.

D. Giải thích cơ chế sinh sống của cây phượng.

Đáp án đúng: A

👉Câu 8:  Con hãy nối các từ sau với phần giải thích tương ứng ở bên cạnh?

1. Phượnga. tin vui (thắm: đỏ)
2. Phần tửb. một bộ phận, một phần trong cái chung
3. Vô tâmc. không để ý đến những điều lẽ ra cần để ý
4. Tin thắm  d. cây bóng mát có màu đỏ, hoa mọc thành từng chùm, nở vào mùa hè.

Đáp án:

  • 1 – d
  • 2 – b
  • 3 – c
  • 4 – a

👉Câu 9:  Nối các dòng sau để hoàn thành các chi tiết miêu tả hoa phượng?

1. Hoa phượng nở a. như tết đến nhà nhà đều dán câu đối đỏ
2. Lá phượng b. cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực
3. Hè đến, hoa phượng nở rực khắp phốc. xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non

Đáp án:

  • 1 – b
  • 2 – c
  • 3 – a

👉Câu 10: Hoa phượng thay đổi theo thời gian như thế nào ?

1. Lúc đầua. hoa phượng đậm dần, rồi hòa với ánh mặt trời chói lọi, sáng rực lên
2. Khi có mưab. hoa càng tươi dịu
3. Dần dầnc. hoa phượng có màu đỏ non

Đáp án: 1 – c, 2 – b, 3 –a

Soạn Bài Hoa Học Trò Lớp 4

Gợi ý đáp án giúp các em học sinh soạn bài Hoa học trò lớp 4 nhanh chóng.

👉Câu 1 (trang 44 sgk Tiếng Việt 4): Tại sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò

Đáp án:

Vì hoa phượng gắn với tuổi thơ – tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường với những kỉ niệm sâu sắc. Hoa phượng nở là mùa thi đến, hoa phượng nở báo hiệu kì nghỉ hè sắp đến, kết thúc một năm học. Và cây phượng là loại cây thường trồng nhiều nhất ở các sân trường. Nó gắn với đời của người đi học.

👉Câu 2 (trang 44 sgk Tiếng Việt 4): Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?

Đáp án: Hoa phượng có một vẻ đẹp đặc biệt: đỏ rực, đẹp không phải một đóa mà cả loạt, cả một vùng, cả một góc trời. Màu sắc như hàng ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn, vừa vui. Buồn vì sắp xa mái trường. Vui vì kết thúc một năm học được lên lớp trên, vui vì sắp được nghỉ hè. Màu sắc của hoa phượng rực rỡ mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như đến Tết nhà nhà dán câu đối đỏ.

👉Câu 3 (trang 44 sgk Tiếng Việt 4): Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian?

Đáp án:

  • Xuân Diệu cho biết màu hoa phượng thay đổi theo thời gian: cuối xuân sang hè. Cuối xuân, số hoa phượng tăng, “màu cũng đậm dần”.
  • Khi hè đến rồi “màu phượng mạnh mẽ kêu vang” hòa nhịp với mặt trời chói lọi. Thành phố vào hè, khắp phố phường “bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ”.

Gửi đến bạn đọc bài soạn💚 Ăng-Co Vát 💚 Chi tiết nhất

Giáo Án Hoa Học Trò Lớp 4

Chia sẻ nội dung giáo án Hoa học trò lớp 4 chi tiết cho những bạn đang tìm kiếm.

I. MỤC ĐÍCH

1. Kiến thức

– Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

– Đọc trôi trảy bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

3. Thái độ

– Giáo dục HS biết giữ gìn và bảo vệ hoa phượng – một loài hoa gắn bó với tuổi học trò.

4. Góp phần phát triển năng lực

– Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

– GV:

  • Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện).
  • Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

– HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật

  • Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
  • Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
+ Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
+ Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ tết có điểm gì chung?
– GV nhận xét chung, dẫn vào bài học
– TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Khung cảnh đẹp là: Dải mây trắng đỏ dần; sương hồng lam; sương trắng rỏ đầu cành; núi uốn mình; đồi thoa son …
+ Điểm chung là: Tất cả mọi người đều rất vui vẻ: họ tưng bừng ra chợ tết. Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc.
2. Luyện đọc:(8-10p)
* Mục tiêu: Đọc trôi trảy bài tập đọc, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp của hoa phượng
Cách tiến hành: 
– Gọi 1 HS đọc bài (M3)
– GV lưu ý giọng đọc cho HS: Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, suy tư. Chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ: cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời, muôn ngàn con bướm thắm, xanh um, mát rượi, e ấp, xoè ra …
– GV chốt vị trí các đoạn:- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)
– 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
– Lắng nghe
– Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
–  Bài được chia làm 3 đoạn
(Mỗi chỗ xuống dòng là 1 đoạn)
– Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (đoá, phần tử, xoè ra, nỗi niềm, mát rượi ,…)
– Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)→ Cá nhân (M1)→ Lớp
– Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
– HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
– Các nhóm báo cáo kết quả đọc
–  1 HS đọc cả bài (M4)
3. Tìm hiểu bài:(8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
– GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài
+ Tại sao tác giả gọi hoa phượng là “Hoa học trò”?
(Kết hợp cho HS quan sát tranh).
+ Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
+ Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian?
+ Bài văn giúp em hiểu về điều gì?
– Hãy nêu nội dung chính của bài.
* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.Hs M3+M4 trả lời các câu hỏi nêu nội dung đoạn, bài.
– 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài
– HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
* Vì phượng là loại cây rất gần gũi với học trò. Phượng được trồng trên các sân trường và nở hoa vào mùa thi của học trò …
Hoa phương gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mài trường.
* Vì phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đoá mà cả loạt, cả một vùng, cả một góc trời; màu sắc như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
– Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui: buồn vì sắp hết năm học, sắp xa mái trường, vui vì được nghỉ he.ø
– Hoa phượng nở nhanh bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như tết nhà nhà dán câu đối đỏ.
+ HS đọc đoạn 3.
* Lúc đầu màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu. Dần dần, số hoa tăng, màu cũng đậm dần rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.
– HS có thể trả lời:
* Giúp em hiểu hoa phượng là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với học trò.
* Giúp em hiểu được vẻ đẹp lộng lẫy của hoa phượng.
Nội dungBài văn miêu tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng và nêu ý nghĩa của hoa phượng – hoa học trò, đối với những HS đang ngồi trên ghế nhà trường.
– HS ghi lại nội dung bài
4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)
* Mục tiêu:HS đọc diễn cảm được đoạn 1 của bài, nhấn giọng được các từ ngữ gọi tả vẻ đẹp của hoa phượng
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp
– Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
– Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 1 của bài
– GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động ứng dụng(1 phút)
+ Em học được điều gì cách miêu tả hoa phượng của tác giả?
– Lưu ý HS học hỏi các hình ảnh hay trong miêu tả của tác giả. Giáo dục tình yêu cây cối và ý thức bảo vệ cây.
6. Hoạt động sáng tạo(1 phút)
– HS nêu lại giọng đọc cả bài
– 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 – Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm
+ Luyện đọc diễn cảm trong nhóm
+ Cử đại diện đọc trước lớp
– Bình chọn nhóm đọc hay.
+ Tác giả quan sát rất tỉ mỉ, sử dụng nhiều giác quan, dùng từ ngữ miêu tả và các  biện pháp NT rất đặc sắc
– Tìm hiểu các bài tập đọc, bài thơ khác nói về hoa phượng

2 Mẫu Cảm Nhận Hay Nhất

Sưu tầm các mẫu cảm nhận về bài Hoa học trò hay nhất, các em học sinh và phụ huynh cùng tham khảo nhé!

Mẫu Cảm Nhận Bài Hoa Học Trò Hay – Mẫu 1

Bài Hoa học trò của Xuân Diệu là một bài đọc hay, ý nghĩa, mang đến cho những học sinh như em nhiều cảm xúc thú vị.

Vẻ đẹp của hoa phượng theo Xuân Diệu rất đặc biệt. Vì phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Vẻ đẹp đặc biệt của phượng ở chỗ “mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tàn hoa lém xòe ra, như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau”.

Xuân Diệu đã miêu tả rất tài tình về sự thay đổi của lá phượng. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá phượng mùa xuân rất tươi đẹp. Lá phượng “xanh um”, bóng phượng “mát rượi”; lá phượng đầu xuân gợi cảm giác “ngon lành như lá me non”.

Xuân Diệu rất tinh tế miêu tả sự phát triển lá phượng theo ngày tháng đầu xuân: “Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy”. Màu xanh tươi tốt của lá phượng làm cho lòng cậu học trò “phơi phới làm sao!”.

Xuân Diệu cho biết màu hoa phượng thay đổi theo thời gian: cuối xuân sang hè. Hoa phượng đầu mùa, tác giả gọi là “bình minh của hoa phượng”; sắc phượng lúc ấy là “màu đỏ còn non”, sắc phượng trong mưa “lại càng tươi dịu”.

Cuối xuân, số hoa phượng tăng, “màu cũng đậm dần”. Khi hè đến rồi “màu nhượng mạnh mẽ kêu vang” hòa nhịp với mặt trời chói lọi. Thành phố vào hè, khắp phố phường “bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ”.

Xuân Diệu với tâm hồn thi sĩ tài hoa và đa tình đã miêu tả màu sắc hoa phượng biến đổi theo thời gian một cách tinh tế, gợi cảm.

Vậy tại sao Xuân Diệu lại gọi hoa phượng là hoa học trò? Bởi vì nỗi niềm bông phượng “vừa buồn mà lại vừa vui” khác nào tâm hồn những cô cậu học trò nhiều mơ mộng. Phượng tỏa bóng mát rượi sân trường, gợi lên niềm vui “phơi phới” trong lòng lứa tuổi học trò. Khi các cô cậu học trò chăm lo học hành, vô tâm quên mất màu lá phượng, thì đến một hôm nào đó, các cô cậu ngạc nhiên trông lên, cảm thấy bất ngờ vì hoa nở lúc nào mà chẳng hay.

Phượng sân trường báo cho học trò “một tin thắm”. Mùa hè đến, trong tiếng ve, trong ánh nắng chói chang, hoa phượng rực lên “mạnh mẽ kêu vang”, hoa phượng đem đến bao bâng khuâng cho học trò khi mùa thi đã đến, khi 3 tháng nghỉ hè sắp đến. Đó là lí do mà Xuân Diệu gọi hoa phượng là hoa học trò. Chắc còn có nhiều lí do khác nữa.

Mẫu Cảm Nhận Bài Hoa Học Trò Ngắn Hay – Mẫu 2

Bài đọc Hoa học trò của Xuân Diệu thể hiện tình cảm buồn và nỗi nhớ trường da diết khi phải tạm xa mái trường trong những ngày nghỉ hè của tác giả.

Bài đọc vừa dùng hình thức biểu cảm trực tiếp, vừa dùng hình thức biểu cảm gián tiếp. Tác giả biểu cảm gián tiếp thông qua việc dùng hoa phượng để nói lên nỗi niềm, cảm xúc của con người. Với sự kết hợp khéo léo của hai phương thức biểu đạt trực tiếp và gián tiếp, tác giả đã mang lại cho bài văn biểu cảm tinh tế và vô cùng sâu sắc.  

Tại sao Xuân Diệu gọi hoa phượng là hoa học trò? Nỗi niềm bông phượng “vừa buồn mà lại vừa vui” khác nào tâm hồn những cô cậu học trò nhiều mơ mộng. Hoa phượng càng đỏ, lá lại càng xanh.

Đầu xuân, phượng ra lá xanh um, tỏa bóng mát rượi sân trường, gợi lên niềm vui “phơi phới” trong lòng lứa tuổi học trò. Khi các cô cậu học trò chăm lo học hành, vô tâm quên mất màu lá phượng, thì đến một hôm nào đó, các cô cậu ngạc nhiên trông lên, cảm thấy bất ngờ vì hoa nở lúc nào mà chẳng hay. Phượng sân trường báo cho học trò “một tin thắm”.

Mùa hè đến, trong tiếng ve, trong ánh nắng chói chang, hoa phượng rực lên “mạnh mẽ kêu vang”, hoa phượng đem đến bao bâng khuâng cho học trò khi mùa thi đã đến, khi 3 tháng nghỉ hè sắp đến.

Bài đọc Hoa học trò thật nhẹ nhàng nhưng cũng thật tinh tế dưới góc nhìn của thi sĩ Xuân Diệu, qua đó giúp chúng ta càng yêu hơn loài hoa xinh đẹp này.

Đừng nên bỏ qua tác phẩm🌛Ngắm Trăng + Không Đề Lớp 4 🌛 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Viết một bình luận