Bè Xuôi Sông La Lớp 4 [Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài + Cảm Thụ]

Bè Xuôi Sông La Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Thụ ✅Đừng Bỏ Qua Những Chia Sẻ Bổ Ích Về Bố Cục, Ý Nghĩa, Giáo Án, Soạn Bài.

Nội Dung Bài Thơ Bè Xuôi Sông La Lớp 4

Bài thơ Bè xuôi sông La trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 là một trong những bài thơ hay, nổi bật của tác giả Vũ Duy Thông. Cùng tìm hiểu chi tiết về nội dung bài thơ ngay sau đây nhé!

Bè xuôi sông La
Tác giả: Vũ Duy Thông

Bè ta xuôi sông La
Dẻ cau cùng táu mật
Muồng đen và trai đất
Lát chun rồi lát hoa

Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi

Bè đi chiều thầm thì
Gỗ lượn đàn thong thả
Như bầy trâu lim dim
Đắm mình trong êm ả
Sóng long lanh vẩy cá
Chim hót trên bờ đê

Ta nằm nghe nằm nghe
Giữa bốn bề ngây ngất
Mùi vôi xây rất say
Mùi lán cưa ngọt mát
Trong đạn bom đổ nát
Bừng tươi nụ ngói hồng
Đồng vàng hoe lúa trổ
Khói nở xoà như bông

Khám phá văn bản 💚 Ăng-Co Vát 💚 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Giới Thiệu Bài Thơ Bè Xuôi Sông La

Xem ngay các thông tin giới thiệu về bài thơ Bè xuôi sông La mà Thohay.vn tổng hợp được sau đây nhé!

  • Bài thơ Bè xuôi sông La của tác giả Vũ Duy Thông được viết trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, thời điểm đó nhà thơ Vũ Duy Thông là phóng viên Thông tấn xã tại Việt Nam thường trú tại Hà Tĩnh. 
  • Bài thơ đạt giải Ba cuộc thi thơ của tuần Báo Văn nghệ năm 1969 và được chọn in vào sách giáo khoa. Hiện bài thơ này được in trong SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 26
  • Nội dung chính: Bài thơ miêu tả cảnh đẹp ở đôi bờ sông La. Nước sông trong, có bờ tre xanh mát. Bè kéo gỗ trên sông, con người xây dựng cuộc sống mới. Từ sự đổ nát sau chiến tranh, con người Việt Nam xây dựng lại đất nước tươi đẹp.

Bố Cục Bài Thơ Bè Xuôi Sông La

Bố cục bài thơ Bè xuối sông La có thể được chia thành 2 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “trên bờ đê”: Cảnh vật dòng sông La khi xuôi bè dọc theo dòng sông
  • Đoạn 2: Phần còn lại: nói về tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xâu dựng đất nước

Tìm hiểu chi tiết truyện 🌸Con Vịt Xấu Xí 🌸Nội Dung, Ý Nghĩa, Tóm Tắt

Hướng Dẫn Tập Đọc Bè Xuôi Sông La

Thohay.vn hướng dẫn tập đọc bài Bè xuôi sông La cho các em cùng tham khảo.

  • Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ.
  • Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: muồng đen, trong veo, mươn mướt, thong thả, lim dim , long lanh,…
  • Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, trìu mến, phù hợp với nội dung miêu tả cảnh đẹp thanh bình, êm ả của dòng sông La, với tâm trạng của người đi bè say mê ngắm cảnh và mơ ước về tương lai.

Từ khó

  • Sông La: con sông thuộc tỉnh Hà Tĩnh
  • Dẻ cau, táu mật, muồng đen, trai đất, lát chun, lát hoa: tên các loại gỗ quý

Ý Nghĩa Bài Thơ Bè Xuôi Sông La

Ý nghĩa bài thơ Bè xuôi sông La: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước, bất chấp bom đạn kẻ thù.

Khám phá thêm bài 🌸Đôi Cánh Của Ngựa Trắng Lớp 4 🌸 Nội Dung Kể Chuyện, Ý Nghĩa

Đọc Hiểu Tác Phẩm Bè Xuôi Sông La

Cùng tham khảo phần gợi ý đọc hiểu Bè xuôi sông La sau đây để hiểu rõ hơn về bài thơ.

👉Câu 1. Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của con sông nào?

A. Sông Cầu

B. Sông Hậu

C. Sông La

D. Sông Lô

👉Câu 2. Tác giả miêu tả con sông La như thế nào?

A. Hiền hòa, đỏ nặng phù sa.

B. Giận dữ và đục ngầu.

C. Đẹp và thơ mộng.

D. Lộng lẫy và kiêu sa.

👉Câu 3. Chiếc bè gỗ xuôi sông La được ví với cái gì?

A. Bầy trâu

B. Đôi hàng mi

C. Đàn chim

D. Cái lược

👉Câu 4. Cách so sánh bè gỗ như bầy trâu có gì hay?

A. Khiến hình ảnh thơ trở nên thô và sai lệch.

B. Khiến hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa sinh động.

C. Khiến hình ảnh thơ vừa trìu tượng vừa rườm rà.

D. Khiến gợi hình ảnh con trâu xấu xí

👉Câu 5. Câu thơ “Trong đạn bom đổ nát / Bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên điều gì?

A. Trải qua chiến tranh, đau thương, đổ nát, chỉ còn lại vài mảnh ngói, nếp nhà.

B. Trải qua chiến tranh, con người vẫn đứng dậy xây dựng quê hương giàu đẹp.

C. Trải qua chiến tranh, đau thương, đổ nát, vẫn tìm thấy ánh sáng của sự sống.

D. Tất cả các ý trên

👉Câu 6.

“Trong đạn bom đổ nát
Bừng tươi nụ ngói hồng
Đồng vàng hoa lúa trổ
Khói nở xòa như bông.”

Đoạn thơ trên nói lên điều gì về con người để dựng xây đất nước sau chiến tranh?

A. Con người vui vẻ, hòa đồng và mến khách.

B. Con người đầy trí tuệ, tài năng và giàu nghị lực.

C. Con người năng động, giàu khát vọng vươn lên.

D. Con người đầy sức khỏe

👉Câu 7. Nội dung của bài Bè xuôi sông La là gì?

A. Ca ngợi con người sông La tài năng, sức mạnh và nghị lực góp phần dựng xây đất nước.

B. Ca ngợi vẻ đẹp con sông và người sông La giàu trí tuệ, nghị lực, góp phần dựng xây đất nước.

C. Ca ngợi vẻ đẹp của con sông La.

D. Ca ngợi sự giàu đẹp của quê hương: vừa thơ mộng hữu tình vừa giàu tài nguyên thiên nhiên.

👉Câu 8. Thông tin trong dòng nào dưới đây không đúng về bài thơ?

A. Sông La còn có tên gọi khác là sông Hồng.

B. Con sông La nằm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

C. Bài thơ do Vũ Duy Thông sáng tác.

D. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp con sông và con người sông La.

Đáp án:

Câu12345678
Đáp ánCBABDCBA

Soạn Bài Bè Xuôi Sông La Lớp 4

Mời các em học sinh cùng phụ huynh tham khảo ngay nội dung soạn bài Bè xuôi sông La lớp 4 được trình bày đầy đủ, dễ hiểu dưới đây.

👉Câu 1 trang 27 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Sông La đẹp như thế nào?

Đáp án: Sông La rất đẹp và rất thơ mộng: Nước trong veo như ánh mắt. Hai bờ hàng me xanh mướt như đôi hàng mi, sóng nước được nắng chiếu long lanh như vảy cá. Trên bờ tiếng chim hót rộn vang.

👉Câu 2 trang 27 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Chiếc bè gỗ được ví với cái gì? Cách nói ấy có gì hay?

Đáp án: Chiếc bè gỗ được ví với đàn trâu đằm mình lim dim mắt, thong thả trôi êm đềm trên dòng sông: “Bè đi chiều thầm thì; Gỗ lượn đàn thong thả; Như bầy trâu lim dim; Đằm mình trong êm ả”. Cách nói theo lối so sánh như thế làm hiện lên cánh bè gỗ trôi trên sông vừa cụ thể vừa sinh động.

👉Câu 3 trang 27 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xông mùi lán cưa và những mái ngói hồng?

Đáp án: Vì tác giả nghĩ đến ngày mai những chiếc bè gỗ chở về xuôi sẽ góp phần xây dựng quê hương làm cho quê hương ngày một đổi mới tươi đẹp hơn sau chiến tranh.

👉Câu 4 trang 27 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Hình ảnh “Trong đạn bom đổ nát; Bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên điều gì?

Đáp án: Nói lên sức sống mãnh liệt của nhân dân ta. Trong chiến tranh, bom đạn của địch đổ xuống phá hoại nhà cửa, xóm làng của chúng ta. Chúng ta vẫn không sợ chúng, vẫn anh dũng đánh trả những đòn chí tử và khi ta đã hoàn toàn chiến thắng, ta lại xây dựng lại cửa nhà khang trang to đẹp hơn.

Tìm hiểu bài đọc 🌿 Đường Đi Sa Pa 🌿 Hướng dẫn tập đọc, soạn bài

Giáo Án Bè Xuôi Sông La Lớp 4

Ngay dưới đây là nội dung giáo án bài Bè xuôi sông La, xem ngay đừng bỏ lỡ nhé!

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

– Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

2. Kĩ năng

– Đọc trôi trảy, rành mạch bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Học thuộc lòng bài thơ

3. Thái độ

– Yêu quý cảnh vật và con người Việt Nam

4. Góp phần phát triển các năng lực

– NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

BVMT:Qua câu hỏi 1 HS cảm nhận được vẽ đẹp của thiên nhiên đất nước, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên, có ý thức BVMT.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

  • GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to), Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
  • HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật

  • Phương pháp: Quan sát, hỏi – đáp, đóng vai.
  • Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)
+ Đọc bài: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
+ Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có những đóng góp gì cho kháng chiến?
– GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài
– TBHT điều khiển các bạn chơi trò chơi Hộp quà bí mật
+ 1 HS đọc
+ Ông đã nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cho kháng chiến…
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch bài tập đọc, giọng đọc tha thiết, tình cảm
Cách tiến hành: 
– Gọi 1 HS đọc bài (M3)
– GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng tha thiết, tình cảm
– GV chốt vị trí các đoạn
– Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)
– Giới thiệu thêm một số loại gỗ quý khác: lim, gụ, trầm hương
– 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
– Lắng nghe
– Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn
– Bài chia làm 3 đoạn.
(Mỗi khổ thơ là 1 đoạn)
– Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (dẻ cau, táu mật, muồng đen, chai đất, lát chun, lát hoa, mươn mướt, lán cưa, …)
– Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)→ Cá nhân (M1)→ Lớp
– Giải nghĩa các từ: đọc chú giải
– HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển
– Các nhóm báo cáo kết quả đọc
–  1 HS đọc cả bài (M4)
3. Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
– Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.
+ Sông La đẹp như thế nào?
* GDBVMT: Sông La và nhiều con sông khác trên đất nước ta đều rất đẹp và trong lành, chúng ta cần làm gì để bảo vệ và giữ gìn những dòng sông ấy?
+ Chiếc bè gỗ được quý với cái gì? Cách nói ấy có gì hay?
+ Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng?
+ Hình ảnh “Trong bom đạn đổ nát, bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên điều gì?
+ Ý nghĩa của bài thơ?
* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài. 
– 1 HS đọc
– HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi – TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét
+ Nước sông La trong veo như ánh mắt, hai bên bờ hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi, những gợn óng được nắng chiếu long lanh như vẩy cá. Người đi bè nghe thấy được cả tiếng chim hót trên bờ đê.
– HS nêu: Không xả rác, đổ nước thải chưa qua xử lý xuống sông…
+ Chiếc bè gỗ được ví với đàn trâu đắm mình thong thả trôi theo dòng sông. Bè đi chiều thầm thì gỗ lượn đàn thong thả. Như bầy trâu lim dim đắm mình trong êm ả. Cách so sánh như thế làm cho cảnh bè gỗ trôi trên sông hiện lên rất cụ thể, sống động.
+ Vì tác giả mơ tưởng đến ngày mai: những chiếc bè gỗ được chở về suối sẽ góp phần vào công cuộc xây dựng lại quê hương đang bị chiến tranh tàn phá.
+ Nói lên tài trí, sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nước bất chấp bom đạn kẻ thù.
Ý nghĩaBài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương
– HS ghi nội dung bài vào vở
3. Luyện đọc diễn cảm – Học thuộc lòng (8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diễn một đoạn của bài. Học thuộc lòng bài thơ
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp
– Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, nêu giọng đọc toàn bài
– Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2 của bài
– Lưu ý nhấn giọng các từ ngữ: trong veo, im mát, mươn mướt, thầm thì, lim dim, êm ả, long lanh
– Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ tại lớp
– GV nhận xét chung
4. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
– Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ
– Giáo dục tình yêu với con người, cảnh đẹp VN
5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
– 1 HS nêu lại
– 1 HS đọc toàn bài
– Nhóm trưởng điều khiển:
+ Đọc diễn cảm  trong nhóm
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp
– Lớp nhận xét, bình chọn.
– HS học thuộc lòng và thi học thuộc lòng
– Hãy chọn hình ảnh mình thích nhất về dòng sông La và bình về hình ảnh đó.

2 Mẫu Cảm Thụ Bài Bè Xuôi Sông La Hay Nhất

Gửi thêm cho bạn đọc một số mẫu cảm thụ bài Bè xuôi sông La hay nhất.

Mẫu Cảm Thụ Bài Bè Xuôi Sông La Hay – Mẫu 1

Vũ Duy Thông viết bài thơ “Bờ xuôi sông La” vào năm 1967 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta đang diễn ra vô cùng sôi sục và ác liệt. Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn, gợi tả vẻ đẹp hữu tình, thơ mộng của dòng sông La, và nói lên niềm tin tưởng lạc quan về một ngày mai kiến thiết đất nước trong hòa bình.

Khổ thơ đầu gợi tả những bè gỗ quý từ nguồn sâu rừng xa trên dãy Trường Sơn nối đuôi nhau xuôi dòng sông La. Có biết bao thứ gỗ quý, nguồn lâm sản của núi rừng quê hương: dẻ cau, táu mật, muồng đen, trai đất, lát chun, lát hoa. Các từ: “cùng”, “và”, “rồi” gợi lên hình ảnh những bè gỗ quý nối đuôi nhau xuôi dòng sông, kéo dài mãi ra tưởng như vô tận, không thể nào đếm hết, càng ngắm càng thích thú say mê:

“Bè ta xuôi sông La
Dẻ cau cùng táu mật
Muồng đen và trái đất
Lát chun rồi lát hoa” 

Hai chữ “bè ta” biểu lộ tất cả niềm tự hào của nhà thơ. Câu thơ “Sông La ơi sông La” như một tiếng reo cất lên, dào dạt niềm thiết tha sung sướng trước cảnh sắc xinh đẹp, nên thơ của dòng sông quê hương.

Sông La là một chi lưu của dòng sông Ngàn Trươi từ Trường Sơn chảy qua huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, rồi nháp lưu với dòng sông Lam mà đổ về Cửa Hội. Sông La rất đẹp, một vẻ đẹp êm đềm thơ mộng, nhất là những buổi chiều xuân, chiều thu.

Nước sông “trong veo” đôi bờ sông là những hàng tre xanh biếc tỏa bóng mát . Tác giả đã lấy “tính mát” (thiếu nữ) để so sánh với nước sông trong veo, lấy “hàng mi” (giai nhân) để ví với bờ tre, lá tre xanh “im mát” đôi bờ sông.

“Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi”

Người đọc xúc động nhớ tới 2 câu thơ của Tế Hanh trong bài thơ “Nhớ con sông quê hương”:

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre…”.

Trời về chiều, sông La càng trở nên đáng yêu. Gương sông phản chiếu ánh tà dương mà trở nên long lanh. Gió thổi nhẹ, mặt sông gợn sóng lăn tăn như “vảy cá”. Trên bờ đê, tiếng chim hót ríu ran:

“Sóng long lanh vảy cá
Chim hót trên bờ đê”.

Ẩn dụ “vảy cá” nói về con sóng lăn tăn, một nét vẽ khá tài hoa. Vần thơ lấy ánh sáng và âm thanh đồng quê như dẫn người đọc trôi về cõi mộng.

Những bè gỗ được nhà thơ cảm nhận đầy chất thơ. Bè gỗ được nhân hóa:

Bè đi chiều thầm thì”. Những bè gỗ như “đàn” (cá) lượn “thong thả”, như “bầy trâu” đang “lim dim” cặp mắt tắm mát trên dòng nước “trong veo”. Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ và so sánh được tác giả vận dụng sáng tạo để viết nên những câu thơ đầy hình tượng gợi cảm:

“Bè đi chiều thầm thì
Gỗ lượn đàn thong thả
Như bầy trâu lim dim
Đắm mình trong êm ả”

Các từ láy: “thầm thì”, “thong thả”, “lim dim”, “êm ả” dùng rất đắt, có giá trị đặc tả một buổi chiều êm ả, thơ mộng, thanh bình của dòng sông La.

Đoạn cuối bài thơ nói lên những suy nghĩ, niềm tin tưởng lạc quan về một ngày mai kiến thiết quê hương đất nước trong hòa bình. Các điệp ngữ: “nằm nghe, nằm nghe”, các từ ngữ: “ngây ngất”, “rất hay”, “ngọt mát” gợi tả bao cảm giác dào dạt đang đâng lên trong lòng nhà thơ:

“Ta nằm nghe, nằm nghe
Giữa bốn bề ngây ngất
Mùi vôi xây rất say
Mùi lán cưa ngọt mát”

Các hình ảnh ẩn dụ: “nụ ngói hồng”, “hoa lúa trổ”, “khói nở xòa như bông” hiện lên trong cảnh “đạn bom đổ nát” gợi tả cảnh tái thiết đất nước trong một ngày mai thắng trận. Tinh thần lạc quan tin tưởng sáng bừng vần thơ:

“Trong đạn bom đổ nát
Bừng tươi nụ ngói hồng
Đồng vàng hoa lúa trổ
Khói nở xòa như bông…”

Hiện thực đất nước tưng bừng tráng lệ hôm nay cho ta cảm được cái hay cái đẹp khổ cuối bài thơ này.

“Bè xuôi sông La” là một bài thơ hay. Giọng thơ nhẹ nhàng, trìu mến thiết tha. Ngôn ngữ thơ, hình tượng thơ rất đẹp, gợi lên vẻ đẹp mặn mà đáng yêu của dòng sông La và những bè gỗ quý xuôi dòng. Ý tưởng bài thơ sâu sắc, nó đem đến cho người đọc một niềm tin ngời sáng, như Bác Hồ đã dặn trước lúc Người đi xa:

“Còn non, còn nước, còn người,
Thắng giặc Mĩ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”.

Mẫu Cảm Thụ Bài Bè Xuôi Sông La Chọn Lọc – Mẫu 2

Nhà thơ Vũ Duy Thông sinh ngày 26 tháng 2 năm 1944; nguyên quán: Tự Lập, Mê Linh, Vĩnh Phúc; từng là phóng viên mặt trận, làm báo nhiều năm. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Tiến sĩ Mĩ học, hiện công tác tại Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương.

Bài thơ Bè xuôi sông La được hình thành sau chuyến đi thực tế, khi ấy Vũ Duy Thông là một nhà báo trẻ được cử làm phóng viên thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Hà Tĩnh năm 1968.

Sông La nước trong xanh, hiền hòa quanh năm, hai bên sông là xóm làng trù phú, yên bình… đó cũng là khung cảnh chất chứa nhiều sức gợi để khi viết, tác giả trào dâng cảm xúc:

Bè ta xuôi sông La
Dẻ cau cùng táu mật
Muồng đen và trai đất
Lát chun rồi lát hoa…”.

Không biết có phải vì tác giả đã cùng những bè gỗ ấy xuôi dòng trong tâm trạng dạt dào cảm xúc mà lời thơ ở đây được cất lên như lời hát với âm vực rộng mở, phóng túng, mênh mang đến thế! Câu thơ đầu có hình thức như là một câu thông báo, nhưng lại được sắp xếp bằng một chuỗi ngôn ngữ mang tính biểu cảm: Bè ta xuôi sông La.

Bắt đầu từ một điểm xuất phát: “Bè” rồi ý thơ như cũng “dời chỗ” trôi theo, cùng những lâm sản quí. Có cảm giác các loại gỗ được ken lại với nhau qua các từ nối “cùng”, “và”, “rồi” kết thành bè – để bắt
đầu một hành trình hối hả về xuôi. Hãy cùng hành trình với dòng sông:

Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi”.

Câu mở đầu khổ thơ thứ hai có dáng dấp một tiếng gọi thiết tha, đồng thời cũng có dáng dấp một lời hát trữ tình trước dòng sông thật đẹp: “Sông La ơi sông La”. Đây là câu thơ có tính chất “bắc cầu” cho việc chuyển giọng của bài thơ. Đang giọng kể ở khổ thơ trước, đến đây lời thơ bỗng chuyển sang giọng miêu tả một cách trìu mến.

Nhìn ra dòng sông “trong veo như ánh mắt” không khó, nhưng nhận ra ánh mắt ấy trong mối liên hệ với “hàng mi” mới đòi hỏi sự xuất hiện đúng lúc của hồn thơ. Một khoảnh khắc lãng mạn hiếm có trong những năm tháng mà bom đạn của không quân Mĩ đang ngày đêm cày xới miền Trung. Đó cũng là phút giây bâng khuâng, xúc cảm trào dâng của tác giả giữa một vùng đất, vùng trời tươi đẹp.

Bè đi chiều thầm thì
Gỗ lượn đàn thong thả”

Hình ảnh những chiếc bè trên sông vừa được ẩn dụ trong chữ “gỗ”, vừa được nhân hóa trong chữ “lượn” thật khéo léo, tài tình. Lòng như bỗng xôn xao, tở mở cùng những bè gỗ nối nhau mềm mại uốn lượn trên sông, vẻ đẹp trữ tình của chiều sông La.

Theo Bè xuôi sông La, sẽ hiển hiện ảnh hình và sáng tươi đường nét những miền quê yêu mến. Dường như trong mắt nhìn và ý nghĩ ngỡ ngàng của tác giả càng trào dâng xúc cảm và bời bời những hình dung cảnh tượng khi bè cập bến.

Gỗ sẽ về với những công trình xây dựng, gỗ sẽ về với xưởng mây công trường – gỗ nối những nhịp đời, góp phần hàn gắn những vết thương chiến tranh trên đất nước. Trong cảm giác như say, như mơ ấy, người chở bè cũng như tác giả bài thơ như ngây ngất với những ảnh hình do trí tưởng tượng sáng tạo nên:

“Trong đạn bom đổ nát
Bừng tươi nụ ngói hồng
Đồng vàng hoa lúa trổ
Khói nở xòa như bông”

Đó là những hình ảnh tươi tắn, rực rỡ sắc màu của một niềm mơ ước, hình ảnh giàu chất suy tưởng về sức sống mãnh liệt của con người và dân tộc Việt Nam.

Ta nằm nghe, nằm nghe
Giữa bốn bề ngây ngất…

Hai chữ “nằm nghe” được điệp lại diễn tả niềm hào sảng, say mê chừng không dứt. Người đọc như cũng được cái cảm giác lâng lâng xúc động tỏa sáng, như cũng được bay cùng những hình dung về phía miền quê “bừng tươi nụ ngói hồng” thấm đẫm niềm tin và hi vọng giữa những năm tháng oanh liệt khi xưa.

Đọc Bè xuôi sông La, còn có cảm giác được tắm mình trong tưởng tượng trữ tình mươn mướt của cảnh sắc sông La, được khỏe khoắn và lớn dậy trong hồn một tình yêu quê hương đất nước.

Chia sẻ cách đọc hiểu bài 🌿Con Chuồn Chuồn Nước Lớp 4 🌿 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Viết một bình luận