Chị Em Tôi Lớp 4: Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Nội Dung Tập Đọc Chị Em Tôi Lớp 4, Soạn Bài, Giáo Án. Hướng Dẫn Cách Kể Chuyện, Cách Soạn Bài, Soạn Giáo Án, Đọc Hiểu.

Giới Thiệu Bài Chị Em Tôi Lớp 4

Bài “Chị em tôi” là một câu chuyện trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 trang 59, kể về hai chị em và những bài học quý giá về lòng trung thực và sự tỉnh ngộ.

Nội dung chính của câu chuyện:

  1. Câu chuyện về hai chị em: Người chị thường nói dối bố là đi học nhóm, nhưng thực ra là đi xem chiếu bóng. Một lần, người em cố tình rủ bạn vào rạp chiếu bóng để khiến chị tỉnh ngộ. Khi người chị phát hiện ra, cô rất giận dữ và mắng em mình.
  2. Sự tỉnh ngộ: Người em bình tĩnh giải thích rằng cô cũng chỉ làm giống như chị mình, khiến người chị nhận ra lỗi lầm của mình. Từ đó, người chị không bao giờ nói dối bố nữa/

Ý nghĩa của câu chuyện:

  • Giáo dục về lòng trung thực: Câu chuyện khuyên học sinh không nên nói dối, vì nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin và sự tôn trọng của mọi người.
  • Tình cảm gia đình: Câu chuyện cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo ban và giúp đỡ lẫn nhau trong gia đình.

Bài học rút ra:

  • Không nên nói dối: Nói dối có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn và làm mất lòng tin của người khác.
  • Tỉnh ngộ và sửa sai: Khi nhận ra lỗi lầm, chúng ta cần phải tỉnh ngộ và sửa sai để trở thành người tốt hơn

Tham khảo trọn bộ bài: Trống Đồng Đông Sơn Lớp 4

Nội Dung Bài Tập Đọc Chị Em Tôi Lớp 4

Nội dung bài tập đọc Chị em tôi lớp 4 sẽ mang đến cho các em học sinh bài học ý nghĩa. Cùng đọc ngay sau đây nhé!

Chị em tôi

Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa:

– Thưa ba, con xin phép đi học nhóm.

   Ba tôi mỉm cười:

– Ờ, nhớ về sớm nghe con!

   Không biết đây là lần thứ bao nhiêu tôi đã nói dối ba. Mỗi lần nói dối tôi đều ân hận nhưng rồi lại tặc lưỡi cho qua.

   Cho đến một hôm, vừa yên vị trong rạp chiếu bóng, tôi chợt thấy em gái mình lướt qua cùng một đứa bạn. Từ ngạc nhiên, tôi chuyển sang giận giữ và mặc lời năn nỉ của bạn, tôi bỏ về. 

   Hai chị em về đến nhà, tôi mắng em gái dám nói dối ba bỏ học đi chơi, không chịu khó học hành. Nhưng đáp lại sự giận dữ của tôi, nó chỉ thủng thẳng:

– Em đi tập văn nghệ.

– Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à?

   Nó cười, giả bộ ngây thơ:

– Ủa, chị cũng ở đó sao? Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà!

   Tôi sững sờ, đứng im như phỗng. Ngước nhìn ba, tôi đợi trận cuồng phong. Nhưng ba tôi chỉ buồn rầu bảo:

– Các con ráng bảo ban nhau mà học cho nên người.

   Từ đó, tôi không bao giờ dám nói dối ba đi chơi nữa. Thỉnh thoảng, hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại chuyện nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ.

(Theo Liên Hương)

Chia sẻ thêm bài đọc ❤️️Người Viết Truyện Thật Thà Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Chính Tả, Soạn Bài

Bố Cục Bài Đọc Chị Em Tôi

Bố cục bài đọc Chị em tôi có thể chia thành 3 đoạn như sau:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “tặc lưỡi cho qua
  • Đoạn 2: Tiếp theo đến “cho nên người
  • Đoạn 3: Phần còn lại

Đọc hiểu bài thơ ❤️️Cháu Nghe Câu Chuyện Của Bà Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ

Hướng Dẫn Tập Đọc Chị Em Tôi

Thohay.vn hướng dẫn các em tập đọc bài Chị em tôi như sau:

  • Đọc lưu loát cả bài.
  • Chú ý đọc đúng các từ ngữ dễ mắc lỗi phát âm.
  • Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh, phù hợp với việc thể hiện tính cách, cảm xúc của các nhân vật.

Chú thích:

  • Tặc lưỡi: bật lưỡi thành tiếng để tỏ ý bỏ qua, dù còn phân vân, áy náy.
  • Yên vị: ngồi yên vào chỗ
  • Giả bộ: giả vờ
  • Im như ngỗng: không động cựa hoặc nói năng gì, như một bức tượng.
  • Cuồng phong: gió to, bão. Nghĩa trong bài: cơn giận
  • Ráng (tiếng Nam Bộ): cố gắng

Soạn bài: Tiếng Cười Là Liều Thuốc Bổ Lớp 4

Ý Nghĩa Bài Chị Em Tôi

Ý nghĩa bài Chị em tôi: Qua câu chuyện, tác giả muốn nhắn gửi đến chúng ta một bài học vô cùng quý giá, đó là không được nói dối. Nói dối là một tính xấu. Vì nó làm mất lòng tin, sự kính trọng, sự yêu thương mà mọi người dành cho mình. Hơn nữa, nó còn khiến nhiều người buồn rầu.

Chia sẻ câu chuyện 🔰Gà Trống Và Cáo Lớp 4 🔰Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa

Đọc Hiểu Tác Phẩm Chị Em Tôi

Gợi ý cách trả lời câu hỏi phần đọc hiểu tác phẩm Chị em tôi:

👉Câu 1: Cô chị xin phép ba đi đâu?

A. Xin phép ba đi tới rạp chiếu bóng xem phim

B. Xin phép ba đi tập văn nghệ với các bạn

C. Xin phép ba đi học nhóm

D. Xin phép ba đi họp cán bộ lớp

Đáp án đúng: C

👉Câu 2: Cô chị xin phép ba như vậy, nhưng thực chất có phải đi học nhóm không? Nếu không  phải thì cô chị đã đi đâu?

A. Đúng là cô chị đã đi học nhóm với các bạn

B. Không phải đi học nhóm, thực chất là cô chị đã cùng các bạn tới thăm cô giáo chủ nhiệm đang bị ốm của mình

C. Không phải đi học nhóm, thực chất là cô chị đã cùng các bạn đi chơi, xem phim,…

D. Không phải đi học nhóm, thực chất thì cô chị tới trường để tham gia hoạt động văn nghệ nhưng muốn giấu ba

Đáp án đúng: C

👉Câu 3: Vì sao mỗi lần nói dối cô chị lại cảm thấy ân hận?

A.  Vì là chị cả mà cô lại không làm gương cho em

B. Vì cô không đưa ra được lí do nào mới mẻ hơn để nói dối ba

C. Vì cô thương ba, biết mình đã phụ lòng tin của ba nhưng vẫn tặc lưỡi vì đã quen nói dối

D. Vì cô lo sợ một ngày bị phát hiện sẽ bị ba mắng và trách phạt

Đáp án đúng: C

👉Câu 4: Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?

A.Cô em bắt chước chị, cũng nói dối ba là đi học nhóm rồi tới rạp chiếu bóng. Cố tình đi lướt qua để chị nhìn thấy, để chị tức giận bỏ về.

B.Cô em mách với ba là cô chị nói dối để ba xử lí cô chị

C. Về nhà bị chị mắng vì nói dối, cô em bình tĩnh, thông minh làm cô chị cũng bị lộ tẩy là nói dối để chị cảm thấy cần phải xét lại bản thân mình vì nói dối mà khiến em học theo mình

D. Cô em nói chuyện nghiêm túc với chị, để cô chị thấy xấu hổ mà thay đổi

Đáp án đúng: A, C

👉Câu 5: Vì sao cách làm của cô em giúp được cô chị tỉnh ngộ?

Cách làm của cô em giúp được cô chị tỉnh ngộ vì cô chị rất sợ ba, sợ rằng ba phát hiện lần sau sẽ không thể đi chơi như thế nữa.

Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án đúng: B

👉Câu 6: Vì sao cô chị lại có thể nói dối nhiều lần như vậy?

Cô chị đã nói dối ba rất nhiều lần, nhiều đến nỗi không biết là lần thứ bao nhiêu. Có thể nói dối nhiều lần như vậy mà không bị phát hiện là vì ba vẫn còn tin tưởng cô chị.

Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án đúng: A

👉Câu 7: Sau lần đó cô chị đã thay đổi như thế nào?

A. Cô chị cố gắng tìm lí do hợp lí hơn mỗi lần nói dối ba để đi chơi

B. Cô chị không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa. Cô cười mỗi khi nhớ lại câu chuyện cô em rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức mình, làm mình tỉnh ngộ.

C. Cô chị mỗi lần muốn đi chơi vẫn sẽ nói dối ba, nhưng sẽ rủ cô em đi cùng để không bị cô em mách ba nữa.

D. Cô chị không bao giờ ra ngoài chơi với bạn nữa.Đi học xong là sẽ về thẳng nhà. Cô quyết định làm như vậy để tự kiểm điểm lại hành vi của mình

Đáp án đúng: B

👉Câu 8: Con có nhận xét gì về tính cách của cô chị và cô em trong truyện?

A. Cô chị mạnh mẽ, quyết đoán; cô em ngoan ngoãn, nhân hậu

B. Cô chị lười học, ham chơi; cô em ngoan ngoãn, chăm chỉ

C. Cô chị biết hối lỗi, biết nghe lời; cô em thông minh, biết giúp chị tỉnh ngộ

D. Cô chị nhân hậu, dịu dàng; cô em ngoan ngoãn, đáng yêu

Đáp án đúng: C

👉Câu 9: Theo con, câu chuyện muốn gửi gắm điều gì?

A. Anh chị nên gương mẫu để làm tấm gương sáng cho các em noi theo

B. Nên sống nhân hậu và yêu thương những người xung quanh mình

C. Nói dối là một tính xấu, làm mất lòng tin của người xung quanh vào bản thân mình

D. Con người nên sống có tình thương, yêu thương động vật xung quanh mình

Đáp án đúng: A, C

👉Câu 10: Ý nghĩa của câu chuyện Chị em tôi?

A. Câu chuyện là lời khuyên học sinh nên biết sống tiết kiệm, không nên mải chơi, tốn kém tiền bạc của bố mẹ.

B. Câu chuyện là lời khuyên học sinh không được nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, sự tôn trọng của mọi người đối với mình.

C. Câu chuyện là lời khuyên học sinh nên sống nhân hậu, yêu thương và sống chan hòa với những người xung quanh mình.

D. Câu chuyện là lời khuyên học sinh nên biết bảo vệ môi trường, bởi vì môi trường đang ngày ngày bị hủy hoại bởi những hoạt động của con người

Đáp án đúng: B

Xem thêm: Ông Trạng Thả Diều Lớp 4

Soạn Bài Chị Em Tôi Lớp 4

Hướng dẫn soạn bài Chị em tôi lớp 4 chi tiết, cùng tham khảo nhé!

👉Câu 1 trang 61 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Cô chị nói dối ba đi đâu?

Đáp án: Cô chị nói dối ba là xin phép đi học nhóm nhưng thật ra rủ bạn vào rạp chiếu bóng đá xem phim hoặc lao vào những trò chơi vô bổ, lãng phí thời gian học hành.

👉Câu 2 trang 61 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận?

Đáp án: Mỗi lần nói dối cô chị thấy ân hận vì cô chị cũng là một người con rất thương ba mình. Biết người ba tin tưởng ở con cái vậy mà cô chị thường xuyên nói dối. Như vậy là đã phụ lòng tin và tình thương của ba nên cô chị cảm thấy ân hận

👉Câu 3 trang 61 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?

Đáp án: Cô em muốn chọc tức chị để chị thôi nói dối.

Cách chọc tức của người em cũng nhẹ nhàng mà hóm hỉnh. Khi biết chị mình hay nói dối với ba cô em cũng bắt chước cô chị. Vào rạp chiếu bóng giả vờ không thấy chị. Cô chị thấy em xin phép ba đi tập văn nghệ mà lại vào rạp chiếu bóng nên tức giận bỏ về. Về đến nhà cô chị mắng em, thì người em vẫn thẳng thắn trả lời là đi tập văn nghệ. Câu trả lời ấy làm người chị càng tức giận hơn. Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à? Cô em vẫn giả bộ ngây thơ trả lời lại: Ủa, chị cũng ở đó sao? Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà! Cô chị sững sờ trước câu nói của người em. Vì chính chị mới là người đáng trách hay nói dối ba.

👉Câu 4 trang 61 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ?

Đáp án: Cách làm của cô em giúp chị tỉnh ngộ là vì: Chỉ ra được cái thói xấu của người chị. Nếu không thay đổi cô em cũng sẽ bắt chước theo thì thật là tai hại. Làm chị mà không gương mẫu, không làm cho ba mẹ vui, không làm điều tốt cho em mình noi theo thì không xứng đáng làm người con, người chị trong nhà

Tìm hiểu thêm bài💚 Những Hạt Thóc Giống 💚 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Giáo Án Chị Em Tôi Lớp 4

Mẫu giáo án bài Chị em tôi lớp 4 được biên soạn rất chi tiết, trình bày khoa học, giúp thầy cô nhanh chóng soạn bài học cho học sinh của mình.

I. Mục tiêu:

1. Đọc thành tiếng:

  • Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: tặc lưỡi, giận dữ, sững sờ, im như phỗng.
  • Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
  • – Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung nhân vật.

2. Đọc – hiểu:

  • Hiểu các từ ngữ khó trong bài: tặc lưỡi, im như phỗng, yên vị, giả bộ, cuồng phong, ráng…
  • Hiểu nội dung bài: Cô chị hay nói dối, đã tỉnh ngộ nhờ sự giúp đỡ của cô em. Câu truyện khuyên chúng ta không nên nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người với mình.

II. Đồ dùng dạy học:

  • Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 60 SGK
  • Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của thầyHoạt động của trò
1. KTBC:
– Gọi 2 HS đọc lại truyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca và trả lời câu hỏi về nội dung truyện.
– Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
+ Ai còn nhớ truyện: “Nói dối hại thân” kể về chuyện gì?
+ Ai đã làm cho chú bé tỉnh ngộ?
– Còn cô chị trong chuyện Chị em tôi cũng có tật hay nói dối nhưng ai sẽ giúp cô tỉnh ngộ? Chúng ta cùng học bài để hiểu điều đó.
b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
-Yêu cầu HS mở SGK trang 59. 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn câu truyện (3 lượt HS đọc). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS .
Chú ý câu văn: Thỉnh thoảng, hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại chuyện/ nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ..
– Gọi HS đọc toàn bài.
Đặt câu hỏi với những từ đó để giúp các em hiểu rõ nghĩa của từ.
– GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc.
* Tìm hiểu bài:
– Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Cô chị xin phép ba đi đâu?
+ Cô bé có đi học thậy không? Em đoán xem cô đi đâu?
+ Cô chị đã nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa? Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy?
+ Thái độ của cô sau mỗi lần nói dối ba như thế nào?
+ Vì sao cô lại cảm thấy ân hận?
+ Đoạn 1 nói đến chuyện gì?
– Tóm ý chính đoạn 1.
– Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
+ Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
+ Cô chị sẽ nghĩ ba sẽ làm gì khi biết mình hay nói dối?
+ Thái độ của người cha lúc đó thế nào?
– GV cho HS xem tranh minh hoạ.
+ Đoạn 2 nói về chuyện gì?
– Gọi HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao cách làm của cô em giúp chị tỉnh ngộ?
– Cô chị thấy cô em nói dối giống hệt mình. Cô lo em mình lười học, và cô tự hiểu mình đã làm tấm gương xấu cho em cô noi theo. Ba biết chuyện, không tức giận mà buồn rầu khuyên hai chị em hãy biết bảo ban nhau. Vẻ buồn rầu của ba cũng tác động đến cô khiến cô suy nghĩ về việc làm của mình.
+ Cô chị đã thay đổi như thế nào?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
– Nói và ghi ý chính của bài: Câu chuyện khuyên chúng ta không nên nói dối. Nói dối là một tính xấu, làm mất lòng tin ở mọi người đối với mình.
* Đọc diễn cảm:
– Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài để cả lớp đọc thầm theo.
– Gọi HS đọc bài.
– Tổ chức cho HS thi đọc phân vai.
– Nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố-dặn dò:
– Hỏi:
+ Vì sao chúng ta không nên nói dối?
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện theo tính cách của mỗi nhân vật.
– Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài, kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
– 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
+ Truyện chú bé chăn cứu thích nói dối, trêu đùa mọi người. Cuối cùng Sói đến thật nhưng người ta vẫn tưởng chú nói dối nên không đến và đàn cừu của chú bị sói ăn thịt hết.
+ Đàn cừu bị ăn thịt hết mà không ai đến cứu đã giúp chú tỉnh ngộ.
– Lắng nghe.
-HS nối tiếp đọc bài theo trình tự.
+ Đoạn 1: Dắt xe ra cửa…đến tặc lưỡi cho qua.
+ Đoạn 2: Cho đến một hôm… đến nên người.
+ Đoạn 3: Từ đó …đến tỉnh ngộ.
– 1 HS đọc.
– 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
+ Cô xin phép ba đi học nhóm.
+ Cô không đi học nhóm mà đi chơi với bạn bè, đi xem phim hay la cà ngoài đường.
+ Cô chị đã nói dối ba rất nhiều lần, cô không nhớ đây là lần thứ bao nhiêu cô nói dối ba, nhưng vì ba cô rất tin cô nên cô vẫn nói dối.
+ Cô rất ân hận nhưng rồi lại tặc lưỡi cho qua.

+ Vì cô cũng rất thương ba, cô ân hận vì mình đã nói dối, phụ lòng tin của ba.
+ Nhiều lần cô chị nói dối ba.
1 HS đọc thành tiếng.
* Cô bắt chước chị cũng nói dối ba đi tập văn nghệ để đi xem phim, lại đi lướt qua mặt chị với bạn, cô chị thấy em nói dối đi tập văn nghệ để đi xem phim thì tức giận bỏ về.
* Khi cô chị mắng thì cô em thủng thẳng trả lời, lại còn giả bộ ngây thơ hỏi lại để cô chị sững sờ vì bị bại lộ mình cũng nói dối ba để đi xem phim.
+ Cô nghĩ ba sẽ tức giận mắng mỏ thậm chí đánh hai chị em.
+ Ông buồn rầu khuyên hai chị em cố gắng học cho giỏi.

+ Cô em giúp chị tỉnh ngộ.
-1 HS đọc thành tiếng.
+ Vì cô em bắt chướt chị nói dối.
– Vì cô biết cô là tấm gương xấu cho em.
– Cô sợ mình bê trễ việc học hành khiến ba buồn.
– Lắng nghe.
+ Cô không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa. Cô cười mỗi khi nhớ lại cách em gái đã giúp mình tỉnh ngộ.
+ Chúng ta không nên nói dối. Nói dối là tính xấu.
+ Nói dối đi học để đi chơi là rất có hại.
+ Nói dối làm mất lòng tin ở mọi người.
+ Anh chị mà nói dối sẽ ảnh hưởng đến các em.
– 1 HS đọc thành tiếng. HS cả lớp theo dõi bài trong SGK.
– Đọc bài, tìm ra cách đọc như đã hướng dẫn.
– 1 HS đọc toàn bài.
– 2 lượt HS tham gia.
– Hai chị em.
– Cô bé ngoan.
– Cô chị biết hối lỗi.
– Cô em giúp chị tỉnh ngộ.

Xem thêm tác phẩm: Đoàn Thuyền Đánh Cá Lớp 4

3 Mẫu Kể Lại Chuyện Chị Em Tôi Hay Nhất

Sưu tầm các mẫu kể lại chuyện Chị em tôi hay nhất không nên bỏ lỡ.

Mẫu Kể Lại Chuyện Chị Em Tôi Hay – Mẫu 1

Tôi vốn ham chơi hơn ham học nên thường nói dối ba để được đi chơi. Một hôm, tôi dắt chiếc xe đạp ra cửa rồi lễ phép chào ba:

–  Thưa ba, con đi học nhóm ạ!

Ba tôi mỉm cười, ân cần bảo:

– Ừ! Nhớ học xong, về nhà ngay con nhé!

Thế là tôi vù đến rạp chiếu bóng. Mấy cô bạn thân đã chờ sẵn ở đó. Chúng tôi mua vé vào xem phim Chúa tể rừng xanh.

Đang mải mê theo dõi thì chợt có ai đó lướt ngang qua, quệt nhẹ vào vai tôi. Tôi ngước nhìn và nhận ra đó chính là em gái mình. Rõ ràng lúc nãy nó xin phép ba đến trường tập văn nghệ cơ mà? Hừ! Con bé này ghê thật! Tức giận, tôi bỏ về trước sự ngạc nhiên của đám bạn.

Tôi về đến nhà được một lúc thì em tôi cũng về. Không kìm được tức giận, tôi liền mắng nó là dám nói dối ba. Tưởng nó sợ, ai dè nó thủng thẳng đáp:

–  Em đi tập văn nghệ.

–  Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à?

Tôi hét lên. Nó vẫn giả bộ ngây thơ:

–  Ủa? Sao chị biết? Sáng nay, chị đi học nhóm cơ mà?

Tôi sững sờ, đứng chết trân, chờ đợi cơn giận dữ của ba. Nhưng ba tôi chỉ buồn rầu bảo:

–  Các con ráng bảo ban nhau mà học hành cho nên người.

Từ đó, tôi tự hứa với mình là không bao giờ nói dối nữa. Tôi bỏ hẳn những trò chơi vô bổ, cố gắng học hành chăm chỉ và kèm cặp thêm cho em. Kết quả học tập của chị em tôi khá lên từ đó.

Thỉnh thoảng nhắc lại chuyện cũ, hai chị em lại phá lên cười. Em tôi quả là thông minh. Nó đã dùng mưu kế để đưa tôi vào bẫy một cách nhẹ nhàng, khiến tôi tỉnh ngộ. Đúng là: Đường đi hay tối, nói dối hay cùng, phải không các bạn.

Tham khảo tác phẩm: Sầu Riêng Lớp 4

Mẫu Kể Lại Chuyện Chị Em Tôi Chọn Lọc – Mẫu 2

Dắt xe ra đến cổng, tôi lễ phép thưa:

– Thưa ba, con xin phép đi học nhóm.

Ba tôi mỉm cười nói với tôi:

– Ờ, nhớ về sớm nghe con!

Tôi không biết đây là lần thứ bao nhiêu tôi nói dối ba. Vậy nên em tôi đã quyết định phải cho tôi một bài học để tôi không còn nói dối nữa.

Biết tôi đi xem phim chứ không phải đi học nhóm nên em tôi rủ thêm một đứa bạn cùng đi xem phim. Em cố tình lượn đi, lượn lại để tôi nhìn thấy. Đúng dự kiến của em, khi nhìn thấy em, tôi giận dữ. Tôi kéo em về, mặc cho bạn bè của tôi năn nỉ ở lại xem phim.

Về đến nhà, trước mặt ba, tôi mắng em một trận:

– Em dám nói dối ba đi học để đi chơi à?

Em tôi thủng thỉnh đáp:

– Em đi tập văn nghệ.

Tôi quát lên:

– Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à?

Biết tôi trúng kế, em tôi giả bộ ngây thơ:

– Ủa chị cũng ở đó sao? Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà!

Lúc đó, tôi sững sờ và đứng im như phỗng. Tôi cứ tưởng ba tôi sẽ cho hai chị em một trận. Nhưng ba tôi chỉ buồn rầu bảo:

– Các con ráng bảo nhau mà học cho nên người.

Từ đó, không bao giờ tôi dám nói dối ba tôi nữa. Thỉnh thoảng hai chị em tôi lại cười phá lên khi nhắc lại chuyện em tôi rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ.

Xem thêm: Trăng Ơi Từ Đâu Đến Lớp 4

Mẫu Kể Lại Chuyện Chị Em Tôi Tiêu Biểu – Mẫu 3

Dắt xe ra đến cổng, chị tôi lễ phép thưa:

–  Thưa ba, con xin phép đi học nhóm.

Ba tôi mỉm cười nói với chị tôi:

–  Ờ, nhớ về sớm nghe con!

Tôi biết đây là lần thứ bao nhiêu chị tôi đã nói dối ba. Tôi quyết định phải cho chị tôi một bài học để chị tôi không còn nói dối nữa.

Biết chị tôi đi xem phim chứ không phải đi học nhóm nên tôi rủ thêm một đứa bạn cùng đi xem phim. Tôi cố tình lượn đi, lượn lại để chị tôi nhìn thấy. Đúng dự kiến của tôi, khi nhìn thấy tôi, chị tôi giận dữ. Chị kéo tôi về, mặc cho bạn bè của chị năn nỉ ở lại xem phim.

Về đến nhà, trước mặt ba, chị mắng tôi một trận:

– Em dám nói dối ba đi học để đi chơi à?

Tôi thủng thỉnh đáp:

– Em đi tập văn nghệ.

Chị tôi quát lên:

– Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à?

Biết chị trúng kế, tôi giả bộ ngây thơ:

– Ủa chị cũng ở đó sao? Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà!

Lúc đó, chị tôi sững sờ và đứng im như phỗng. Tôi cứ tưởng ba tôi sẽ cho hai chị em một trận. Nhưng ba tôi chỉ buồn rầu bảo:

– Các con ráng bảo nhau mà học cho nên người.

Từ đó, chị tôi không bao giờ dám nói dối ba tôi nữa. Thỉnh thoảng hai chị em tôi lại cười phá lên khi nhắc lại chuyện tôi rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức chị tôi, làm cho chị tôi tỉnh ngộ.

Tham khảo: Ăng-Co Vát Lớp 4

Viết một bình luận