Trăng Ơi Từ Đâu Đến Lớp 4[Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Nhận]

Trăng Ơi Từ Đâu Đến Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Cảm Nhận ✅ Chia Sẻ Bạn Đọc Về Ý Nghĩa, Đọc Hiểu Tác Phẩm, Giáo Án.

Nội Dung Bài Thơ Trăng Ơi Từ Đâu Đến Lớp 4

Bài thơ Trăng ơi từ đâu đến của nhà thơ Trần Đăng Khoa được giới thiệu trong phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 108. Bên dưới là nội dung bài thơ Trăng ơi từ đâu đến lớp 4.

Trăng ơi… từ đâu đến?

Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà.

Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kì
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi.

Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời.

Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!

Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân.

Trăng từ đâu… từ đâu?
Trăng đi khắp mọi miền
Trăng ơi, có nơi nào
Sáng hơn đất nước em…

TRẦN ĐĂNG KHOA

Chú thích:

Diệu kì: như có phép mầu, khiến người ta phải thán phục, ngợi ca.

Cập nhật cho bạn đọc 🍀 Đôi Cánh Của Ngựa Trắng 🍀 Nội Dung Kể Chuyện, Ý Nghĩa

Giới Thiệu Bài Thơ Trăng Ơi Từ Đâu Đến Lớp 4

Cùng xem thông tin giới thiệu bài thơ Trăng ơi từ đâu đến lớp 4.

  • Bài thơ Trăng ơi từ đâu đến là một sáng tác của nhà thơ Trần Đăng Khoa thể hiện tình cảm, sự yêu mến và cái nhìn độc đáo của tác giả đối với trăng.
  • Bài thơ là nỗi thắc mắc vầng trăng từ đâu đến của một bạn nhỏ. Bạn tự nghĩ trăng đến từ vườn, từ biển, từ một sân chơi, từ lời ru của mẹ… Dù đến từ đâu thì trăng cũng rất đẹp, đi khắp mọi miền. Bạn yêu trăng và yêu đất nước mình rất nhiều.

Bố Cục Bài Trăng Ơi Từ Đâu Đến Lớp 4

Bố cục bài Trăng ơi từ đâu đến lớp 4 gồm 6 phần. Mỗi khổ thơ là một phần.

  • Phần 1: Khổ thơ 1
  • Phần 2: Khổ thơ 2
  • Phần 3: Khổ thơ 3
  • Phần 4: Khổ thơ 4
  • Phần 5: Khổ thơ 5
  • Phần 6: Khổ thơ 6

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🌿 Đường Đi Sa Pa 🌿 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Hướng Dẫn Tập Đọc Bài Thơ Trăng Ơi Từ Đâu Đến

Ngay sau đây là hướng dẫn tập đọc bài thơ Trăng ơi từ đâu đến.

  • Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ.
  • Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ.
  • Đọc thuộc lòng bài thơ.

Ý Nghĩa Bài Thơ Trăng Ơi Từ Đâu Đến

Ý nghĩa bài thơ Trăng ơi từ đâu đến cụ thể như sau:

  • Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng.
  • Bài thơ là khám phá rất độc đáo của nhà thơ về trăng.
  • Mỗi khổ thơ như một giả định về nơi trăng đến để tác giả nêu suy nghĩ của mình về trăng.

Có thể bạn sẽ cần 🌼 Con Sẻ Lớp 4 🌼 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Đọc Hiểu Tác Phẩm Trăng Ơi Từ Đâu Đến

Có thể bạn sẽ cần đến phần đọc hiểu tác phẩm Trăng ơi từ đâu đến.

👉Câu 1. Ai là tác giả của bài thơ?

a. Nguyễn Phan Hách.

b. Trần Đăng Khoa.

c. Trần Liên Nguyễn.

👉Câu 2. Bài thơ trên gồm có mấy khổ?

a. 5 khổ.

b. 6 khổ.

c. 7 khổ.

👉Câu 3.Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì?

a. Cánh rừng xa, quá chín.

b. Biển xanh, mắt cá.

c. Quả chín, mắt cá.

👉Câu 4. Câu thơ nào dưới đây miêu tả trăng đến từ biển xanh?

a. Trăng tròn như mắt cá.

b. Trăng hồng như quả chín.

c. Trăng bay như quả bóng.

👉Câu 5. Câu thơ nào dưới đây miêu tả trăng đến từ sân chơi trẻ thơ?

a. Và soi vùng góc sân.

b. Trăng bay như quả bóng.

c. Trăng ơi có nơi nào.

👉Câu 6. Bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả?

a. Tình cảm yêu mến, kính trọng đối với cha mẹ.

b. Tình cảm yêu mến, tự hào đối với quê hương đât nước.

c. Tình cảm yêu mến, tự hào về các chú bộ đội.

👉Câu 7. Bài thơ có mấy hình ảnh so sánh?

a. 2 hình ảnh.

b. 3 hình ảnh.

c. 4 hình ảnh.

👉Câu 8. Thám hiểm là gì?

a. Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ khó khăn có thể nguy hiểm.

b. Đi chơi xa về nghỉ ngơi, ngắm cảnh.

c. Tìm hiểu về đời sống của nơi mình ở.

👉Câu 9. Câu cầu khiến nào dưới đây phù hợp với tình huống: Em muốn xin bố mẹ đi chơi với các bạn?

a. Bố ơi, bố cho con đi chơi với các bạn nhé!

b. Bố ơi, bố cho con đi chơi với các bạn được không ạ?

c. Cả hai ý trên đều đúng.

👉👉Đáp án Trắc nghiệm Trăng ơi từ đâu đến:

Câu123456789
Ý đúngbbcabbbac

Khám phá thêm bài 💚 Dù Sao Trái Đất Vẫn Quay 💚 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Soạn Bài Trăng Ơi Từ Đâu Đến Lớp 4

Chia sẻ cho các bạn gợi ý soạn bài Trăng ơi từ đâu đến lớp 4.

👉Câu 1 (trang 108 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì?

Trả lời:

Trăng được so sánh với “quả chín hồng” và “tròn như mắt cá”.

👉Câu 2 (trang 108 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh?

Trả lời:

Là vì: Trăng hồng như một quả chín treo lơ lửng trước nhà hoặc trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi.

👉Câu 3 (trang 108 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì, những ai?

Trả lời:

Đó là sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú Cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân – Tất cả đều gần gũi thân thiết.

👉Câu 4 (trang 108 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?

Trả lời:

Bài thơ đã thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha và niềm tự hào về quê hương đất nước Việt Nam của tác giả.

👉Câu 5 (trang 108 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Học thuộc lòng bài thơ

Trả lời:

Học sinh tự học thuộc.

Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🔻 Ga Vrốt Ngoài Chiến Lũy 🔻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Giáo Án Trăng Ơi Từ Đâu Đến Lớp 4

Đừng bỏ lỡ nội dung giáo án Trăng ơi từ đâu đến lớp 4.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

– Hiểu ND: Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

– Đọc trôi trảy, rõ ràng, bước đầu biết ngắt nhịp đúng ở các dòng thơ. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Học thuộc lòng 3, 4 khổ thơ trong bài.

3. Thái độ

– HS có tình cảm yêu mến các cảnh đẹp của quê hương, đất nước

4. Góp phần phát triển năng lực

– Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

 – GV:  + Tranh minh hoạ bài tập đọc  (phóng to nếu có điều kiện). 

           + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

–  HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật

– Phương pháp:  Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

– Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)

+ Bạn hãy đọc bài tập đọc Đường đi Sa Pa

+ Học thuộc lòng đoạn văn cuối bài

+ Nêu nội dung bài tập đọc ?

– GV nhận xét chung, dẫn vào bài học
– TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét

+ 1 HS đọc

+ 1 HS đọc thuộc lòng

+ Bài văn ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.
2. Luyện đọc: (8-10p)

* Mục tiêu: Đọc trôi trảy, rành mạch bài thơ, bước đầu biết ngắt nghỉ giữa các câu thơ

Cách tiến hành: 
– Gọi 1 HS đọc bài (M3)

– GV lưu ý giọng đọc cho HS:  Toàn bài cần đọc cả bài với giọng thiết tha, tình cảm. Đọc câu Trăng ơi … từ đâu đến? Với giọng hỏingạc nhiên, ngưỡng mộ; đọc chậm rãi, tha thiết, trải dài ở khổ cuối. Cần nhấn giọng ở các từ ngữ: từ đâu đến, hồng như, tròn như, hay, soi, soi vàng, sáng hơn.

– GV chốt vị trí các đoạn:

– Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 

– Giải nghĩa từ “lửng lơ”: Ở nửa chừng, không cao cũng không thấp.
– 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

– Lắng nghe

– Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn(Mỗi khổ thơ là một đoạn)

– Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (lửng lơ, diệu kì, chớp mi, hú,  nơi nào,…) 

– Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)→ Cá nhân (M1)→ Lớp

– Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)

– HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng

– Các nhóm báo cáo kết quả đọc-  1 HS đọc cả bài (M4)
3. Tìm hiểu bài: (8-10p)

* Mục tiêu:  Hiểu ND: Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
– GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài 

+ Trong 2 khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì?

+ Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh?


+ Trong mỗi khổ thơ, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì? Những ai?

+ Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?

*Hãy nêu nội dung của bài thơ.

* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và nêu nội dung đoạn, bài. 
– 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài

– HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT

* Trăng được so sánh với quả chín:
Trăng hồng như quả chín

* Trăng được so sánh như mắt cá:
Trăng tròn như mắt cá.

* Tác giả nghĩa trăng đến từ cánh đồng vì trăng hồng như một quả chín treo lửng lơ trước nhà.

* Trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi. 

* Vầng trăng gắn với đối tượng cụ thể đó là: sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú Cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân ……

* Tác giả rất yêu trăng, yêu mến, tự hào về quê hương đất nước. Tác giả cho rằng không có trăng nơi nào sáng hơn đất nước em.

Nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng, đây là phát hiện độc đáo của nhà thơ về vầng trăng- vầng trăng dưới con mắt trẻ thơ.
4. Luyện đọc diễn cảm – Học thuộc lòng(8-10p)

* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được một số khổ thơ của bài. Học thuộc lòng 3 – 4 khổ thơ

* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp
–  Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, giọng đọc của các nhân vật

– Yêu cầu đọc diễn cảm  2 đoạn thơ bất kì của bài

– Tổ chức thi học thuộc lòng ngay tại lớp

– GV nhận xét, đánh giá chung

5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)

– Liên hệ, giáo dục HS  biết yêu quý và trân trọng vẻ đẹp của quê hương, đất nước

6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
– HS nêu lại giọng đọc cả bài

– 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài 

– Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm

+ Luyện đọc diễn cảm trong nhóm

+ Cử đại diện đọc trước lớp

–  Bình chọn nhóm đọc hay.

– HS thi đua học thuộc lòng

– Ghi nhớ nội dung, ý nghĩa của bài

– Tìm hiểu về nhà thơ Trần Đăng Khoa và các bài thơ của ông trong chương trình Tiểu học

Lưu lại thông tin về bài 🌻 Thắng Biển 🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

3 Mẫu Cảm Nhận Bài Thơ Trăng Ơi Từ Đâu Đến Hay Nhất

Cuối cùng là 3 mẫu cảm nhận bài thơ Trăng ơi từ đâu đến hay nhất.

Cảm Nhận Bài Thơ Trăng Ơi Từ Đâu Đến Chọn Lọc – Mẫu 1

Có lẽ đối với mỗi người chúng ta, ánh trăng dịu dàng luôn để lại một ấn tượng sâu sắc. Từ thuở tấm bé, vào mỗi buổi tối có trăng lên, em lại nằm ở chiếc chiếu trải trước hè, cùng bè bạn ngắm trăng, chơi đùa và trò chuyện. Đó là những khoảnh khắc vô cùng yên bình theo em đến tận bây giờ.

Tuy hiện tại đã trưởng thành hơn, nhưng với em, vầng trăng vẫn là người bạn thân thiết. Vậy nên những tác phẩm văn học viết về trăng luôn được em yêu thích, trong số đó, tác phẩm em yêu thích nhất là bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến” của tác giả nổi tiếng Trần Đăng Khoa, sáng tác năm 1968, trong tập Góc sân và khoảng trời.

Chắc hẳn đây chính là tác phẩm gối đầu của nhiều thế hệ học sinh không chỉ có em. Bài thơ đã để lại trong lòng em rất nhiều cảm xúc với sự đáng yêu và trí tưởng tượng phong phú trong ngôn từ của nhà thơ Trần Đăng Khoa, vì khi sáng tác bài thơ, ông mới chỉ 10 tuổi.

Với khổ thơ đầu, tác giả Trần Đăng Khoa đã khiến cho em vô cùng tò mò và thích thú, muốn tìm hiểu về vầng trăng quen thuộc:

“Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà”

Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đặt câu hỏi với hai câu thơ đầu để khơi ngợi ra sự tò mò, muốn khám phá về vầng trăng của người đọc. Vậy trăng đến từ đâu? Hay là trăng đến từ cánh rừng xa, vì chúng ta luôn thấy trăng ở rất xa chúng ta, thi thoảng trăng lại lên từ những cánh rừng, rồi lại khuất trong những cánh rừng.

Rồi hai câu tiếp theo, để lí giải cho việc trăng đến từ cánh rừng, tác giả lại đưa người đọc đến với sự sáng tạo vô tận khi miêu tả trăng “như quả chín”, lửng lơ trên trước nhà. Trí tưởng tưởng phong phú của nhà thơ đi kèm với cả sự liên kết trong đó, vì quả chín sẽ có trong rừng xa.

Đến với khổ tiếp theo, bằng biện pháp lập ngữ với câu thơ “Trăng ơi… từ đâu đến”, em lại thấy vô cùng hào hứng, không biết tiếp theo đây, nhà thơ sẽ đưa người đọc đến với nơi nào để tìm ra nguồn gốc của trăng nữa?

“Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kỳ
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi”

Ở khổ thơ này, tác giả lại đưa người đọc chúng ta đến tận “biển xanh diệu kỳ”, vì trăng cũng dễ dàng  nhìn thấy nhất tại biển xanh. Trăng ở biển xanh sẽ được ví “tròn như mắt cá”, nhưng khác là mắt cá sẽ chớp, còn trăng thì không. Sự so sánh này của nhà thơ thật kì lạ, nhưng cũng thật đáng yêu làm sao!

“Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời”

Với khổ thơ thứ 3, tác giả đã liên tưởng trăng đến từ một sân chơi, vì trăng có hình dáng tròn như quả bóng, thứ đồ chơi gắn liền với tuổi thơ của tất cả mọi người. Trăng giờ đây không còn xa tít tận rừng xa hay biển xanh mà giờ lại trở nên gần ngay trước mắt, tưởng như món đồ chơi thân thuộc của các bạn nhỏ, đá lên tận trời vậy. Ngôn từ của nhà thơ thật giản dị và hóm hỉnh.

Nhà thơ lại tiếp tục đưa em cũng như người đọc đến với những kỉ niệm tuổi thơ đầy thương nhớ:

“ Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!”

Những câu chuyện cổ tích, lời ru của mẹ đã theo mỗi đứa trẻ chúng ta lớn lên. Trong số đó, chúng ta chắc hẳn quen thuộc với sự tích cây đa, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã liên tưởng tới lời ru của mẹ về sự tích này để trả lời cho câu hỏi trăng từ đâu đến.

Nhà thơ còn thương chú Cuội trong sự tích vì không được đi học, nói dối mà phải ngồi ở gốc đa chăn trâu trên cung trăng. Đây là suy nghĩ thật đáng yêu và trong sáng của nhà thơ khi đó là một cậu bé 10 tuổi.

“Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân”

Rồi chưa dừng lại, nhà thơ lại tiếp tục muốn đi tìm tiếp xem nơi nào có thể là nơi trăng đến nữa. Từ những cảnh thiên nhiên tươi đẹp, những nơi quen thuộc của tuổi thơ, tác giả Trần Đăng Khoa đã lại đưa em đến với hoàn cảnh của đất nước ta lúc bấy giờ.

Để cho các bạn nhỏ được ngắm ánh trăng trong bình yên như vậy, các chú bộ đội vẫn đang ngày đêm phải hành quân để bảo vệ tổ quốc, cũng chính là để bảo vệ sự thơ ngây của trẻ thơ như tác giả. Vậy nên hay là trăng đến từ nơi các chú hành quân ư? Vậy vầng trăng không chỉ là bạn thân của trẻ em mà còn là bạn đồng hành cùng các chú bộ đội nữa.

Khổ thơ cuối chính là tình yêu đất nước của nhà thơ Trần Đăng Khoa ngay từ khi còn nhỏ, được thể hiện qua ánh trăng thân thuộc:

“Trăng ơi… từ đâu đến?
Trăng đi khắp mọi miền
Trăng ơi có nơi nào
Sáng hơn đất nước em…”

Cuối cùng tác giả cũng đã biết, không có nơi nào là nơi trăng từ đó đến, vì trăng đi khắp mọi miền. Nhưng đồng thời, Trần Đăng Khoa cũng khẳng định dù trăng có đi nơi nào nhưng trăng ở “đất nước em” vẫn sáng nhất. Vì trăng ở đất nước chúng ta có bình yên, có hạnh phúc, đang được các chú bộ đội ngày đêm bảo vệ. Tình yêu đất nước của tác giả đã được thể hiện thật rõ ràng từ khi còn nhỏ. 

Bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến” đã mang tới cho em rất nhiều cảm xúc. Đó là sự bình yên, hạnh phúc khi đọc bài thơ và được ngắm nhìn ánh trăng hòa bình ngày nay. Cùng với đó, em thấy được tài năng của nhà thơ Trần Đăng Khoa được bộc lộ ngay từ khi còn nhỏ vì đã đưa người đọc như em đến với những hình ảnh tưởng tượng phong phú và vô cùng đáng yêu, cũng như tình yêu thiên nhiên đất nước được lan tỏa qua bài thơ.

Cảm Nhận Bài Thơ Trăng Ơi Từ Đâu Đến Ấn Tượng – Mẫu 2

Trăng luôn là chủ đề sáng tác thú vị của nhiều tác phẩm thơ ca. Trong số đó, sẽ là thiếu sót lớn nếu chúng ta không nhắc tới bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến”, được sáng tác năm 1968, của nhà thơ Trần Đăng Khoa, khi nhà thơ mới 10 tuổi. Bài thơ đã mang đến cho em rất nhiều cảm xúc.

Với hai khổ thơ đầu, tác giả Trần Đăng Khoa đã đưa em đi tìm nguồn gốc của trăng qua những khung cảnh thiên nhiên đặc trưng của đất nước Việt Nam:

“Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà

Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kỳ
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi”

Việt Nam ta được biết đến là nơi có rừng vàng biển bạc, vậy nên có thể trăng đến từ những nơi quen thuộc này ư? Đầu tiên, để trả lời cho câu hỏi “Trăng ơi…từ đâu đến”, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã nghĩ đến “cánh rừng xa”, bởi vì trăng có màu hồng như quả chín trong rừng, hay lơ lửng trước nhà, chỉ cần ngước mắt lên là chúng ta có thể tìm thấy.

Nhưng trăng còn có thể đến từ “biển xanh diệu kỳ” nữa, bởi vì trăng có hình tròn như mắt cá, nhưng mắt cá thì chớp, còn trăng thì lại không. Tác giả Trần Đăng Khoa có trí tưởng tượng thật phong phú làm sao, khiến em như được thả mình vào khung cảnh kì bí của cánh rừng xa để ngắm ánh trăng, rồi lại đến bờ biển để nhìn trăng sáng rọi buổi đêm vậy.

Tiếp theo đó, trăng lại được nhà thơ liên tưởng đến từ những nơi thân thuộc của bất kì thế hệ trẻ thơ nào:

“Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời

Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!”

Bằng cách sử dụng tiếp tục biện pháp lập ngữ cho câu hỏi “Trăng ơi…từ đâu đến”, nhà thơ Trần Đăng Khoa lại đưa chúng ta đi tìm nguồn gốc của vầng trăng qua những điều thân quen mà em nghĩ bất kể ai cũng từng đi qua. Trăng cũng có thể đến từ sân chơi, vì trăng có hình dạng tròn như quả bóng được bạn nào đó đá lên trời.

Sự ví von của tác giả thật ngộ nghĩnh và thú vị. Rồi trăng cũng có thể đến từ lời mẹ ru, qua những lời ru từ sự tích cây đa, có chú Cuội ngồi chăn trâu trên cung trăng. Đây là những điều thân thương, đầy kỉ niệm, bất kể ai cũng từng được đá bóng, nghe và thuộc sự tích cây đa.

Điều này cũng cho thấy, trăng là người bạn thân thiết với mỗi người từ khi còn nhỏ, dù chúng ta có ở đâu đi chăng nữa, trăng cũng sẽ ở bên chúng ta, như quả bóng, như lời mẹ ru theo chúng ta cả cuộc đời vậy. Hai khổ thơ trên của tác giả đã khiến cho em có cảm giác vô cùng hoài niệm và bình yên.

Trăng tuy thân thuộc nhưng cũng vô cùng to lớn, vì trăng còn gắn liền với tình yêu đất nước thiêng liêng, được thể hiện qua hai khổ thơ cuối của bài:

“Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân

Trăng ơi… từ đâu đến?
Trăng đi khắp mọi miền
Trăng ơi có nơi nào
Sáng hơn đất nước em…”

Trăng chính là bạn đồng hành của các chú bộ đội, soi sáng cho các chú hành quân băng rừng vượt núi trong đêm để bảo vệ cho đất nước, để mọi người được ngắm trăng trong hòa bình và hạnh phúc, để có thể thấy trăng “soi vàng góc sân”. Để rồi từ đó, tình yêu đất nước được dâng cao hơn trong lòng nhà thơ Trần Đăng Khoa khi đó mới 10 tuổi.

Nhà thơ đi đến khẳng định, trăng sẽ ở khắp mọi miền, nhưng chắc chắn không nơi nào trăng sáng như đất nước ta. Vì trăng quê ta có các chú bộ đội canh giữ, trăng sáng vì có sự hạnh phúc và tình yêu nước nồng cháy trong lòng mỗi người. Hai khổ thơ cuối đã khiến em vô cùng cảm động và tự hào vì được sinh ra là con người Việt Nam, nơi có tấm gương sáng của thế hệ cha anh đi trước.

Qua bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, em đã có rất nhiều cảm xúc đặc biệt. Em vô cùng ngưỡng mộ tài năng của nhà thơ vì khi viết bài thơ, Trần Đăng Khoa chỉ mới 10 tuổi. Cũng qua đó, em càng yêu thích ánh trăng, người bạn thân thiết của mình hơn và càng yêu đất nước, nơi ánh trăng sáng nhất trong lòng em.

Cảm Nhận Bài Thơ Trăng Ơi Từ Đâu Đến Nổi Bật – Mẫu 3

Bài thơ Trăng Ơi … từ đâu đến là một bài thơ hay của nhà thơ Trần Đăng Khoa, bài thơ với nội dung miêu tả ánh trăng vô cùng gần gũi, rất giàu trí tưởng tượng.

Bài thơ tác giả đã sử dụng điệp khúc “Trăng ơi.. từ đâu đến” từ khổ thơ đầu đến khổ thơ cuối của bài thơ. Điệp khúc “Trăng ơi.. từ đâu đến” như là một câu hỏi, gợi lên bao cảm xúc thật bâng khuâng và mênh mang.

Cái không gian mà vầng trăng xuất hiện thật bao la, mênh mông: “Hay từ cánh đồng xa”, “Hay biển xanh diệu kì”, “Hay từ một sân chơi”, “Hay từ lời mẹ ru” Hay từ đường hành quân”, hay “Trăng đi khắp mọi miền”, ở đây, trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ thần đồng đã thắp sáng vần thơ kì diệu, bay bổng.

Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ đã không còn không còn là lá lúa, chiếc câu liêm vàng, chiếc đĩa bạc… nữa, mà Trần Đăng Khoa đã cảm nhận một cách tinh tế bằng tình yêu trăng của tâm hồn trẻ thơ, rất hồn nhiên, trong sáng.

“Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà”.

Hai chữ “lửng lơ” gợi tả vầng trăng nhẹ, từ từ bay lên “trước nhà” thật gần gũi thân thương. Đối với lứa tuổi trẻ em ở vùng nông thôn thì vầng trăng khi nào cũng thật đẹp, thật gần gũi

Trăng từ biển xanh diệu kì đến, nơi có lắm cá nhiều tôm. Trăng tròn lung linh được, so sánh với mắt cá “chẳng bao giờ chớp mi” là một hình tượng ngộ nghĩnh, giàu chất thơ:

“Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi”.

Trăng được ví như quả bóng từ một sân chơi của nhi đồng đã được “Bạn nào đá lên trời”. Thật hóm hỉnh!

Trăng từ lời ru của mẹ: “Chú Cuội ngồi gác cây da – Thả trâu ăn lúa, gọi cha ời ời….” đã nhập vào tâm hồn tuổi thơ khi còn nằm trên nôi. Ngắm trăng, bé Khoa hỏi Cuội và thương Cuội biết bao nhiêu:

“Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!”.

Hai khổ thơ cuối, vầng trăng gợi mở tâm hồn tuổi thơ. Trần Đăng Khoa viết bài thơ này vào năm 1967, khi đất nước đang kháng chiến chống Mĩ. Trăng không chỉ soi sáng sân nhà em mà con soi sáng đường cho chú Giải phóng quân hành quân ra trận:

“Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân”.

Nước Việt Nam chúng ta đã đẹp, quê hương chúng ta đã đẹp: “Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!” (Tố Hữu). Dưới vầng trăng sáng, đất nước ta càng thêm đẹp:

“Trăng ơi, có nơi nào
Sáng hơn đất nước em”.

Đó là niềm tự hào và tình yêu đất nước quê hương.

“Trăng ơi… từ đâu đến?” là một bài thơ đẹp và hay. Giọng thơ nhẹ nhàng thanh tao; tình yêu trăng chan hòa dào dạt với tình yêu đất nước, quê hương. Lời thơ trong sáng, hình tượng đẹp và mới lạ. Trăng đã trở thành một phần nhỏ trong tâm hồn của tuổi thơ mỗi người.

Viết một bình luận