Đường Đi Sa Pa Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án ✅ Cập Nhật Ý Nghĩa, Bố Cục, Đọc Hiểu, Hướng Dẫn Tập Đọc.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Đường Đi Sa Pa Lớp 4
Đường đi Sa Pa là bài đọc được giới thiệu trong phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 103. Sau đây là nội dung bài Đường đi Sa Pa lớp 4.
Bài đọc: Đường đi Sa Pa
Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.
Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.
Theo NGUYỄN PHAN HÁCH
Chú thích:
- Sa Pa: một huyện thuộc tỉnh Lào Cai.
- Rừng cây âm âm: rừng cây rậm rạp, hơi tối và tĩnh mịch.
- Hmông, Tu Dí, Phù Lá: tên gọi của ba dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao.
- Hoàng hôn: lúc mặt trời lặn.
- Áp phiên: hôm trước phiên chợ.
Có thể bạn sẽ quan tâm bài 🌼 Con Sẻ Lớp 4 🌼 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án
Giới Thiệu Bài Đường Đi Sa Pa
Đừng bỏ qua thông tin giới thiệu bài Đường đi Sa Pa này nhé.
- Bài đọc Đường đi Sa Pa được viết bởi tác giả Nguyễn Phan Hách (1944–2019). Ông là một nhà thơ, nhà văn Việt Nam.
- Bài đọc nói về quãng đường lên SaPa của đoàn khoa học miền xuôi. Đường lên núi rất dốc và có nhiều điều thú vị. Quang cảnh đường lên SaPa vô cùng đẹp, có lá vàng, lại có hoa đào, lê, mận như tuyết. Thiên nhiên bốn mùa như quy tụ hết ở đây, nên SaPa được coi là món quà diệu kì của thiên nhiên dành cho nước ta.
Bố Cục Bài Đường Đi Sa Pa
Bố cục bài Đường đi Sa Pa được chia làm 3 phần:
- Đoạn 1: Từ đầu đến liễu rủ
- Đoạn 2: Từ Buổi chiều đến tím nhạt
- Đoạn 3: Phần còn lại
Lưu lại thông tin về bài 💚 Dù Sao Trái Đất Vẫn Quay 💚 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án
Hướng Dẫn Tập Đọc Đường Đi Sa Pa
Cùng Thohay.vn xem hướng dẫn tập đọc Đường đi Sa Pa bên dưới.
- Đọc lưu loát toàn bài.
- Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.
Ý Nghĩa Bài Đường Đi Sa Pa
Ý nghĩa bài Đường đi Sa Pa cụ thể như sau:
- Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa
- Nói lên tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với Sa Pa.
Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🔻 Ga Vrốt Ngoài Chiến Lũy 🔻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài
Đọc Hiểu Tác Phẩm Đường Đi Sa Pa
Đừng bỏ qua phần đọc hiểu tác phẩm Đường đi Sa Pa.
👉Câu 1. Ai là tác giả của bài văn?
a. Nguyễn Phan Hách.
b. Trần Đăng Khoa.
c. Trần Liên Nguyễn.
👉Câu 2. Sa Pa là địa danh thuộc tỉnh nào?
a. Sơn La.
b. Lào Cai.
c. Điện Biên.
👉Câu 3. Tác giả đến Sa Pa trên con đường nào?
a. Đường xuyên Á.
b. Đường xuyên huyện.
c. Đường xuyên tỉnh.
👉Câu 4. Cảm giác bồng bềnh, huyền ảo được tạo nên do đâu?
a. Do những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô.
b. Do những đám mây trắng bay trên đỉnh núi.
c. Do những đám mây trăng bay sườn núi.
👉Câu 5. Dọc đường lên Sa Pa, tác giả đi bên những cái gì?
a. Những thác trắng xoá tựa mây trời.
b. Những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
👉Câu 6. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.
👉Câu 7. Nội dung chính của bài văn là gì?
a. Ca ngợi cảnh đẹp của Sa Pa qua đó thể hiện tình cảm yêu thương bạn bè.
b. Ca ngợi cảnh đẹp của Sa Pa qua đó thể hiện tình cảm yêu đất nước.
c. Ca ngợi cảnh đẹp của Sa Pa qua đó thể hiện tình cảm yêu mến người thân.
👉Câu 8. Bài văn trên thuộc chủ đề nào?
a. Khám phá thế giới.
b. Những người quả cảm.
c. Tình yêu cuộc sống.
👉Câu 9. Hoạt động nào được gọi là du lịch?
a. Đi công tác nước ngoài.
b. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
c. Đi chơi xa để thăm ông bà.
👉Câu 10. Câu cầu khiến nào phù hợp với tình huống: Em muốn xin bố đi học hè.
a. Bố ơi, hè này bố cho con đi học thêm nhé!
b. Bố cho con đi học thêm đi!
c. Bố cho con đi học trong hè này nghe!
👉👉Đáp án Trắc nghiệm Đường đi Sa Pa:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
ý đúng | a | b | c | a | c | a-3; b-4; c-1; d-2 | b | a | b | a |
Gợi ý cho bạn đọc 🌻 Thắng Biển 🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án
Soạn Bài Đường Đi Sa Pa Lớp 4
Có thể bạn sẽ cần đến gợi ý soạn bài Đường đi Sa Pa lớp 4.
👉Câu 1 (trang 103 SGK Tiếng Việt 4 tập 2)
Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh, về người. Hãy miêu tả điều em hình dung được về mỗi bức tranh.
Trả lời:
- Đoạn 1: Du khách đi lên Sa Pa có cảm giác như đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, huyền ảo, đi giữa những thác trắng xoá tựa mây trời, đi giữa những rừng cây âm âm, giữa những cảnh vật rực rỡ sắc màu: những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa; những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào: con đen, con trắng, con đỏ son, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
- Đoạn 2: Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng vàng hoe; những em bé Hmông, Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ, đang chơi đùa; người ngựa dập dìu đi chợ trong sương núi tím nhạt.
- Đoạn 3: Ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ: Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông lay ơn màu đen nhung quý hiếm.
👉Câu 2 (trang 103 SGK Tiếng Việt 4 tập 2)
Những bức tranh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát rất tinh tế của tác giả. Hãy nêu một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy.
Trả lời:
Có thể nêu một số chi tiết như sau:
- Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo.
- Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
- Những con ngựa nhiều sắc màu khác nhau, với đôi chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
- Nắng phố huyện vàng hoe
- Sương núi tím nhạt
- Sự thay đổi mùa ở Sa Pa: Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn.
👉Câu 3 (trang 103 SGK Tiếng Việt 4 tập 2)
Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kì” của thiên nhiên?
Trả lời:
Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.
👉Câu 4 (trang 103 SGK Tiếng Việt 4 tập 2)
Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?
Trả lời:
Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa. Ca ngợi: Sa Pa quả là món quà diệu kì của thiên nhiên dành cho đất nước ta.
👉Câu 5 (trang 103 SGK Tiếng Việt 4 tập 2)
Học thuộc lòng 2 đoạn cuối (từ Hôm sau… đến hết).
Trả lời:
Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.
Khám phá thêm bài ⚡ Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Lớp 4 ⚡ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài
Giáo Án Đường Đi Sa Pa Lớp 4
Sau đây là nội dung giáo án Đường đi Sa Pa lớp 4.
1. Kiến thức
– Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước (trả lời được các câu hỏi)
2. Kĩ năng
– Đọc trôi trảy bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả. Học thuộc lòng đoạn văn cuối bài
3. Thái độ
– HS yêu thích các cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước.
4. Góp phần phát triển năng lực
– Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
– GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện).
+ Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
– HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
– Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
– Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (5p) + Bạn hãy đọc bài tập đọc Con sẻ + Câu chuyện có ý nghĩa gì? – GV nhận xét chung, dẫn vào bài học | – TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + 1 HS đọc + Câu chuyện ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng của sẻ mẹ và sẻ con |
2. Luyện đọc: (8-10p) * Mục tiêu: Đọc trôi trảy bài tập đọc, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả * Cách tiến hành: | |
– Gọi 1 HS đọc bài (M3) – GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng ở các từ ngữ thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa: chênh vênh, sà xuống, bồng bềnh, huyền ảo, trắng xoá, vàng hoe, long lanh, hây hẩy,.. .– GV chốt vị trí các đoạn: – Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) | – 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm – Lắng nghe – Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn – Bài được chia làm 3 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu đến liễu rũ. + Đoạn 2: Tiếp theo đến tím nhạt. + Đoạn 3: Còn lại. – Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (chênh vênh, xuyên, sà xuống, liễu rủ, Hm ông, Tu Dí, Phà Lá móng hổ, thoắt cái, khoảnh khắc, nồng nàn,…) – Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)→Cá nhân (M1)→ Lớp – Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải) – HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng – Các nhóm báo cáo kết quả đọc – 1 HS đọc cả bài (M4) |
3. Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước (trả lời được các câu hỏi) * Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp | |
– GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài + Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh và người. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh? + Những bức tranh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát rất tinh tế của tác giả. Hãy tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy? + Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kỳ” của thiên nhiên? + Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào? *Hãy nêu nội dung của bài * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài. Hs M3+M4 trả lời các câu hỏi nêu nội dung đoạn, bài. | – 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài – HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT + Đoạn 1: Du khách đi lên Sa Pa có cảm giác như đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, đi giữa những tháp trắng xoá … liễu rũ .Đoạn 2: Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng vàng hoe, những em bé HMông, Tu Dí … Đoạn 3: Ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ: Thoắt cái là vàng rơi … hiếm quý. -VD: Những đám mây nhỏ sà xuống của kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo khiến du khách như đang đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời. + Sự thay đổi của Sa Pa: Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết… nồng nàn * Vì Phong cảnh Sa Pa rất đẹp/ Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có. + Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa. Tác giả ca ngợi Sa Pa là một món quà diệu kì của thiên nhiên dành cho đất nước ta. Nội dung: Bài văn ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. |
4. Luyện đọc diễn cảm – Học thuộc lòng(8-10p) * Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được 3 của bài với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngac nhiên về những thay đổi về mùa trong ngày. Học thuộc lòng được đoạn văn * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp | |
– Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, giọng đọc của các nhân vật- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 3 của bài – Tổ chức thi học thuộc lòng ngay tại lớp – GV nhận xét, đánh giá chung 5. Hoạt động ứng dụng (1 phút) – Liên hệ, giáo dục HS biết yêu quý và trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên mọi miền của Tổ quốc 6. Hoạt động sáng tạo (1 phút) | – HS nêu lại giọng đọc cả bài – 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài – Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm + Luyện đọc diễn cảm trong nhóm + Cử đại diện đọc trước lớp – Bình chọn nhóm đọc hay. – HS thi đua học thuộc lòng – Ghi nhớ nội dung, ý nghĩa của bài – Nói những điều em biết về Sa Pa |
Tìm hiểu thêm tác phẩm 🍃Mùa Đông Trên Rẻo Cao🍃 Nội Dung Chính Tả, Soạn Bài
2 Mẫu Cảm Thụ Văn Học Bài Đường Đi Sa Pa Hay Nhất
Lưu lại 2 mẫu cảm thụ văn học bài Đường đi Sa Pa hay nhất.
Cảm Thụ Văn Học Bài Đường Đi Sa Pa Nổi Bật – Mẫu 1
Từ việc miêu tả những cảnh đẹp ở Sa Pa rất tinh tế cho con thấy tác giả tỏ rõ lòng thích thú, mến yêu và mê say cảnh đẹp của Sa Pa. Đó là những tình cảm thật thắm thiết, nồng nàn.
Ở đoạn 1, đường lên Sa-Pa đẹp như con đường đi lên động tiên mà em đọc được trong các truyện cổ tích. Cảm giác của du khách trên con đường đến với Sa-Pa là cảm giác như bay bồng bềnh trên những đám mây, vượt qua những thác trắng như mây trời, những rừng cây âm âm, những rừng cây đỏ rực hoa chuối… lung linh và huyền ảo và thú vị đến vô cùng.
Tiếp theo ở đoạn 2 là cảnh phố huyện vui mắt và rực rỡ sắc màu của một thị trấn trên phố núi: nắng thì vàng hoe, người ngựa dập dìu đi chợ trong sương núi tím nhạt”.
Phong cảnh Sa-Pa thật huyền diệu. Thoắt cái là lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái là mùa đông với mưa tuyết trên những cành đào cành lê, cành mận. Và thoắt cái là mùa xuân với những làn gió nhẹ hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm.
Cảm Thụ Văn Học Bài Đường Đi Sa Pa Chọn Lọc – Mẫu 2
Có lẽ chưa có tác giả nào tả cảnh Sa Pa lại đẹp đẽ, tinh tế và sống động như nhà văn Nguyễn Phan Hách. Tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ để nhấn mạnh, để làm nổi bật vẻ đẹp nên thơ của cảnh sắc thiên nhiên và thời tiết ở Sa Pa.
Đồng thời điệp từ “thoắt cái” tạo cho chúng ta cái cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng trước sự thay đổi nhanh chóng của thời tiết ở Sa Pa. Sự thay đổi nhanh chóng đến mức bất ngờ ấy khiến người đọc như lạc vàc một tiên cảnh vậy.
Ta hình dung ra con đường đi Sa Pa ngày càng lên cao hơn, nằm chênh vênh trên sườn núi xuyên qua những đám mây, uốn quanh những ngọn thác đẹp và lượn sát những cánh rừng. Cảnh làng xóm ven đường cũng thật đẹp, thật yên ả, êm đềm với những vườn đào đang trổ hoa, với những con ngựa đẹp nhiều màu sắc được chăn thả trong vườn. Đi lên Sa Pa ta có cảm giác như đi trong cảnh tượng huyền ảo của chốn thần tiên.
Quang cảnh một thị trấn ở miền núi cao, có các em bé dân tộc ăn mặc những bộ quần áo nhiều màu đang chơi đùa. Phiên chợ đông vui, người ngựa rộn ràng nhưng tất cả lại ẩn hiện trong màn sương chiều mờ tím. Đây là cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu.
Phong cảnh cửa đường lên Sa Pa thật đẹp và luôn thay đổi, khi là lá vàng mùa thu, khi là cơn mưa tuyết trắng trên các cành đào, lê mận, khi là hoa xuân rực rỡ. Đây là sự liên tục đổi mùa, sự lạ lùng hiếm có.