Con Sẻ Lớp 4: Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài + Giáo Án

Con Sẻ Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án ✅ Tổng Hợp Ý Nghĩa, Hướng Dẫn Tập Đọc, Bố Cục, Đọc Hiểu Tác Phẩm.

Nội Dung Bài Đọc Con Sẻ Lớp 4

Con sẻ là bài đọc sẽ được tìm hiểu trong phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 91. Cùng xem nội dung bài đọc Con sẻ lớp 4 ngay sau đây.

Con sẻ

Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống.

Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó.

Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất.

Con chó của tôi dừng lại và lùi… Dường như nó hiểu rằng trước mặt nó có một sức mạnh. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ất tránh ra xa, lòng đầy thán phục.

Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó.

Theo TUỐC-GHÊ-NHÉP

Chú thích:

  • Tuồng như: có vẻ như là, dường như.
  • Khản đặc: (nói, kêu) gần như không ra tiếng.
  • Bối rối: lúng túng, mất bình tĩnh, không biết nên xử trí thế nào.
  • Kính cẩn: tỏ rõ sự kính trọng bằng điệu bộ, cử chỉ, nét mặt rất nghiêm trang.

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 💚 Dù Sao Trái Đất Vẫn Quay 💚 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Giới Thiệu Bài Con Sẻ

Sau đây là một số thông tin giới thiệu bài Con sẻ.

  • Bài đọc Con sẻ là sáng tác của nhà văn Tuốc-ghê-nhép. Tuốc-ghê-nhép (9 tháng 11 năm 1818 – 3 tháng 9 năm 1883) là một nhà văn và nhà soạn kịch nổi tiếng của Nga thế kỉ 19.
  • Câu chuyện kể về con chim sẻ già không màng nguy hiểm, lao xuống trước miệng con chó để cứu sẻ non bị rơi từ cây xuống đất. Trước sự dũng cảm của sẻ già, con chó cũng lúng túng. Người chủ khâm phục sự can đảm và tình yêu con của chim sẻ già, đã gọi con chó đi, giải cứu hai chú chim.

Bố Cục Bài Con Sẻ

Bố cục bài Con sẻ được chia làm 5 phần:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến từ trên tổ xuống
  • Đoạn 2: Từ Con chó chậm rãi đến răng của con chó
  • Đoạn 3: Từ Sẻ già lao đến cứu con đến cuốn nó xuống đất
  • Đoạn 4: Từ Con chó của tôi đến lòng đầy thán phục
  • Đoạn 5: Phần còn lại

Gợi ý cho bạn đọc 🔻 Ga Vrốt Ngoài Chiến Lũy 🔻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Hướng Dẫn Tập Đọc Con Sẻ

Tham khảo hướng dẫn tập đọc Con sẻ bên dưới.

  • Đọc lưu loát toàn bài.
  • Ngắt nghỉ đúng chỗ.

Ý Nghĩa Bài Con Sẻ

Ca ngợi hành động dũng cảm của sẻ mẹ, dám xả thân để cứu sẻ con, bảo vệ sự bình yên cho con. Một hành động đáng cảm phục và trân trọng.

Khám phá thêm bài 🌻 Thắng Biển 🌻 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Đọc Hiểu Tác Phẩm Con Sẻ

Ngay sau đây là phần đọc hiểu tác phẩm Con sẻ.

👉Câu 1. Ai là tác giả của bài “Con sẻ”?

a. Tuốc-ghê-nhép.

b. Ga-li-lê.

c. Huy-gô

👉Câu 2. Những chi tiết nào miêu tả sự xuất hiện của con sẻ già?

a. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó.

b. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó.

c. Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con.

👉Câu 3. Dòng nào dưới đây miêu tả hành động dũng cảm của con sẻ già?

a. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy tránh ra xa, lòng đầy thán phục.

b. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó.

c. Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con.

👉Câu 4. Vì sao tác giả thán phục sẻ già?

a. Vì hành động dũng cảm đối đầu với con vật lớn hơn mình rất nhiều để cứu con của sẻ già.

b. Vì hành động dũng cảm đối đầu với con vật lớn hơn mình rất nhiều để ra oai của sẻ già.

c. Vì hành động dũng cảm đối đầu với con vật lớn hơn mình rất nhiều để thoát thân của sẻ già.

👉Câu 5. Trong mắt con sẻ già, hình ảnh con chó hiện lên như thế nào?

a. Như một con chó khổng lồ.

b. Như một con quỷ khổng lồ.

c. Như một con quái vật khổng lồ.

👉Câu 6. Điều gì ở con sẻ già khiến tác giả thán phục?

a. Vẻ đẹp của bộ ức đen nhánh.

b. Tiếng kêu tuyệt vọng và thảm thiết.

c. Tình yêu của nó dành cho sẻ con.

👉Câu 7. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.

a.Câu kể “Ai làm gì?”. 1. Căn nhà trống vắng.

b. Câu kể “Ai thế nào?”. 2. Ngày nhỏ, tôi là một búp non.

c. Câu kể “Ai là gì?”. 3. Bạn đừng giấu!

d. Câu cầu khiến. 4. Thanh niên lên rẫy.

👉Câu 8. Câu cầu khiến sau đây được đặt bằng cách nào?

Bạn không nên làm thế!

a. Thêm các từ: hãy, đừng, chớ, nên, phải … vào trước động từ.

b. Thêm các từ: lên, đi , thôi, nào, … vào cuối câu.

c. Dùng giọng điệu phù hợp với câu cầu khiến.

👉Câu 9. Con chó hiểu rằng trước mặt nó có một sức mạnh. “Sức mạnh” ở trường hợp này được hiểu là gì?

a. Thế lực siêu nhiên

b. Tình mẫu tử

c. Tiền tệ

d. Sức khỏe

👉Câu 10. Nội dung của bài Con sẻ là gì?

a. Ca ngợi sự thông minh, tình cảm của chú chó đối với chim sẻ.

b. Ca ngợi hành động dũng cảm của sẻ mẹ để bảo vệ sẻ con.

c. Ca ngợi cuộc sống hài hòa giữa con người với thiên nhiên.

d. Chê trách chú sẻ con nghịch ngợm để rơi khỏi tổ xuống đất.

👉👉Đáp án:

Câu12345678910
ý đúngabcabca-4; b-1; c-2; d-3abb

Tìm hiểu thêm tác phẩm ⚡ Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính Lớp 4 ⚡ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

Soạn Bài Con Sẻ Lớp 4

Có thể bạn sẽ cần đến gợi ý soạn bài Con sẻ lớp 4.

👉Câu 1 (trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Trên đường đi, con chó thấy gì? Nó định làm gì?

Trả lời:

Trên đường đi, con chó đánh hơi và phát hiện ra một con chim sẻ con nằm trên đường. Nó định bò đến để vồ con sẻ con.

👉Câu 2 (trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại?

Trả lời:

Một sự việc đột ngột xảy ra khiến con chó phải dừng lại. Con sẻ già lao đến cứu con. Nó lấy thân mình phủ lấy con sẻ đồng thời biểu hiện một thái độ thật hung dữ khiến con chó phải dừng lại.

👉Câu 3 (trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào?

Trả lời:

Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm lao xuống cứu con được miêu tả thật dũng mãnh: “Con sẻ già lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược miệng rít lên tuyệt vọng thảm thiết”. Nó bất chấp nguy hiểm tiến thẳng về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó.

👉Câu 4 (trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé?

Trả lời:

Hành động của sẻ mẹ là một hành động cực kì dũng cảm xuất phát từ tình mẫu tử. Mặc dù sẻ mẹ rất yếu ớt so với con chó hung dữ nhưng sẻ mẹ không ngại hiểm nguy sẵn sàng đối đầu đế bảo vệ con mình. Một hành động rất đáng khâm phục và trân trọng.

Lưu lại thông tin về bài 🍃Mùa Đông Trên Rẻo Cao🍃 Nội Dung Chính Tả, Soạn Bài

Giáo Án Bài Con Sẻ Lớp 4

Xem thêm nội dung giáo án bài Con sẻ lớp 4.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

– Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu con và tình mẫu tử thiêng liêng của sẻ mẹ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

– Đọc trôi trảy bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

3. Thái độ

– GD HS tình cảm gia đình, tình mẹ con

4. Góp phần phát triển các năng lực

– NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

– GV:  Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to) 

           Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

– HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật

– Phương pháp: Quan sát, hỏi – đáp, luyện   tập – thực hành

– Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3p)

+ Bạn hãy đọc bài tập đọc: Dù sao trái đất vẫn qua?

+ Nêu nội dung bài

– GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài
– TBHT điều khiển lớp trả lời, nhận xét:

+ 1 HS đọc

+ Bài văn ca ngợi tinh thần dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của hai nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê
2. Luyện đọc: (8-10p)

* Mục tiêu: Đọc trôi chảy, rành mạch bài tập đọc, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả sự dũng cảm và tình mẫu tử thiêng liêng của sẻ mẹ

Cách tiến hành: 
–  Gọi 1 HS  đọc bài (M3)

– GV chốt vị trí các đoạn

– GV lưu ý giọng đọc: 

+ Đoạn 1: Đầu đoạn đọc với giọng kể khoan thai dần chuyển sang giọng hồi hộp, tò mò ở cuối đoạn.

+ Đoạn 2+ 3: Đọc với giọng hồi hộp, căng thẳng, nhấn giọng ở những từ ngữ: lao xuống, dựng ngược, rít lên, tuyệt vọng, thảm thiết.

+ Đoạn 4+ 5: Đọc với giọng chậm rãi, thán phục. Nhấn giọng với các từ ngữ: dừng lại, bối rối, đầy thán phục, kính cẩn nghiêng mình.

– Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
– 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm

– Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn

–  Bài chia làm 5 đoạn.(Mỗi chỗ xuống dòng là 1 đoạn)

– Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó: tuồng như, chậm rãi, bộ ức khản đặc, bối rối, kính cẩn,  ….) 

– Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4) → Cá nhân (M1) → Lớp

– Giải nghĩa các từ: đọc chú giải

– HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển

– Các nhóm báo cáo kết quả đọc

–  1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài: (8-10p)

* Mục tiêu: Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu con và tình mẫu tử thiêng liêng của sẻ mẹ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
– Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.

+ Trên đường đi, con chó thấy gì? Nó định làm gì?
 
+ Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại và lùi lại?

+ Hình ảnh sẻ mẹ cứu con được miêu tả như thế nào?

+ Em hiểu một sức mạnh vô hình trong câu “Nhưng một sức mạnh vô….đất” là sức mạnh gì?

+ Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé?

+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?

* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và nêu nội dung đoạn, bài. 
– 1 HS đọc

– HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi

– TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét

+ Trên đường đi, con chó đánh hơi thấy  một con sẻ non vừa rơi từ trên tổ xuống. Nó chậm rãi tiến lại gần sẻ non.

+ Một con sẻ già từ trên cây lao xuống đất cứu con. Dáng vẻ của sẻ mẹ rất hung dữ khiến con chó phải dừng và lùi lại vì cảm thấy trước mặt nó có một sức mạnh làm nó phải ngần ngại.

+ Con sẻ già lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược … phủ kín sẻ con.

+ Đó là sức mạnh của tình mẹ con, một tình cảm tự nhiên, bản năng trong con sẻ khiến nó dù khiếp sợ con chó săn to lớn vẫn lao vào nơi nguy hiểm để cứu con.

+ Vì con sẻ nhỏ bé đã dũng cảm đối đầu với con chó để cứu con. Đó là một hành động đáng trân trọng khiến con người phải cảm phục.

Ý nghĩaBài văn ca ngợi hành động dũng cảm cứu con và tình mẫu tử thiêng liêng của sẻ mẹ.

– HS ghi nội dung bài vào vở
4. Luyện đọc diễn cảm (8-10p)* Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm được một số đoạn của bài* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp
– Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.

– Yêu cầu các nhóm thảo luận tự chọn đoạn luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm trước lớp

5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)

– Giáo dục tình cảm gia đình, tình mẹ con

6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
– 1 HS nêu lại

– 1 HS đọc toàn bài

– Nhóm trưởng điều khiển:

+ Đọc diễn cảm  trong nhóm

+ Thi đọc diễn cảm trước lớp

– Lớp nhận xét, bình chọn.

– Ghi nhớ nội dung bài văn

– Nói về tình mẫu tử thiêng liêng ở một số loài vật mà em biết

Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🍀 Rất Nhiều Mặt Trăng 🍀 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài

2 Mẫu Cảm Thụ Văn Học Bài Con Sẻ Hay Nhất

Đừng bỏ lỡ 2 mẫu cảm thụ văn học bài Con sẻ hay nhất.

Cảm Thụ Văn Học Bài Con Sẻ Đặc Sắc – Mẫu 1

“Con sẻ” là một trang văn độc đáo, thấm đượm tình cảm nhân đạo của nhà văn Nga Tuốc-ghê-nhép. Hình ảnh con sẻ già không sợ hi sinh, lăn xả vào để cứu con thơ đã để lại trong lòng ta bao xúc động và cảm phục.

Một tình huống thương tâm xảy ra đối với hai mẹ con nhà sẻ. Chim non gặp tai nạn rơi từ tổ xuống đất. Tai họa đang đe dọa sẻ non. Một con chó đã đánh hơi thấy, bắt đầu bò, chậm rãi lại gần với cái mõm há rộng đầy răng. Con chó sắp vồ; sẻ non sẽ là cái mồi của nó.

Lại một tình huống đầy kịch tính bất ngờ xảy ra. Thấy tính mạng sẻ non bị đe dọa, sẻ già vội lao xuống cứu con. Hành động của nó vừa nhanh vừa dũng mãnh, từ trên cây cao gần đó, con sẻ già có bộ ức đen nhánh “lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm con chó”.

Lông nó “dựng ngược”. Nó kêu “rít lên tuyệt vọng và thảm thiết”. Tiếng kêu ấy thể hiện nỗi đau đớn vô hạn khi chim mẹ cảm thấy khó mà cứu được đứa con thơ bé bỏng của mình! Sẻ mẹ vô cùng dũng cảm, sẵn sàng hi sinh, lao vào cứu con. Trước mắt nó là con chó “như một con quỷ khổng lồ”, nhưng sẻ già vẫn “lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con”.

Đôi cánh của sẻ già khác nào một tấm áo giáp vĩ đại! Dưới đôi cánh của mẹ hiền chở che là một đứa con non nớt yếu đuối “mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ”. Tiếng kêu của chim mẹ tuy “yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc”. Nó hung dữ liều chết để bảo vệ con thơ. Nó kêu khản đặc vì kêu nhiều, lo lắng và tuyệt vọng.

Con sẻ già bé nhỏ đáng thương, “nó sẽ hi sinh”, nó chấp nhận mọi hi sinh, tất cả vì con. Vì thế với “một sức mạnh lớn hơn ý muốn của nó vẫn cuốn nó xuống đất”. Nó đã làm cho con chó phải “dừng lại và lùi…” Tinh thần dũng cảm và sự xả thân của con sẻ già tạo nên một sức mạnh phi thường ghê gớm đã làm cho tác giả vô cùng xúc động “lòng đầy thán phục”.

Cảm Thụ Văn Học Bài Con Sẻ Nổi Bật – Mẫu 2

Bài tập đọc Con sẻ của tác giả Tuốc-ghê-nhép là câu chuyện tương đối hay và xúc động ca ngợi tình mẫu tử.

Trên đường đi, con chó đánh hơi thấymột con sẻ non vừa rơi từ trên tổ xuống. Nó chậm rãi tiến lại gần sẻ non. Đột nhiên một con sẻ già từ trên cây ao xuống đất cứu con. Dáng vẻ của sẻ rất hung dữ khiến con chó dừng lại và lùi vìcảm thấy trước mặt nó có một sức mạnhlàm nó phải ngần ngại…

Con sẻ già lao xuống như hòn đá rơitrước mõm con chó; lông dựng ngược,miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết,nhảy hai, ba bước về cái mõm há rộng đầy răng của con chó; sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con,… Đó là sức mạnh tình mẹ con, một tình cảm tự nhiên.

Tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé bởi vì hành động của con sẻ nhỏ bé dũng cảm đối đầu với con chó săn hung dữ để cứu con là một hành động đáng trân trọng, khiến con người phải cảm phục.

Con chim bé nhỏ ấy đã gợi lên trong lòng ta bao mến thương ngưỡng mộ về tình mẫu tử thiết tha, về đức hi sinh to lớn của người mẹ hiền đối với con thơ. Ta cử bâng khuâng tự hỏi: “Sao loài chim muông cầm thú lại có lòng dũng cảm, sự hi sinh và tình yêu lớn lao như vậy?”.

Trước hành động chấp nhận hi sinh để cứu con của sẻ già, Tuốc-ghê-nhép viết một cách chân thực, chân thành: Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó”. Và đó cũng là cảm nghĩ của tuổi thơ chúng ta khi đọc truyện “Con sẻ” này.

Viết một bình luận