Trống Đồng Đông Sơn Lớp 4 [Nội Dung Tập Đọc + Soạn Bài + Giáo Án]

Trống Đồng Đông Sơn Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án ✅ Chia Sẻ Ý Nghĩa, Hướng Dẫn Tập Đọc, Bố Cục, Đọc Hiểu Tác Phẩm.

Nội Dung Bài Trống Đồng Đông Sơn Lớp 4

Nội dung bài Trống đồng Đông Sơn lớp 4 miêu tả bộ sưu tập trống đồng rất phong phú với hình ảnh nổi bật là con người. Cùng đọc bài viết sau để hiểu hơn nhé!

Trống đồng Đông Sơn

Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hóa Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú.

Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trống bao giờ cũng có hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc,…

Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hòa với thiên nhiên. Con người lao động cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh,… Đó là con người thuần hậu, hiền hòa, mang tính nhân bản sâu sắc. Bên cạnh và xung quanh con người đầy ý thức làm chủ ấy là những cánh cò bay lả bay la, những chim Lạc, chim Hồng, những đàn cá lội tung tăng,… Đó đây, hình tượng ghép đôi muông thú, nam nữ còn nói lên sự khát khao cuộc sống ấm no, yên vui của người dân.

Theo NGUYỄN VĂN HUYÊN

Hướng dẫn viết chính tả ❤️️Cha Đẻ Của Chiếc Lốp Xe Đạp Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Chính Tả

Giới Thiệu Bài Đọc Trống Đồng Đông Sơn

Giới thiệu thêm một số thông tin về bài đọc Trống đồng Đông Sơn:

  • Bài đọc được biên soạn bởi Nguyễn Văn Huyên, được in trong SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 17
  • Nội dung: Bài đọc giới thiệu về nền văn hóa Đông Sơn thể hiện qua trống đồng. Trống đồng đa dạng về kích cỡ, hình thức trang trí. Nổi bật trong hình trang trí trên trống là hình ảnh con người lao động. Hình ảnh con người hiện lên hoà mình với thiên nhiên gắn liền với các sinh hoạt hằng ngày thật gần gũi mà cũng vô cùng linh thiêng.

Bố Cục Bài Trống Đồng Đông Sơn

Bố cục bài Trống đồng Đông Sơn có thể chia thành 2 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu tới “…có gạc” – Sự đa dạng và cách sắp xếp hoa văn của trống đồng Đông Sơn.
  • Đoạn 2: Còn lại – Hình ảnh con người lao động làm chủ thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên.

Đón đọc thêm câu chuyện 🌿 Bốn Anh Tài Lớp 4 🌿 Ý nghĩa, nội dung

Hướng Dẫn Tập Đọc Trống Đồng Đông Sơn

Hướng dẫn các em học sinh cách tập đọc bài Trống đồng Đông Sơn chi tiết.

  • Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với cảm hứng tự hào, ca ngợi.
  • Đọc đúng một số từ ngữ khó như: chính đáng, văn hóa Đông Sơn, hoa văn, vũ công, nhân bản, chim Lạc, chim Hồng.

Chú thích:

  • Chính đáng: đúng, hợp với lẽ phải.
  • Văn hóa Đông Sơn: nền văn hóa của một thời kì lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở những di vật tìm được ở Đông Sơn, Thanh Hóa.
  • Hoa văn: hình trang trí trên đồ vật.
  • Vũ công: người biểu diễn nhảy múa, diễn viên múa.
  • Nhân dân: yêu thương và đề cao con người.
  • Chim Lạc, chim Hồng: những loài chim được coi là biểu tượng của dân tộc ta.

Ý Nghĩa Bài Trống Đồng Đông Sơn

Ý nghĩa: Bài Trống đồng Đông Sơn khắc hoạ hình ảnh trống đồng đa dạng, phong phú, mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Trống đồng Đông Sơn chính là một biểu tượng cho văn hoá rực rỡ, là niềm tự hào của người Việt Nam của con người dân tộc Việt Nam ta

Giới thiệu thêm truyện cổ 🔰Bác Đánh Cá Và Gã Hung Thần 🔰 Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa

Đọc Hiểu Tác Phẩm Trống Đồng Đông Sơn

Nhất định không nên bỏ qua phần gợi ý đọc hiểu tác phẩm Trống đồng Đông Sơn sau đây nhé!

👉Câu 1: Niềm tự hào chính đáng của dân tộc ta trong nền văn hóa Đông sơn là gì? 

A. Bộ sưu tập cồng chiêng

B. Bộ sưu tập trống đồng

C. Nhã nhạc cung đình

D. Hang động huyền bí

Đáp án đúng: B

👉Câu 2: Hình gì luôn được đặt giữa mặt trống đồng?

A. hình những vũ công nhảy múa

B. hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh

C. hình chim bay

D. hình hươu nai có gạc

Đáp án đúng: B

👉Câu 3: Con hãy điền từ còn thiếu để hoàn thiện đoạn câu văn sau: phong phú, Đông Sơn, tự hào, trống đồng

Niềm________chính đáng của chúng ta trong nền văn hóa_____chính là bộ sưu tập_______hết sức______

Đáp án: Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hóa Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú.

👉Câu 4: Nhận định sau đúng hay sai?

Trống đồng Đông Sơn đa dạng cả về hình dáng, kích cỡ lẫn phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

👉Câu 5: Hoa văn trên mặt trống đồng được miêu tả như thế nào? Điền vào chỗ trống cho phù hợp: chim bay, ngôi sao, vũ công, chèo thuyền, hình tròn

Giữa mặt trống là hình________nhiều cánh,__________đồng tâm, hình__________nhảy múa,__________, hình________, hươu nai có gạc,…

Đáp án: Điền theo thứ tự: ngôi sao, hình tròn, vũ công, chèo thuyền, chim bay

👉Câu 6: Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng?

1. Lao động, đánh cá, săn bắn

2. Đánh trống, thổi kèn

3. Cầm vũ khí bảo vệ quê hương

4. Con người say mình trong giấc ngủ

5. Tưng bừng nhảy múa mừng chiến công

6. Cảm tạ thần linh

7. Con người nghĩ dưỡng trên những bãi biển

8. Ghép đôi nam nữ

Đáp án: 1, 2, 3, 5, 6, 8

👉Câu 7: Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng?

A. Vì trên mặt trống đồng chỉ có hình ảnh hoạt động của con người

B. Vì hình ảnh hoạt động của con người luôn được vẽ ở chính giữa mặt trống đồng

C. Vì hình ảnh hoạt động của con người là những hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn

D. Vì hình ảnh hoạt động của con người được vẽ chèn lên hình ngôi sao nhiều cánh

Đáp án đúng: C

👉Câu 8: Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ta?

Điền vào chỗ trống: đẹp, đa dạng, trình độ văn minh, cổ vật quý giá

Trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ta vì trống đồng Đông Sơn________, hoa văn trang trí_________, là một________phản ánh______của người Việt cổ xưa, là một bằng chứng nói lên rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc có nền văn hóa lâu đời, bền vững.

Đáp án: Điền theo thứ tự: đa dạng; đẹp; cổ vật quý giá; trình độ văn minh

👉Câu 9: Loài chim nào được coi là biểu tượng của dân tộc ta?

A. Chim bồ câu

B. Chim Lạc, chim Hồng

C. Chim sẻ

D. Chim gõ kiến

Đáp án đúng: B

👉Câu 10: Ý nghĩa bài văn Trống đồng Đông Sơn?

A. Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa dạng với hoa văn rất đặc sắc, là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam.

B. Những hình vẽ, hoa văn và họa tiết trên trống đồng rất đẹp

C. Chim Lạc, chim Hồng là biểu tượng của dân tộc ta.

D. Chính giữa mặt trống đồng là hình ngôi sao nhiều cánh

Đáp án đúng: A

Soạn Bài Trống Đồng Đông Sơn Lớp 4

Các em học sinh có thể tham khảo cách soạn bài Trống đồng Đông Sơn lớp 4 dưới đây để có tiết học thật tốt.

👉Câu 1 (trang 18 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào?

Đáp án: Trống đồng Đông Sơn đa dạng về hình dáng, kích thước về phong cách trang trí sắp xếp hoa văn: thể hiện ở giữa mặt trống bao giờ cũng có hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh đến là những hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, chim bay, hươu nai có gạc v.v..

👉Câu 2 (trang 18 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống

Đáp án: Đó là lao động, đánh cá, săn bắn, đánh trống thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê hương, nhảy múa mừng chiến thắng, cảm tạ thần linh, hình tượng ghép đôi nam nữ.

👉Câu 3 (trang 18 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2): Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng?

Đáp án: Bởi vì con người là chủ nhân của xã hội con người thuần hậu hiền hòa mang tính nhân bản sâu sắc. Nói đên cuộc sống là nói đến con người, con người làm ra tất cả. Con người lao động làm ra của cải vật chất đưa xã hội từng bước đi lên.

👉Câu 4 (trang 18 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2): Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam?

Đáp án: Vì trống đồng ghi lại và phản ánh trình độ văn minh của người Việt cổ xưa. Nó chính là bằng chứng nói lên rằng dân Việt Nam là một dân tộc có một nền văn hóa từ lâu đời.

Bài trống đồng Đông Sơn thể hiện niềm tự hào của một dân tộc có nền văn hóa lâu đời mà hiện nay con cháu các thế hệ người Việt Nam cần giữ gìn và phát triển.

Tìm hiểu bài văn ☀️Trung Thu Độc Lập Lớp 4 ☀️ Nội Dung, Ý Nghĩa

Giáo Án Trống Đồng Đông Sơn Lớp 4

Nội dung giáo án Trống đồng Đông Sơn lớp 4 mà Thohay.vn chia sẻ dưới đây được biên soạn chi tiết, rõ ràng. Mời bạn đọc tham khảo.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

– Hiểu ND: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự hào của người Việt Nam (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

– Đọc trôi trảy, rành mạch bài tập đọc. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.

3. Thái độ

– Giáo dục niềm tự hào về nền văn hoá có từ lâu đời

4. Góp phần phát triển các năng lực

– NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng

– GV:

  • Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to)
  • Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

– HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật

  • Phương pháp: Quan sát, hỏi – đáp, đóng vai.
  • Kĩ thuật: Làm việc nhóm, chia sẻ, động não, tia chớp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
1. Khởi động:(3p)
+ Kể tóm tắt nội dung câu chuyện Bốn anh tài
+ Nêu nộii dung, ý nghĩa câu chuyện
– GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài
– TBHT điều khiển các bạn chơi trò chơi Hộp quà bí mật
+ 1 HS kể
+ Ca ngợi 4 anh em Cẩu Khây có tài năng đã đoàn kết diệt trừ yêu tinh, mang lại ấm no cho bản làng
2. Luyện đọc:(8-10p)
* Mục tiêu:Đọc trôi chảy, rành mạch bài tập đọc, giọng đọc mang cảm hứng ngợi ca.
Cách tiến hành:
– Gọi 1 HS đọc bài (M3)
– GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng cảm hứng tự hào, ca ngợi
– GV chốt vị trí các đoạn
– Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)
– 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
– Lắng nghe
– Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn
– Bài chia làm 2 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu … hươu nai có gạc.
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
– Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (nền văn hoá, bộ sưu tập, sắp xếp, vũ công, hươu nai, thuần hậu nhân bản, …)
– Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4) → Cá nhân (M1) → Lớp
– Giải nghĩa các từ: đọc chú giải
– HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển
– Các nhóm báo cáo kết quả đọc
– 1 HS đọc cả bài (M4)
3.Tìm hiểu bài:(8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu ND: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự hào của người Việt Nam (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
– Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.
+ Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào?
+ Hoa văn trên mặt trống đồng được tả như thế nào?
+ Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng?
+ Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng?
+ Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người VN ta?
– Nội dung của bài?
* HS M3+M4 đọc trả lời câu hỏi hoàn chỉnh và các câu nêu nội dung đoạn, bài. 
– 1 HS đọc
– HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi – TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét
+ Đa dạng cả về hình dáng, kích cỡ lẫn phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn … 
+ Giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh, hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc …
+ Lao động, đánh cá, săn bắn, đánh trống, thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê hương, tưng bừng nhảy múa mừng chiến công, cảm tạ thần linh, ghép đôi nam nữ
+ Vì những hình ảnh về hoạt động của con người là những hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn. Những hình ảnh khác chỉ góp phần thể hiện con người – con người lao động làm chủ, hòa mình với thiên nhiên; con người nhân hậu; con người khao khát cuộc sống hạnh phúc, ấm no.
+ Trống đồng Đông Sơn đa dạng, hoa văn trang trí đẹp, là một cổ vật quý giá phản ánh trình độ văn minh của người Việt cổ xưa, là một bằng chứng nói lên rằng dân tộc VN là một dân tộc có một nền văn hóa lâu đời, bền vững.
Nội dung: Bài văn ca ngợi bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa dạng với hoa văn đặc sắc, là niềm tự hòa chính đáng của người Việt Nam.
– HS ghi nội dung bài vào vở
3. Luyện đọc diễn cảm – Học thuộc lòng(8-10p)
* Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng ngợi ca, tự hào
* Cách tiến hành:Hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp
– Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài, nêu giọng đọc toàn bài
– Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2 của bài
– GV nhận xét chung

4. Hoạt động ứng dụng(1 phút)
– Em thích nhất hình ảnh nào trên hoa văn trống đồng?
– Giáo dục niềm tự hào về nền văn hoá lâu đời.
5. Hoạt động sáng tạo(1 phút)
– 1 HS nêu lại
– 1 HS đọc toàn bài
– Nhóm trưởng điều khiển:
+ Đọc diễn cảm trong nhóm
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp
– Lớp nhận xét, bình chọn.
– HS nêu
– Tìm hiểu thông tin thêm về trống đồng Đông Sơn, trống đồng Ngọc Lũ.

Chia sẻ tác phẩm 🌿Con Sẻ Lớp 4 🌿 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án

Viết một bình luận