Ngắm Trăng + Không Đề Lớp 4 ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài ✅ Tham Khảo Hướng Dẫn Tập Đọc, Ý Nghĩa, Bố Cục, Giáo Án.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Ngắm Trăng + Không Đề Lớp 4
Hai bài thơ Ngắm trăng – Không đề nói lên tinh thần lạc quan yêu đời và tấm lòng yêu thiên nhiên của Bác Hồ. Sau đây là nội dung bài thơ Ngắm trăng + Không đề lớp 4.
Ngắm trăng
Tác giả: Hồ Chí Minh
望月
獄中無酒亦無花,
對此良宵奈若何。
人向窗前看明月,
月從窗隙看詩家。
Phiên âm:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Dịch thơ:
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Nam Trân dịch)
Chú thích:
- Tháng 8 – 1942, trên đường sang Trung Quốc, Bác Hồ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ hơn một năm trời. Bác thơ trên được Bác sáng tác trong tù.
- Hững hờ: không để ý đến.
Không đề
Tác giả: Hồ Chí Minh
無題
山徑客來花滿地,
叢林軍到鳥衝天。
軍機國計商談了,
攜桶皆童灌菜園。
Phiên âm:
Sơn kính khách lai hoa mãn địa,
Tùng lâm quân đáo điểu xung thiên.
Quân cơ quốc kế thương đàm liễu,
Huề dũng giai đồng quán thái viên.
Dịch thơ:
Đường non khách tới hoa đầy
Rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn
Việc quân việc nước đã bàn,
Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.
(Xuân Thủy dịch)
Chú thích:
- Bài thơ trên được Bác Hồ sáng tác ở chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954)
- Không đề: không có tên bài (thường đây là những bài thơ thể hiện cảm xúc chợt đến, rất đa dạng, khó đặt tên cho thật đúng).
- Bương: ống đựng, làm bằng thân cây bương (một loại cây giống cây tre, thân to, thẳng, mỏng)
Lưu lại thông tin về bài 🍀 Kể Chuyện Khát Vọng Sống 🍀 Nội Dung, Ý Nghĩa, Soạn Bài
Giới Thiệu Bài Thơ Ngắm Trăng + Không Đề
Xem thêm thông tin giới thiệu bài thơ Ngắm trăng + không đề.
- Ngắm trăng là bài thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh làm khi ở trong tù. Tuy trong hoàn cảnh khó khăn, tù đày, Bác vẫn ngắm trăng và hòa mình với thiên nhiên, không để tinh thần bị giam cầm.
- Không đề là bài thơ của Bác, viết về cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, có hoa đón khách, chim bay đón cán bộ. Việc nước bàn xong, Bác lại làm công việc bình dị như tưới rau, chơi đùa với trẻ nhỏ.
Bố Cục Bài Thơ Ngắm Trăng + Không Đề
Bố cục bài thơ Ngắm trăng + không đề có thể được chia thành 2 phần:
- Phần 1: Bài thơ Ngắm trăng
- Phần 2: Bài thơ Không đề
Lưu lại thông tin về bài 🔥 Vương Quốc Vắng Nụ Cười 🔥 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài
Hướng Dẫn Tập Đọc Ngắm Trăng + Không Đề
Tham khảo hướng dẫn tập đọc Ngắm trăng + không đề bên dưới.
- Đọc trôi chảy, lưu loát và đúng nhịp thơ.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ – giọng ngân nga thể hiện tâm thế ung dung, thư thái, hào hứng, lạc quan của Bác trong mọi hoàn cảnh.
Ý Nghĩa Bài Thơ Ngắm Trăng + Không Đề
Ý nghĩa bài thơ Ngắm trăng + không đề như sau:
- Ý nghĩa bài Ngắm trăng: Ca ngợi tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên của Bác Hồ. Dù khó khăn, gian khổ nhưng Bác vẫn gắn bó với thiên nhiên.
- Ý nghĩa bài Không đề: Ca ngợi tinh thần lạc quan yêu đời và phong thái ung dung của Bác Hồ dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
Đừng vội bỏ lỡ 🌷 Con Chuồn Chuồn Nước 🌷 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài
Đọc Hiểu Tác Phẩm Ngắm Trăng + Không Đề
Có thể bạn sẽ cần đến phần đọc hiểu tác phẩm Ngắm trăng + không đề.
👉Câu 1. Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?
A. Bác đang sang Pháp tìm đường cứu nước.
B. Bác đang lãnh đạo quân dân trong chiến dịch Việt Bắc
C. Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trong tù.
D. Bác đang đi công tác ở Liên Xô, Thái Lan.
👉Câu 2. Câu thơ “Trong tù không rượu cũng không hoa” nói lên điều gì?
A. Hoàn cảnh đất nước có chiến tranh.
B. Hoàn cảnh tù đày thiếu thốn.
C. Bác Hồ rất dũng cảm.
D. Bác Hồ rất yêu thiên nhiên.
👉Câu 3. Câu thơ “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” cho thấy điều gì về Bác Hồ?
A. Bác rất thông minh, sáng suốt và tài giỏi.
A. Bác rất giản dị, tiết kiệm và gần gũi với nhân dân.
B. Bác có tinh thần lạc quan, yêu thiên nhiên.
C. Bác có tinh thần yêu nước, lo lắng cho vận mệnh dân tộc.
👉Câu 4. Bài thơ nói lên điều gì về Bác Hồ?
A. Bác Hồ là người rất yêu nước.
B. Bác Hồ rất yêu thiên nhiên.
C. Bác Hồ là người rất giản dị.
D. Bác Hồ rất dũng cảm.
👉Câu 5. Qua bài thơ, ta thấy được Bác Hồ là người rất … …, yêu thiên nhiên, ngay cả trong hoàn cảnh tù đày.
A. quan tâm
B. dũng cảm
C. lạc quan
D. giản dị
👉Câu 6. Bài thơ không đề được Bác sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Trong thời gian bác bị tù ở Trung Quốc
B. Trong kháng chiến chống Pháp
C. Trong kháng chiến chống Mỹ
D. Trong lúc gửi thư chúc tế Trung Thu cho thiếu nhi
👉Câu 7. Câu thơ nào cho thấy Bác luôn bận rộn và lo cho cuộc kháng chiến của đất nước?
A. Rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn
B. Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.
C. Đường non khách tới hoa đầy
D. Việc quân việc nước đã bàn
👉Câu 8. Câu thơ nào cho thấy: Tuy bận việc nước nhưng Bác vẫn có những giây phút gần gũi với trẻ thơ, cuộc sống bình dị, thư giãn, ung dung, lạc quan?
A. Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.
B. Đường non khách tới hoa đầy
C. Rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn
D. Việc quân việc nước đã bàn.
👉👉Đáp án Trắc nghiệm Ngắm trăng, Không đề:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
ý đúng | C | A | B | B | C | A | D | A |
Tham khảo thêm bài 💚 Ăng-Co Vát 💚 Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án
Soạn Bài Ngắm Trăng + Không Đề Lớp 4
Chia sẻ cho các bạn gợi ý soạn bài Ngắm trăng + không đề lớp 4.
Soạn bài Ngắm trăng
👉Câu 1 (trang 137 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?
Trả lời:
Bác Hồ ngắm trăng qua cửa sổ ở nhà giam (nhà tù của bọn Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc)
👉Câu 2 (trang 137 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Hình ảnh nào nói lên tình cảm gắn bó giữa Bác với trăng?
Trả lời:
Đó là hình ảnh: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
👉Câu 3 (trang 137 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Qua bài thơ, em học được điều gì ở Bác Hồ?
Trả lời:
Em học được ở Bác Hồ lòng lạc quan yêu đời, yêu thiên nhiên ngay cả trong hoàn cảnh bị tù đày.
Soạn bài Không đề
👉Câu 1 (trang 138 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Bác Hồ sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh nào?
Trả lời:
Bác Hồ sáng tác bài thơ này trong thời kì ở chiến khu Việt Bắc, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của cả dân tộc.
👉Câu 2 (trang 138 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2) : Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác Hồ
Trả lời:
Đó là những hình ảnh:
– Đường non khách tới hoa đầy Rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn.
– Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.
Chia sẻ cho bạn đọc tác phẩm 🌟 Dòng Sông Mặc Áo 🌟 Nội Dung Bài Thơ, Tập Đọc, Soạn Bài
Giáo Án Ngắm Trăng + Không Đề Lớp 4
Ngay sau đây là nội dung giáo án Ngắm trăng + không đề lớp 4.
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức: Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ ngắn với giọng nhẹ nhàng, phù hợp nội dung.
– Hiểu nội dung bài: Nêu bật tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, không nản chí trước khó khăn trong cuộc sống của Bác Hồ (trả lời được các câu hỏi sgk, thuộc 1 trong 2 bài thơ)
2. Kĩ năng: Hiểu nghĩa các từ ngữ: hững hờ (Ngắm trăng); Không đề, bương (Không đề) …
3. Thái độ: GD học sinh không nản chí trước khó khăn.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Bài cũ:– Gọi HS lên bảng đọc bài “Vương quốc vắng nụ cười” và trả lời câu hỏi về nội dung bài. – Nhận xét và cho điểm từng HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài b. Giảng bài Bài “Ngắm Trăng” – Gọi 1HS đọc toàn bài – Gọi HS đọc bµi (3 lần) – Luyện phát âm, kết hợp nêu chú giải – HS luyện đọc nhóm đôi – GV đọc mẫu * Tìm hiểu bài: – Yêu cầu HS đọc bài thơ đầu và trả lời câu hỏi. + Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? – GV: nói thêm nhà tù này là của Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc. – Hình ảnh nào cho biết tính cảm gắn bó giữa Bác Hồ với trăng + Em hiểu “nhòm” có nghĩa là gì? – Bài thơ nói lên điều gì về Bác Hồ? – Ghi nội dung của bài. * Đọc diễn cảm – HTL bài thơ: – Yêu cầu 1HS đọc + Yêu cầu HS ở lớp theo dõi để tìm ra cách đọc. – Yêu cầu HS đọc diễn cảm * Luyện đọc: Bài “Không đề “ – GV hướng dẫn tương tự bài trên. * Tìm hiểu bài: + Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? Từ ngữ nào cho biết điều đó? – Hình ảnh nào cho biết lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác Hồ? + Em hiểu “bương ” có nghĩa là gì? GV: Qua lời tả của Bác, cảnh rừng núi chiến khu rất đẹp, thơ mộng. Giữa bộn bề việc quân, việc nước, Bác vẫn sống rất bình dị, yêu trẻ, yêu đời. – Ghi nội dung của bài.* Đọc diễn cảm – HTL bài thơ: – HS đọc, nêu cách đọc – Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng tại lớp (thuộc 1 trong 2 bài trong thơ) – Nhận xét và cho điểm từng HS. 3. Củng cố – dặn dò: – Hai bài thơ giúp em hiểu được điều gì về tính cách của Bác Hồ? – Nhận xét tiết học. – Chuẩn bị: Vương quốc vắng nụ cười(TT) – đọc và trả lời câu hỏi sgk | – HS lên bảng thực hiện yêu cầu, nhận xét. + Lắng nghe. – HS đọc to, lớp đọc thầm. – 1 HS đọc – HS đọc theo nhóm + Bác ngắm trăng qua cửa sổ phòng giam trong nhà tù. + Lắng nghe. – ” Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ. Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ.” – Là ý nói được nhân hoá như trăng biết nhìn, biết ngó. + HS phát biểu theo ý thích: – Em thấy Bác Hồ là người không sợ gian khổ, khó khăn. – Bác Hồ là người coi thường gian khổ luôn sống lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên * Bài thơ ca ngợi tinh thần lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống cho dù cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn. Cả lớp theo dõi tìm cách đọc -HS đọc diễn cảm cả bài. + Bác Hồ sáng tác bài thơ này ở chiến khu Việt Bắc, trong thời kì kháng chiến chống Thực dân Pháp rất gian khổ. – Những từ ngữ cho biết điều đó: đường sâu, rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn) – “Khách đến thăm Bác trong cảnh đường non đầy hoa; quân đến rừng sâu, chim rừng tung bay. Bàn xong việc quân việc nước, Bác xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau . – Là loại cây thuộc họ với tre trúc, có nhiều đốt thẳng dùng để chứa nước. + Lắng nghe. * Bài thơ nói lên tinh thần lạc quan yêu đời, phong thái ung dung của Bác cho dù cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn.– HS đọc – Cả lớp theo dõi tìm cách đọc- 3 HS đọc diễn cảm – HS thi đọc – nhận xét – HS trả lời |
Cập nhật cho bạn đọc 🌺 Hơn Một Nghìn Ngày Vòng Quanh Trái Đất 🌺 Nội Dung, Bài Học, Tóm Tắt
5 Mẫu Cảm Thụ Bài Thơ Ngắm Trăng + Không Đề Hay Nhất
Đừng bỏ qua 5 mẫu cảm thụ bài thơ Ngắm trăng + không đề hay nhất.
Cảm Thụ Bài Thơ Ngắm Trăng + Không Đề Đặc Sắc – Mẫu 1
Trăng – người bạn tâm giao, người bạn tri kỉ muôn đời của Bác. Trăng đồng hành cùng Bác trong tất cả mọi chặng đường hoạt động cách mạng. Và trong những năm tháng gian lao ấy, ta sao có thể quên sự giao hòa giữa Người và ánh trăng khi ở nhà lao Trung Quốc. Vẻ đẹp của thiên nhiên mà nổi bật hơn cả là vẻ đẹp của con người đã được thể hiện đầy đủ qua bài thơ Ngắm trăng.
Trăng vốn là một thi đề lớn trong sáng tác của Bác, có thể kể đến như Cảnh khuya:
Tiếng hát trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Hay bài thơ Nguyên tiêu:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
Người ta vẫn thường dành những phút nhàn rỗi, thảnh thơi để bên chén trà thơm, chiếc kẹo ngọt mà thưởng thức ánh trăng, ngẫm chuyện mình và ngẫm chuyện đời. Còn đối với Bác, nào cần thảnh thơi, nào cần khung cảnh hoàn mĩ, chỉ cần một tình yêu, một lòng say mê thì dù có là hoàn cảnh đề lao tàn nhẫn, Người vẫn có thể mở rộng tâm hồn mình mà thưởng thức ánh trăng:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà
Hiện thực khắc nghiệt được dựng lên một cách chân thực và đầy đủ nhất, không rượu cũng chẳng hoa. Điều kiện cơ sở để ngắm trăng chẳng phải là quá thiếu thốn đó sao. Nhưng trước cảnh đẹp khiến con người ta nao lòng thổn thức sao có thể dừng lại được.
Câu hỏi tu từ “biết làm thế nào” (nại nhược hà) vừa là sự băn khoăn, trăn trở chưa biết làm sao, vừa là sự hứng khởi, hào hứng khi được gặp lại người bạn tri âm. Bởi vậy, trong câu thơ dồn nén cả hai dòng cảm xúc, vừa ưu tư vừa vui sướng, hạnh phúc.
Và đẹp nhất chính là cuộc vượt thoát giữa người và trăng, để tạo nên sự giao hòa tuyệt đối giữa hai người bạn:
Nhân hướng song tiền khan minh nguyệt
Nguyệt tong song khích khan thi gia
Hai câu thơ này có thể coi là đỉnh cao của nghệ thuật đối, đối giữa hai câu, đối trong một câu vô cùng chỉnh. Nhân đối với nguyệt, nguyệt đối với thi gia, kết hợp với điệp từ khán cho thấy sự giao hòa tuyệt đối giữa con người và thiên nhiên.
Trong hoàn cảnh tù ngục tối tăm, bị tra tấn, phải di chuyển liên tục ở nhiều nơi, nhưng không vì thế mà Bác mất đi tình yêu thiên nhiên, lòng đắm say trước khung cảnh đẹp, đặc biệt là ánh trăng. Hai gương mặt trong sáng, toàn bích trăng và nhà thơ không thể bị những song sắt lạnh giá ngăn cản, họ vẫn vượt thoát khỏi khung cảnh khắc nghiệt đó để giao hòa cùng nhau.
Đây có thể coi là hai câu thơ đẹp đẽ, độc đáo nhất trong bài thơ. Tư thế ngắm trăng của Bác đã cho thấy tình yêu trăng, và một tâm hồn thanh cao, rộng mở vời tình yêu thiên nhiên và khát vọng tự do tha thiết. Đúng như những gì mà Bác đã viết ở đầu của tập Nhật kí Trong tù:
Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao.
Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt hay và đặc sắc nhất của Bác trong tập thơ Nhật kí trong tù. Tác phẩm với lối ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, giàu ý nghĩa, cùng nghệ thuật đối tài tình vừa cho thấy tình yêu thiên nhiên của Bác vừa cho thấy tấm lòng yêu tự do, và hết sức ung dung, tự tại trong hoàn cảnh tù ngục.
Cảm Thụ Bài Thơ Ngắm Trăng + Không Đề Tiêu Biểu – Mẫu 2
Nhà văn Hoài Thanh có nhận xét rằng: “Thơ Bác đầy trăng”. Có lẽ không khó để chúng ta bắt gặp một ánh trăng, vầng trăng trong thơ của các thi nhân nói chung và trong thơ Bác nói riêng. Dường như trăng thậm chí trở thành tri kỉ, tri tâm của Bác trong suốt chặng đường gắn bó văn chương của Bác. Và trong số những bài đó không thể không kể đến bài thơ “Ngắm trăng” của Người.
Bài thơ rút trong tập “Nhật kí trong tù”. Tập nhật kí được viết bằng thơ Hán trong hoàn cảnh Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam tù một cách vô cớ. bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong tù, qua đó nói lên tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết của Người:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
Mở đầu bài thơ đã cho thấy sự thiếu thốn về vật chất của Bác trong tù- không rượu- không hoa. Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên.
Câu thơ thứ hai dịch là Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã bỏ mất câu hỏi nên làm mất đi cảm giác băn khoăn của nhân vật trữ tình. Chính sự thiếu thốn ấy dường như người tù ấy đã thực sự quên ngục tù, quên cái hiện thực tăm tối để hướng tới ánh sáng, thưởng thức cảnh đẹp, đón chào trăng sáng.
Chỉ hai câu thơ mở đầu, ta được thấy hồn thơ của Bác chân thành biết bao, mở rộng biết bao. Đêm nay, trong sự cô đơn trống vắng ở nhà lao, Bác lại được người bạn trăng tìm đến. Nhưng tâm hồn nhà thơ vẫn dọn một bữa tiệc thưởng nguyệt độc đáo:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Đọc lại nguyên văn chữ Hán để thấy rõ hơn vị trí của ba “nhân vật”: người, trăng và cái song sắt nhà tù. “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia”. Ta thấy: “nhân, nguyệt” rồi lại “nguyệt, nhân” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù ở giữa chắn trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy.
Người hướng ra ngoài cửa sổ ngắm trăng, còn trăng vận động theo khe cửa sổ và ngắm nhà thơ. Hai sự vận động có thể nói đều là cuộc vượt ngục về tinh thần và khi vượt ngục thì trăng và người đều được tự do để đến với nhau. Điều băn khoăn đến đây đã được Bác giải đáp một cách thỏa đáng. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kì diệu. “tù nhân” đã biến thành thi gia.
Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ của Bác với trăng. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do.
“Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đày, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.
Ở hai câu thơ này, ta còn thấy chất hiện thực và chất lãng mạn hoà làm một, chất nghệ sĩ và chất chiến sĩ cũng thấm vào nhau. Người đọc nhìn thấy ở người chiến sĩ Cách mạng tâm hồn nghệ sĩ hoà cùng tâm hồn mạnh mẽ của người cộng sản. Sống nơi tăm tối tù ngục mà Bác vẫn yêu đời, yêu thiên nhiên.
Bài thơ hơn thế còn thể hiện một tâm hồn nghịch cảnh nào cũng hướng ra ánh sáng. Nhà lao hiện thân cho bóng tối hắc ám, đại diện cho cái xấu cái ác. Tâm hồn Bác lại vượt khỏi nhà giam ấy, vượt khỏi bốn bức tường của lao phủ để tiến tới ánh sáng trong đẹp ngoài kia.
Bài thơ “ngắm trăng” của Bác thực sự để lại ấn tượng rất nhiều trong tâm trí người đọc. Ta bắt gặp một tâm hồn luôn lạc quan yêu đời, niềm tin, tình yêu thiên nhiên mãnh liệt nơi con người Bác. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn tự do, một nhân cách lớn của người nghệ sĩ và người chiến sĩ vĩ đại Hồ Chí Minh.
Cảm Thụ Bài Thơ Ngắm Trăng + Không Đề Nổi Bật – Mẫu 3
Bài thơ “Ngắm trăng” là một trong những thi phẩm xuất sắc nhất của tập “Nhật kí trong tù”. Không chỉ ở nội dung sâu sắc, ý nghĩ mà nghệ thuật cũng hết sức tinh tế, điêu luyện. Ngắm trăng vừa mang nét cổ điển, phảng phất Đường thi vừa hết sức hiện đại bởi ý tình phóng khoáng, mới mẻ.
Mở đầu bài thơ, Bác giới thiệu hoàn cảnh ngắm trăng vừa độc đáo, vừa có chút xót xa.
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa”
(Trong tù, không rượu, cũng không hoa)
Ngắm trăng là một đề tài phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa, gặp cảnh trăng đẹp, thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Đó là cái thú thanh cao, tao nhã của những tâm hồn cao đẹp.Người xưa thường ngắm trăng, nhận ra vẻ đẹp của trăng trong trạng thái tâm hồn thư thái, thảnh thơi, giữa trời đất bao la với đầy đủ những thú vui khác:
“Khi chén rượu, khi cuộc cờ.
Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên”
(Truyện Kiều)
Còn ở đây, Bác đang ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt: trong ngục tù. Người ngắm trăng đang là một tù nhân bị đày đọa vô cùng cực khổ: hai tay bị xiềng, hai chân bị xích, răng rụng, tóc bạc, “ghẻ lở mọc đầy thân”, tiều tụy như “quỷ đói”… Ngoại trừ ánh trăng, trong tù thiếu tất cả những điều kiện cần cho một cuộc thưởng trăng: không rượu, không hoa, không tự do, không bạn hiền…
Đến câu thơ thứ hai, tư thế lưỡng lự, ngập ngừng của người tù trước vầng trăng sáng, ta mới hình dung rõ ràng bức tranh nhà tù trong đêm trăng và hình ảnh của Bác. Câu thơ giản dị đã thể hiện cụ thể và xúc động hoàn cảnh ngắm trăng và tâm trạng, cảm xúc của người yêu trăng chốn lao tù:
“Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”
(Trước vầng trăng hiền hòa, biết làm thế nào?
Câu thơ thứ hai đã cho chúng ta thấy vẻ đẹp tâm hồn Bác. Đó là sự nhạy cảm, là cái xốn xang bối rối, trước vẻ đẹp của trăng, của thiên nhiên: Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào? Câu thơ dịch đã không thể chuyển tải hết trạng thái cảm xúc của con người trước vẻ đẹp của đêm trăng.
“Nại nhược hà?” Là câu tự vấn, thể hiện nỗi bâng khuâng, sự xốn xang, rối bời, có chút hối hả của người tù. Còn “khó hững hờ” là một lời khẳng định, thể hiện tâm thế đón nhận vẻ đẹp của trăng có phần bình thản hơn.
Ở trên, Bác chỉ ra những cái không có. Đến đây, tuy Bác chưa nói rõ chuyển biến thầm lặng trong tâm hồn nhưng người đọc cũng nhận ra điều đó. Cái tâm trạng “khoa hững hờ” kia khác nào là một sự chuẩn bị để sẵn sàng ngắm trăng. Bác tuy không có đủ vật chất cho một cuộc hội ngộ chuẩn mực với vầng trăng tri kỉ nhưng luôn có sẵn một tấm lòng nồng nhiệt, luôn sẵn tình yêu mến thiết tha:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”.
(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)
Xiềng xích, gông cùm không khoá được hồn người. Không được tự do, người tù chủ động hướng ra cửa ngục để ngắm trăng sáng. Đó là cái chủ động của một người cách mạng luôn đứng cao hơn hoàn cảnh, vượt lên trên mọi hoàn cảnh để sống và cống hiến. Câu thơ dịch đã bỏ mất động từ “hướng” làm cho việc ngắm trăng của người tù có vẻ bình thản, tĩnh tại hơn.
Như vậy, “Ngắm trăng” không phải là cách ngắm nhìn thông thường mà là một cuộc vượt ngục tinh thần bằng thơ của một người tù nghệ sĩ yêu chuộng cái đẹp. Thân tại ngục tù, nhưng lòng Bác đã “theo vời vợi mảnh trăng thu”.
Điều kì diệu nữa là, trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để ngắm nhà thơ. ở đây, vầng trăng không còn là một thiên thể vô tri, vô tình mà đã được nhân hoá thành một con người, hơn thế, một người bạn tri âm tri kỉ của Bác. Cả trăng và người tù đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau như một đôi bạn thân thiết tự bao đời.
Trong nguyên âm chữ Hán, câu thơ 3 và 4 có kết cấu đăng đối, nhịp nhàng:
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”.
Cả hai câu thơ đều có từ “song” chỉ song sắt nằm giữa câu như chính bức song sắt nhà tù muốn ngăn sự gặp gỡ giữa “thi nhân” và “minh nguyệt”. Sự đối từ, đối nhịp và kết cấu đăng đối đã làm nổi bật sự giao hòa sóng đôi khăng khít giữa trăng và nhà nghệ sĩ. Rất tiếc, hai câu thơ dịch đã làm mất cấu trúc đăng đối và vì vậy, làm giảm đi phần nào sức truyền cảm.
Hai câu thơ cho ta thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người tù cách mạng, nhà nghệ sĩ vĩ đại. Quên đi tất cả những đau đớn, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở…của chế độ nhà tù khủng khiếp, Người luôn để tâm hồn mình sống giữa thiên nhiên, hướng tới ánh sáng đẹp đẽ của thiên nhiên.
Trong chốn lao lung, Bác đã làm nên những vần thơ tuyệt đẹp. Đằng sau những câu thơ đẹp, mềm mại như vậy chỉ có thể là một tinh thần thép, chất thép của phong thái ung dung, tự tại.
Bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, đầy đầy vị , thi đề cổ điển nhưng tinh thần là của thời đại, kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực khốc liệt của nhà tù và chất lãng mạn trong tình yêu cái đẹp của Bác. Bài thơ khẳng định sau sắc tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết, phong thái ung dung, tự tại, tinh thần lạc quan, yêu đời Bác Hồ ngay cả trong hoàn cảnh ngục tù tối tăm cực khổ.
Cảm Thụ Bài Thơ Ngắm Trăng + Không Đề Chọn Lọc – Mẫu 4
Bác Hồ vị chủ tịch đáng kính, người lãnh tụ vĩ đại và cũng là doanh nhân văn hoá nổi tiếng thế giới. Bác không chỉ giỏi quân sự, chính trị mà còn giỏi cả văn chương. Tập thơ “ Nhật kí trong tù” là viên ngọc sáng chưa được mài rũa chứng tỏ tài năng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong tập thơ ấy, có bài thơ “Ngắm trăng” – “Vọng nguyệt” được nhiều bạn đọc yêu thích và công nhận tài năng của người nghệ sĩ ấy.
“Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ!
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”
Bài thơ viết về một cảnh ngắm trăng, một tư thế ngắm trăng trong tù, qua đó biểu hiện một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại của nhà thơ Cách mạng.
Hai câu thơ đầu tiên nêu lên hoàn cảnh thực tại của nhân vật trữ tình:
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”
Mặc dù ở bản dịch câu thơ thứ hai người dịch đã biến câu thơ từ câu hỏi tu từ thành câu khẳng định nhưng ta vẫn hiểu rõ được ý thơ. Bác nêu ra một thực tại trước mắt. Trong tù ngục thiếu thốn, khó khăn nhân vật trữ tình không có rượu cũng không có hoa. Thật trớ trêu thay bởi cảnh đẹp đêm trăng sáng mà không có rượu, không có hoa để thưởng nguyệt. Câu thơ chưa nói đến trăng mà người đọc đã cảm thấy một vầng trăng đẹp xuất hiện.
Rồi khi ánh trăng xuất hiện lung linh, huyền ảo:
“Nhãn hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”
Trong hai câu thơ chữ Hán 3 và 4, từ “nhân” đối với “nguyệt” , từ “song tiền” đối với “song khích”, từ “minh nguyệt” đối với “thi gia” và ở mỗi câu thì từ “song” đều đứng ở giữa người và trăng. Bằng phép nhân hoá tài tình, trăng và người như hoá thành một, đồng điệu cùng một tâm hồn.
Người trong tù qua thanh song sắt ngắm trăng, trăng qua song sắt ngắm nhà thơ. Thanh sắt cửa sổ nhà tù như ranh giới giữa người tù và ánh trăng. Bởi vậy, hai câu thơ cuối chính là cuộc vượt ngục tâm hồn của thi nhân. Trong không gian tù túng chật trội của tù giam, người tù nhân nghệ sĩ vẫn thả hồn mình với trăng thanh gió mát ngoài cửa sổ.
Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay. Nhưng Bác lại không có rượu có hoa để thưởng nguyệt. Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do, là một cách vượt ngục tù để tìm đến tự do. Người đọc qua đó mới hiểu câu đề tự của Bác ở tập thơ:
“Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao”
Cảm Thụ Bài Thơ Ngắm Trăng + Không Đề Ấn Tượng – Mẫu 5
Sinh thời, Hồ Chí Minh không có chủ ý theo đuổi con đường thi ca. Người xem thi ca là bầu bạn, là một nét đẹp trong lối sống. Thế nhưng, trong cuộc đời, Người đã để lại nhiều bài thơ xuất sắc. Trong đó, phải kể đến tập Nhật kí trong tù, được Bác viết khi bị giam cầm trong nhà tù Tưởng Giới Thạch.
Bài thơ Ngắm trăng trích trong tập thơ ấy là một bài thơ tiêu biểu cho tình yêu thiên nhiên và ý chí của người tù cách mạnh Hồ Chí Minh.
Bài thơ Ngắm trăng là bức chân dung tự họa của Bác, một vị tù vĩ đại có tâm hồn cao đẹp, ý chí, nghị lực phi thường và tài năng nghệ thuật xuất sắc. Vượt lên trên nghịch cảnh tù đày, Người dành cho thiên nhiên một tình yêu lớn:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”
Mở đầu bài thơ, Bác khắc họa hoàn cảnh khắc nghiệt của mình: “trong tù”, “không rượu”, “không hoa”. Chỉ bằng một câu thơ mà đã làm hiện lên hoàn cảnh ngục tù thiếu thốn, cô đơn đáng sợ. Thế nhưng, thật kì lạ, người đọc không hề cảm thấy vách đá và sự giam hãm của ngục tù mà chỉ thấy tư thế của người tù uy nghiêm, đĩnh đạc, hướng tâm hồn lên cao với thiên nhiên.
Ba từ “khó hững hờ” nói lên tâm hồn nhạy cảm và tình yêu mến thiết tha đối với cảnh vật. Chính vầng trăng sáng trên bầu trời cao đã khiến người tù “khó hững hờ” mà quên đi hoàn cảnh của mình:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trang nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
Trăng là cái đẹp của vũ trụ. Con người vốn yêu cái đẹp. Thế nhưng, theo lẽ thường, con người chỉ cần cái đẹp khi những nhu cầu khác đã được đáp ứng. Người xưa ngắm trăng, thưởng thức cái đẹp cũng lắm công phu, phải có hoa, có rượu, có bạn bè tâm giao. nghĩ về điều ấy, ta mới khâm phục ý chí và vẻ đẹp tâm hồn của người tù Hồ Chí Minh.
Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh ngục tù, không có rượu, không có hoa, cũng chẳng có bạn bè. Thiếu tất cả nhưng hoàn cảnh không thể ngăn cản Bác thả hồn cùng vẻ đẹp của thiên nhiên.
Xiềng xích, gông cùm không khoá được hồn người. Không được tự do, người tù chủ động hướng ra cửa ngục để ngắm trăng sáng. Đó là cái chủ động của một người cách mạng luôn đứng cao hơn hoàn cảnh, vượt lên trên mọi hoàn cảnh để sống và cống hiến. Câu thơ dịch đã bỏ mất động từ “hướng” làm cho việc ngắm trăng của người tù có vẻ bình thản, tĩnh tại hơn.
Quả thực, “Ngắm trăng” không phải là cách ngắm nhìn thông thường mà là một cuộc vượt ngục tinh thần bằng thơ của một người tù nghệ sĩ yêu chuộng cái đẹp. Thân tại ngục tù, nhưng lòng Bác đã “theo vời vợi mảnh trăng thu”.
Điều kì diệu nữa là, trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để ngắm nhà thơ. ở đây, vầng trăng không còn là một thiên thể vô tri, vô tình mà đã được nhân hoá thành một con người, hơn thế, một người bạn tri âm tri kỉ của Bác.
Cả trăng và người tù đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau như một đôi bạn thân thiết tự bao đời. Trong chốn lao lung, Bác đã làm nên những vần thơ tuyệt đẹp. Đằng sau những câu thơ đẹp, mềm mại như vậy chỉ có thể là một tinh thần thép, chất thép của phong thái ung dung, tự tại.