Anh Hùng Lao Động Trần Đại Nghĩa ❤️️ Nội Dung Tập Đọc, Soạn Bài ✅ Chia Sẻ Cho Bạn Đọc Về Bố Cục, Đọc Hiểu, Ý Nghĩa, Cách Soạn Bài.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Anh Hùng Lao Động Trần Đại Nghĩa Lớp 4
Cùng tìm hiểu nội dung bài Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa lớp 4 sau đây để hiểu thêm về một tài năng hiếm có của Việt Nam.
Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa
Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn, năm 1935, ông sang Pháp học đại học. Ông theo học cả ba ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không. Ngoài ra, ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí.
Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước. Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc.
Bên cạnh những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng, Giáo sư Trần Đại Nghĩa còn có công lớn trong xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà. Nhiều năm liền, ông giữ cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước.
Những cống hiến của Giáo sư Trần Đại Nghĩa được đánh giá cao. Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng Lao động. Ông còn được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.
Theo TỪ ĐIỂN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM
Đọc hiểu câu chuyện ❤️️Con Vịt Xấu Xí ❤️️ Nội Dung, Ý Nghĩa, Tóm Tắt Truyện Cổ Tích
Giới Thiệu Bài Đọc Anh Hùng Lao Động Trần Đại Nghĩa
Cùng xem thêm một số thông tin giới thiệu về bài đọc Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa sau đây.
- Bài đọc Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa được in trong SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 22.
- Nội dung chính: Bài đọc giới thiệu đôi nét về tiểu sử giáo sư Trần Đại Nghĩa. Ông được du học đại học tại Pháp, có cuộc sống tiện nghi nhưng từ bỏ và đi theo cách mạng. Ông cống hiến nhiều cho cách mạng, được giao nhiệm vụ chế tạo vũ khí. Ông còn thúc đẩy sự phát triển của khoa học kĩ thuật nước nhà và được trao nhiều huân chương.
Bố Cục Bài Anh Hùng Lao Động Trần Đại Nghĩa
Bố cục bài Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa có thể chia thành 4 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “chế tạo vũ khí”
- Đoạn 2: Từ “Năm 1946” đến “lô cốt của giặc”
- Đoạn 3: Từ “Bên cạnh những cống hiến” đến “Kĩ thuật Nhà nước”
- Đoạn 4: Phần còn lại
Tìm hiểu chi tiết câu chuyện 🌸Đôi Cánh Của Ngựa Trắng Lớp 4 🌸 Nội Dung, Ý Nghĩa
Hướng Dẫn Tập Đọc Anh Hùng Lao Động Trần Đại Nghĩa
Đừng nên bỏ qua phần hướng dẫn tập đọc bài Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa sau đây nhé!
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Đọc rõ ràng các số chỉ thời gian, từ phiên âm tiếng nước ngoài: 1935, 1946, 1948, 1952, súng ba-dô-ca,…
- Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi nhà khoa học đã có những cống hiến xuất sắc cho đất nước.
Chú thích:
- Anh hùng lao động: danh hiệu Nhà nước phong tặng đơn vị hoặc người có thành tích đặc biệt trong lao động.
- Tiện nghi: các vật dùng cần thiết giúp cho sinh hoạt hằng ngày được thuận tiện, thoải mái.
- Cương vị: vị trí công tác, chức vụ.
- Cục Quân giới: cơ quan phụ trách việc chế tạo, cung cấp vũ khí cho quân đội.
- Cống hiến: đóng góp có giá trị.
- Sự nghiệp: công việc lớn, có ích lợi chung.
- Quốc phòng: bảo vệ đất nước.
- Huân chương: vật làm bằng kim loại, đeo trước ngực làm dấu hiệu cho phần thưởng lớn được nhà nước trao tặng cho người có công.
Ý Nghĩa Bài Anh Hùng Lao Động Trần Đại Nghĩa
Ý nghĩa của bài: Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. Ông là tấm gương để những thế hệ sau học hỏi và noi theo.
Tìm hiểu bài đọc 🌿 Đường Đi Sa Pa 🌿 Nội Dung, Ý Nghĩa, Soạn Bài, Giáo Án
Đọc Hiểu Tác Phẩm Anh Hùng Lao Động Trần Đại Nghĩa
Cùng tham khảo phần chia sẻ đọc hiểu tác phẩm Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa mà Thohay.vn chia sẻ dưới đây nhé!
👉Câu 1. Tên thật của anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa là gì?
a. Phạm Quang Lễ.
b. Trần Nghĩa Đại.
c. Phạm Quỳnh Nghĩa.
👉Câu 2. Vì sao năm 1946 Trần Nghĩa Đại về nước?
a. Vì nghe theo lời gọi của bác hồ.
b. Vì nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc.
c. Vì nghe theo lời khuyên của gia đình.
👉Câu 3. Dòng nào dưới đây giải thích nghĩa của từ “nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc”?
a. Xuất phát từ lòng yêu nước, vì vận mệnh của Tổ Quốc mà hành động, cống hiến trong hoàn cảnh đất nước hoà bình.
b. Xuất phát từ chính cá nhân, vì hạnh phúc của gia đình mà hành động để có cuộc sống đầy đủ hơn.
c. Xuất phát từ lòng yêu nước, vì vận mệnh của Tổ Quốc mà hành động, cống hiến hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng.
👉Câu 4. Trần Đại Nghĩa được Bác Hồ giao cho nhiệm vụ nào?
a. Nghiên cứa chế tạo vũ khí phục vụ kháng chiến chống thực dân Pháp.
b. Nghiên cứa chế tạo vũ khí phục vụ kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
c. Cả hai ý trên đều đúng
👉Câu 5. Trên cương vị cục trưởng Cục Quân Giới, giáo sư Trần Đại Nghĩa đã cùng anh em nghiên cứu chế tạo ra vũ khí nào?
a. Súng ba- dô- ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt địch.
b. Súng AK, máy bay, xe tăng.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
👉Câu 6. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp?
a.1935 1. Được phong Thiếu tướng.
b.1946 2. Được tuyên dương Anh hùng Lao động.
c.1948 3. Sang Pháp học đại học.
d.1952 4. Theo Bác Hồ về nước.
👉Câu 7. Có mấy câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau?
Những cống hiến củ Giáo sư Trần Đại Nghĩa được đánh giá cao. Năm 1948, ông được phong Thiếu tướng. Năm 1952 ông được tuyên dương Anh hùng Lao Động. Ông còn được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.
a. 2.
b. 3.
c. 4.
👉Câu 8. Bài đọc tôn vinh Trần Đại Nghĩa với danh hiệu gì?
a. Anh hùng Lao động
b Anh hùng Cứu quốc
c Anh hùng Vũ trang
d Anh hùng Giải phóng dân tộc
👉Câu 9. Trần Đại Nghĩa sinh ra ở đâu?
a. Vĩnh Long
b. Sài Gòn
c. Bạc Liêu
d. Hà Nội
👉Câu 10. Em hiểu “nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” nghĩa là gì?
a. Là thể hiện lòng yêu nước bằng cách đem sức mình cứu Tổ quốc.
b. Là nghe theo lời khuyên, lời dạy bảo của thế hệ đi trước.
c. Là nghe theo tiếng gọi tâm linh từ các thế lực siêu nhiên.
d. Là nghe lời cha mẹ, sống gắn bó với gia đình, người thân.
👉Câu 111. Trần Đại Nghĩa đã có hành động như thế nào khi “nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc”?
a. Rời bỏ quê hương, bôn ba nước ngoài để tìm con đường cứu nước.
b. Rời xa gia đình, tích cực học hỏi để cống hiến cho đất nước.
c. Rời bỏ cuộc sống tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước.
d. Rời bỏ đất nước để không chịu bom đạn của chiến tranh.
👉Câu 12. Trần Đại Nghĩa không chế tạo loại vũ khí nào dưới đây?
a. Súng thần công
b. Bom bay
c. Súng không giật
d. Ba-dô-ca
👉Câu 13. Đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc thuộc lĩnh vực nào?
a. Ngoại giao
b. Khoa học
c. Kinh tế
d. Văn hóa
Đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
Đáp án | a | b | c | a | a | a-3; b-4; c-1;d-2 | c | a | a | a | c | a | b |
Soạn Bài Anh Hùng Lao Động Trần Đại Nghĩa Lớp 4
Gợi ý soạn bài Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa lớp 4 sau đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc hiểu SGK.
👉Câu 1 trang 22 sgk Tiếng Việt 4: Em hiểu “người theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc” nghĩa là gì?
Đáp án: “Người theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc” nghĩa là khi đất nước cần mình tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc chính là tiếng gọi của nhân dân, tiếng gọi của cha ông cần mình ra giúp nước. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc chính là nghe theo tiếng gọi của cha ông, là sự thể hiện tình cảm lòng yêu nước tha thiết của mình
👉Câu 2 trang 22 sgk Tiếng Việt 4: Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì to lớn trong kháng chiến?
Đáp án: Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu chế tạo ra những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc.
👉Câu 3 trang 22 sgk Tiếng Việt 4: Nêu đóng góp của Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc?
Đáp án: Những đóng góp của Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc
- Có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà.
- Nhiều năm liền giữ cương vị Chủ Nhiệm Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước.
👉Câu 4 trang 22 sgk Tiếng Việt 4: Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như nào?
Đáp án: Để ghi nhớ công lao và thành tích lớn của ông, nãm 1948, Chính phủ đã phong ông hàm Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng lao động. Ông được tặng nhiều huân chương cao quý và giải thưởng Hồ Chí Minh.
👉Câu 5 trang 22 sgk Tiếng Việt 4: Theo em nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến như vậy?
Đáp án: Trước hết ông có lòng yêu nước sâu sắc, sẵn sàng từ bỏ phồn hoa phú quý để trở về tham gia kháng chiến chống ngoại xâm theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Ông còn là người tận tụy với công việc say mê khoa học ham học hỏi cống hiến cho dân tộc cho Tổ quốc cho khoa học.
Giới thiệu thêm cho bạn bài đọc🌼 Con Sẻ Lớp 4 🌼 Hướng Dẫn Tập Đọc, Soạn Bài, Giáo Án
Giáo Án Anh Hùng Lao Động Trần Đại Nghĩa Lớp 4
Đừng nên bỏ qua mẫu giáo án Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa lớp 4 dưới đây nhé!
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
– Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
– Đọc trôi trảy bài tập đọc, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
3. Thái độ
– Giáo dục HS học tập noi theo tấm gương anh hùng Trần Đại Nghĩa.
4. Góp phần phát triển năng lực
– Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* KNS:
- Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân
- Tư duy sáng tạo
* GDQPAN: Nêu hình ảnh các nhà khoa học Việt Nam đã cống hiến trọn đời phục vụ Tổ quốc
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng
– GV:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện).
- Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
– HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: (5p) + Trống đống Đông Sơn đa dạng như thế nào? + Vì sao trống đồng Đông Sơn là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ta? – GV nhận xét chung, dẫn vào bài học | – TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí … + Vì trống đồng Đông Sơn là cổ vật quý giá phản ánh trình độ văn minh của người Việt cổ xưa, là bằng chứng nói lên rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc có nền văn hoá lâu đời, bền vững. |
2. Luyện đọc:(8-10p) * Mục tiêu: Đọc trôi trảy bài tập đọc, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ mang cảm hứng ngợi ca. * Cách tiến hành: | |
– Gọi 1 HS đọc bài (M3) – GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng kể trầm tĩnh, mang cảm hứng ngợi ca, chú ý nhấn giọng những từ ngữ: miệt mài, tiếng gọi thiêng liêng, nghiên cứu, cống hiến xuất sắc, … – GV chốt vị trí các đoạn: – Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) – Hướng dẫn giải nghĩa thêm một số từ khó: (lô cốt, súng ba-dô-ca) | – 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm – Lắng nghe – Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn – Bài được chia làm 4 đoạn (Mỗi chỗ xuống dòng là 1 đoạn) – Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (cầu cống, ba-dô-ca, lô cốt, nền khoa học,…) – Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4) → Cá nhân (M1) → Lớp – Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải) – HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng – Các nhóm báo cáo kết quả đọc – 1 HS đọc cả bài (M4) |
3. Tìm hiểu bài: (8-10p) * Mục tiêu: Hiểu ND, ý nghĩa của bài: Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp | |
– GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài + Em hãy nói lại tiểu sử của Trần Đại Nghĩa trước khi theo Bác Hồ về nước. + Em hiểu “nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc” là gì? + Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì lớn trong kháng chiến? + Nêu những đóng góp của ông cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc. + Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của Trần Đại Nghĩa như thế nào? + Nhờ đâu, ông Trần Đại Nghĩa lại có được những cống hiến lớn như vậy? – Câu chuyện có ý nghĩa gì? * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.Hs M3+M4 trả lời các câu hỏi nêu nội dung đoạn, bài. – Giáo dục KNS: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có nhiều sáng tạo trong nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí nên đã cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp kháng chiến và xây dựng đất nước. Trong cuộc sống, chúng ta cần sáng tạo hết mình để mang lại những thành quả có ích * GDQPAN: Ngoài giáo sư Trần Đại Nghĩa chúng ta còn có rất nhiều nhà khoa học khác đã cống hiến trọn đời phục vụ Tổ quốc. Em hãy kể tên một số nhà khoa học mà mình biết – GV giới thiếu một số nhà khoa học: Giáo sư Nguyễn Thiện Thàn, Tôn Thất Tùng, nhà bác học Nguyễn Đình Của,… | – 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài – HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT + Ông tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở Vĩnh Long. Ông học trung học ở Sài Gòn, năm 1935 sang Pháp học đại học. Ông theo học cả 3 ngành: kĩ sư cầu cống – điện – hàng không. Ngoài ra ông còn miệt mài nghiên cứu chế tạo vũ khí. + Là nghe theo tình cảm yêu nước trở về bảo vệ và xây dựng đất nước. + Trên cương vị Cục trưởng Cục quân giới, ông đã cùng anh em nghiên cứu, chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn: súng ba- dô- ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt giặc … + Ông có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nhà nước. Nhiều năm liền, ông giữ cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước. + Năm 1948, ông được phong thiếu tướng. Năm 1952, ông được khen anh hùng lao động. Ông còn được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý. + Nhờ ông yêu nước, tận tuỵ hết lòng vì nước. Ông lại là nhà khoa học xuất sắc ham nghiên cứu, ham học hỏi. Ý nghĩa: Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. – HS ghi lại ý nghĩa của câu chuyện – HS lắng nghe, liên hệ – HS kể tên (nếu biết) và nêu những cống hiến của nhà khoa học đó – HS liên hệ ý thức học tập và noi gương theo các nhà khoa học. |
4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p) * Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn 2 của bài. * Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp | |
– Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài. – Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2 của bài – GV nhận xét, đánh giá chung 5. Hoạt động ứng dụng (1 phút) + Em học được điều gì từ anh hừng lao động Trần Đại Nghĩa? 6. Hoạt động sáng tạo (1 phút) | – HS nêu lại giọng đọc cả bài – 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài – Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm + Luyện đọc diễn cảm trong nhóm + Cử đại diện đọc trước lớp – Bình chọn nhóm đọc hay. – HS nêu bài học của mình – Tìm hiểu về các anh hùng lao động có nhiều đóng góp trong sự nghiệp xây dựng đất nước |
Đừng nên bỏ qua bài 💚 Dù Sao Trái Đất Vẫn Quay 💚Tìm hiểu chi tiết