Khi Cả Nhà Bé Tí Lớp 3 ❤️️ Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án ✅ Tham Khảo Hướng Dẫn Tập Đọc, Ý Nghĩa, Bố Cục, Đọc Hiểu.
NỘI DUNG CHÍNH
Nội Dung Bài Thơ Khi Cả Nhà Bé Tí Lớp 3
Khi cả nhà bé tí là bài thơ của Huỳnh Mai Liên được tìm hiểu ở trang 90, 91 Tiếng Việt lớp 3 tập 1 Kết nối tri thức. Cùng đọc nội dung bài thơ Khi cả nhà bé tí lớp 3.
Khi cả nhà bé tí
Tác giả: Huỳnh Mai Liên
Khi bà còn bé tí
Bà có nghịch lắm không
Dáng đi có hơi còng
Chăm quét nhà dọn dẹp?
Khi ông còn bé tí
Có nghiêm như bây giờ,
Có chau mặt chơi cờ
Có uống trà buổi sáng?
Khi bố còn bé tí
Có thích lái ô tô
Có say mê sửa đồ
Có hay xem bóng đá?
Khi mẹ còn bé tí
Có mải ngồi cắm hoa
Thích ra chợ gần nhà
Tối khuya ôm cuốn sách?
Khi con còn bé tí
Chẳng đọc sách, chơi cờ
Chẳng dọn dẹp, chữa đồ
Cả ngày con đùa nghịch.
Có thể bạn sẽ quan tâm bài 💚 Sự Tích Nhà Sàn 💚 Nội Dung Kể Chuyện, Ý Nghĩa, Soạn Bài
Giới Thiệu Bài Thơ Khi Cả Nhà Bé Tí
Chia sẻ bạn thông tin giới thiệu bài thơ Khi cả nhà bé tí.
- Bài thơ Khi cả nhà bé tí do tác giả Huỳnh Mai Liên sáng tác
- Bài thơ là suy nghĩ của bạn nhỏ khi cả nhà còn nhỏ.
Bố Cục Bài Thơ Khi Cả Nhà Bé Tí
Bố cục bài thơ Khi cả nhà bé tí được chia thành 5 phần:
- Phần 1: Khổ thơ 1
- Phần 2: Khổ thơ 2
- Phần 3: Khổ thơ 3
- Phần 4: Khổ thơ 4
- Phần 5: Khổ thơ cuối
Lưu lại thông tin về bài 🌟 Ngưỡng Cửa 🌟 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Cảm Nhận
Hướng Dẫn Tập Đọc Khi Cả Nhà Bé Tí
Tiếp theo là hướng dẫn tập đọc Khi cả nhà bé tí.
- Đọc đúng và rõ ràng bài thơ Khi cả nhà bé tí
- Biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ
- Bước đầu biết thể hiẹn cảm xúc qua giọng đọc.
Ý Nghĩa Bài Thơ Khi Cả Nhà Bé Tí
Ý nghĩa bài thơ Khi cả nhà bé tí cụ thể như sau:
- Bài thơ nói lên suy nghĩ ngộ nghĩnh của bạn nhỏ về ông bà, bố mẹ khi còn bé.
- Thể hiện tình cảm của bạn nhỏ đối với gia đình
Cập nhật cho bạn đọc 🌺 Mặt Trời Mọc Ở Đằng Tây 🌺 Nội Dung Kể Chuyện, Soạn Bài
Đọc Hiểu Bài Thơ Khi Cả Nhà Bé Tí
Cùng khám phá phần đọc hiểu bài thơ Khi cả nhà bé tí.
👉Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ “Khi cả nhà bé tí”?
A. Huỳnh Mai Liên
B. Ninh Đức Hậu
C. Trần Đăng Khoa
D. Phạm Hổ
👉Câu 2: Những ai được nhắc tới trong bài thơ?
A. Ông, bà, bố, mẹ, con
B. Ông bà, bố mẹ
C. Ông, bà, bố,
D. Tất cả ông, bà, bố, mẹ, anh chị em
👉Câu 3: Đâu không phải là câu thơ hỏi về ông của bạn nhỏ?
A. Có trồng rau nuôi cá
B. Có nghiêm như bây giờ
C. Có chau mặt đánh cờ
D. Có uống trà buổi sáng?
👉Câu 4: Bố của bạn nhỏ trong bài thơ thường làm gì?
A. Dọn dẹp nhà cửa, uống trà, chơi cờ
B. Chọi gà, chơi ô tô cùng bạn nhỏ, xem bóng đá
C. Lái ô tô, say mê sửa đồ, xem bóng đá
D. Không được đề cập đến.
👉Câu 5: Hình ảnh của mẹ hiện ra như thế nào trong suy nghĩ của bạn nhỏ?
A. Mẹ bé tí, chỉ lớn hơn bạn nhỏ, còn lại đều thấp hơn so với ông bà và bố.
B. Mải ngồi cắm hoa, thích ra chợ gần nhà, luôn ôm một cuốn sách mỗi tối khuya.
C. Mẹ hiền từ, luôn quan tâm đến mọi người trong gia đình.
D. Tất cả các đáp án trên.
👉Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về bạn nhỏ khi còn bé tí?
A. Chẳng đọc sách, chơi cờ
B. Chẳng dọn dẹp, chữa đồ
C. Cả ngày chỉ đùa nghịch
D. Cả ngày phụ giúp bố mẹ
👉Câu 7: Đâu là cách hiểu đúng của “Khi cả nhà bé tí”?
A. Khi các thành viên trong gia đình ở lứa tuổi trẻ con.
B. Khi các thành viên trong gia đình đi vào thế giới cổ tích và bị hoá thành bé tí.
C. Khi gia đỉnh nhỏ lại thành bé xíu
D. Tất cả các đáp án trên.
👉Câu 8: Bạn nhỏ trong bài thơ hỏi những gì về bà?
A. Bà có còn bé tí không, bà có nghịch lắm không, bà có đi hơi còng không, bà có chăm quét nhà dọn dẹp không.
B. Bà có còn bé tí không, bà có đi hơi còng không.
C. Bà có lớn được hơn nữa không, bà có hay nghịch dại không.
D. Bà có nghịch lắm không, bà có chăm quét nhà dọn dẹp không.
👉Câu 9: Hai câu thơ dưới đây phải hiểu như thế nào mới là đúng?
Dáng đi có hơi còng
Chăm quét nhà dọn dẹp?
A. Dáng đi của bà hơi còng phải không?; Bà chăm quét nhà dọn dẹp phải không?
B. Dáng đi của bà có hơi còng đi là do chăm quét nhà dọn dẹp phải không?
C. Bà làm cho dáng đi của mình còng đi phải không?; Bà có còn chăm quét nhà dọn dẹp nữa không?
D. Tất cả các đán án trên.
👉Câu 10: Những điều xuất hiện trong những câu hỏi của bạn nhỏ về các thành viên trong gia đình trên thực tế là gì?
A. Là những băn khoăn, khúc mắc của bạn nhỏ về các thành viên trong gia đình.
B. Là những hoạt động, tính cách có tính chất thường xuyên, điển hình mà bạn nhỏ hay để ý thấy ở các thành viên trong gia đình.
C. Là những kí ức thời thơ ấu của tác giả gắn với ông bà, bố mẹ, những người luôn thương yêu mình.
D. Tất cả các đáp án trên.
👉Câu 11: Khổ thơ cuối khác gì với các khổ trên?
A. Cấu trúc khổ cuối khác với các khổ trên.
B. Khổ cuối không còn những câu hỏi mà thay vào đó là nhưng câu kể về bạn nhỏ.
C. Khổ cuối có tính chất đan xen giữa hiện tại và quá khứ.
D. Cả A và B.
👉Câu 12: Bạn nhỏ và các thành viên khác trong gia đình lúc còn bé tí có gì khác nhau?
A. Bạn nhỏ cả ngày chỉ đùa nghịch chứ không làm các công việc đọc sách, chơi cờ, sửa đồ như ông bà, bố mẹ.
B. Ông chơi cờ giỏi, bạn nhỏ chơi cờ kém; bà quét nhà sạch, bạn nhở quét bẩn.
C. Bạn nhỏ hồn nhiên, ngây thơ còn những thành viên khác thì thông minh, có đầu óc thực tế.
D. Tác giả không đề cập đến.
👉Câu 13: Cấu trúc chung của các khổ thơ (trừ khổ cuối) là gì?
A. Câu đầu xác định thời điểm, các câu sau là các câu hỏi về người được nói đến trong câu mở đầu.
B. Câu đầu nêu ra thời gian, câu thứ hai hỏi về tính cách, câu ba và bốn hỏi về các hoạt động thường nhật.
C. Câu đầu hỏi về thời gian, các câu sau hỏi về hoạt động điển hình.
D. Tuỳ từng khổ sẽ có cấu trúc riêng.
👉Câu 14: Câu nào sau đây không đúng về bài thơ?
A. Bài thơ thể hiện bạn nhỏ là người hay quan sát, thích tìm hiểu mặc dù bạn nhỏ hồn nhiên và ngây thơ.
B. Bài thơ sử dụng ngôn ngữ theo phong cách của trẻ thơ.
C. Bài thơ mang đến cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh về trẻ con.
D. Những câu hỏi của bạn nhỏ rất thú vị.
👉Câu 15: Những câu hỏi của bạn nhỏ về các thành viên trong gia đình có thể nói lên điều gì về bạn nhỏ?
A. Bạn nhỏ yêu ông bà, bố mẹ.
B. Bạn nhỏ có tính hiếu động.
C. Bạn nhỏ hay quan sát, để ý.
D. Bạn nhỏ có khả năng ghi nhớ rất tốt.
Tham khảo thêm bài 🌱 Bàn Tay Cô Giáo 🌱 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án
Soạn Bài Khi Cả Nhà Bé Tí Lớp 3
Tham khảo thêm gợi ý soạn bài Khi cả nhà bé tí lớp 3.
👉Câu 1 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 3: Bạn nhỏ đã hỏi về những ai?
Trả lời:
– Bạn nhỏ hỏi về tuổi thơ của từng người trong gia đình: bà, ông, bố, mẹ, con
Với bà: bà có nghịch lắm không? Dáng bà có còng không? Bà có chăm quét nhà dọn dẹp?
Với ông: ông có nghiêm như bây giờ? Có chau mặt chơi cờ? Có uống trà buổi sáng?
Với bố: bố có thích lái ô tô? Có say mê sửa đồ? Có hay xem bóng đá?
Với mẹ: mẹ có thích cắm hoa? Thích đi chợ gần nhà? Tối khuya ôm cuốn sách?
👉Câu 2 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 3: Bạn nhỏ thắc mắc điều gì?
a. Bạn ấy thế nào khi còn bé?
b. Mọi người như thế nào khi còn bé?
c. Mọi người khi còn bé có giống bạn ấy không?
Trả lời:
– Bạn nhỏ thắc mắc: mọi người như thế nào khi còn bé? Tuổi thơ của mỗi người được so sánh với chính từng người họ.
👉Câu 3 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 3: Hình ảnh của mỗi người trong gia đình hiện ra như thế nào trong suy nghĩ của bạn nhỏ?
Trả lời:
Hình ảnh của mỗi người hiện ra rất đa dạng trong suy nghĩ của bạn nhỏ:
– Bà là một người hiền lành, chăm chỉ và luôn lo toan việc nhà.
– Ông là người nghiêm túc, có những thú tao nhã.
– Bố là người thành công, đam mê học hỏi và tìm cho mình những cách để giải trí.
– Mẹ rất yêu cái đẹp, thông minh trong lựa chọn và tự biết nâng cao giá trị sống.
– Hình ảnh mình, bạn nhỏ thấy bản thân ham chơi, vui đùa vô tư không lo nghĩ gì cả.
👉Câu 4 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 3: Em thích hình ảnh của ai nhất?
* Học thuộc lòng những khổ thơ em thích.
Trả lời:
– Em thích hình ảnh của mẹ nhất. Vì dù yêu cái đẹp, có thú vui riêng nhưng mà vẫn lo toan việc nhà, tự học hỏi đào sâu kiến thức trong bản thân mình. Mẹ lúc đó “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, trở thành người phụ nữ thông minh.
– Học sinh chọn những khổ thơ yêu thích, học thuộc từng câu trong các khổ, thuộc từng khổ rồi ghép lại hoàn chỉnh.
Đón đọc thêm về 🍀 Mùa Hè Lấp Lánh 🍀 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án
Giáo Án Khi Cả Nhà Bé Tí Lớp 3
Sau đây là nội dung giáo án Khi cả nhà bé tí lớp 3.
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
– Nhận biết được tình cảm, suy nghĩ ngộ nghĩnh của bạn nhỏ về ông bà, bố mẹ khi còn bé. Hiểu được tinh cảm của bạn nhỏ với người thân trong gia đình thông qua từ ngữ, hình ảnh miêu tả cử chỉ, hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
- Đọc đúng và rõ ràng bài thơ Khi cả nhà bé tí, biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ; bước đầu biết thể hiẹn cảm xúc qua giọng đọc.
- Kể về những việc HS thích làm cùng với người thân.
- Viết đúng chính tả 3 khổ thơ trong bài Khi cả nhà bé tí (theo hình thức nghe – viết) trong khoảng 15 phút. Viết đúng từ ngữ chứa iu/ ưu hoặc iên/ iêng.
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ để kể về một việc làm gắn với trỉa nghiệm của bản thân.
- Phẩm chất
– Bồi dưỡng tình cảm yêu thương gia đình.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Tranh ảnh minh họa bài thơ Khi cả nhà bé tí; tranh ảnh về trẻ em và những hoạt động của trẻ em cùng người thân và gia đình.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
- Các loại vở ghi, bút mực, bút chì, thước kẻ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1: ĐỌC | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: – GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động: Chia sẻ trong nhóm một câu chuyện vế mình khi còn bé (qua lời kể của người thân). GV gợi ý: + Đó là chuyện gì? Ai kể lại cho em biết chuyện đó? + Kể lại câu chuyện đó. – GV mời 3 HS kể trước lớp. – GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. – GV cho HS quan sát tranh minh họa bài đọc và giới thiệu vào bài mới: Tranh vẽ bạn nhỏ đang nghĩ. Không biết bạn nghĩ về điều gì và vế ai. Từ đó giới thiệu bài đọc: Nào, chúng ta cùng xem bạn nhỏ nghĩ về ai nhé. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Đọc đúng và rõ ràng bài thơ Khi cả nhà bé tí, biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ; bước đầu biết thể hiện cảm xúc qua giọng đọc. b. Cách thức tiến hành: – GV đọc cả bài, đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. – GV hướng dẫn đọc: + Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai (VD: dọn dẹp, uống trà buổi sáng,… + Ngắt nhịp giữa các câu thơ, nghỉ hơi ở giữa các khổ thơ. – GV mời 5 HS đọc nối tiếp 5 khổ thơ trước lớp. – GV yêu cầu HS làm việc nhóm (2-3 em/ nhóm): Mỗi bạn đọc một đoạn (đọc nối tiếp đến hết bài), đọc nối tiếp 1 – 2 lượt. – Sau khi HS đã luyện đọc trong nhóm xong, GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc nhẩm toàn bài một lượt. – GV mời 2 – 3 HS đọc cả bài thơ trước lớp. – GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Một món quà đặc biệt. b. Cách thức tiến hành: Câu 1. – GV nêu câu hỏi 1: Bạn nhỏ đã hỏi về những ai?. GV dành thời gian cho HS quan sát tranh minh hoạ, đọc lướt toàn bài để tìm câu trả lời.- GV mời HS phát biểu trước lớp. – GV nhận xét, chốt đáp án: Bạn nhỏ hỏi về bà, ông, bố, mẹ. Câu 2. – GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Bạn nhỏ thắc mắc điểu gì?. a. Bạn ấy thế nào khi còn bé? b. Mọi người như thế nào khi còn bé? c. Mọi người khi còn bé có giống bạn ấy không? – GV mời 4 HS đọc câu hỏi và đọc nối tiếp 4 khổ thơ đầu. – GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc câu hỏi và thảo luận 3 phương án trả lời (điều bạn nhỏ thắc mắc); thảo luận chọn phương án đúng. – GV mời đại diện các nhóm nêu phương án chọn. – GV chốt đáp án: b. Mọi người như thế nào khi còn bé ? Câu 3. – GV nêu câu hỏi 3: Hình ảnh của mỗi người trong gia đình hiện ra như thế nào trong suy nghĩ của bạn nhỏ?. – GV hướng dẫn HS quan sát tranh, đọc thầm 4 khổ đầu của bài thơ để trả lời câu hỏi. GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt với từng khổ thơ nói về mỗi người; VD: Bà + Đọc những câu thơ bạn nhỏ hỏi về bà: Có nghịch lắm không Dáng đi có hơi còng Chăm quét nhà dọn dẹp? + Từ dáng đi hơi còng và việc chăm quét nhà, dọn dẹp của bà hiện tại, bằng trải nghiệm của mình, trong suy nghĩ của bạn nhỏ, bạn không biết ngày xưa bà có nghịch không, dáng có còng, có quét nhà, dọn dẹp không? Ông + Đọc những câu thơ bạn nhỏ hỏi vế ông: Có nghiêm như bây giờ Có chau mặt chơi cờ Có uống trà buổi sáng? + Từ dáng vẻ nghiêm nghị, chau mặt chơi cờ, uống trà buổi sáng của ông hiện tại, bạn nhỏ suy nghĩ và thắc mắc, khi còn bé tí ông có như vậy không? Bố + Đọc những câu thơ bạn nhỏ hỏi về bố: Có thích lái ô tô Có say mê sửa đồ Có hay xem bóng đá? + Từ những sở thích của bố bây giờ, như lái ô tô, sửa đồ, xem bóng đá, bạn nhỏ liên tưởng và thắc mắc, không biết khi còn bé tí bố có thích làm những việc như vậy không Mẹ + Đọc những câu thơ bạn nhỏ hỏi về mẹ: Có mải ngồi cắm hoa Thích ra chợ gần nhà Tối khuya ôm cuốn sách? + Cũng từ những việc làm yêu thích của mẹ hiện nay (cắm hoa, đi chợ, đọc sách), trong suy nghĩ của mình, bạn nhỏ thắc mắc không biết khi còn bé, mẹ có thích làm những việc như vậy không? – GV mời 4 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu mỗi HS nói suy nghĩ của bạn nhỏ về một người trong gia đình; GV hỗ trợ khi cần thiết. – GV giải thích thêm: Bạn nhỏ rất yêu quý mọi người trong nhà, có lẽ bạn muốn tìm hiểu xem ông bà, bố mẹ ngày xưa có giống với hiện tại không. Câu 4. – GV nêu câu hỏi 4: Em thích hình ảnh của ai nhất?. GV yêu cầu HS suy nghĩ để chuẩn bị câu trả lời của riêng mình. – GV mời 3 HS phát biểu trước lớp. GV khích lệ HS nêu ý kiến riêng của mình. – GV nhận xét, đưa thêm một vài phương án. VD: Em thích nhất hình ảnh của bà. Bà của bạn nhỏ trong bài thơ rất giống bà em: dáng cũng hơi còng, bà có tuổi nhưng vẫn hay làm, luôn dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ,… Hoạt động 3 : Học thuộc lòng a. Mục tiêu: Học thuộc lòng được những khổ thơ HS thích. b. Cách thức tiến hành: – GV mời 2 HS đọc toàn bài thơ. – GV hướng dẫn HS học thuộc lòng khổ thơ các em yêu thích: + Chọn những khổ thơ mình thích. + Học thuộc lòng từng khổ. – GV lấy tinh thần xung phong, mời 2 – 3 HS đọc thuộc lòng khổ thơ mình thích trước lớp. – GV nhận xét, khen ngợi HS. | – Các nhóm lắng nghe, kể trong nhóm. – 3 HS kể trước lớp. – HS lắng nghe. – HS quan sát tranh và nghe GV giới thiệu. – HS đọc thầm theo. – HS tập phát âm các tiếng dễ phát âm sai. – HS ngắt nhịp, nghỉ hơi các câu thơ theo GV. – 5 HS đọc nối tiếp 5 khổ thơ trước lớp. – HS làm việc theo nhóm để luyện đọc. – HS làm việc cá nhân, đọc nhẩm toàn bài một lượt. – 2 – 3 HS đọc cả bài thơ trước lớp. – HS lắng nghe. – HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ để trả lời. – Một số HS phát biểu ý kiến trước lớp. – HS chốt đáp án cùng GV. – 1 HS đọc câu hỏi 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo. – 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ đầu, cả lớp đọc thầm theo. – Các nhóm thảo luận để chọn phương án đúng. – Đại diện các nhóm nêu phương án chọn. – HS lắng nghe. – HS lắng nghe GV đọc câu hỏi 3. – HS quan sát tranh, đọc thầm 4 khổ thơ đầu để tìm đáp án. – 4 HS phát biểu trước lớp. Cả lớp nghe và hỗ trợ khi cần thiết. – HS lắng nghe. – HS lắng nghe GV nêu câu hỏi, suy nghĩ để trả lời. – 3 HS phát biểu trước lớp. VD: + Em thích người mẹ trong bài thơ nhất vì em cũng rất thích cắm hoa. + Em thích người bố trong bài thơ nhất vì em rất thích lái ô tô. + Em thích người ông trong bài thơ nhất vì em rất thích chơi cờ. – HS lắng nghe. – 2 HS đọc toàn bài thơ. Cả lớp đọc thầm theo. – HS lắng nghe hướng dẫn của GV, học thuộc lòng khổ thơ mà minh thích. – HS xung phong đọc thuộc lòng khổ thơ mình thích trước lớp. – HS lắng nghe. |
Chia sẻ cho bạn đọc 🌿 Đi Học Vui Sao 🌿 Nội Dung Bài Thơ, Soạn Bài, Giáo Án